Hạng D
31/3/14
1.355
1.012
113
Em trẻ người non dạ, ko có kinh nghiệm hay kiến thức sâu xa. Em chỉ thấy thị trường VN như cái ao ko có chốt chặn, cá lớn cá bé bên ngoài tha hồ bơi vô đớp mồi, chủ hồ cá thì ko có cách chi bảo vệ cá mình nuôi trong hồ, cà nhà thì nhỏ cá ngoài ruộng bơi vô thì to vừa đông, làm sao ăn mồi lại?
Ông chủ thấy ao nhiều cá thì khoài chí ngồi vỗ tay nhưng nào biết một khi hết mồi chúng nó kéo nhau đi thì trắng tay, cá nhà thì đói chết hết, chủ ao thì hết mồi.
Muốn có cá đem bán thì chủ nhà phải làm cái cửa đập, ông phân loại cá, ông muốn con nào vô thì vô, con nào ra thì ra. Như vậy ao vừa có thêm cá vừa không tốn mồi, khi cần thu hoạch thì lời to.
Rất tiếc ông nội ông ngoại ko nhìn vấn đề đơn giản như vậy mà toàn nhìn ở tầm vĩ cmn mô thì bó tay.

Bác nói vậy e là sai. Chủ hồ cá cứ xem con nào to to mang lên nhậu. Con nào có khả năng lớn nhanh lớn mạnh thì nuôi riêng, thậm chí mang cá bé bỏ vô làm thức ăn luôn. Nhưng đến khi trọng trọng thì cũng đem lên nhậu.
 
Hạng B1
12/11/07
80
48
18
Các bác chém về vùng miền vui đáo để, hay hơn cả chủ đề chính là về LADALAT!
Theo em nghĩ thì sự quy chụp vùng miền một cách toàn diện cũng là sai. Chính phủ ngoài Hà nội bây giờ cũng toàn Người Nam đấy thôi, sao vẫn không làm được LADALAT? Vậy thì chắc chắn vấn đề không phải nằm ở Nam, hay Bắc vì ở đâu cũng có người hay, kẻ dở. Cái quan trọng là sự hiểu biết và tôn trọng lịch sử, văn hóa. Nếu những người làm quản lý ở Hà Nội chịu khó học hỏi về lịch sử Hà Nội, về những giá trị tinh thần của mỗi con đường, mỗi cái cây thì Hà nội đã không trở thành 1 cái mớ hỗn độn như bây giờ... Nếu những người tiếp quản Sài gòn hồi đó tìm hiểu và tôn trọng những thành quả lịch sử của miền Nam, như LADALAT chẳng hạn, thay vì sự ngạo nghễ của người chiến thắng thì có thể tất cả chúng ta đã có một hiện tại rất khác!
Lịch sử là những sự việc đã xảy ra trong quá khứ, ta không làm gì để thay đổi được. Nhưng ta có thể thay đổi được hôm nay, tôi nghĩ vậy. Hãy làm gì đó dù là không cứu vãn được quá khứ, nhưng ít nhất cũng làm tương lai tốt đẹp hơn. Bất kể sự kỳ thị nào cũng không nên được khuyến khích, nhất là trên 1 diễn đàn về chủ để Xe Hơi.
Tại sao chúng ta không làm 1 việc tốt đẹp ngày hôm nay là cùng quyên tiền và mua chiếc LADALAT ở Bỉ về? Hãy trưng bày ở đâu đó để nhắc nhở những người làm quản lý ngày hôm nay họ đang chịu trách nhiệm về lịch sử 1 ngành CN của đất nước. Liệu 40 năm nữa, họ có làm ra đượ c 1 LADALAT nữa không?
Đúng đấy bác, lịch sử đã qua để lại nhiều hậu quả cho cả nước Việt Nam nói chung, đến giờ mãi chưa ngóc lên được, nghĩ mà bực mình.
Mà các bác nhìn kỹ lại bức ảnh gọi là chụp chiếc xe trưng bày ở bảo tàng Bỉ gì đó, nó vẫn đề dưới thương hiệu Citroen, tên là la dalat. Vậy nó có thể được coi là một chiếc xe của Việt Nam như chúng ta vẫn tưởng? EM chỉ nói khách quan thôi nhé.
 
