Thảo Luận Chung [Hòi Ngu] 15 mét lên số 3

Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Xuống dốc mất thắng..ông nào giỏi dồn số đi...mau thấy lắm.
 
Hạng D
3/3/08
2.182
37
48
49
Vương Quốc Campuchia
Em đọc hết 5 trang chỉ có chú bộ đội là nói đúng thôi. Bây giờ các bác chạy AT nên xem thường chuyện sang số và dồn số.
- 20m phải chuyển qua số 3 : trong thời gian ngắn xem các học viên có thao tác côn+ga chuẩn không, sang đúng số chưa, xe có bị chao đảo không ?.
- Dồn số 5-4-3-...: giờ đi xe đời mới nên chưa gặp trường hợp xe bị mất thắng bất ngờ. Dồn số rất có ích khi lái xe tỉnh táo, đối với tài xế lâu năm thì dồn số thay thắng là bình thường. Có khi nào các bác chạy sau những xe khách, tải nặng thấy đèn thắng của họ ít sáng hơn xe mình không ?
Nói chung : mới học lái xe thì chưa biết rõ về kỹ năng lái xe, đừng chê bài vở mà "thầy" đã dạy cho mình. Bỏ tiền ra đóng học phí thì đừng lấy tiền ra mua để bỏ qua giai đoạn,luôn luôn có ích các bác ơi.:D
 
  • Like
Reactions: Hkbc
Chi Hội Phó SOS
4/7/10
4.666
1.924
113
39
Cà Mau
Bài đi 3 số trong 15m nằm ở phần chạy đường trường. Chạy và vào số là dựa vào cảm giác lái của mình chứ không theo nguyên tắc nào. Bác chủ cứ chạy đi, ông thầy không chấm gắt phần này đâu. Lúc trước em vô đủ 3 số là cũng ~20m mà vẫn không bị trừ điểm :D
 
Hạng B2
4/1/11
275
69
28
Trời ạ, các bác ngày xưa chắc học khác, chắc dưới tỉnh khác trên TP, lúc trước em thi lấy bằng đường trường cũng phải 15m, 3 số các bác ạ, còn chuyện về vạch kết thúc thì không yêu cầu phải về từng số đâu, miễn sao sử dụng số phù hợp với tốc độ là được.
Nhớ lúc thi đường trường em cũng bị cái vụ 3 số 15 mét, lúc đó mới, xe tập khác, xe thi khác, lên xe thấy 2 tay sát hạch mặt cứ hằm hằm nên cũng mất bình tĩnh, sau khi vô 1, 2 lúc nhét lên số 3 em nhét lộn vô số 1, cũng may cắt ly hợp kịp nên nó chỉ sựng nhẹ... tay sát hạch viên ngồi kế bên nói: "vô lộn số hen", em cười cười, nói: "dạ, tại hơn run", lúc về thấy lão phê vào bài thi: "sử dụng số không phù hợp với tình trạng mặt đường" và trừ 1 điểm :(.
Coi mặt ngầu ngầu vậy chứ cũng không đến nỗi :)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
31/10/14
2.038
4.417
113
Biên Hòa
Học là theo nguyên lý lý thuyết thế, chứ lấy bằng rồi thì chạy khác. và khi học thì phải học tất cả các tình huống, biết đâu sau này có xài. Cái vụ dừng xe giữa dốc thì em có áp dụng 1 lần, đường hơi kẹt xe, đang leo dốc cầu thì xe trước thắng lại, mình phải thắng theo, rồi áp dụng Bài dừng xe giữa dốc mà tiến lên. Có người chạy xe rành rẽ rồi mà thi cũng có đậu đâu.
EM thấy cái vụ giảm 5 4 3 2 1 cũng bực mình. Nhưng sau này , (do em chạy xe AT ) em mượn chiếc Zace chạy thì đang chạy số 5 với tốc độ 50, cái rà thắng qua cua còn khoảng 30 thì vào số 3 không được, phải rà thắng thêm tí nữa hoặc đợi 1 tí mới vào số 3 để tiến lên theo đà xe đang chạy. Suy ra, tốc độ cao không vào số thấp được, tại mình chạy chưa đúng chuẩn .
1- Chuyện khởi hành ngang dốc, bác áp dụng bài học trong trường là do bác chưa rành chạy mt thôi, chạy lâu dài rồi không ai chạy thế mà dùng cách rà côn nhàn nhã hơn nhiều. Có bác bảo rà côn sẽ mau mòn côn nhưng thực tế em rà côn con tải từ mới mua đến nay 80.000 km chưa phải làm côn lại. Đường Biên Hòa nhiều dốc lại hay kẹt xe nên rà suốt.
2- Đang chạy tốc độ cao, bác cắt côn là có thể vào bất cứ số nào (trừ số lùi). Có điều vào số quá thấp thì khi buông côn xe sẽ rồ máy và khựng lại thôi. Làm gì có chuyện tốc cao không vào được số thấp.
 
  • Like
Reactions: Hkbc
Hạng D
31/10/14
2.038
4.417
113
Biên Hòa
Cách bác này nói đúng ko các bác.
Trong trường hợp em mớm ga trước rồi nhả côn nhanh ở số 1, rồi đạp hết côn vô liền số 2, rồi thêm ga chạy tí đạp hết côn vô số 3. Làm vậy được ko?
Bác kia nói đúng.
 
Hạng D
31/10/14
2.038
4.417
113
Biên Hòa
Trường hợp dốc kẹt xe phải dừng và khởi hành nhích lên vài mét hoài thì sao
Đó chính là lúc kỹ thuật rà côn phát huy tác dụng. Nhàn nhã. Còn chạy kiểu trường dạy, thắng chân thắng tay kết hợp các kiểu, gặp trường hợp đó khóc thét.
 
Hạng D
31/10/14
2.038
4.417
113
Biên Hòa
Trường hợp dốc kẹt xe phải dừng và khởi hành nhích lên vài mét hoài thì sao
Kỹ thuật rà côn, có người gọi là "âm côn" là hành động điều khiển chân côn ở một mức độ vừa phải, làm cho xe tiến, dừng, tiến trên dốc như ý mà không cần phải dùng đến các loại phanh (thắng)
 
Hạng D
31/10/14
2.038
4.417
113
Biên Hòa
Hỏi thêm chút nè bạn
S0jh0tO.png
Cái gì mà ga mức 1-2-3-4 ? Rồi "đóng băng chân ga" "đóng băng chân côn"??? Phức tạp quá.
Thực sự lúc thi, mình cũng căng thẳng và lo lắng vụ khởi hành ngang dốc, nhưng không phức tạp đến thế. Chỉ là nhả côn đến khi rung xe, giữ nguyên chân côn, vừa hạ phanh tay vừa buông phanh chân chuyển liền qua ga là vọt lên. Lúc đó cũng hồi hộp lắm nhưng đạt.
Sau này biết dùng kỹ thuật rà côn, không bao giờ đụng tới phanh tay khi lưu thông trên đường, bất kể là nhích từng chút 1 lên dốc cao.