Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
'Bắt bệnh' lái mới</h1>Tai hại nhất là nhầm chân phanh thành chân ga. Thông thường chân nhẹ như lông hồng, bảo buông ga là buông, bảo phanh là phanh. Trên bảo dưới nghe, dưới có ý, trên nghe. Nhưng khi va chạm, cà cuống, mặt tái màu da nhái thì cái chân kia nặng tựa ngàn cân.</h2>Với xe có hộp số sàn (MT)
[size="+0"]Hầu hết người mới lái chưa quen xe, chưa nắm được các chức năng, tiện ích trong xe, dù xe đó thuộc quyền sở hữu của mình.[/size]
[size="+0"]Trong số họ nhiều người chưa thuộc số, khi chuyển số không hợp với tốc độ thực tế của xe, nên hay nhìn xuống cần số khi cần thao tác. Chưa có thói quen phải cắt côn ( kịch sàn ), dễ hóc số, hỏng hộp số…Khi nhìn xuống cần số để thao tác đồng nghĩa với phân tâm, việc nhìn đường và đánh giá tình huống bị ảnh hưởng.[/size]
[size="+0"]Côn, ga, số chưa hợp lý ở một số tình huống dẫn tới thừa ga, vòng tua tăng cao, tiếng máy gào to hoặc lại thiếu ga…Và rất dễ chết máy.[/size]
[size="+0"]Ở một số tình huống còn thao tác nhầm chân phành thành chân ga hoặc ngược lại, rất dễ gây ra tai nạn ở những trường hợp như vậy.[/size]
[size="+0"]Chưa có cảm giác tốt về khoảng cách, về tốc độ nên không dứt khoát trong khi vượt hoặc lưỡng lự trong việc xử lý các tình huống khó…, điều này gây trở ngại cho lưu thông, cũng là một tác nhân gây nên ùn ứ cục bộ, gây khó chịu cho những người cùng lưu thông.[/size]
[size="+0"]Chưa tạo thói quen nhìn gương và phụ thuộc vào gương, nhất là khi chuyển làn, khi quay đầu, thậm chí quên cả xi nhan khi chuyển làn hoặc tín hiệu pha/ cốt/còi làm cho người điều khiển các phương tiện khác khó hiểu hướng di chuyển, nên họ giải toả ức chế bằng cách văng tục ![/size]
[size="+0"]Cũng vì cảm giác khoảng cách còn yếu, cảm giác nhìn ảnh thật qua gương còn yếu nên khi ghép xe vào nơi đỗ, lùi xe ở những nơi chưa quen địa hình hoặc địa hình phức tạp thường rất lung túng, phải mất nhiều “đỏ” mới thực hiện được. Cá biệt có người không thể thực hiện được việc lùi xe, nhất là khi trời mưa, trời tối, địa hình khó.[/size]
[size="+0"]Khi đi bình thường hay rà phanh hoặc rà côn, hoặc cả hai. Nhưng khi cần phanh lại hay thừa lực, tức là đạp mạnh quá làm cho xe chúi đầu, giật mạnh,…làm cho phương tiện đi sau rơi vào tình huống bất ngờ. Và bác đi sau lại non và xanh nữa thì "xe điên" cũng là điều khó tránh khỏi.[/size]
[size="+0"]Hầu hết người mới lái chưa lái được một tay (tay trái loan vành vô lăng, tay phải thao tác cần số), nên phải lái bằng cả hai tay. Và việc lái bằng cả hai tay khiến quên điều khiển cần số những khi bắt buộc phải chuyển số. Những lúc như vậy rất dễ lúng túng và nhầm số, mắt lại phải nhìn xuống và lại phân tâm, lại côn ra, ga vào không hợp lý, hai tay lại xoắn quẩy...Xe số sàn với người có kinh nghiệm chỉ lái một tay, tay kia chỉ hỗ trợ khi phải cua gấp hoặc với địa hình bắt buộc phải lái hai tay, nhưng cũng chỉ là tay hỗ trợ , chứ không phải chia đều lực vận hành vô lăng cho cả hai tay.[/size]
[size="+0"]Người mới lái mà phải lên dốc, nhất là dốc cong cua, mật độ phương tiện lớn, ùn ứ hoặc tắc, phải nhích từng cm một thì quả là "nỗi kinh hoàng", bản năng co cứng, toát mồ hôi hột, tim đập nhanh… là điều dễ hiểu. Nếu côn ra, ga vào, số má không hợp lý rất dễ trôi xe, rất dễ vù ga húc xe trước, rất dễ chết máy, rất dễ ức chế, càng dễ cuống, càng dễ nhầm lẫn, càng dễ mắc sai lầm...[/size]
Xe có hộp số tự động (AT)
Về cảm nhận tình huống, tốc độ… người mới lái xe AT và MT cũng như nhau, không khác nhau là mấy. Tuy nhiên với AT một số thao tác đã đơn giản hoá đi rất nhiều. Người lái xe AT không còn phụ thuộc vào côn số, họ được tập trung nhiều cho tay lái mà không bị phân tâm bởi các thao tác tưởng chừng rất đơn giản với người đã lái quen, nhưng lại phức tạp với người mới lái.
Người mới lái MT cần rất nhiều thời gian mới biến thao tác thành phản xạ tự nhiên được. Còn lái AT thời gian này được rút ngắn hơn. Vì vậy ở một số nước, nếu học lái và thi với AT thì chưa được lái MT, ngược lại người học và thi MT khi có bằng thì được lái AT.
[size="+0"]Cái cần bàn đến nhất với AT chính là lỗi nhầm chân phanh thành chân ga. Lợi thế của AT so với MT là không có chân côn và tay số, nhưng hạn chế lớn nhất được cho là mất an toàn nhất cũng chính là chân côn và tay số. Vậy, làm thế nào để khác phục nược điểm này?[/size]
[size="+0"]Trong lúc các nhà khoa học, các kỹ sư chưa đưa ra được phương án khả thi nhằm tăng sự an toàn cho hạn chế này thì người lái xe chỉ còn cách luyện tập thật nhiều để biến thao tác bắt buộc thành thói quen, thành phản xạ tự nhiên đến vô thức. Một bạn có nói biến thao tác thành phản xạ bản năng sinh tồn. Tôi nghĩ và chắc nhiều người cũng nghĩ nhuần nhuyễn với AT dễ hơn nhuần nhuyễn với MT.[/size]
[size="+0"]Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 - thế kỷ của công nghệ, chúng ta không đứng ngoài cuộc được. Chúng ta phải chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống, phải chấp nhận từ bỏ thói quen cơ học thủ công sang thói quen tự động hoá hoặc bán tự động. Thay đổi thói quen tiêu dùng là đặc tính của kỷ nguyên công nghệ. Chúng ta đã, đang sử dụng rất nhiều sản phẩm thay đổi thói quen tiêu dùng , ai cũng biết và tôi không cần phải lấy ví dụ cụ thể nữa. Tới đây chúng ta sẽ phải chấp nhận nhiều cái thay đổi thói quen hơn thế nữa.[/size]
Bình tĩnh ngay khi xảy ra va chạm đầu tiên
[size="+0"]Có bạn sẽ vặn là: Phải bình tĩnh, tập trung khi chưa xảy ra tai nạn chứ ! Khi xảy ra rồi muốn "bình tĩnh" thì đã lên nóc tủ rồi. Vâng, quá đúng! Bình tĩnh, tập trung khi lái xe là quá tốt, điều đó phải là hiển nhiên. Nhưng va chạm không ai muốn và không ai tránh khỏi, ngoài chủ quan nó còn có nguyên nhân khách quan.[/size]
[size="+0"]Ở đây tôi chỉ xin đề cập tới khi va chạm, ngay từ va chạm đầu tiên hãy bình tĩnh. "Bình tĩnh" viết ra thì rất dễ, thực tế phải thực hiện mới khó. Chúng ta phải tập, phải chuẩn bị trước tình huống giống như tập trận, diễn tập cứu hộ…thôi.[/size]
[size="+0"]Vậy chúng ta cần lưu ý gì? Khi va chạm xảy ra, tuyệt đối không lái tiếp, cho dù chỉ táp xe vào lề đường cho khỏi ách tắc cũng không nên (tôi không nói đến việc giữ nguyên hiện trường. Một va chạm nhỏ hai bên tự giải quyết được thì không cần thiết phải giữ nguyên hiện trường).[/size]
