Hạng F
20/1/10
5.847
7.315
113
www.viettranyen.com
Bác Ganeskoto kể chuyện hay quá, mà toàn chuyện em tin là có thật. Đọc cứ nổi da gà ...:confused:
Ganeskoto nói:
Kể tiếp chuyện này, kể thêm các bác tham khảo, mình khẳng định thế giới âm là thật, các bác nhớ ăn ở làm lành.
Quê nội mình miền Trung xa xôi, hồi nhỏ chỉ lo học, chưa bao giờ về quê đám giỗ ông nội mặc dù dòng họ vào trong này con cháu về đông đủ cả rồi, ko lần này thì lần khác. Lần đó, năm tầm 2000 thì phải, nhất quyết về thăm nội, sắp xếp hết cv rồi về. Đêm đầu tiên ngủ gần cửa sổ, bên ngoài thông thống, khu đất kế bên là mộ dòng họ. Đêm ngủ bị bóng đè, lơ mơ mình thấy bàn tay...đen sì...kiểu bàn tay lâu ngày dưới mộ (chắc có khi ah bởi phim Xác Ướp), thò qua cửa sổ cố lật ng mình lại, lúc này mình ngủ quay lưng về phía cửa sổ, bàn tay đó thì cố lật ng mình nằm thẳng lại. Bị bóng đè thì phản xạ là gồng ng chống lại, càng chống lực kéo bàn tay kia càng cứng ko thể cưỡng lại, sau mình sắp thua thì bàn tay kia rút lại...biến mất...Lúc đó mình choàng tỉnh, nhìn ra cửa sổ trăng sao vành vạch....Hãi chút, mình lay ông chú kêu ổng ra phía cửa sổ ngủ, ổng tỉnh giấc càu nhàu sao tự nhiên kêu tao qua đó, mình cứ năn nỉ, ổng làu bàu rồi lăn qua.
Sáng dậy kể lại ai cũng nói chắc ông nội muốn xem mặt con. À cho tới tận lúc đó, ông nội chưa biết mặt mình vì sinh ra trong nam, mà hôm đó về cũng chưa ra thăm mộ nội ngay, lần lữa để mai ra, nên nội mong nhớ... Lúc bóng đè, mình sắp buông xuôi vì cưỡng ko lại thì bàn tay rút về, giống như nội thg cháu khổ sở mà buông tay...


 
Hạng C
1/12/12
538
41
28
48
Ganeskoto nói:
haioriflame nói:
Công viên Lê Thị Riêng (đường Cách Mạng Tháng 8, quận 10, TP.HCM) với tiền thân là nghĩa địa Đô Thành từ lâu đã nổi tiếng với những lời đồn đại đầy ám ảnh…
Hố chôn tập thể giữa lòng thành phố
Với hàng cây xanh mướt mắt, hồ câu cá, khu trò chơi thiếu nhi, … công viên Lê Thị Riêng vốn là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.
Nhưng có lẽ ít ai biết, công viên này xưa kia chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa - nơi an giấc ngàn thu của những người có chức vụ cao trong quân đội chế độ cũ.
Nghĩa trang Đô Thành rộng 25 hec ta, cổng chính hướng ra đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng 8) thuộc khu Chí Hòa – Hòa Hưng của Sài Gòn – Gia Định.
Theo các cao niên cư trú tại đây nhiều năm, thì xưa kia, nghĩa trang Đô Thành vốn là vùng đất linh thiêng bậc nhất. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh, hàng loạt nấm mồ không tên mọc lên tại đây, mà đa phần là của lính chết trận không người thân nhận xác.
Ông Phan Thành Tài, 62 tuổi, ngụ Cư xá Bắc Hải gần công viên Lê Thị Riêng kể lại: “Nghĩa địa mà bị đồn là có ma là chuyện thường, không có ma mới là chuyện lạ. Huống hồ chi trước giải phóng, nghĩa trang Đô Thành còn có cái hố chôn tập thể vô cùng lớn”.