Hạng B1
12/11/07
80
48
18
Từ đầu đến giờ bác có nhận xét gì về thiết kế, ưu nhược điểm. Ăn nói hỗn hào như bác thì chắc gốc bần cố nông bắc kỳ rồi.
Bác xem lại com của em từ đầu nhé, em chỉ đánh giá khách quan về thiết kế chiếc xe, ko bàn chuyện khác. Mà sao bác biết em là bần cố nông vậy :), bác là thánh à? Nếu đúng em xin vái bác 3 vái :)
 
Hạng D
4/2/14
2.878
3.542
113
Từ thời xưa người Pháp đã chia thành 3 miền để dễ bề cai trị, nhưng ai cũng biết 3 miền đều có phong tục tập quán khác nhau, mẹ mình người Bắc, bố người Trung, mình sống miền Nam lấy vợ sinh con đẻ cái trong này. Nên mình nhận xét cá nhân: vùng miền đều có phong cách sống khác nhau, âm giọng cũng khác nhau và Trước đây mình yêu 3 cô 3 miền, mình thấy sướng như nhau...hơ hơ
 
Hạng D
20/7/07
1.063
1.630
113
Trên này công nhận nhiều bác đầu hai thứ tóc rồi mà còn cay cú ăn thua thiệt. Bác sylvio gì đó nói có một câu thì các bác còn lại đáp trả đến 10 câu mà toàn lái sang chuyện khác. Mọi chuyện qua lâu rồi các bác ơi...
 
Hạng B2
11/9/15
297
339
63
32
Thủ Đức
Sau bài về lịch sử của Hyundai và Kia, nhiều bạn muốn biết về công nghiệp ô tô Việt Nam trước năm 1975. Chúng tôi xin được tổng hợp thong tin về chiếc LADALAT-chiếc xe hơi đâu tiên sản xuất tại Việt Nam để bạn đọc tham khảo.[pagebreak][/pagebreak]

Từ năm 1970 cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn đã sản xuất hơn năm ngàn chiếc xe dân dụng La Dalat tại Việt Nam với mức độ nội địa hóa lên đến 40%.

Vào năm 1936, hãng chế tạo xe của Pháp Citroën đã thiết lập xưởng sản xuất đầu tiên ở Đông Dương với trụ sở tại góc đường Lê Thánh Tôn - Nguyễn Huệ mang tên Xe hơi Citroën Công ty, sau đổi thành Sài Gòn Xe hơi Công ty.
Sau Thế chiến thứ 2, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV. Sau đó hãng này tiếp tục cho ra đời loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari lần lượt vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.
Vào giữa thập niên 60, trước sức ép cạnh tranh từ các thương hiệu xe Nhật như Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được. Chiếc xe được đặt tên là La Dalat.

Năm 1969, các kỹ sư Citroën ở Sài Gòn bắt tay vào sản xuất và lắp ráp chiếc Citroën Méhari cải tiến ngay tại Việt Nam. Xe được mang tên La Dalat tuy không sang trọng và mạnh như xe Mỹ, nhưng giá thành và chất lượng ăn đứt tất cả các loại xe của Nhật.
View attachment 391861
Và chiếc La Dalat ra đời với 4 kiểu dáng khác nhau có phần máy và hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ thắng... nhập cảng từ Pháp, trong khi, các bộ phận như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải,... được thiết kế và sản xuất ngay tại Sài Gòn. Tuy dựa theo thiết kế của chiếc Citroën Méhari, nhưng La Dalat được cải tiến để có thể sản xuất hàng loạt mà không đến cần máy ép thép công nghiệp hạng nặng như Citroën Méhari.

Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ bộ phận nhập cảng so với bộ phận nội địa là 25/75. Đến năm 1975, khi hãng Citroën ngừng hoạt động, tỷ lệ này là 40/60. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
Ước tính từ năm 1970 cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn sản xuất hơn năm ngàn chiếc La Dalat, tức là hơn một ngàn chiếc mỗi năm! Theo thiết kế, chiếc xe này sở hữu động cơ 4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Chiếc xe có chiều dài 3,5m; rộng 1,53m; cao 1,54m; nặng khoảng từ 480-590 kg tùy theo kiểu.
La Dalat được đánh giá là chiếc xe ít tốn xăng, dễ sửa chữa, dễ thay thế các bộ phận hỏng hóc, đặc biệt các bộ phận như cánh cửa, kính xe đều có thể "tự chế", dễ làm hơn các loại xe Nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam.
View attachment 391857
Tiền thân là gốc Pháp nhưng La Dalat đã để lại dấu ấn không hề nhỏ mang tên Việt Nam. Năm 1973, ngạc nhiên và hài lòng với thành công đáng ngờ của Công ty Xe hơi Sài Gòn, Citroën đã sang Việt Nam lấy 3 chiếc La Dalat về Pháp để mổ xẻ phân tích thiết kế, từ đó Citroën Pháp cho ra đời kiểu khung xe dễ sản xuất mà không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ như chiếc Méhari.
Hiện 1 số xe La Dalat vẫn còn lăn bánh ở Tây Ninh và Lào. Và 1 chiếc LaDalat đang được trưng bày ở Viện Bảo tàng Ô tô Bỉ.
Nguồn: Tổng hợp
Hàng việt nam chất lượng cao thật.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
anh đặt mua hàng mỗi tháng theo 1 tiêu chuẩn duy nhất ... rồi thằng sản xuất nó giao hàng cho anh mỗi lần mỗi chuẩn khác nhau .... anh bảo nó làm được hàng hay không làm được hàng ? hay anh ngồi lựa ra cái đúng chuẩn lấy xài, cái sai chuẩn trả lại cho thằng sx ???