[size="+0"]Với người mới lái ít kinh nghiệm, nhất là công chức, khối văn phòng, phụ nữ...ít va chạm, chưa có thói quen đối diện với các loại va chạm kiểu đường phố (tôi chưa tìm được từ thích hợp, ý không phải là cãi nhau, đánh nhau), nên khi va chạm thường "mặt tái, tai run, mồm lắp bắp". Tức là không tỉnh táo, tức là mất bình tĩnh, tim đập nhanh, máu bơm tới não và tứ chi thấp. Lúc này mà tiếp tục lái xe cho dù là táp lề thì cũng rất dễ cuống và nhầm.[/size]
[size="+0"]Tai hại nhất là nhầm chân phanh thành chân ga. Với AT là kinh hoàng. Thông thường chân nhẹ như lông hồng, bảo buông ga là buông, bảo phanh là phanh. Trên bảo dưới nghe, dưới có ý, trên nghe. Nhưng khi va chạm, cà cuống, mặt tái màu da nhái thì cái chân kia nặng tựa ngàn cân. Thần kinh trung ương bảo nhấc ga, chuyển phanh thì cái chân đấy nó cứ ị ra. Nó tưởng đang đặt lên phanh và cứ thế mà nó đè, nó đạp, xe nó lồng lên và tay lái bắt đầu xoay...[/size]
[size="+0"]Con AT càn lướt, nó chỉ dừng lại khi bỏ lại đằng sau nhiều đống phế liệu. Vì vậy để tránh hãy không lái, hãy hít thở sâu khoảng chục nhịp, hãy uống nước mát để sẵn trong xe, hay ra khỏi xe có trách nhiệm với va chạm...Cảm thấy ổn mới quay lại xe, kiểm tra lại chìa khoá xem tay có run khi tra vào ổ không, lắc lắc cấn số xem N/P gì chưa. Vuốt mặt, cào tóc, hít thở vài hơi, kiểm tra lại cái chân phanh, sau đó mới xi-nhan, đẩy D rồi mới táp lề hoặc đi tiếp.[/size]
[size="+0"]Xin lưu ý với xe AT, khi buông ga là xe giảm tốc độ, nhưng có trường hợp buông ga mà không dùng phanh xe vẫn tăng số, ấy là khi xe đang xuống dốc với độ dốc và chiều dài con dốc nhất định. Nên cái chân phanh phải trở thành vô thức hay phản xạ bản năng sinh tồn là rất quan trọng.[/size]
[size="+0"]Hãy tập luyện cho nó thành thói quen. Muốn bình tĩnh cũng phải tập một môn thể thao thường xuyên mang tính cá nhân đối kháng cao ví dụ như bóng bàn, cầu lông, cờ tướng. Nếu còn trẻ tập võ thuật có thi đấu tính điểm thì quá tốt, nó rèn luyện tinh thần, sự bình tĩnh và phán đoán chứ không phải là đánh nhau[/size]
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Số sàn an toàn hơn cho người mới lái</h1>Liệu có an toàn khi ngồi sau vô-lăng của xe số tự động, trong khi lúc tập lái, bạn lại học trên xe số sàn!</h2>Thời gian qua có rất nhiều ý kiến trái chiều về xe dùng số tự động và số sàn. Mỗi người đều có quan điểm riêng của mình. Vấn đề này để mọi người trao đổi không phải để kết luận xe này hơn xe kia; quan điểm người này đúng người kia sai, mà là để tất cả chúng ta thấy được những vướng mắc khi điều khiển xe, những cái nên làm và không nên làm.
Nghịch lý! Lái xe mà chẳng hiểu gì về xe
Đối với xe số tay tôi không có ý kiến nhiều vì đây là chiếc xe căn bản chúng ta phải học, phải lái khi mới cầm vô-lăng. Có lẽ ở Việt Nam, cả vài chục năm nữa nó vẫn là chiếc xe cơ bản mà chúng ta phải học và biết đến chúng. Nhiều người nói xu thế phát triển sẽ là xe số tự động, có thể là như vậy nhưng không phải là lúc này.
Thế giới vẫn chưa đổi số sàn trên xe tải, xe trọng tải lớn sang số tự động. Bởi thế ai muốn lái xe to, xe khách, xe tải vẫn phải học xe số tay, vẫn phải bắt đầu từ chiếc xe con số tay. Thế nhưng lại có quan điểm cho rằng mới học lái nên đi xe số tự động cho dễ ứng phó, đi xe số tự động thì nhàn hơn, đặc biệt nữ mới lái xe thì nên đi xe số tự động… Điều này có thực sự đúng hay không?
490study-women-1349430327_480x0.jpg
Trang bị những kiến thức cơ bản về xe sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn.
Mọi thứ đều mới mẻ đối với những tay lái trẻ. Vất vả vật lộn với chiếc xe và những kỹ năng lái trên sa hình. Thế nhưng ra ngoài thực tế họ lại nhảy lên một chiếc xe khác hoàn toàn khác mà chưa trang bị đầy đủ kiến thức về nó. Tại sao xe chết máy giữa dốc? Leo chướng ngại vật trên phố phải cẩn thận điều gì? Làm sao mà có nhiều người lùi xe xuống sông, xuống hố hay đâm lên vỉa hè vào nhà dân đến vậy?
Nhiều ý kiến cho rằng đi xe số sàn phức tạp, thế nhưng số tay nào cũng chỉ có tiến và lui, về căn bản chiếc xe nào cũng chỉ có 1234 R-12345R-123456R... Trong khi đó xe số tự động lại vô số kiểu: tự động, tự động vô cấp, tự động với ly hợp kép... cách bố trí cũng muôn hình vạn trạng loại thì PRND, PRND123, PRND+, PRNDLS…
490at-1349430327_480x0.jpg
Cẩn chuyển chế độ làm việc của hộp số tự động.
Có mâu thuẫn không khi nói rằng xe số tự động đơn giản? Và người mới lái có thể dễ dàng điều khiển chiếc xe mà mình chẳng hiểu gì? Hay họ chỉ cảm thấy thấy thao tác đơn giản. Tài xế lái xe mà không biết về gì về phương tiện mình lái thật sự rất nguy hiểm, chẳng khác việc điều khiển xe chưa thành thạo.
Trên phố đông, đi xe số tự động liệu có an toàn
Mọi người cho rằng trên phố đông, đi xe số tự động nhàn hơn, người mới lái không cần chú ý đến số, chỉ tập trung quan sát. Trong khi thực tế người mới lái thường không cảm nhận chính xác về tốc độ, khả năng phán đoán tình hình kém, khả năng ứng phó với bất ngờ chưa tốt. Khi gặp sự cố bất ngờ thường bị luống cuống.
Nếu họ đi xe số tự động điều gì sẽ xảy ra! Trong khi với xe số tay, chính vì sự phối hợp phức tạp của Côn -Ga-Số - Phanh thì sự luống cuống, thao tác chưa thành thục sẽ làm cho xe chết máy. Có thể là một va chạm nhưng thiệt hại giảm rất nhiều so với xe số tự động.
Hơn nữa, vấn đề không phải là giao thông Việt Nam đông đúc hơn các nước tiên tiến mà là ở Việt Nam, người ta đi lộn xộn. Tình huống băng ngang cắt dọc, vào cua đột ngột dễ làm người lái mất bình tĩnh, dẫn đến hoảng loạn. Xe số tay chỉ là nếu đâm, động cơ quá tải, chết máy tại chỗ hoặc ngay sau khi va chạm lần đầu tiên. Còn số tự động, sau cú đâm đầu tiên, vận tốc xe giảm, mô-men cản tăng, xe tự động về số thấp, tiếp tục lao đi gây ra tai nạn liên hoàn, thương vong nặng.
Thấy dễ thì thường lười không học đến nơi đến chốn
Xe số tự động dễ điều khiển dẫn đến chủ quan, trong khi mọi người đa phần lười học, ngại đạp côn nên chọn xe số tự động. Điều này làm tăng nguy cơ mất an toàn trên đường. Giao thông ở nước ngoài đông đúc nhưng trật tự, trên đường cao tốc họ chỉ cần giữ một số, chạy một tốc độ là đến nơi, cho dù là số tay cũng chẳng cần vào ra số liên tục.
