Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
7/3/07
762
157
43
minh2809 nói:
bmw1985: bác cho hỏi thế đất nền theo dạng hợp đồng góp vốn thì bắt buộc phải ép cọc mới cho sang nhượng hợp đồng à?
Đúng vậy bác ah,khi bác chuẩn bị làm móng nền thì phải thông báo chủ đầu tư và có đơn vị thi công,sau khi hoàn thành thì có giấy xác hoàn thành của chủ đầu tư.Sau đó CDT sẽ chuyển qua <span style=""color: #ff0000;"">hợp đồng mua bán</span> cho nền đất đó khi sang nhượng.Còn trước khi xong móng là<span style=""color: #ff0000;""> HĐ góp vốn</span> nên ko chuyển nhượng được.
Hiện tại HĐ góp vốn thì dù căn hộ hay nền đất đều không công chứng được--->nên ko giao dịch được.
@bravia: Sở xây dựng chỉ lưu tên của khách hàng mua căn hộ khi mua căn hộ trong giai đoạn hóp vốn cho phép(20% dự án khi chưa xong móng)còn khi xong móng chuyển qua HĐ mua bán thì bán bình thường và qua công chứng---->nộp thuế----->cầm thông báo hoàn thành nghĩa vụ thuế về CDT chứng vào cái HĐ công chứng coi như xong.
 
 
Tập Lái
20/1/06
32
0
6
Cac bac thu xem bai nay nhe. Vay thi du an nao ma chang sang nhuong duoc?

Đã có “phao” cho thị trường bất động sản
21/10/2010 15:20
Ngày 15/10/2010 thông tư 16 hướng dẫn nghị định 71/CP có hiệu lực với nội dung cho phép ủy quyền công chứng tài sản nhà ở hình thành trong tương lai. Giới đầu tư bất động sản (BĐS) kỳ vọng thông tư 16 sẽ là “phao” đưa thị trường BĐS thoát khỏi cảnh trầm lắng hiện nay.


Thông tư 16 sẽ là “phao” đưa thị trường BĐS thoát khỏi cảnh trầm lắng hiện nay?
Ông Trương Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dich vụ Địa ốc Hoàng Quân (Hoàng Quân Group) nhìn nhận, thị trường nhà đất từ nay đến cuối năm khó có sóng như các năm trước. Một trong những nguyên nhân được ông Tuấn đưa ra là hiện nay, thị trường BĐS đang chịu tác động của ba chính sách liên quan đến tài chính, thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh khiến cho các ngân hàng, chủ đầu tư và khách hàng đều có tâm lý ngại đầu tư.

Nhiều lo lắng

Về vấn đề tài chính, rõ nhất là Thông tư 13 (Thông tư 19 sửa đổi) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng khiến nguồn vốn ngân hàng giải ngân vào thị trường BĐS chỉ nhỏ giọt. Về thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh thì nổi bật là Nghị định 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 8/8/2010 khiến các nhà đầu cơ, đầu tư theo kiểu lướt sóng không dễ hoạt động như trước. Chẳng hạn, nghị định quy định, không được phép chuyển nhượng đất dự án dạng hợp đồng góp vốn đối với dự án mới. Trước đây, việc chuyển nhượng đối với đất dự án dưới dạng hợp đồng vốn góp đầu tư rất dễ dàng. Chỉ cần người bán nộp cho công ty BĐS trung gian một khoản phí giao dịch do công ty quy định và thuế chuyển nhượng, công ty sẽ thanh lý hợp đồng góp vốn đầu tư cũ và thay tên của người mua mới. Không được sở hữu các loại giấy tờ pháp lý có dấu đỏ, người mua dè dặt hơn vì lo ngại gặp nhiều rủi ro, khi có tranh chấp không được pháp luật bảo vệ.

... được cởi trói

Theo quy luật, từ quý III trở đi, thị trường bất động sản sẽ hoạt động sôi động hơn. Song năm nay, thị trường này lại khá trầm lắng. Theo ông Nguyễn Thiện Đạo - Công ty Địa ốc Phúc Đạt: Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn BĐS hình thành trong tương lai là một hình thức giao dịch phố biến nhất trên thị trường. Tuy nhiên, tại nghị định 71NĐ-CP quy định, hợp đồng ủy quyền quản lý, trông coi, sử dụng nhà ở, ủy quyền bán, cho thuê nhà ở phải công chứng hoặc chứng thực. Các bên chỉ được ký hợp đồng ủy quyền và cơ quan có thẩm quyền chỉ được công chứng, chứng thực các hợp đồng quy định tại khoản này khi nhà ở đã được xây dựng xong. Điều này có nghĩa là, hợp đồng góp vốn vào các dự án dở dang không được giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường. Không những thế cả những hợp đồng mua bán nhà đất đối với các dự án đã đủ điều kiện bán cũng không được phép chuyển nhượng trước thời hạn việc xây dựng hoàn thành. Mới đây tại thông tư 16, Bộ xây dựng đã đưa ra hướng dẫn “cởi trói” khi cho phép công chứng ủy quyền hợp đồng góp vốn mua nhà hình thành trong tương lai.