Lý do ... thì nhiều lắm .... ví dụ
Vi mô: Chất lượng không đều, cho thấy: ..... éo có tâm làm ăn chân chính đàng hoàng / hoặc éo có trình để quản lý vận hành
Vĩ mô: theo lời của12 con khỉ (trên kênh axn) .....éo mẹ bọn doanh nghiệp nội cúng sao bằng bọn FDI .... cứ duyệt cho chúng nó vào .....
Nhiều bác nói không sản xuất nổi con ốc vít, hoặc là các bác ấy chưa làm doanh nghiệp,đặc biệt về cơ khí, hoặc là gốc dân ở các vùng không có công nghiệp hóa. Con ốc, con vít thì mua máy CNC về là ra hết thôi, còn phôi ư => nhập thôi, vì làm gì có công nghệ luyện kim, ngay thằng Thái, Indo, hay TQ cũng nhập phôi tinh luyện về gia công ốc vít thôi. Mình từng nhiều dịp đi khảo sát, kiểm tra trong các doanh nghiệp về môi trường thì thấy ngay thằng Đài Loan, Hàn Quốc FDI ở Việt Nam, dây chuyền, máy móc sản xuất của nó cũng 80% là nội địa, còn những máy móc đòi hỏi chính xác cao thì khoảng 15% là của Nhật, còn lại 5% là của Đức (chắc do mắc hơn Nhật). Cho nên, nói không làm được là nói phét, nói đại, không tìm hiểu, nói theo các anh nhà báo không có tí chuyên môn, và viết bài không trách nhiệm hay nói theo các anh chị quản lý tầm vi mô hay tầm vĩ mô ngồi văn phòng mà phán.
Bác Ga Hap Hanh nói đúng, chỉ là quy mô thị trường, khiến cho đơn giá bình quân/ sản phẩm đắt hơn, trong khi phải khấu hao nên không cạnh tranh lại thôi.
Bác Châu Nguyễn nói cũng đúng, phải phân loại và hỗ trợ cho ao nhà, các ông ấy cứ thấy FDI lớn là vỗ tay rào rào mà không biết nó là con dao 2 lưỡi. Nói đâu xa, FDI TQ giảm là kinh tế TQ đã suy giảm vài % liền, mà may là TQ tự lực được trong nhiều ngành công nghiệp, chứ đừng nói Việt Nam yếu kém vầy.
 