Ở Việt Nam khác xa, không thể lấy nước ngoài làm dẫn chứng. Phương tiện nào cũng có ưu nhược điểm, phù hợp của môi trường này nhưng không phù hợp môi trường khác. Dễ lái không có nghĩa là hoàn hảo, đừng bao giờ nghĩ rằng, ngồi sau vô-lăng xe số tự động là điều dễ dàng
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Tại sao tài 'già' thích lái xe đêm</h1>Qua trao đổi, các tài “già” rất thích chạy xe đêm trong khi các tài mới hay không chuyên thì có vẻ “ngại ngần”. Cả hai đều có lý riêng của mình. Tại sao lại như vậy?</h2>Với tài mới hay không chuyên thì buổi tối thường bị hạn chế về tầm nhìn, khả năng xử lý tình huống bất ngờ không hiệu quả và đặc biệt khả năng phán đoán kém đi hẳn so ban ngày. Nếu không may gặp sự cố thì khó giải quyết hơn. Mặt khác gặp những lúc trời mưa thì lái xe không thấy thú vị tí nào.
Câu trả lời của tài “già” thì ngược lại. Buổi tối ít xe, trời mát, đường thoáng và CSGT cũng ít nên xe chạy khá thoải mái. Vả lại cung đường mình đi liên tục nên cũng đã quen, khúc nào nên nhanh, khúc nào nên chậm. Khúc nào thì nghỉ ngơi. Tất cả như lập trình sẵn. Khả năng phán đoán và xử lý tình huống bất ngờ trong đêm cũng không bị ảnh hưởng. Nếu xe có sự cố thì nên gọi cho ai và sửa chữa ở đâu cũng không khác ban ngày là bao nhiêu.
4901lai-xe-dem-1349427016_480x0.jpg
Chuyển sang chế độ pha chiếu gần khi có xe ngược chiều tới gần.
Bản thân tôi chỉ làm tài xế cho chính mình (vì thích lái xe) và bán kính khoảng 200 km trở lại thì tự ôm vô lăng. Thường thì tôi lái xe đi ban ngày, nhất là đi công tác các tỉnh. Tuy nhiên, có những lúc bận họp hành mãi đến tối mới khởi hành nên lúc đầu cũng cảm thấy “run”. Sau nhiều lần như thế thì cảm giác run dần chuyển qua thích tự khi nào không hay. Và để lái xe vào ban đêm thật sự an toàn và thú vị thì cần lưu ý những điểm sau:
• Kiểm tra lộ trình mình sẽ đi, nhất là các cung đường lạ. Hỏi han những tài đã chạy qua các tuyến đường này để biết thêm thông tin hay những lưu ý cần thiết.
• Lên kế hoạch chi tiết cho lộ trình đi, nơi dừng để nghỉ ngơi ăn uống. Nếu có người đi cùng trên cả hành trình thì rất tốt.
• Kiểm tra xe đảm bảo an toàn để hạn chế thấp nhất sự cố xảy ra: đèn chiếu sáng, lốp, dầu, máy móc, côn, phanh, lốp dự phòng… Chuẩn bị luôn số điện thoại của cứu hộ để an tâm suốt hành trình.
• Sử dụng khiển đèn, còi đúng luật và có văn hóa. Chạy xe đêm, việc sử dụng đèn chiếu sáng hiệu quả cũng tạo nên sự thú vị khi điều khiển xe. Bình thường thì bật cả đèn pha xa lẫn đèn sương mù. Đèn pha cho mình tầm quan sát xa hơn, còn đèn sương mù sẽ hỗ trợ tầm nhìn gần, nhất là trên mặt đường.
Nếu có xe đối diện chạy tới thì trong khoảng cách tầm 300 m mình nên chuyển từ pha xa qua pha gần để đảm bảo an toàn. Nếu mình chuyển đèn trước thì bác tài đối diện sẽ rất cảm kích và cũng chuyển đèn theo. Nếu chạy với tốc độ từ 40 km/h trở xuống và đối diện nhiều xe liên tục thì nên để pha gần vừa an toàn, vừa tôn trọng các bác tài khác.
• Khi vượt xe khác, nhất là các xe lớn như xe khách, xe tải hay container thì lưu ý nguyên tắc “người ta nhường đường chứ không nhường tốc độ”, nhất là vào ban đêm. Nếu điều kiện đã an toàn sau khi mình đã thông báo bằng đèn và xi-nhan thì vượt dứt khoát, tránh chạy xe song song.
• Không chạy quá tốc độ cho phép trên tuyến đường lạ. Nếu muốn đi nhanh và an toàn trên các tuyến đường này, tôi thường bám theo xe của tỉnh đấy với khoảng cách từ 30-70 m tùy theo tốc độ. Có ba cái lợi khi làm việc này; thứ nhất xe mình sẽ đi nhanh hơn vì xe kia đang chạy nhanh. Thứ hai sẽ không bị chói mắt vì xe đối diện và thứ ba là rất an toàn vì xe kia là dân “thổ địa” của tuyến đường này.
• Nếu gặp những xe “thiếu văn hóa” cứ pha đèn vào mặt, hay cứ chiếu thẳng đèn sau gáy thì hãy áp dụng nguyên tắc “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Cũng đừng buồn hay bực mình làm gì cho ảnh hưởng đến cái thú vị khi lái xe vào ban đêm.
• Tuyệt đối không cho đi nhờ xe vào ban đêm cho dù người xin là ai. Lý do “an toàn là bạn, tai nạn là thù”.
• Cuối cùng là hãy thư giãn và khởi hành với tâm lý thật thoải mái.
Lần gần nhất là chuyến công tác ở thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước trong tháng 9 vừa rồi. Rời nhà lúc 8h tối sau khi “quần” nhau cùng mấy ông bạn trong hội tennis, tôi cùng “cô vợ hai” yêu dấu lên đường và cũng chỉ mất 2 tiếng là tới khách sạn ngay trung tâm cho chặng đường 100km. Quả thật rất thú vị!
Đôi lời cùng các bác và mong nhận thêm các chia sẻ về kinh nghiệm khi lái xe ban đêm vừa an toàn vừa thú vị. Chúc các bác lái xe an toàn!
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Kinh nghiệm của người chuyên lái đường đèo</h1>Tôi không phải là lái xe chuyên nghiệp nhưng đã cầm vô-lăng được vài năm và đi qua chủ yếu đường Hà Nội- Cao Bằng và Hà Nội- Sơn La, Hà Nội-Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía bắc.</h2>Qua thực tế lái xe đường đèo dốc và cua nhiều (Đã bị trả giá rơi xuống mép đường khi mới lái được 1 năm), tôi thấy nếu muốn đi vào cua đẹp và an toàn phải lưu ý những điểm sau:
1/ Tư thế lái: Chỉnh ghế ngồi cao lên một chút và thắt dây an toàn khi đi đường nhiều cua. Để quan sát tốt hơn và đỡ bị lắc.
2/ Cách cầm vô-lăng; Theo thói quen của từng người nhưng theo tôi thì tay phải cầm cả hai tay. Tay phải cầm vô-lăng phia ngoài tay trái cầm vào trong VL (ở giữa) để dễ xoay và bấm còi. Vị trí cầm theo thầy đã dạy.
3/ Vào cua phải giảm tốc độ (thả chân ga ra và đặt lên chân phanh) sẵn sàng phanh khi gặp xe ngược chiều.
4/ Cua thì có nhiều loại cua như cua quan sát được và không quan sát được. Cua liên tục, cua tay áo....thì tùy theo từng loại mà đi. Nhưng theo kinh nghiệm thì thứ nhất giảm ga. Thứ nhì bóp còi. Thứ ba mở cua. Thứ tư nhấp phanh (Tùy). Thứ 5 cắt cua.
5/ Cắt cua: Đi đường đèo cua nhiều mà không cắt cua thì xe rất lắc và dễ bị trượt, nhất là cua trái. Bạn mở cua rộng ra, đi đúng phần đường của mình. Khi quan sát phía trước nếu không có chướng ngại vật thì nên cắt cua, chiếm đường một chút sẽ đi dễ hơn, xe đỡ lắc. Tôi đã bị một lần vào cua không đạp phanh. Khi vào cua rộng quá gặp đường nhiều sỏi và cát đã bị xuống rãnh nước.