Theo ông Thành Tài, thì sau trận chiến Tết Mậu Thân lịch sử, xác lính chết trận la liệt mà hầu như không có ai đến nhận về. Chính quyền chế độ cũ không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người đang đến hồi hoại tử, liền cho đào một hố to trong nghĩa địa Đô Thành đổ xác người xuống rồi chôn tập thể.
Dù hố đào rất sâu, nhưng do vận chuyển một số lượng xác khá lớn, nên mùi hôi thối vẫn bốc lên cả mấy ngày liền. Người dân xứ Bắc Hải thuở ấy phải khóa kín cửa nhà, hoặc lánh đi đâu đó chờ mùi tử khí tan bớt đi mới dám trở về.
Chính vì thế, nên dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.
Các cao niên còn kể lại, nổi tiếng nhất vẫn là chuyện ban đêm, oan hồn hiện hình thành những người bưng thúng bánh chưng, bánh giò đứng trên đường Lê Văn Duyệt. Người âm cứ đứng đó chờ có người mua rồi “dẫn” họ vào trong mộ ngủ qua đêm.
Từ đó, dân Sài Gòn, Chợ Lớn rất sợ mỗi khi phải đi qua nghĩa trang Đô Thành xưa. Sau, phần vì lời đồn các oan hồn oán khóc mỗi đêm ngày càng rầm rộ, phần vì người dân khu Bắc Hải – Hòa Hưng ngày ấy luôn luôn trong tâm trạng bất an nên chính quyền chế độ cũ quyết định đưa một bức tượng Địa tạng vương về đây dựng đài thờ.
Nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để xây dựng công viên, lấy tên người chiến sĩ cách mạng Lê Thị Riêng vì thi hài bà cũng được an táng tại nơi đây.
Lạ một điều, bức tượng Địa tạng vương được sơn đen từ đầu đến chân, khiến cho khung cảnh nghĩa trang Đô Thành càng thêm mấy phần huyền bí.
Sau 30.4.1975, cư dân thành phố Hồ Chí Minh dần trở nên đông đúc hơn, việc tồn tại một nghĩa trang giữa lòng thành phố quả là bất hợp lý.
Vả lại, cũng cần phải giải tỏa các nghĩa trang gần khu dân cư để lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi và góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho người dân. Nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để xây dựng công viên, lấy tên người chiến sĩ cách mạng Lê Thị Riêng vì thi hài bà cũng được an táng tại nơi đây.
Nhưng lạ một điều là sau khi đã hốt cốt và san bằng toàn bộ khu nghĩa trang mà bức tượng Địa tạng vương màu đen tuyền kia vẫn nằm trơ trọi giữa mảnh đất chơ vơ.
Điều này lại khiến cho người dân tiếp tục đồn thổi về sự linh thiêng của bức tượng kia.
Cụ Nguyễn Vinh Thân 71 tuổi, ngụ đường Phạm Văn Hai, quận 10, kể lại: “Nghe nói, mới đầu người ta mang đục đến đục bức tượng mang đi, nhưng không hiểu sao đục hoài vẫn không bể được chân đứng. Nên có người bảo dùng xe ủi ủi bể bức tượng. Người ta đồn, sau khi đưa ra ý kiến đó thì ông này bị bệnh luôn. Bởi vậy không ai dám đụng đến bức tượng Địa tạng vương đen nữa”.
Sau này, bức tượng Địa tạng vương màu đen được đem về thờ tại chùa Quan Âm Tu Viện ở quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Bức tượng Địa tạng vương đen trong nghĩa trang Đô Thành xưa đã được đem về thờ tại Quan Âm Tu Viện

Án mạng kéo theo lời đồn ma ám

Nghĩa trang Đô Thành ngày nay đã trở thành công viên Lê Thị Riêng (thuộc phường 15, quận 10) cây xanh mướt mắt, người đến vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao tấp nập từ sáng đến đêm.