Hạng B2
14/4/14
377
283
63
Một chiếc xe được thiết kế xấu nhất trong các loại ô tô, không có hồn :). Cũng chẳng cần tự hào về sản phẩm này.
Một chiếc xe được thiết kế xấu nhất trong các loại ô tô, không có hồn :). Cũng chẳng cần tự hào về sản phẩm này.
cấu nói cùa anh ngu nhất diễn đàn oto
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
Ông sylvio bỏ cái đoạn .....cũng chẳng cần tư hào về sản phẩm này .... thì chả ai thèm chửi
Ông sylvio có biết .... không có những sảm phẩm ra đời trước .... thì éo có cái sản phẩm sau đẹp và tốt hơn .. hay không?
Trên này công nhận nhiều bác đầu hai thứ tóc rồi mà còn cay cú ăn thua thiệt. Bác sylvio gì đó nói có một câu thì các bác còn lại đáp trả đến 10 câu mà toàn lái sang chuyện khác. Mọi chuyện qua lâu rồi các bác ơi...
Bác nói kiểu này ..... đụng chạm hơi nặng.... nhưng mình thấy hợp lý ...
Gốc bần cố nông. Giờ chắc bác cũng lên cao lắm rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
27/11/15
12
8
3
36
Em trẻ người non dạ, ko có kinh nghiệm hay kiến thức sâu xa. Em chỉ thấy thị trường VN như cái ao ko có chốt chặn, cá lớn cá bé bên ngoài tha hồ bơi vô đớp mồi, chủ hồ cá thì ko có cách chi bảo vệ cá mình nuôi trong hồ, cà nhà thì nhỏ cá ngoài ruộng bơi vô thì to vừa đông, làm sao ăn mồi lại?
Ông chủ thấy ao nhiều cá thì khoài chí ngồi vỗ tay nhưng nào biết một khi hết mồi chúng nó kéo nhau đi thì trắng tay, cá nhà thì đói chết hết, chủ ao thì hết mồi.
Muốn có cá đem bán thì chủ nhà phải làm cái cửa đập, ông phân loại cá, ông muốn con nào vô thì vô, con nào ra thì ra. Như vậy ao vừa có thêm cá vừa không tốn mồi, khi cần thu hoạch thì lời to.
Rất tiếc ông nội ông ngoại ko nhìn vấn đề đơn giản như vậy mà toàn nhìn ở tầm vĩ cmn mô thì bó tay.
Nhiều bác nói không sản xuất nổi con ốc vít, hoặc là các bác ấy chưa làm doanh nghiệp,đặc biệt về cơ khí, hoặc là gốc dân ở các vùng không có công nghiệp hóa. Con ốc, con vít thì mua máy CNC về là ra hết thôi, còn phôi ư => nhập thôi, vì làm gì có công nghệ luyện kim, ngay thằng Thái, Indo, hay TQ cũng nhập phôi tinh luyện về gia công ốc vít thôi. Mình từng nhiều dịp đi khảo sát, kiểm tra trong các doanh nghiệp về môi trường thì thấy ngay thằng Đài Loan, Hàn Quốc FDI ở Việt Nam, dây chuyền, máy móc sản xuất của nó cũng 80% là nội địa, còn những máy móc đòi hỏi chính xác cao thì khoảng 15% là của Nhật, còn lại 5% là của Đức (chắc do mắc hơn Nhật). Cho nên, nói không làm được là nói phét, nói đại, không tìm hiểu, nói theo các anh nhà báo không có tí chuyên môn, và viết bài không trách nhiệm hay nói theo các anh chị quản lý tầm vi mô hay tầm vĩ mô ngồi văn phòng mà phán.
Bác Ga Hap Hanh nói đúng, chỉ là quy mô thị trường, khiến cho đơn giá bình quân/ sản phẩm đắt hơn, trong khi phải khấu hao nên không cạnh tranh lại thôi.
Bác Châu Nguyễn nói cũng đúng, phải phân loại và hỗ trợ cho ao nhà, các ông ấy cứ thấy FDI lớn là vỗ tay rào rào mà không biết nó là con dao 2 lưỡi. Nói đâu xa, FDI TQ giảm là kinh tế TQ đã suy giảm vài % liền, mà may là TQ tự lực được trong nhiều ngành công nghiệp, chứ đừng nói Việt Nam yếu kém vầy.
Em thích quan điểm của 2 bác ... 2 bác đồng quan điểm với em - ai cũng mở miệng ra là ốc vít này nọ nhưng thật sự có bao người hiểu được ... em thì hiểu theo kiểu bần nông nên nói thế muốn nuôi con vịt con gà thì cũng phải suy tính xem chi phí bỏ ra bao nhiêu rồi thức ăn rồi bán ra được bao nhiêu ...bla...bla...bla - kinh doanh không bao giờ ai muốn lỗ cả nên chả ai muốn làm là do vậy ... nhiều bác vẫn cố biện là VN vẫn không đủ trình độ làm ốc vít ... haizz đọc thấy mà buồn - VN mình không gì là không thể làm ,nhưng cái quan trọng nhất là có thực sự đủ điều kiện để làm hay không
Em có cơ hội hóng hớt với nhiều chuyện với một số ít người nước ngoài mặc dù chê nhiều hơn khen người VN mình nhưng dù sao em vẫn tự hào mình là 1 người VN và VN đủ trình độ kỹ thuật để làm mọi chuyện nhưng có vài chuyện VN không giải quyết thì sẽ không bao giờ phát triển toàn diện được
Thứ 1 : chính sách phát triển công nghiệp
Thứ 2 : trọng dụng nguồn lực nhân tài
Thứ 3 : tham nhũng
Thư 4 : sự phân biệt chế độ của người VN ở nước ngoài và một số thành phần trong nước ( cái này em không giải thích chắc bác cũng hiểu )
Thứ 5 : giảm bớt sự phụ thuộc vào TQ ( ca này khó vì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước hàng năm là quá cao )
Thứ 6 : nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn cho mỗi người ( cái này có thể được ...nhưng là vấn đề thời gian ...lớp trẻ như em hiện giờ cũng đã có ý thức )
Thứ 7 : Văn hóa giao thông
Những cái đó là em nghe ,em thấy ,và em biết và kiến thức em có hạn nên sẽ có thiếu nhiều điểm khác nhưng cơ bản là nếu VN mình phát triển được những mặt đó ,thì sẽ có thể bằng vai phải cánh với nước ngoài
P/S : Em nhìn nhận vấn đề từ cách nhìn của một người thanh niên trẻ nếu có sai các bác bỏ qua cho em