Cua càng gấp càng phải ôm cua nhanh. Nhưng phải quan sát được không có là bạn ăn đủ đấy. Đi đường đèo thì xuống đèo bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Nên bạn đi từ số 2 đến số 4, tùy theo tình trạng mặt đường và tầm quan sát. Nếu mới học lái xe đi đường đèo thì nên đi số 2 thôi. Số 3 và số 4 chỉ những người đã thạo lái và vào cua chuẩn.
6/ Khi xảy ra mất phanh nên chủ động cho bánh xe rơi xuống rãnh nước bên ta-luy đường. Trước đó bạn nên về số 4321 nếu có thể về số được. Xe chở hàng không nên đậu xe ở ta-luy âm vì có thể xảy ra lở đất, xe rơi xuống vực.
Tôi có chút kinh nghiệm chia sẻ với bạn
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Ngồi lái ôtô thế nào cho đúng</h1>Mình thấy nhiều bác viết về vấn đề kỹ thuật, tâm lý, cảm giác … lái xe nhưng còn một vấn đề ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ giới tài xế mà chưa ai đề cập đến, đó là Tư thế ngồi lái.</h2>[size="+0"]Trước khi vào vấn đề mình xin dẫn nhập một chút về vấn đề tâm lý. Chắc phần lớn các “bác giai” đều đã một vài lần đến quán bi-a, đây là một trò chơi thể lực, trí tuệ và kết quả được quyết định bằng các yếu tố vật lý. Tuy nhiên, một số bác sau khi đánh bi-a rồi vẫn uốn éo thân mình theo đường bi lăn, làm như thể các bác uốn thế thì viên bi nó “thần giao cách cảm” mà lăn theo ý muốn.[/size]
[size="+0"]Nếu chịu quan sát, các bác sẽ thấy khoảng 30% “tài già” và đến hơn 90% “lái mới” đem cảm giác này vào việc cầm lái. Vì thế, nhiều tài cứ “nhấp nha nhấp nhổm” trên ghế lái trông phát mệt. Nếu việc này chỉ ảnh hưởng đến hình thức thì cũng chẳng đáng để bàn. Tuy nhiên, nó lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau mỏi cổ, vai, lưng và cảm giác chân côn không đều. [/size]
[size="+0"]Mình tạm “múa rìu qua mắt thợ” chút để có cái gọi là “hướng dẫn” cho các bạn mới lái. Vì nếu để cảm tính kia xâm nhập thành thói quen, nó sẽ hành hạ bạn cả đời.[/size]
[size="+0"]Trước hết, bạn phải đặt tiêu chí ngồi vào ghế lái thì phải chỉnh sao cho “xa nhất và thấp nhất có thể” đối với tầm vóc của bạn.[/size]
[size="+0"]Đa phần đối với người cao trên 1m65 thì hạ ghế kịch sàn là vừa (đối với xe 5 chỗ) không cần bơm ghế lên đâu, các bạn cứ thử, đừng vội phản đối, ban đầu chưa quen nhưng dần dần sẽ hạ được thấp hơn cho mà xem.[/size]
[size="+0"]Về xa nhất rất khó nói. Trước tiên là “áp lưng”, có nghĩa là toàn bộ thân hình từ mặt sau đùi, đến mông (vào mặt ghế), và từ lưng đến tận đỉnh đầu (áp vào lưng ghế) đều phải chạm vào ghế lái, ban đầu bạn sẽ cố “ép người” thì mới làm được điều này.[/size]
[size="+0"]Một số bạn ngồi hơi “lỏng” nghĩa là mông không chạm hẳn vào cái góc giữa mặt ghế và lưng tựa, điều này có xu hướng làm bạn cong lưng ở thắt hông khi lái, đây là nguyên nhân dẫn đến đau lưng.[/size]
[size="+0"]Sau khi áp lưng, bạn ngả ghế ra sau khoảng 20-30 độ so với phương thẳng đứng, lúc này áp mạnh đầu cho chạm vào ghế lái bạn sẽ thấy tư thế hơi ngửa và các cơ có vẻ như căng người ra mới áp sát tất cả vào ghế, đừng khó chịu, dần dần bạn sẽ quen và sẽ hết cảm giác “căng cứng người” này.[/size]
[size="+0"]Bạn đạp côn kịch sàn và bắt đầu lùi ghế sao cho khoảng cách xa nhất mà vẫn có thể đạp côn kịch sàn mà không cần “với chân”, nghĩa là hơi chùng gối một chút, một chút thôi, không cần nhiều. Với khoảng cách này, bạn sẽ vào số 5 vừa đủ, không với mà cũng không chùng tay. Kéo cái gác tay ở giữa ra, tỳ cả 2 cùi chỏ lên hai bên và bạn có cảm giác như tư thế của một giám đốc đang ngồi trên ghế xa-lông để phỏng vấn nhân viên vậy. Thế là xong![/size]
[size="+0"]Bạn cố gắng kiểm soát tư thế này và nhớ là “luôn luôn” giữ nó để cho toàn bộ thân hình và đặc biệt là đỉnh đầu phải tựa vào ghế lái trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khoảng trống của cổ đã có cái lót cổ chịu trách nhiệm (đừng vứt nó đi nhé, khi bán xe người ta tặng cho bạn là nhằm cho bạn dùng chứ không phải để cho đẹp đâu).[/size]
[size="+0"]Cái mà bạn khó tập nhất là giữ chặt đỉnh đầu mình vào ghế để không “nhổm” ra trước (100% trường hợp bạn mình khi mới tập gặp vấn đề này), chỉ có 2 trường hợp đặc biệt cho phép bạn làm việc này, một là khi ghép dọc vào lỗ trống giữa 2 xe, bạn nhổm ra để khỏi cọ đầu vào xe trước, hai là khi quay đầu ở ngã 3, 4 mà phía trước có chướng ngại vật.[/size]
[size="+0"]Thứ hai là giữ mông bám vào góc giữa lưng ghế và mặt ghế, các bạn không kiểm soát thì sau khi lái vài km mông bạn sẽ tự “chạy” ra giữa ghế ngay. Ngoài ra có ai tạt đầu, có chiếc xe máy nào bon chen cũng kệ, cứ ngồi thoải mái như thế mà lái, bạn sẽ thấy việc lái rất nhàn nhã và dễ dàng.[/size]
[size="+0"]Nếu bạn giữ đúng tư thế như thế (hiển nhiên là cũng có lúc ngọ nguậy nhưng là ngọ nguậy cho khỏi mỏi chứ không phải nhọ nguậy để quan sát) thì bạn sẽ có các lợi điểm sau đây.[/size]
[size="+0"]1 – Tầm quan sát của bạn luôn ổn định và vì thế chỉ cần “lắc đầu qua lại trên ghế lái” là có thể quan sát cả 3 gương chiếu hậu chứ không cần “ngóc đầu ra” quan sát làm gì. Cũng nhờ tư thế ổn định ấy mà việc căn đường theo một số “mốc” trên xe mà bạn đã định là “bất di bất dịch”. Ngoài ra cổ sẽ chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là “trục quay” chứ không còn là “giá đỡ” cho cái đầu nặng trịch nữa.[/size]
[size="+0"]2 – Lưng sẽ thẳng trong khi lái chứ không cong thành hình chữ C, đây là nguyên nhân gây đau lưng của các tài già.[/size]
[size="+0"]3 – Chân sẽ thấp, góc lệch với phương ngang ít nên dễ vê côn nhất. Một số người bạn của mình khi mới lái (kể cả mình) lầm tưởng là chân càng gần vuông góc với sàn mới càng dễ vê côn nên hay có xu hướng kéo ghế lái gần vô lăng, vì họ luôn muốn “đạp côn” chứ không phải “chận côn”. Thật sai lầm! Nên tập trung cảm giác vào việc “chận gót chân” xuống sàn và “quên” cái lực cản của côn đi, lúc ấy bạn thấy vê côn sẽ rất nhẹ. Hiển nhiên mỗi lần thoát từ côn ra hay đưa chân vào côn thì bạn sẽ phải nhấc gót khỏi sàn chứ chả có ai có bàn chân dài đến nỗi xoay gót mà vào được.[/size]
