Hạng C
7/2/17
668
67.339
93
Đến đây chắc mình xin từ bỏ ý định học tiếng Hoa! :D
Học đi anh, đừng bỏ cuộc. Thu xếp sang bển cỡ một năm, cặp với 1 em tào, về là đủ để ném bom lu mờ Đu quay ở các trận địa thớt dư lày.
p/s: Gái tào chu đáo và có trách nhiệm với công việc hơn gái Việt. hihihi
 
  • Like
Reactions: thietbiloc
Hạng D
12/10/12
2.429
93.571
113
Coi đ/c này giảng xong thì mình biết luôn ngữ pháp cả Trung lẫn Việt. Biết vậy lớp 1 học mẹ nó song ngữ cho xong :)

 
  • Like
Reactions: Lookahead
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Sai rồi anh! Thứ nhất giản thể là ý tưởng từ rất lâu của anh em Tàu chứ không phải Mao nghĩ ra. Thứ hai chữ phồn thể và giản thể tương ứng 1-1 nên việc dùng chữ giản thể rồi đọc chữ phồn thể và ngược lại không phải vấn đề. Anh em bây giờ không hiểu được văn bản xửa là vì là cổ văn và sử dụng toàn điển tích chứ không phải không đọc được.
Mình học chữ giản thể, chữ phồn thể mình chịu, đoán đại thì hên xui mà đa số đoán sai. Trong lớp mình có 3 thằng Đài Loan, tụi nó đíu học chữ ra thi tụi nó để giấy trắng luôn, nó nói mình nó đọc đíu hiểu & cũng đíu thèm học. :D Còn chữ Tàu cổ là chữ Triện là khác nữa.
 
Hạng C
13/6/14
551
14.880
93
Coi đ/c này giảng xong thì mình biết luôn ngữ pháp cả Trung lẫn Việt. Biết vậy lớp 1 học mẹ nó song ngữ cho xong :)

Tay này chắc sinh sống ở Vn từ bé! Nhìn chữ phồn lâu thấy chữ này như khuyết tật , nhưng k sao mình đọc đc nó mà nó k đọc đc mình cũng hay!
 
  • Like
Reactions: Kouler
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
95.813
113
Mình học chữ giản thể, chữ phồn thể mình chịu, đoán đại thì hên xui mà đa số đoán sai. Trong lớp mình có 3 thằng Đài Loan, tụi nó đíu học chữ ra thi tụi nó để giấy trắng luôn, nó nói mình nó đọc đíu hiểu & cũng đíu thèm học. :D Còn chữ Tàu cổ là chữ Triện là khác nữa.
Chữ Phồn thể được bỏ bớt nét thành chữ Giản thể là có quy tắc chứ không phải làm tùy tiện. Khó là hiểu nghĩa chứ không phải đọc.
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
95.813
113
Lâu nay mình học các từ Hán Việt về cách đếm là: Nhất, Nhị, Tam, Tứ... Tuy nhiên nói chuyện với người Hoa thì họ lại đếm khác.
Vậy hỏi các bác Hán học là nguồn gốc cách đếm Hán Việt và người Hoa đếm khác nhau như thế nào?
Bác @Lookahead!
Xié xie ni!
À! Nhân vụ phát âm này thì để tôi giải thích luôn cho mấy anh về thắc mắc thường gặp về tên một số nước trên thế giới! Qua đó thì anh @GS X cũng thấy được tại sao lại có khác biệt về âm như trên.

Trước đây Việt Nam tiếp xúc với thế giới đều đi qua máy chủ proxy :)D) là Tàu nên tên gọi các nước cũng như vậy học theo Tàu.
Anh em Tàu thì do sử dụng chữ tượng hình nên khi gặp tên nước ngoài theo hệ La-tinh thì đành chọn cách ký âm bằng những từ có âm gần giống. Thời điểm khi phát âm theo kiểu nhà Đường còn thịnh thì âm Hán Việt giống vậy nên người Việt đọc tên nước ngoài không có vấn đề. Ví dụ: Hàn Quốc thì anh Hàn gọi nước mình là Hangug.