Theo ông Bùi Minh Chính - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí chia sẻ, khi chưa có thông tư 16, tại nghị định 71 của chính phủ thì không cho người dân hợp đồng ủy quyền liên quan đến các BĐS mà chưa có giấy chứng nhận. Thời điểm đó, người dân muốn giao dịch thường thông qua ủy quyền có công chứng. việc này hết sức rủi ro. Bởi theo quy định pháp luật, hợp đồng ủy quyền có thể vô hiệu khi một trong hai bên mất năng lực hành vi dân sự, hoặc một trong hai bên chết. do vậy người ta tham gia giao dịch bằng hợp đồng uỷ quyền đó rủi ro sẽ xảy ra với bên mua bởi khi đó tài sản trở về với người thừa kế của người đã chết. Do vậy, khi thông tư 16 ra đời người mua sẽ trực tiếp được đứng tên trong hợp đồng mua bán.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dich vụ Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, với quy định mới, các sản phẩm hình thành trong tương lai sẽ được giao dịch. Đây là một trong những yếu tố khiến thị trường sẽ sôi động hơn.

DiaOcOnline.vn - Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
 
Hạng D
8/2/07
1.226
2
38
41
Singapore
cuối cùng các pak trên ấy làm trò con mèo đuổi con chuột, con chuột đuổi cuộn len, chạy vòng vòng mà chẳng mang lại lợi ích j. ra Thongtu rồi Nghidinh để trói wa trói lại. chỉ béo dc cho mấy chú ... dịch vụ giấy tờ!
 
Hạng C
7/3/07
762
157
43
vankhanhktpn nói:
Vậy cái dự án góp vốn nền Himlam-kinh tẻ thì chuyển nhượng thế nào các bác?
Đất nền Him Lam là đứng hình rồi bác Khánh,Đất nền chỉ có 2 con đường được phép chuyển nhượng:1 là đã có sổ đỏ,2 là đã làm xong móng và có giấy xác nhận hoàn thành móng.
Tóm lại là sau TT16 thì mấy cái văn  phòng công chứng "dựt cái tô".Xưa giờ thấy mấy ông chủ đầu tư ăn cái tiền sang tên dễ dàng mà ngon cơm quá mấy ổng bàn nhau phải lấy chén cơm này.Cơ mà chủ đầu tư cũng có cách tìm lại ngyên chén cơm bị lấy bằng cách rất hay...:D
Đúng là luật...chỉ có tại VN:D
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
161.041
113
www.phindeli.com
Cái phần bôi đỏ ở dưới đây là suy diễn bậy bạ, không đúng đâu. Bây giờ đố bác nào mang cái hđ góp vốn đi công chứng được. Các bác xem lại toàn văn TT16 sẽ rõ, đúng là cho công chứng tài sản hình thành trong tương lai, nhưng phải là hđ mua bán chứ ko phải hđ góp vốn.
hungdt nói:
Cac bac thu xem bai nay nhe. Vay thi du an nao ma chang sang nhuong duoc?

Đã có “phao” cho thị trường bất động sản
21/10/2010 15:20
Ngày 15/10/2010 thông tư 16 hướng dẫn nghị định 71/CP có hiệu lực với nội dung cho phép ủy quyền công chứng tài sản nhà ở hình thành trong tương lai. Giới đầu tư bất động sản (BĐS) kỳ vọng thông tư 16 sẽ là “phao” đưa thị trường BĐS thoát khỏi cảnh trầm lắng hiện nay.


Thông tư 16 sẽ là “phao” đưa thị trường BĐS thoát khỏi cảnh trầm lắng hiện nay?
Ông Trương Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dich vụ Địa ốc Hoàng Quân (Hoàng Quân Group) nhìn nhận, thị trường nhà đất từ nay đến cuối năm khó có sóng như các năm trước. Một trong những nguyên nhân được ông Tuấn đưa ra là hiện nay, thị trường BĐS đang chịu tác động của ba chính sách liên quan đến tài chính, thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh khiến cho các ngân hàng, chủ đầu tư và khách hàng đều có tâm lý ngại đầu tư.