[size="+0"]4 – Khi gác tay vào tựa ghế quen, bạn sẽ không cần nhìn xuống mà chỉ với tay phải ra là chạm vào đỉnh cần số, tránh tình trạng quơ tay tìm kiếm. Tay trái bạn gác vào thành cửa quen (hiển nhiên là cũng có lúc nhấc ra chứ chả ai dán nó vào đó) sẽ làm điểm tựa tạo cho bàn tay của bạn quen một vị trí trên vô lăng và từ đó khi thao tác bạn dễ dàng biết tay mình đang ở đâu trên vô lăng, thường thì ngửa bàn tay ra bạn sẽ ở vị trí 7h và úp bàn tay lại tự nhiên tay bạn sẽ ở gần 9h để đá đèn hoặc xi-nhan.[/size]
[size="+0"]Đã có lần mình góp ý khi chạy đường trường mà tình hình ổn định bạn có thể chỉ cần ngón cái và ngón trỏ đề lái thì bị chỉ trích rất nhiều, thực ra do mình nói quá ngắn, vì nói như thế có người sẽ tưởng chỉ dùng đầu ngón tay chạm vào thì đúng là không ổn chút nào.[/size]
[size="+0"]Bạn hãy xoè ngón cái và trỏ ra, cong 3 ngón còn lại để ôm nhẹ vô lăng, sau đó áp ngón trỏ vào tựa dọc và cong theo vành vô lăng, lúc này móc ngón cái vào làm như nó là cái móc treo bàn tay bạn vào vô lăng thì bạn sẽ kiểm soát vô lăng nhẹ nhàng nhưng rất tinh tế, không phải “ghì cứng lấy vô lăng”.[/size]
[size="+0"]Ngoài ra, nếu tập “xoa vô lăng” bằng tay trái nhuần nhuyễn chứ không cần phải đánh lái bằng 2 tay thì khi cần quay đầu xe tay của bạn khỏi phải “múa may quay cuồng” trông tội nghiệp lắm! (cái này mình bị thầy rầy nhiều lần khi học lấy bằng nhưng “chứng nào tật ấy” mình vẫn không bỏ, và mình nghĩ là mình đúng vì thời đại của thầy tay lái chưa trợ lực nên mới phải “vần” bằng 2 tay)[/size]
[size="+0"]Vài dòng tâm sự cùng các bạn, mong rằng các bạn đừng “tự hành hạ mình” nữa, nếu bạn nào tin thì thử tập chạy khoảng 5.000km như thế rồi hãy phản hồi.[/size]
[size="+0"]Chúc các bạn lái an toàn mà nhàn hạ[/size]
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Thú vị khi lái xe trong phố đông</h1>Nghe tựa đề chắc nhiều bác cho rằng mình hâm. Cũng đúng thôi vì lẽ thường khi lái xe trong phố, nhất là lúc cao điểm thì mấy ai mà cảm thấy thích thú.</h2>Với nhiều người, đặc biệt là tài mới hay tài lạ thì thực sự rất căng thẳng. Lưng cứ toát hết mồ hôi dù máy lạnh vẫn chạy đều, mắt căng ra quan sát hết sau lại trước. Thỉnh thoảng giật mình vì xe máy “cắt đầu” hay tài khác "bon chen".
Giành dụm tích cóp, mua xe rồi phần lớn thời gian chỉ chạy trong phố mà cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì đúng là phí tiền. Còn mua mà chỉ phục vụ gia đình vào thứ bảy hay chủ nhật thì cũng “tội nghiệp” cho em nó. Trong khi các “đồng nghiệp” ngày ngày theo chủ đi làm thì em nó lại trùm chăn nằm một chỗ. Thật ra lái xe trong phố đông cũng có cái thú vị của nó. Nếu cảm nhận được và bỏ qua yếu tố về tốc độ thì việc lái xe trong phố đông cho ta nhiều cảm xúc hơn và cảm giác lái cũng sẽ tốt hơn.
Để thực sự cảm thấy thú vị khi lái xe trong phố đông, điều kiện cần là kỹ thuật lái phải tốt, thao tác phải nhuần nhuyễn từ côn, số, ga, phanh và xoay vô-lăng (với xe AT thì bỏ bớt 2 thao tác). Điều kiện đủ là tâm lý khi chạy trong phố phải lạc quan và thoải mái. Nhiều bác không cảm thấy thú vị phần lớn đến từ yếu tố thứ hai này.
Mời các bác theo tôi cùng một chuyến trong phố nhé.
Rời khỏi gara lúc 6h45, tôi từ từ xi-nhan trái để lên đường đến công sở. Từ nhà đến cơ quan tôi tính theo đường “chim đi bộ” là 12 km qua 8 ngã ba, 6 ngã tư và 1 bùng binh (vòng xoay) và thời gian đi ngày thường khoảng 45 phút, ngày cuối tuần khoảng 30 phút. Rời nhà tầm 7h hoặc hơn sáng thì thời gian sẽ mất khoảng hơn 1 tiếng. Trên tuyến đường tôi đi có hai chỗ hay bị kẹt và mỗi chỗ mất khoảng từ 1-10 phút tùy thời điểm và sự có mặt của CSGT hay không. Còn lại thì cứ tà tà mà đi.
Tôi liệt kê chi tiết thế này cũng chỉ nói đến vấn đề thứ 2 là tâm lý. Theo tôi tâm lý khi lái xe đóng vai trò rất quan trọng. Vì đã biết rõ tuyến đường, lịch trình, mật độ lưu thông theo giờ cũng như chủ động về thời gian nên tâm lý khi chạy xe rất thoải mái và không bị ức chế.
Này nhé, nếu hôm nay đi sớm hơn, đường vắng hơn, không kẹt xe và đến cơ quan sớm hơn thường ngày, tâm lý rất vui. Nếu hôm nay đi đúng giờ và mất 45 phút để đến cơ quan, tâm lý cũng vui như bình thường. Nếu hôm nào đi trễ, hay bị kẹt xe vì bất kỳ lý do nào đấy thì chắc chắn một điều mình sẽ đến trễ. Giải pháp tốt nhất là gọi điện thoại cho đồng nghiệp báo. Khi đó tâm lý cũng không bị ức chế do việc chậm trễ mang lại. Khi tâm lý đã ổn định, lạc quan thì các thao tác côn, số, ga, phanh và xoay vô lăng là một chuỗi nhịp nhàng và mượt mà còn hơn cả lập trình trong máy vi tính nữa. Đơn giản vì nó có cảm xúc tốt – cảm giác lái tốt.
Thế nếu tôi là tài mới thì làm thế nào? Đây có thể nói là giai đoạn có nhiều cảm xúc nhất vì cả 2 điều kiện cần và đủ đều chưa đủ. Câu trả lời là cứ mạnh dạn ôm xe vào phố. Kỹ năng thì cần phải thực hành nhiều mới có được. Cứ côn số ga phanh lặp đi lặp lại nhiều vào cho đúng kỹ thuật là được. Không ai chê mình lái chậm mà chỉ chê là lái ẩu mà thôi.
Chỉ khi nào kỹ năng thuần thục và trở thành bản năng thì lúc đó mới có cảm giác lái tốt. Vấn đề còn lại là tâm lý. Nói thật chứ cái cảm giác vừa lo, vừa sợ vừa quê khi xe chết máy tại ngã ba, ngã tư trong khi xe sau cứ thúc giục trong tháng đầu ôm xe ra phố một mình là cảm xúc sẽ không bao giờ quên và chẳng bao giờ có lại được lần hai trong đời đâu. Đối với tài lạ thì chỉ là vấn đề tâm lý. Xem trước lịch trình, hỏi đường và đi sớm hơi để chủ động về thời gian sẽ giúp tâm lý tốt hơn nhiều.
Nào về mo thôi vì vướng đèn đỏ và cho xe trôi từ từ. Hay quá đèn xanh lên vừa tầm, cài luôn số 2 là phù hợp, đệm thêm chút ga trước khi chuyển số và “xe ta lại bon bon dặm đường”. Qua vòng xoay này thì lấy rộng một chút về số 1 và bò từ từ, bám đuôi xe trước để không bị xe máy chặn đầu.