Nhưng từ lâu, những tin đồn “ma ám” vẫn khiến người dân có phần e dè với khu công viên rộng lớn này. Bên cạnh đó, từ trước đến nay đã có không ít vụ việc nhìn thấy xác chết trôi trong hồ câu cá tại công viên Lê Thị Riêng.
Một số câu lạc bộ khiêu vũ, trượt pa tin, … đã “đóng đô” tại công viên Lê Thị Riêng từ lâu, khiến ban đêm khu vực này như môt hội chợ xuân rực rỡ ánh đèn, tưng bừng tiếng nhạc, không hề còn dấu tích của một nghĩa trang thâm u rùng rợn, ngày nào.
Gần đây nhất là vào khoảng tháng 2/2013, những người đi tập thể dục sớm đã nhìn thấy một xác chết nổi trên hồ câu cá. Nạn nhân là một người phụ nữ 40 tuổi, không hề có giấy tờ tùy thân. Từ đó, tin đồn về những hồn ma không thể siêu sinh ngày ngày vất vưởng, lẩn khuất ở công viên Lê Thị Riêng ngày càng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cách đây không lâu, khu vui chơi trẻ em sầm uất trong công viên Lê Thị Riêng cũng là một bãi đất um tùm cây bạch đàn. Nơi này không có các tiểu cảnh, ghế ngồi, phía dưới lại là đất thịt, mỗi khi mưa xuống đất trở nên nhầy nhụa khiến không ai lui tới khu vực này.
Đây là điều kiện thuận lợi để cho các thanh niên hút chích rúc vào đây để phê ma túy. Và để đảm bảo bí mật “sào huyệt” của mình, những con nghiện này đã không ít lần giả ma, giả quỷ nhát người dân.
Cách đây 1 năm, cơ quan chức năng quận 10 đã có đợt truy quét lớn nhằm ngăn chạn tệ nạn buôn bán và hút chích ma túy tại hẻm 601 đường Cách mạng tháng 8 và khu vực xung quanh công viên Lê Thị Riêng. Hơn 41 đối tượng mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy đã bị bắt, cũng từ đó, tin đồn ma ám ở khu vực vườn cây bạch đàn bên hông công viên Lê Thị Riêng cũng không còn nữa.
Hơn nữa, trái với lời đồn đại, càng đến đêm công viên Lê Thị Riêng lại càng nhộn nhịp đông đúc hơn. Vườn cây bạch đàn bị đồn có ma đã trở thành khu vui chơi thiếu nhi, cửa hàng ăn uống, lúc nào cũng rộn rã tiếng trẻ thơ.
Một số câu lạc bộ khiêu vũ, trượt pa tin, … đã “đóng đô” tại công viên Lê Thị Riêng từ lâu, khiến ban đêm khu vực này như môt hội chợ xuân rực rỡ ánh đèn, tưng bừng tiếng nhạc, không hề còn dấu tích của một nghĩa trang thâm u rùng rợn, ngày nào.
đoạn bức tượng bác nói chưa hết. Ba mẹ mình kể lúc di dời bức tượng ng ta bu đông lắm vì gần như cả thành phố náo động, ba mẹ mình cũng bu vào coi và chứng kiến tận mắt, cái xe ủi vừa đề máy chạy gần tới bức tượng là tắt máy, bao nhiêu lần đề lại rồi tắt máy, sợ quá tài xế vứt xe bỏ đi về ko chịu làm nữa. Còn mấy ông thợ đục, ông thì búa vào tay, ông thì cái dùi đục văng vào mặt máu me đầm đìa... Vì thế mới nói cả tp náo động. Mình hỏi mấy lần "thiệt ko ba, thiệt ko ba", ba mẹ mình đều trả lời "thiệt sao ko thiệt, thấy tận mắt mà". Cuối cùng ng ta phải rước thầy chùa cùng tượng Quan Âm đến cúng, tụng kinh sau mới dời đc tượng đi.