Nhiều lo lắng

Về vấn đề tài chính, rõ nhất là Thông tư 13 (Thông tư 19 sửa đổi) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng khiến nguồn vốn ngân hàng giải ngân vào thị trường BĐS chỉ nhỏ giọt. Về thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh thì nổi bật là Nghị định 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 8/8/2010 khiến các nhà đầu cơ, đầu tư theo kiểu lướt sóng không dễ hoạt động như trước. Chẳng hạn, nghị định quy định, không được phép chuyển nhượng đất dự án dạng hợp đồng góp vốn đối với dự án mới. Trước đây, việc chuyển nhượng đối với đất dự án dưới dạng hợp đồng vốn góp đầu tư rất dễ dàng. Chỉ cần người bán nộp cho công ty BĐS trung gian một khoản phí giao dịch do công ty quy định và thuế chuyển nhượng, công ty sẽ thanh lý hợp đồng góp vốn đầu tư cũ và thay tên của người mua mới. Không được sở hữu các loại giấy tờ pháp lý có dấu đỏ, người mua dè dặt hơn vì lo ngại gặp nhiều rủi ro, khi có tranh chấp không được pháp luật bảo vệ.

... được cởi trói

Theo quy luật, từ quý III trở đi, thị trường bất động sản sẽ hoạt động sôi động hơn. Song năm nay, thị trường này lại khá trầm lắng. Theo ông Nguyễn Thiện Đạo - Công ty Địa ốc Phúc Đạt: Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn BĐS hình thành trong tương lai là một hình thức giao dịch phố biến nhất trên thị trường. Tuy nhiên, tại nghị định 71NĐ-CP quy định, hợp đồng ủy quyền quản lý, trông coi, sử dụng nhà ở, ủy quyền bán, cho thuê nhà ở phải công chứng hoặc chứng thực. Các bên chỉ được ký hợp đồng ủy quyền và cơ quan có thẩm quyền chỉ được công chứng, chứng thực các hợp đồng quy định tại khoản này khi nhà ở đã được xây dựng xong. Điều này có nghĩa là, hợp đồng góp vốn vào các dự án dở dang không được giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường. Không những thế cả những hợp đồng mua bán nhà đất đối với các dự án đã đủ điều kiện bán cũng không được phép chuyển nhượng trước thời hạn việc xây dựng hoàn thành. <span style=""color: #ff0000;"">Mới đây tại thông tư 16, Bộ xây dựng đã đưa ra hướng dẫn “cởi trói” khi cho phép công chứng ủy quyền hợp đồng góp vốn mua nhà hình thành trong tương lai. </span>

Theo ông Bùi Minh Chính - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí chia sẻ, khi chưa có thông tư 16, tại nghị định 71 của chính phủ thì không cho người dân hợp đồng ủy quyền liên quan đến các BĐS mà chưa có giấy chứng nhận. Thời điểm đó, người dân muốn giao dịch thường thông qua ủy quyền có công chứng. việc này hết sức rủi ro. Bởi theo quy định pháp luật, hợp đồng ủy quyền có thể vô hiệu khi một trong hai bên mất năng lực hành vi dân sự, hoặc một trong hai bên chết. do vậy người ta tham gia giao dịch bằng hợp đồng uỷ quyền đó rủi ro sẽ xảy ra với bên mua bởi khi đó tài sản trở về với người thừa kế của người đã chết. Do vậy, khi thông tư 16 ra đời người mua sẽ trực tiếp được đứng tên trong hợp đồng mua bán.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dich vụ Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, với quy định mới, các sản phẩm hình thành trong tương lai sẽ được giao dịch. Đây là một trong những yếu tố khiến thị trường sẽ sôi động hơn.

DiaOcOnline.vn - Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
 
Last edited by a moderator:
tuando nói:
Cái phần bôi đỏ ở dưới đây là suy diễn bậy bạ, không đúng đâu. Bây giờ đố bác nào mang cái hđ góp vốn đi công chứng được. Các bác xem lại toàn văn TT16 sẽ rõ, đúng là cho công chứng tài sản hình thành trong tương lai, nhưng phải là hđ mua bán chứ ko phải hđ góp vốn.
hungdt nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Mới đây tại thông tư 16, Bộ xây dựng đã đưa ra hướng dẫn “cởi trói” khi cho phép công chứng ủy quyền hợp đồng góp vốn mua nhà hình thành trong tương lai. </span>
 
Bác Tuando nói đúng , em đọc  cái bài viết này lâu rồi mà ko hiểu.
NĐ 71, Thông tư 16. Tất cả chuyển nhượng BĐS phải công chứng,Mà công chứng lại chị chứng nhận sổ đỏ, và sổ hồng thôi, hoặc HĐ mua bán Nhà. Mà thị trường hiện nay chỉ toàn là HĐ góp vốn >> Phòng Công chứg lại Ko chứng thực vụ này  mới đau chứ >> Ko chuyển nhượng dc....
-  Một số CĐT đưa ra hướng là đóng cọc làm móng >> sang HĐ mua bán nhà >> rồi sang tên Bình  thuờng.
-  Còn lại thì đôỉ HĐ mới lại cho KH....>> rồi sang tên Bình thuờng
-  dạng HĐ mua bán nền + kèm sổ đỏ nhưng CTy đứng tên vẫn chưa sang tên được (Phú Xuân - Cotec). mà nếu làm móng cũng ko xong luôn. hỏi CDT cũng bó tay
bash.gif
.
 