Hôm nay đến ngã ba này thấy làn trong xếp hàng dài và sẽ mất nhiều thời gian nếu ghép đuôi. Chọn làn giữa từ từ trờ đến bám đuôi theo xe máy đến vì làn này được phép rẽ. Nhẹ nhàng xi nhan từ xa để xin phép và thế là qua. Hôm nay bị tắc đường, báo cho gia đình biết là về muộn và từ từ xếp hàng… Một khi tâm lý thoải mái thì mọi thao tác cũng như thăng hoa hơn trên mọi cung đường dù đó là đường phố chật hẹp.
Vài lời chia sẻ và chúc các bác lái xe an toàn và thú vị
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Phanh xe và đổ đèo thế nào cho đúng</h1>Luôn nhớ giảm đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.</h2>Góc tư vấn này không thể bằng những diễn đàn chuyên về ôtô, nhưng là tờ báo có uy tín, nên có rất nhiều lượt truy cập mỗi ngày. Mặt bằng hiểu biết chung của mọi người rất khác nhau. Những kiến thức tưởng là cơ bản về cơ khí, về vật lý và nguyên lý hoạt động của ôtô nhiều người chưa biết hoặc được đào tạo sai cơ bản. Không ít người hoang mang vì tư vấn thì mỗi người nói một kiểu. Thế nào mới là đúng? Khi phanh thao tác thế nào? Khi đang lái xe thấy khúc cua thì phải làm thế nào? Khi xuống dốc đổ đèo phải thao tác thế nào cho đúng?
Một số câu hỏi đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng mang tính sống còn như vậy chưa chắc khi học lái xe các thầy đã dạy các bạn. Học viên thì chăm chăm đọc tài liệu và đáp án để có thể thi đỗ Lý thuyết và cố gắng đỗ khi thi Sa hình.
Đến bài thi thứ 3 là Lái xe đường trường thì mỗi học viên bỏ 50 "cành" vào cái giỏ ở trên xe cho thầy, thế nào cũng đỗ! Đó là cách đào tạo lái xe ở VN bây giờ. Tôi không đánh đồng tất cả nhưng cách đào tạo lái xe giờ phần lớn như vậy. Thậm chí các tài liệu đào tạo lái xe cũng rất thiếu và không bổ ích.
Có những cái tưởng đơn giản vậy mà nếu không ai bảo cho ta thì đến lúc gặp ai cũng lúng túng. Khi không biết thì phải "thử nghiệm" rồi dần dần quen với cách lái sai cơ bản. Rồi ta đây "lái xe mấy chục năm" tiếp tục tự tin truyền miệng cho thế hệ sau. Tôi xin phép được trả lời 3 câu hỏi tình huống đặt ra ở trên theo trình tự mức độ quan trọng. Nếu bạn nào cảm thấy không đúng, mong nhận được góp ý bổ sung:
1. Khi phanh thao tác thế nào? (xe số sàn). Phanh xe chỉ việc đạp lên chân bàn phanh với lực vừa phải tùy theo tình huống phanh gấp hay chỉ nhấp nhẹ rà phanh để giảm tốc từ từ, chân trái không động gì vào côn cả. Cho đến khi xe đã giảm tốc đến vận tốc mong muốn thì để ý tốc độ xe hiện tại để đạp côn chuyển số hợp lý, về 1 hoặc 2 hoặc 3 cấp tùy vào vận tốc xe sau khi phanh đang là bao nhiêu. Có bạn bảo, khi nhìn thấy đèn đỏ, nên đạp côn thả trôi để tiết kiệm xăng, điều này không cần thiết.
Khi cần phanh thì càng phải để côn bám và tận dụng sức gìm của động cơ. Nếu thả trôi, phanh sẽ không có động cơ giúp đỡ nên mình nó phải chịu áp lực lớn hơn để hãm. Để côn bám, không những động cơ mà máy nén khí của hệ thống điều hòa cũng góp phần gìm xe.
Nhẹ nhàng, phanh bền hơn. Điều làm các bạn ngộ nhận rằng nếu giảm ga mà không âm côn thả trôi thì xăng vẫn tốn vì động cơ rú to như thế cơ mà, chắc nó vẫn ăn xăng lắm. Sai! Khi bạn nhả hết chân ga, hệ thống chế hòa khí cắt giảm tối đa lượng xăng cung cấp về mức như đang chạy không tải - guaranty - hệt như cắt côn. Dù tiếng máy rú to và vòng tua cao thì đó chỉ là nó quay theo quán tính. Điều ngộ nhận này còn dẫn tới thói quen đạp côn hoặc tắt máy khi đổ đèo dốc vì nghĩ rằng tiết kiệm xăng. Tôi sẽ đề cập tiếp.
2. Phanh gấp bắt đầu thao tác thế nào? Đạp phanh và giữ chặt cho đến khi cảm thấy bánh bị bó và trượt (xe không ABS) thì nhả ra rồi lại đạp mạnh, lặp lại liên tục. Cái này giúp xe phanh gấp không bị trượt xoay ngang vì bánh bị bó cứng. Lúc phanh không động gì đến chân côn cả. Có nhiều người thao tác không đúng là cứ phanh là họ đạp côn trước!
Cái này có lẽ là bệnh chung của người mới có bằng lái. Nhưng phải thông cảm là do các thầy dạy không đến nơi đến chốn, nên khi ra đường trường vẫn giữ thói quen lái trong sa hình để không bị "chết máy trừ điểm".
Với xe có ABS thì đơn giản hơn rất nhiều. Đạp phanh thật lực, giữ chặt, chuyện bánh bị bó cứng đã được hệ thống ABS giúp bạn rồi, khi đó để ý chân phanh sẽ thấy nó giật cục vì khi đó ABS đang thực hiện phanh nhấp nhả liên tục để giúp bạn phanh gấp mà không bị trượt. Nếu để ý thì đèn báo ABS cũng sáng lên trên táp-lô.
3. Kết thúc phanh gấp thì làm gì? Khi phanh gấp đến mức xe gần như dừng hẳn, thì lúc đó mới đạp côn để ngắt động cơ và cầu chủ động để xe không bị chết máy. Bây giờ thì động tác lại giống hệt bài thi sa hình với "Tình huống khẩn cấp". Ai đã thi bằng lái đều biết rồi đó, cần phải đạp âm côn để không chết máy, đồng thời ấn đèn tam giác cảnh báo tình huống khẩn cấp để các xe sau được cảnh bảo từ xa mà giảm tốc, không sẽ dễ bị các xe khác đâm từ đằng sau.
Điều thú vị mà các bạn nhận ra ở đây là gì? Đào tạo lái xe ở VN dạy thao tác ở "giai đoạn cuối" chứ không dạy từ đầu nên làm gì. Ngay sau khi phanh gấp tôi thường nhìn gương chiếu hậu ngay tức khắc để chuẩn bị tư thế giảm thiểu chấn thương nếu thấy xe đằng sau đang chuẩn bị lao vào mình.
4. Khi đang lái xe thấy khúc cua thì thao tác thế nào? Nhìn biển báo nếu có. Nếu biển cảnh báo cua gấp, nhất thiết phải rà phanh giảm tốc ngay lập tức trước khi vào cua. Như tôi đã nói lực ly tâm không những phụ thuộc vào góc cua (cua càng gấp lực ly tâm càng lớn), mà còn phụ thuộc vào gia tốc của xe khi đang cua. Nếu ôm cua với tốc độ không đổi thì lực ly tâm là hằng số không đổi, nghĩa là nếu đang cua chưa bị lật thì bạn cứ yên tâm sẽ không bị lật nếu giữ nguyên tốc độ đó.
Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu đạp thêm ga tăng tốc hoặc đạp phanh giảm tốc, khi đó gia tốc bị thay đổi và xe có nguy cơ bị lật rất cao. Hơn nữa, lực ma sát ngang cũng giảm nhiều khi đang cua nên còn có nguy cơ trượt và văng đuôi rất nguy hiểm (các xe hiện đại có hệ thống cân bằng điện tử ESP - Electronic Stability Program để giảm thiểu nguy cơ này).