Nhưng vấn đề bắt đầu xuất hiện khi âm phổ thông được chọn là âm Bắc Kinh và Tàu bắt đầu giao lưu với nhiều nước trên thế giới. Việc ký âm vẫn được tiếp tục theo cách cũ.
Ví dụ:
- Spain (hay Espana) được ký âm là Xī bān yá (西班牙)
- Italy là Yì dà lì (意大利)
- France là Fà guó (法国)
- Australia là Ào dà lì yǎ (澳大利亚)
- Deutschland là Dé guó (德国)
- England là Yīng guó (英国)
- Portugal là Pú táo yá (葡萄牙)
....

Khi những cái tên này được truyền đến Việt Nam thì các cụ nhà mình chỉ biết đọc chứ có biết gốc tích từ ở đâu đâu (vì nghĩ rằng Tàu có bao giờ sai, chẳng khác gì nghĩ về Âu Mỹ bây giờ :D). Thế là các cụ cứ đọc theo đúng âm Hán Việt từ ngàn xưa. Và thế là thành:
- Tây Ban Nha
- Ý đại lợi
- Pháp quốc
- Úc đại lợi á
- Đức quốc
- Anh quốc.
- Bồ Đào Nha

Ngược lại thì có chú Nhật Bản vốn có tên giống âm gốc của anh em Nhật là Nippon thì trong âm phổ thông lại thành Rì běn (日本).

Thế mới đau diều! :3dcuoigif:
 
Hạng B2
14/2/14
352
12.015
93
À! Nhân vụ phát âm này thì để tôi giải thích luôn cho mấy anh về thắc mắc thường gặp về tên một số nước trên thế giới! Qua đó thì anh @GS X cũng thấy được tại sao lại có khác biệt về âm như trên.

Trước đây Việt Nam tiếp xúc với thế giới đều đi qua máy chủ proxy :)D) là Tàu nên tên gọi các nước cũng như vậy học theo Tàu.
Anh em Tàu thì do sử dụng chữ tượng hình nên khi gặp tên nước ngoài theo hệ La-tinh thì đành chọn cách ký âm bằng những từ có âm gần giống. Thời điểm khi phát âm theo kiểu nhà Đường còn thịnh thì âm Hán Việt giống vậy nên người Việt đọc tên nước ngoài không có vấn đề. Ví dụ: Hàn Quốc thì anh Hàn gọi nước mình là Hangug.

Nhưng vấn đề bắt đầu xuất hiện khi âm phổ thông được chọn là âm Bắc Kinh và Tàu bắt đầu giao lưu với nhiều nước trên thế giới. Việc ký âm vẫn được tiếp tục theo cách cũ.
Ví dụ:
- Spain (hay Espana) được ký âm là Xī bān yá (西班牙)
- Italy là Yì dà lì (意大利)
- France là Fà guó (法国)
- Australia là Ào dà lì yǎ (澳大利亚)
- Deutschland là Dé guó (德国)
- England là Yīng guó (英国)
- Portugal là Pú táo yá (葡萄牙)
....

Khi những cái tên này được truyền đến Việt Nam thì các cụ nhà mình chỉ biết đọc chứ có biết gốc tích từ ở đâu đâu (vì nghĩ rằng Tàu có bao giờ sai, chẳng khác gì nghĩ về Âu Mỹ bây giờ :D). Thế là các cụ cứ đọc theo đúng âm Hán Việt từ ngàn xưa. Và thế là thành:
- Tây Ban Nha
- Ý đại lợi
- Pháp quốc
- Úc đại lợi á
- Đức quốc
- Anh quốc.
- Bồ Đào Nha

Ngược lại thì có chú Nhật Bản vốn có tên giống âm gốc của anh em Nhật là Nippon thì trong âm phổ thông lại thành Rì běn (日本).

Thế mới đau diều! :3dcuoigif:
Thank bác Tuấn!
Hồi học c3 thầy dạy văn bọn mình xuất thân từ nhà Hán học, cụ đọc tên các nước đến giờ mình còn nhớ: Lục Xâm Bảo (Luxembourg), Gia nã đại, Nga ta lư, Phú lãng sa...
Tên một số nhân vật nữa: Nã pá luân, Lí Ninh... :D
 
  • Like
Reactions: thietbiloc