Giờ chỉ mong có Thông tư bổ sung, Công  chứng chứng dc HĐ góp vốn thôi
080402cool_prv.gif
 
Hạng C
7/3/07
762
157
43
Bác Tuando nói đúng nhưng với trường hợp căn hộ thôi nha.
Còn nữa là ND71 quy định 1 cá nhân chỉ có thể đứng tên duy nhất 1 HĐ góp vốn trong cùng 1 tỉnh thành thôi.Phần này do câu chữ ghi chưa được rõ nên chưa biết rõ là 1 lần suốt đời hay HĐGV đó sau khi xong móng thì chuyển qua HĐMB và có quyền mua 1 HĐGV khác.Cái này luật sư bên em đang tìm hiểu kỹ lại sẽ có câu trả lời sau.
Cái này mới bó tay...không đầu tư được là cái này nè.:confused:
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.450
113
Nếu vậy hiện nay hợpp đóng góp vốn đứng hình -> phần lớn đất nền dự án cũng đứng hình theo vì phần lớn dưới dạng hđồng góp vốn.Theo em biết như vậy vì các dự án từ 2008 đến này đều chưa được chủ dự án đóng tiền SDĐ nên họ cũng không có chủ quyền để có được cái gọi là hợp đồng mua bán với người mua.
 
Căng quá các bác nhỉ ? Bây giờ mà bảo CĐT đóng tiền SDĐ thì lại dính NĐ 69, đóng theo giá thị trường, CĐT cũng chết
 
Hạng B2
27/4/07
438
1.357
123
caothu nói:
Căn hộ em đang ở là PN TechCons tại Phan Xích Long - Phú Nhuận. Trước đây ký HĐ hứa mua hứa bán với Chủ ĐT. căn hộ đã xây xong, đã bàn giao nhà và hiên đang ở ổn định 6 tháng nay nhưng chưa ra sổ hồng.
Nay em muốn bán đồi nhà thì Chủ ĐT trả lời không thể sang nhượng được cho đến khi ra Sổ Hồng. Cái này không phải chủ ĐT không muốn làm mà họ rất muốn sang tên cho Khach hàng nhưng không co phòng công chứng nào chịu chứng thực cho sang tên HĐ này vì lý do sau:
- Nếu dự án đã xây xong móng và đang xây dựng chưa hoàn thành bàn giao thì họ chứng thực sang nhượng được. Trường hợp của em là chung cư đã xây xong và đã bàn giao thì không chứng thực sang nhượng được.!!????
Em là dân phát triển dự án nên rất rành ba cái Nghị định thông tư này. Theo em hiểu thì TT 16 chỉ không cho dang nhượng khi còn là HD góp vốn để tránh tình trạng lướt sóng khiến giá đất tăng cao. Còn đã ra HD mua bán rồi thì được sang nhượng.
Vậy em đã thảo luận rất kỹ với cty chủ đầu tư và họ trả lời là đã hỏi tất cả các phòng công chứng rồi, không phòng nào công chứng cho các trường hợp là có HĐ Mua bán ( căn hộ hình thành trong tương lai hay HĐ hứa mua hưa bán) mà nhà đã xây xong , đã bàn giao.
bác nào có cao kiến gì xin mời thảo luận cùng em với ạ.
Mới trả lời bác bên thớt kia.  Không được chuyển nhượng bác ạ, do đó chỉ chờ các bác BXD sửa TT hoặc làm công chứng uỷ quyền thôi (nhà đã giao thì theo ND71 được uỷ quyền).
 
Điều 18 Khoản 6
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã mua nhà ở thông qua sàn giao dịch bất động sản hoặc đã được phân chia nhà ở theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP mà bán lại nhà ở đó cho người khác thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP. Đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng kinh doanh bất động sản mà bán lại nhà ở đã mua cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Nếu đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư thì phải thực hiện việc mua bán nhà ở theo đúng thủ tục quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự (bên bán phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp, các bên phải lập hợp đồng mua bán nhà ở và nộp thuế cho Nhà nước theo quy định);
b) Nếu chưa nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư thì được phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này mà không bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản.
 
Status
Không mở trả lời sau này.