Vậy nên đừng vào cua tốc độ cao, vào cua tốc độ cao là tự làm khó cho mình, những tài xế nhiều kinh nghiệm họ không dám làm như vậy bao giờ. Có lần trên Youtube cũng đăng cái video xe container bị lật ở Trung Quốc khi cua qua đoạn đèn đỏ đó. Tài xế đang cua bình thường xe không lật nhưng ngay khi tài xế đạp thêm ga tăng tốc trong khi xe vẫn chưa thoát cua lập tức lật. Cái gì cũng có nguyên lý của nó, có những giới hạn vật lý không thể vượt qua.
Luôn nhớ giảm tốc đến vận tốc an toàn từ trước khi vào cua và hạn chế tăng hoặc giảm tốc độ khi đang cua.
5. Đổ đèo thao tác thế nào? (xe số sàn). Kỹ năng đổ đèo là cực kỳ quan trọng nhưng hiếm có trường đào tạo nào nhắc đến. May ra có mỗi bài depart (khởi hành ngang dốc) là có đề cập tới chuyện xe leo dốc làm sao để dừng lại rồi leo tiếp hay rủi ro bị trôi ngược là như thế nào.
Nhưng ngay cả khi tôi hỏi một số bạn học viên là có biết tại sao lại có bài Depart ngang dốc không, nó áp dụng cho tình huống nào, có những người cũng không biết vì sao, chỉ biết là được dạy và phải thi thì tập! Đó là điểm khiếm khuyết của việc đào tạo. Theo tôi kỹ năng đổ đèo cần được đưa vào nội dung chương trình. Có thể bạn không ghép được xe song song hay lùi chuồng móp thân vỏ, nhưng cũng chưa chết người. Trong khi việc đổ đèo mà sai cơ bản thì hậu quả thật khôn lường. Khi đổ đèo tôi thường nhìn biển báo, để còn biết đoạn dốc dài bao nhiêu, độ dốc là bao nhiêu %.
Dùng phanh để giảm tốc độ kết hợp về số.
- Xe bắt đầu thả dốc, giữ khoảng 50km/h với số 4, vòng tua máy khoảng 2200 vòng/phút tùy từng xe.
- Thả hoàn toàn chân ga.
- Không đụng đến côn.
- Tiếng máy to dần và xe trôi nhanh dần, vòng tua lên cao hơn 3500v/phút, nhấp phanh để giảm tốc xuống 50km/h, vòng tua 2200v/phút, lại thả phanh Lặp lại như vậy nếu dốc không quá nghiêng.
Nếu dốc hơn thì phải về số 3, thậm chí số 2, nhưng không được để vòng tua máy lên quá 3500v/phút, sẽ hại đến động cơ, hệ thống làm mát, các chi tiết máy và hộp số. Khi dốc càng gấp thì càng phải đi số thấp và nhấp phanh một cách tiết kiệm. Nghĩ đến phanh như giải pháp cuối cùng.
Tôi đổ đèo dốc kiểu như Tam Đảo hay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cũng dùng phanh rất hạn chế. Tuyệt đối không thả trôi và không tắt máy khi đổ đèo dốc.
Việc làm đó không hề tiết kiệm xăng như một số bạn nghĩ. Các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với lịch sử hàng trăm năm họ đã có những nghiên cứu khoa học cực kỳ nghiêm túc và cẩn thận. Không lẽ các kỹ sư đó không biết và giờ các bạn sáng tạo kiểu như đổ đèo tắt máy hay âm côn về mo N thả trôi để tiết kiệm xăng sao? Trên các tài liệu đặc tả của các loại động cơ, đều đề cập đến chuyện khi chân ga thả hoàn toàn, thì chế hòa khí sẽ cắt giảm tối đa lượng nhiên liệu cung cấp về mức chạy không tải.
Hãy yên tâm là dù có nghe tiếng máy rú ầm lên thì xăng vẫn chẳng tốn hơn tý nào, vì động cơ chỉ quay theo quán tính của xe chứ không ăn thêm xăng. Tắt máy thì khác nào tự sát, hệ thống điện, các hệ thống trợ lực đều bị ảnh hưởng. Còn cái lợi của việc để động cơ gìm giúp xe thì các bạn cũng biết rồi.
Do đó càng đổ đèo thì càng cần phải tận dụng động cơ, máy nén khí điều hòa để gìm xe hỗ trợ cho phanh. Một số bạn lại nói rằng nếu để động cơ gìm xe sẽ làm hại động cơ. Cái này các bạn cũng không phải lo, những chi tiết máy được thiết kế để chịu lực kéo trong phạm vi cho phép, nếu động cơ kéo được bạn lên dốc thì nó cũng đủ bền để gìm bạn xuống cái dốc đó.
6. Đổ đèo thao tác về số thế nào? Kỹ thuật dồn số thấp để "phanh bằng số" yêu cầu phải đồng tốc và làm đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt thì lại cháy côn hoặc vỡ hộp số. Có bạn sẽ hỏi Tại sao lại vỡ hộp số nếu không đồng tốc? Khi không đồng tốc, thì bánh răng nối với cầu chủ động trong hộp số đang quay với tốc độ cao theo đà xe, trong khi động cơ đang chạy ở vòng tua khác. Việc nhả côn sẽ làm cho máy và cầu chủ động khớp vào nhau, động cơ và cầu chủ động xe kết nối, nếu chúng không có cùng vận tốc thì sẽ gây ra lực vặn rất lớn, các bánh răng số có thể bị mẻ gẫy.
Có thể bạn thắc mắc hộp số bền lắm cơ mà? Tôi giải thích nguyên lý của Lực động và Lực tĩnh. Bạn không thể cầm một cái búa to rồi dùng sức ấn cái đinh vào tấm gỗ được. Nhưng với cái búa không to lắm mà giơ lên đập xuống thì đinh thụt vào gỗ rất đơn giản. Lực động là rất lớn, do đó, việc giữ cho côn luôn bám sẽ giảm thiểu hỏng hóc cho hệ thống hộp số và dẫn động của xe. Nếu cần phải tách ly hợp để chuyển số, thì khi tiếp côn phải nhất thiết đồng tốc để tránh sốc. Kỹ thuật đổ đèo là khó và cần được thực hành cẩn thận, tốt nhất là có người có kinh nghiệm kèm cặp là tốt nhất.
Dồn về số mấy? Cái này tùy vào độ dốc, ví dụ bạn thấy con dốc này muốn leo được thì xe phải để số 2, vậy thì khi xuống con dốc này cũng cần đến số 2 mới gìm được xe, còn số cao hơn thì không thể gìm được. Vậy bạn sẽ làm gì tiếp theo. Rà phanh để xe chậm lại đến khoảng 25-30 km/h (dải tốc độ lý tưởng đảm bảo cho việc về số 2 không bị sốc hộp số và ly hợp không bị trượt nhiều). Về số dứt khoát và thả cho côn bám hết trở lại, nhả phanh cho trôi tiếp, vòng tua máy và tốc độ xe tăng dần mà cao quá thì lại nhấp phanh để hãm nó xuống. Nếu thấy dốc lại dốc hơn nữa, vòng tua máy quá cao, xe thì chở nặng, cần phanh về số thấp hơn nữa, nguyên tắc vẫn thế.
Tóm lại bạn chỉ cần nhớ:
- Nhìn độ dốc để ước lượng nên dùng số mấy để gìm xe - Rà phanh giảm tốc về dải tốc độ phù hợp với mức số rồi chuyển số dứt khoát.
- Quan sát đồng hồ vòng tua máy để đảm bảo máy không chạy với vòng tua quá cao, cao quá thì lại rà phanh. Còn nhiều kỹ thuật nữa trong lái xe. Mong các bạn cùng nhau chia sẻ và giúp hạn chế tai nạn GT.
Chúc mọi người thượng lộ bình an
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Dứt khoát nói không với rượu, bia trước khi cầm lái</h1>Uống rượu, bia trước khi lái xe là điều tối kỵ, không an toàn cho bản thân và những người khác, điều này ai cũng biết. Gần đây đọc báo, nghe đài, xem TV... thấy những vụ tai nạn hãi hùng.</h2>Nguyên nhân chính là lái xe sử dụng bia, rượu, chất kích thích...Nó gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng này phổ biến quá, làm cho người tham gia giao thông khác cảm thấy bất an...Thực tế có nhiều người chết oan hoặc tàn tật suốt đời vì lái xe bị ''ma men'' bịt mắt, dẫn lối, đưa đường trên những chiếc ''xe điên''.