Bức tượng này giờ đang ở chùa Quan âm tu viện Biên hòa thì phải

 
Hạng D
16/7/13
1.305
15.723
113
KDL Thác Giang Điền..em nghe đồn có ma ở khu bungalow...Bác nào biết chuyện này thì kể nghe....theo em biết...trước kia..khi chưa khai thác dl...nơi này chết nhiều..năm nào cung có người chết...EM có bà dì ở ngay chợ...mấy đứa em kể: Có mấy đứa hs..vào thác tắm...bơi một hồi...1 cu lặn xuống...thấy nguyen 1 cu đã nằm ở dưới đó rồi...hô hoán lên...mới vớt cu đó về....hehehe
 
Hạng B2
30/10/13
201
182
43
Bài Công viên Lê Thị Riêng của bác Haioriflame đã được đăng trên phunuonline hôm nay
như vậy bản quyền của bác hay báo mạng đã sưu tầm....


Phongnhi nói:
Ganeskoto nói:
haioriflame nói:
Công viên Lê Thị Riêng (đường Cách Mạng Tháng 8, quận 10, TP.HCM) với tiền thân là nghĩa địa Đô Thành từ lâu đã nổi tiếng với những lời đồn đại đầy ám ảnh…
Hố chôn tập thể giữa lòng thành phố
Với hàng cây xanh mướt mắt, hồ câu cá, khu trò chơi thiếu nhi, … công viên Lê Thị Riêng vốn là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.
Nhưng có lẽ ít ai biết, công viên này xưa kia chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa - nơi an giấc ngàn thu của những người có chức vụ cao trong quân đội chế độ cũ.
Nghĩa trang Đô Thành rộng 25 hec ta, cổng chính hướng ra đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng 8) thuộc khu Chí Hòa – Hòa Hưng của Sài Gòn – Gia Định.
Theo các cao niên cư trú tại đây nhiều năm, thì xưa kia, nghĩa trang Đô Thành vốn là vùng đất linh thiêng bậc nhất. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh, hàng loạt nấm mồ không tên mọc lên tại đây, mà đa phần là của lính chết trận không người thân nhận xác.
Ông Phan Thành Tài, 62 tuổi, ngụ Cư xá Bắc Hải gần công viên Lê Thị Riêng kể lại: “Nghĩa địa mà bị đồn là có ma là chuyện thường, không có ma mới là chuyện lạ. Huống hồ chi trước giải phóng, nghĩa trang Đô Thành còn có cái hố chôn tập thể vô cùng lớn”.
Theo ông Thành Tài, thì sau trận chiến Tết Mậu Thân lịch sử, xác lính chết trận la liệt mà hầu như không có ai đến nhận về. Chính quyền chế độ cũ không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người đang đến hồi hoại tử, liền cho đào một hố to trong nghĩa địa Đô Thành đổ xác người xuống rồi chôn tập thể.
Dù hố đào rất sâu, nhưng do vận chuyển một số lượng xác khá lớn, nên mùi hôi thối vẫn bốc lên cả mấy ngày liền. Người dân xứ Bắc Hải thuở ấy phải khóa kín cửa nhà, hoặc lánh đi đâu đó chờ mùi tử khí tan bớt đi mới dám trở về.
Chính vì thế, nên dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.
Các cao niên còn kể lại, nổi tiếng nhất vẫn là chuyện ban đêm, oan hồn hiện hình thành những người bưng thúng bánh chưng, bánh giò đứng trên đường Lê Văn Duyệt. Người âm cứ đứng đó chờ có người mua rồi “dẫn” họ vào trong mộ ngủ qua đêm.
Từ đó, dân Sài Gòn, Chợ Lớn rất sợ mỗi khi phải đi qua nghĩa trang Đô Thành xưa. Sau, phần vì lời đồn các oan hồn oán khóc mỗi đêm ngày càng rầm rộ, phần vì người dân khu Bắc Hải – Hòa Hưng ngày ấy luôn luôn trong tâm trạng bất an nên chính quyền chế độ cũ quyết định đưa một bức tượng Địa tạng vương về đây dựng đài thờ.
Nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để xây dựng công viên, lấy tên người chiến sĩ cách mạng Lê Thị Riêng vì thi hài bà cũng được an táng tại nơi đây.
Lạ một điều, bức tượng Địa tạng vương được sơn đen từ đầu đến chân, khiến cho khung cảnh nghĩa trang Đô Thành càng thêm mấy phần huyền bí.
Sau 30.4.1975, cư dân thành phố Hồ Chí Minh dần trở nên đông đúc hơn, việc tồn tại một nghĩa trang giữa lòng thành phố quả là bất hợp lý.
Vả lại, cũng cần phải giải tỏa các nghĩa trang gần khu dân cư để lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi và góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho người dân. Nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để xây dựng công viên, lấy tên người chiến sĩ cách mạng Lê Thị Riêng vì thi hài bà cũng được an táng tại nơi đây.
Nhưng lạ một điều là sau khi đã hốt cốt và san bằng toàn bộ khu nghĩa trang mà bức tượng Địa tạng vương màu đen tuyền kia vẫn nằm trơ trọi giữa mảnh đất chơ vơ.
Điều này lại khiến cho người dân tiếp tục đồn thổi về sự linh thiêng của bức tượng kia.
Cụ Nguyễn Vinh Thân 71 tuổi, ngụ đường Phạm Văn Hai, quận 10, kể lại: “Nghe nói, mới đầu người ta mang đục đến đục bức tượng mang đi, nhưng không hiểu sao đục hoài vẫn không bể được chân đứng. Nên có người bảo dùng xe ủi ủi bể bức tượng. Người ta đồn, sau khi đưa ra ý kiến đó thì ông này bị bệnh luôn. Bởi vậy không ai dám đụng đến bức tượng Địa tạng vương đen nữa”.
Sau này, bức tượng Địa tạng vương màu đen được đem về thờ tại chùa Quan Âm Tu Viện ở quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Bức tượng Địa tạng vương đen trong nghĩa trang Đô Thành xưa đã được đem về thờ tại Quan Âm Tu Viện

Án mạng kéo theo lời đồn ma ám

Nghĩa trang Đô Thành ngày nay đã trở thành công viên Lê Thị Riêng (thuộc phường 15, quận 10) cây xanh mướt mắt, người đến vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao tấp nập từ sáng đến đêm.
Nhưng từ lâu, những tin đồn “ma ám” vẫn khiến người dân có phần e dè với khu công viên rộng lớn này. Bên cạnh đó, từ trước đến nay đã có không ít vụ việc nhìn thấy xác chết trôi trong hồ câu cá tại công viên Lê Thị Riêng.
Một số câu lạc bộ khiêu vũ, trượt pa tin, … đã “đóng đô” tại công viên Lê Thị Riêng từ lâu, khiến ban đêm khu vực này như môt hội chợ xuân rực rỡ ánh đèn, tưng bừng tiếng nhạc, không hề còn dấu tích của một nghĩa trang thâm u rùng rợn, ngày nào.
Gần đây nhất là vào khoảng tháng 2/2013, những người đi tập thể dục sớm đã nhìn thấy một xác chết nổi trên hồ câu cá. Nạn nhân là một người phụ nữ 40 tuổi, không hề có giấy tờ tùy thân. Từ đó, tin đồn về những hồn ma không thể siêu sinh ngày ngày vất vưởng, lẩn khuất ở công viên Lê Thị Riêng ngày càng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cách đây không lâu, khu vui chơi trẻ em sầm uất trong công viên Lê Thị Riêng cũng là một bãi đất um tùm cây bạch đàn. Nơi này không có các tiểu cảnh, ghế ngồi, phía dưới lại là đất thịt, mỗi khi mưa xuống đất trở nên nhầy nhụa khiến không ai lui tới khu vực này.
Đây là điều kiện thuận lợi để cho các thanh niên hút chích rúc vào đây để phê ma túy. Và để đảm bảo bí mật “sào huyệt” của mình, những con nghiện này đã không ít lần giả ma, giả quỷ nhát người dân.
