Vậy là mấy thằng tây nó nhát hơn mình rồi , dân tộc anh hùng mà , quan tâm gì đến mấy cái ESP vớ vẩn .Vietnam thì chả quan trọng mấy .
Em có nghiên cứu về 2 loại thắng này, xin trả lời 1 số vấn đề trong tầm hiểu biết như sau, chỉ bàn về thắng đĩa sau thôi nhé vì đĩa trước xe 5-7 chỗ hầu như xe nào cũng trang bị rồi.
* Điểm tương đồng:
- Khoảng cách thắng, vệt trượt bánh xe khi thắng gấp của 2 loại là như nhau trong tầm tốc độ 120km/h đổ về, tốc độ cao hơn thì thắng đĩa có ưu điểm về khoảng dừng hơn thắng trống nên các bác cho rằng đi trong phố mà thắng đĩa an toàn hơn chỉ là ảo giác và chủ quan. Đĩa chỉ an toàn hơn trống ở tốc độ rất cao. Vì vậy đó là lý do vì sao ở các nước phương tây đều trang bị 4 thắng đĩa mà về VN hoặc các nước Châu Á bị cắt vì châu Âu toàn đường cao tốc nên thắng đĩa bắt buộc phải được trang bị. Bác nào nói khi phanh trọng lực dồn về phía trước nên hiệu quả thắng trước chiếm 70%, thắng sau chỉ 30% là rất đúng.
- Thắng đĩa hay trống đều trang bị hệ thống chống bó cứng ABS như nhau, hoàn toàn ko có sự khác biệt. Bác nào nói thắng tang trống ko có ABS là sai hoàn toàn. Thậm chí 1 số xe vẫn trang bị tính năng phanh khẩn cấp BA trên xe 2 thắng tang trống sau.
* Điểm khác nhau:
- Chi phí thắng đĩa cao hơn thắng tang trống, đây chỉ là 1 lý do nhỏ mà hãng tiết kiệm chi phí khi lắp thắng tang trống, cái chính vẫn là xe chạy ở VN thắng đĩa sau là không cần thiết lắm vì mấy khi xe chạy >120km/h
- Chi phí bảo dưỡng sau 5 năm sử dụng với phanh đĩa cao hơn thang trống, thắng đĩa dùng piston thủy lực áp suất dầu nên bảo dưỡng hoặc thay thế heo dầu + đĩa phanh mắc hơn phanh trống rất nhiều chỉ đơn giản thay cụm bố thắng.
- Thắng đĩa vệ sinh hoặc theo dõi độ mòn má phanh dễ dàng hơn thắng tang trống.
- Tản nhiệt thắng đĩa tốt hơn thắng trống nhưng khả năng chịu nhiệt thắng đĩa lại kém hơn. Khi đổ đèo mà rà thắng đĩa cùng 1 thời gian với thắng trống thì khả năng bể đĩa cao hơn là bị tuột bố thắng.
- Thay thế má thắng đĩa dễ dàng hơn thay bố thắng.
- Khi bị ngập nước thắng đĩa hầu như không bị ảnh hưởng nhưng thắng trống dễ bị tuột thắng do nước vào tang trống và do đó dễ bị rỉ sét.
- Nếu dừng xe thời gian lâu, xe thắng đĩa không nên kéo thắng tay vì lực ép của piston cố định trong 1 thời gian dài làm dễ hư heo dầu và kéo theo độ hở má phanh không còn chuẩn => lâu dần sẽ xảy ra tiếng rít rít do má phanh cạ với đĩa. Điều này không xảy ra với xe dùng thắng tang trống.
- Và 1 lợi điểm rất lớn với xe thắng đĩa là chỉ với xe có thắng đĩa sau thì mới có thể trang bị được ESP (cân bằng điện tử), xe dùng thắng tang trống không trang bị được chức năng này. Tuy nhiên, không phải xe 4 thắng đĩa là được trang bị ESP. Chức năng này là 1 option cộng thêm với xe 4 thắng đĩa..
- Về mặt thẩm mỹ, xe 4 thắng đĩa nhìn pro hơn và thể thao hơn xe 2 thắng đĩa.
- Xe 4 thắng đĩa mắc hơn so với xe 2 thắng tang trống sau.