Mong nhận được bình luận từ các bạn, góp phần nhỏ nhỏ cảnh báo, đầy lùi tệ nạn rượu, bia khi lái xe đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Dứt khoát nói không với rượu, bia trước khi cầm lái</h1>Uống rượu, bia trước khi lái xe là điều tối kỵ, không an toàn cho bản thân và những người khác, điều này ai cũng biết. Gần đây đọc báo, nghe đài, xem TV... thấy những vụ tai nạn hãi hùng.</h2>Nguyên nhân chính là lái xe sử dụng bia, rượu, chất kích thích...Nó gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng này phổ biến quá, làm cho người tham gia giao thông khác cảm thấy bất an...Thực tế có nhiều người chết oan hoặc tàn tật suốt đời vì lái xe bị ''ma men'' bịt mắt, dẫn lối, đưa đường trên những chiếc ''xe điên''.
Mong nhận được bình luận từ các bạn, góp phần nhỏ nhỏ cảnh báo, đầy lùi tệ nạn rượu, bia khi lái xe đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
 
Hạng C
30/5/11
878
3
0
45
Dứt khoát nói không với rượu, bia trước khi cầm lái</h1>Uống rượu, bia trước khi lái xe là điều tối kỵ, không an toàn cho bản thân và những người khác, điều này ai cũng biết. Gần đây đọc báo, nghe đài, xem TV... thấy những vụ tai nạn hãi hùng.</h2>Nguyên nhân chính là lái xe sử dụng bia, rượu, chất kích thích...Nó gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng này phổ biến quá, làm cho người tham gia giao thông khác cảm thấy bất an...Thực tế có nhiều người chết oan hoặc tàn tật suốt đời vì lái xe bị ''ma men'' bịt mắt, dẫn lối, đưa đường trên những chiếc ''xe điên''.
Mong nhận được bình luận từ các bạn, góp phần nhỏ nhỏ cảnh báo, đầy lùi tệ nạn rượu, bia khi lái xe đang có xu hướng ngày càng gia tăng.


Theo các chuyên gia về hành vi tiêu dùng, để tiến tới quyết định mua hàng phải qua nhiều bước từ tìm hiểu sản phẩm, định mức tài chính, tham khảo ý kiến, dùng thử rồi mới đến các quy trình thanh toán và giao nhận. Với sản phẩm có giá trị lớn như ôtô, nhiều người vẫn mắc sai lầm ở một số bước, vì thế dẫn tới những quyết định mua hàng không chuẩn xác, bị "hớ".
1. Không nghiên cứu kỹ về xe</h3>Lỗi sơ đẳng đầu tiên mà rất nhiều người gặp phải đó là không nghiên cứu kỹ về xe. Ngày nay có rất nhiều nguồn tài liệu từ internet, sách báo, người thân để tìm hiểu nhưng nhiều người lại bỏ qua. Đặc biệt phụ nữ, số đông chỉ biết ngồi lên xe và lái, thậm chí có người còn không biết cả tên xe của mình. Nếu không biết một chút kiến thức gì về xe cộ thì rất khó để có thể sử dụng chiếc xe của mình tốt nhất.
2. Không mua đúng loại ôtô phù hợp</h3>
ban-xe-111-284477-1371640167_500x0.jpg
Chiếc xe này liệu đã thực sự phù hợp với bạn chưa? Ảnh: BBC. </h3>Phù hợp ở đây là phù hợp với nhu cầu đi lại của bản thân. Có người thích sự hầm hố to lớn của SUV, nhưng phần lớn thời gian lại di chuyển trong thành phố, nhưng con đường nhỏ hẹp, gia đình cũng không có nhiều người, chiếc xe phù hợp nhất lại là dòng sedan vừa phải. Đôi khi sở thích và nhu cầu không có điểm chung dễ dẫn đến hành vi mua loại ôtô không phù hợp.
3. Mua quá sớm</h3>Mua quá sớm tức là nhảy cóc từ bước đầu đến bước cuối cùng. Vì một số đặc điểm yêu thích từ chiếc xe, bạn quyết định mua xe ngay lập tức mà không đi tuần tự các bước. Thiệt hại lớn nhất trong trường hợp này là mất cân bằng tài chính. Lẽ ra khoản tiền tiết kiệm sẽ đủ mua xe trong một thời gian nữa, nhưng bạn mua xe ngay bây giờ nên phải đi vay, chịu thêm lãi vay, chưa kể ảnh hưởng đến những quyết định khác. Đặc biệt, nắm được tâm lý của khách hàng, các đại lý bán xe sẽ nhiệt tình "ép" giá.
4. Chỉ đến một đại lý</h3>Nhiều người do lười hoặc quan hệ quá thân quen mà chỉ tham khảo xe ở một đại lý duy nhất. Đây hoàn toàn là sai lầm vì như thế sẽ không có được cái nhìn tổng quan về giá cả trên thị trường, và lúc đó chắc chắn bạn đã biến mình thành một chú gà công nghiệp trong mắt những nhân viên bán hàng.
5. Không thử xe</h3>
saleman-1-627308-1371640173_500x0.jpg
Đừng nhận chìa khóa và lái xe thẳng về nhà khi chưa thử xe.
Bạn đã nghiên cứu kỹ về xe, đủ tiền để mua xe, nhưng lại không lái thử thì vẫn chưa thể có được xế hộp vừa ý nhất. Hãy lái thử xem cảm giác lái có ổn định không, chiều cao, tầm quan sát có vừa với người không. Nhiều người mua xe rồi mới khó chịu chỉ vì vị trí lái hơi nhỏ bé so với vóc dáng cao to, thật không đáng.
6. Đàm phán tất cả các loại giá cả cùng một lúc</h3>Các đại lý bán xe khi đưa ra các chương trình thanh toán nhanh, chậm đều có một ma trận các loại giá, phí bạn phải trả. Hãy tỉnh táo xem xét từng loại một nếu không muốn lạc trong mê cung toàn những con số. Tốt nhất nên so sánh các chương trình, tính dòng tiền tương lai phải trả xem mức nào là rẻ nhất.
7. Không mua hàng theo đúng định mức tài chính</h3>Như đã nói, chưa đủ tiền, đừng mua xe. Nếu việc mua xe phục vụ mục đích thương mại, có thể sinh ra các khoản tiền khác để trả lãi vay thì bạn có thể mua. Nhưng nếu mua xe chỉ để đi lại thuần túy và giải quyết vấn đề "hình ảnh cá nhân" nhưng không mang lại lợi nhuận thì đó lại là một quyết định sai lầm.
8. Không hiểu biết về những chi phí phát sinh</h3>
1-233827-1371640179_500x0.jpg
Cân nhắc kỹ các chi phí phát sinh trước khi quyết định mua xe.
Ôtô không như xe máy, những loại phí mà ôtô phải trả gấp xe máy cả chục lần. Cộng dồn tiền xăng dầu, bảo dưỡng, sân bãi, phí cầu phà, chi phí phát sinh là một con số không hề nhỏ, nên cân nhắc xem có đủ tiền để "nuôi" những con cưng bốn bánh này không.
9. Tập trung vào phương thức thanh toán mà quên đi mức giá</h3>Đại lý bán hàng thật sự được đào tạo vô cùng chuyên nghiệp để có thể nói rành rọt về từng phương thức thanh toán. Nếu trả tiền ngay sẽ có ưu đãi gì, trả chậm trong bao nhiêu tháng, mức lãi suất bao nhiêu. Đừng bị đánh lừa bởi những viễn cảnh mà đại lý vẽ ra. Trả chậm từng tháng một không có nghĩa sẽ vất vả hơn ba tháng một lần. Nghĩ đến con số cuối cùng phải trả, đó mới là điều quan trọng.
10. Không lưu ý tới chi phí bảo hiểm</h3>Chi phí bảo hiểm cũng là một vấn đề đáng lưu ý mà nhiều người hay bỏ qua. Giá trị của ôtô rất lớn, nếu xảy ra thiệt hại sẽ đòi hỏi một khoản tiền không nhỏ để sửa chữa. Do vậy mua xe phải đi kèm với một khoản tiền kha khá mua bảo hiểm cho xế hộp thân yêu của mình