Cách đây 1 năm, cơ quan chức năng quận 10 đã có đợt truy quét lớn nhằm ngăn chạn tệ nạn buôn bán và hút chích ma túy tại hẻm 601 đường Cách mạng tháng 8 và khu vực xung quanh công viên Lê Thị Riêng. Hơn 41 đối tượng mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy đã bị bắt, cũng từ đó, tin đồn ma ám ở khu vực vườn cây bạch đàn bên hông công viên Lê Thị Riêng cũng không còn nữa.
Hơn nữa, trái với lời đồn đại, càng đến đêm công viên Lê Thị Riêng lại càng nhộn nhịp đông đúc hơn. Vườn cây bạch đàn bị đồn có ma đã trở thành khu vui chơi thiếu nhi, cửa hàng ăn uống, lúc nào cũng rộn rã tiếng trẻ thơ.
Một số câu lạc bộ khiêu vũ, trượt pa tin, … đã “đóng đô” tại công viên Lê Thị Riêng từ lâu, khiến ban đêm khu vực này như môt hội chợ xuân rực rỡ ánh đèn, tưng bừng tiếng nhạc, không hề còn dấu tích của một nghĩa trang thâm u rùng rợn, ngày nào.
đoạn bức tượng bác nói chưa hết. Ba mẹ mình kể lúc di dời bức tượng ng ta bu đông lắm vì gần như cả thành phố náo động, ba mẹ mình cũng bu vào coi và chứng kiến tận mắt, cái xe ủi vừa đề máy chạy gần tới bức tượng là tắt máy, bao nhiêu lần đề lại rồi tắt máy, sợ quá tài xế vứt xe bỏ đi về ko chịu làm nữa. Còn mấy ông thợ đục, ông thì búa vào tay, ông thì cái dùi đục văng vào mặt máu me đầm đìa... Vì thế mới nói cả tp náo động. Mình hỏi mấy lần "thiệt ko ba, thiệt ko ba", ba mẹ mình đều trả lời "thiệt sao ko thiệt, thấy tận mắt mà". Cuối cùng ng ta phải rước thầy chùa cùng tượng Quan Âm đến cúng, tụng kinh sau mới dời đc tượng đi.
Bức tượng này giờ đang ở chùa Quan âm tu viện Biên hòa thì phải


 
Hạng D
3/4/10
1.156
334
83
Số phận ly kỳ của những người trộm xác Năm Cam
Phạm Quốc Thanh (tự Thanh Mập), người cầm đầu đường dây trộm xác Năm Cam và đệ tử, trong một lần chạy xe máy ngang trường bắn Long Bình bỗng dưng té chết giữa đường. Một loạt những cái chết ly kỳ khác xảy ra khiến pháp trường xưa thành “đất dữ”.
Thanh Mập, trước kia là người chuyên đào mộ và chôn cất tử tù ở trường bắn. Thanh cũng là người trực tiếp ngã giá, tổ chức di chuyển an táng cho Năm Cam, Châu Phát Lai Em, Huy Thịnh...
namcam1-7e7df.jpg
Trường bắn Long Bình chi chít mộ trước đây gắn với nhiều chuyện ly kỳ, ma mị​
Những cái chết kỳ lạ
Dưới trướng Thanh Mập là hàng chục anh em thân tín trước cũng chuyên nghề khâm liệm tử tù. Theo chỉ dẫn, tôi tìm gặp được Hai Thổ, một người từng hành nghề ở trường bắn, thuộc “biên chế” của đội Thanh Mập.
“Ở đời ai gây oán mới nhận oán. Mình làm việc vì miếng cơm, cũng vì việc nghĩa thì lo gì bị báo oán”- Hai Thổ, phu huyệt trường bắn. Ông Hai Thổ kể: Ngay khi cuộc thi hành án tử hình trong đường dây Năm Cam và đồng bọn kết thúc. Chiều hôm ấy, chính Thanh và Lê Hoàng Phước (tự Tỷ) đã ngã giá đưa xác Lai Em và Hữu Thịnh đi.