- Tại VN (nước ngoài thì mình không biết) hiện chưa nơi nào, kể cả trong xưởng chính hãng độ được 2 thắng đĩa sau từ tang trống. Khi xe đã lắp ráp xong thì vô phương thay đổi được chức năng này, vì ngoài vấn đề cơ khí, thắng xe ô tô đời mới còn liên quan rất nhiều đến điện tử, cảm biến và các tính năng an toàn như ABS, EBD (phân bố lực phanh điện tử), BA (phanh khẩn cấp), hay ESP (cân bằng điện tử).
Like mạnh bác này
Cân bằng điện tử bắt buộc cho ôtô tại châu Âu
Từ ngày 1/11, tất cả các xe đăng ký mới và xe thương mại ở châu Âu bắt buộc phải trang bị công nghệ cân bằng điện tử.
Trong năm 2014, có đến 84% số xe bán ra tại châu Âu đều trang bị công nghệ cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Programme), nhưng so với số xe trên thế giới, con số này ít ỏi chỉ có 59%. Cũng theo các nghiên cứu, có đến 80% các vụ tai nạn xe bị trượt có thể được kiểm soát nếu trang bị ESP.
Trong năm 2011, con số thống kê thu thập được từ một nghiên cứu được Bosch tiến hành đã chỉ ra, ESP giúp ngăn chặn hơn 33.000 vụ tai nạn và cứu sống hơn 1.000 người tại châu Âu, dù ESP chỉ cài đặt trên khoảng 40% xe trong thời gian đó.
Trở lại vào tháng 9/2011, ESP bắt đầu thực hiện bắt buộc trang bị trên tất cả các xe ở Mỹ và Canada, với cả xe tải hạng 4,5 tấn. Bên cạnh đó, Australia và Israel cũng đã trang bị hệ thống cân bằng điện tử trên tất cả xe mới. (nguồn Vnexpress)
Từ ngày 1/11, tất cả các xe đăng ký mới và xe thương mại ở châu Âu bắt buộc phải trang bị công nghệ cân bằng điện tử.
Trong năm 2014, có đến 84% số xe bán ra tại châu Âu đều trang bị công nghệ cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Programme), nhưng so với số xe trên thế giới, con số này ít ỏi chỉ có 59%. Cũng theo các nghiên cứu, có đến 80% các vụ tai nạn xe bị trượt có thể được kiểm soát nếu trang bị ESP.
Trong năm 2011, con số thống kê thu thập được từ một nghiên cứu được Bosch tiến hành đã chỉ ra, ESP giúp ngăn chặn hơn 33.000 vụ tai nạn và cứu sống hơn 1.000 người tại châu Âu, dù ESP chỉ cài đặt trên khoảng 40% xe trong thời gian đó.
Trở lại vào tháng 9/2011, ESP bắt đầu thực hiện bắt buộc trang bị trên tất cả các xe ở Mỹ và Canada, với cả xe tải hạng 4,5 tấn. Bên cạnh đó, Australia và Israel cũng đã trang bị hệ thống cân bằng điện tử trên tất cả xe mới. (nguồn Vnexpress)
chào nhà nghiên cứu- Và 1 lợi điểm rất lớn với xe thắng đĩa là chỉ với xe có thắng đĩa sau thì mới có thể trang bị được ESP (cân bằng điện tử), xe dùng thắng tang trống không trang bị được chức năng này. Tuy nhiên, không phải xe 4 thắng đĩa là được trang bị ESP. Chức năng này là 1 option cộng thêm với xe 4 thắng đĩa..
mời nhà nghiên cứu chạy ra xem Ranger Wildtrak, Navara với BT-50 3.2 xài thắng gì ở sau và mấy xe đó có ESP hay ko?
Và để tăng thêm giá bánBiết đâu sau bài này của mình. Toy sẽ trang bị thắng đĩa cho Ỉn và For model năm sau. Chờ xem.
Cai này là EPS chứ không phai là ABS bác ơichống bó cứng thôi bác nghĩa là nếu cảm biến ABS nó phát hiện bánh xe bó cứng nó sẽ báo về ECU để ECU bảo cho cái van thủy lực điều khiển cái thắng ở cái bánh xe bó cứng đó nhả thắng ra. do vậy tang trống vẫn có ABS.
Chỉnh sửa cuối:
Vấn đề không phải đùm hay đĩa mà xe các bác có ESP hay không thôi .chào nhà nghiên cứu
mời nhà nghiên cứu chạy ra xem Ranger Wildtrak, Navara với BT-50 3.2 xài thắng gì ở sau và mấy xe đó có ESP hay ko?