Việc đào trộm được tiến hành lặng lẽ và nhanh chóng, ngay trong đêm đã hoàn thành. Vài hôm sau, đến lượt thân nhân Năm Cam đến thăm mộ, lại được cả nhóm gợi ý, ra giá và thống nhất.
"Xác của “ông trùm” cũng được đưa khỏi trường bắn với phương cách tương tự dù có vất vả hơn vì đã nặng mùi", Hai Thổ nói.
Hai Thổ gần 60 tuổi, hốc hác và tiều tụy. Ngày trước, ông làm nghề chôn cất tử tù phần vì miếng cơm manh áo, phần vì nghĩa hiệp. Ông cho biết, pháp trường thường có hai đội, một đội tẩm liệm và một chuyên đào huyệt chôn xác tử tù. Người tẩm liệm thì được trả 200-300 ngàn đồng, chôn cất thì ít hơn, nhiều nhất chỉ được trăm ngàn.
Riêng vụ Năm Cam và đồng phạm, tiền công không khá khẩm hơn mấy. Được bao nhiêu, các “đại ca” đã chia chác phần nhiều.
"Thanh Mập cũng đi rồi. Nó chết ngay trước mặt trường bắn”- ông Hai Thổ giọng buồn bã kể. Vài tháng sau khi trường bắn đóng cửa. Giữa trưa, Thanh chạy xe ngang trường bắn bất ngờ ngã dúi xuống mặt đường rồi chết trên đường đưa đi cấp cứu.
“Không riêng gì Thanh Mập, nhiều cái chết lạ kỳ khác xảy ra ở trường bắn này”- ông Hai Thổ nói thêm.
namcam2-7e7df.jpg

Ang thờ người chết vì tai nạn trước trường bắn​
Năm trước, một “đồng sự” của ông khi xưa, chạy xe máy đến trường bắn rồi treo cổ chết chẳng hiểu vì sao. Trước đây, một phu khâm liệm cũng từng lấy cây cột trói tử tử tù để thi hành án về làm giàn bầu. Năm sau ông này treo cổ chết luôn trên đó.
Gần đây, lại xảy ra nhiều cái chết kỳ lạ khác ở đoạn đường chạy ngang trường bắn. Nhiều người đang chạy, bỗng dưng té xe hoặc đâm đầu vào cây chết bất đắc kỳ tử.
Riêng đoạn đường ngắn trước mặt trường bắn này đã có mười mấy người chết. Kỳ lạ hơn, nhiều người trong số họ từng khâm liệm hoặc đào mồ chôn tử tù.
“Bữa trước, tui đang chạy tự nhiên thấy tối sầm lại, người cứng đơ. Sém chút nữa thì đâm xe vào gốc cây giờ mất mạng rồi”- ông kể tiếp. Nhiều câu chuyện ly kỳ khiến người ta hay đồn đoán về việc báo oán. Riêng ông không tin.
“Mình chỉ vì miếng cơm manh áo, đâu có gây thù chuốc oán với ai. Chuyện cũng đã qua lâu rồi”- ông phân trần. Trước khi trường bắn giải thể, ông Hai Thổ đã rời trường bắn, hành nghề phụ hồ kiếm sống.
Tàn tích ám ảnh
Trường bắn Long Bình bây giờ đã được san phẳng, nhường chỗ cho dự án dân cư-thương mại sầm uất trong tương lai gần. Nhưng những chuyện rùng rợn chung quanh nó có lẽ còn lâu mới mai một. Đi dọc con đường trước mặt trường bắn, một đoạn lại thấy một ang thờ người chết tai nạn.
Không biết có linh thật không mà có dạo nạn cầu cơ xin số đề ở pháp trường này thành một “cơn sốt”. Chính quyền nhiều cấp phải nhiều lần ra quân càn quét mới dẹp yên được.“Chuyện đâu không biết, riêng thằng cháu họ tôi trước làm nghề tẩm liệm và chôn cất tử tù bây giờ bị điên rồi, phần do rượu, phần do ám ảnh”- ông Tư Bé, một người sống gần trường bắn nói.
“Nhiều người nói rằng những người đó bị âm hồn tử tù về bắt. Tôi không biết có nên tin hay không nhưng thấy cũng lạ”.
Sau vụ trộm xác Năm Cam và đàn em kinh thiên động địa, người ta mới vỡ lẽ xác của một loạt các tử tù “đại gia” trong các vụ án kinh tế như Phạm Huy Phước, Lê Hữu Cảnh và Trần Quang Vinh (Tamexco) hay Tăng Minh Phụng và Phạm Nhật Hồng (Epco) cũng đã “bốc hơi” khỏi pháp trường từ trước đó.
“Nghề” trộm xác pháp trường tất nhiên đã có rất lâu từ trước. Và với những “tên tuổi” của những vụ trọng án kinh tế. Số tiền bỏ ra để trộm xác chắc chắn là không hề nhỏ.
Pháp trường lúc ấy còn lại mộ của Nguyễn Hữu Thành, tức Phước “tám ngón”, đại ca giang hồ khét tiếng. Chính ngôi mộ của Phước cũng nhiều lần bị đào bới. Nhưng không phải vì “làm dịch vụ” mà do các cuộc đụng độ của các tay anh chị muốn “giành” đại ca về để lấy tiếng.
Tuy nhiên, sau những cuộc tranh hùng nảy lửa, xác đại ca Phước được đào lên rồi chôn lại do quá nặng mùi.
namcam3-7e7df.jpg

Mộ đại ca Phước "tám ngón" lúc pháp trường chưa giải tỏa​
Ông Tư Bé kể tiếp: Thời trường bắn chưa giải tỏa, mộ Phước đại ca nằm ở ngay “mặt tiền” trường bắn, dưới một cây cao xòe bóng mát. Quanh mộ, lúc nào cũng có nhiều chân nhang, cả vỏ lon bia còn uống dở vì được năng thăm viếng nhất bởi giang hồ khắp chốn.
Không chỉ có vậy, nó còn nổi tiếng linh nên một thời, dân cờ bạc, số đề ào ào đến cầu may. Cứ giữa trưa hoặc ban đêm là lại có nhiều con bạc cùng thầy bà đến cầu cơ xin số. Từ mộ đại ca Phước lan sang các mộ khác. Nhiều kẻ trúng lớn quay lại cúng heo quay, xây cho các tử tù mộ bằng bê tông để trả lễ.
Không biết có linh thật không mà có dạo nạn cầu cơ xin số đề ở pháp trường này thành một “cơn sốt”. Chính quyền nhiều cấp phải nhiều lần ra quân càn quét mới dẹp yên được.
Trong một lần càn quét như thế, có người đã cố tình bắn sứt một mảng bia mộ của Phước “tám ngón” để trấn tĩnh đám khát bạc mê muội. Tuy nhiên, không lâu sau, nó lại được thay bằng một bia đá hoa cương khác bóng bẩy hơn.
“Bây giờ trường bắn đã không còn. Mộ các tử tù được chuyển đi cả rồi. Dân tình cũng không còn ám ảnh vì những lần thi hành án tử hình nữa”- ông Tư Bé nói.
Dù vậy, ông Tư Bé khẳng định, những chuyện ly kỳ, ma mị liên quan đến trường bắn này, đặc biệt là các sự kiện liên quan đến ông trùm Năm Cam và đệ tử vẫn còn được truyền miệng, thành nỗi ám ảnh chưa biết bao giờ dứt.
namcam4-7e7df.jpg

Trường bắn Long Bình đang được hối hả san lấp, nhường chỗ cho một khu dân cư-thương mại sắp thành hình​
Theo Nhật Trường
Một thế giới
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
9/6/10
199
14
18
52
Thegioiauto.
Các ít sờ hay núp bờ bụi, đêm hôm trên những cung đường vắng ... vậy họ có hay gặp ma không các bác? :D