Ây da bác đừng nóng, em nghĩ là các bác nhà mình đã có bài với
AEW&C rồi, đợt lậu rồi em có nghe VN mua 4 dàn Kalchuga-M tầm radar lên đến 800km. Hiện giờ em đang mù tịt về radar Kalchuga-M này nên đang tìm tài liệu về em nó.
Hy vọng đặt mấy em này lên mấy cái đảo Bạch Long Vĩ , Lý Sơn, Phú Quý hay Côn Đảo ta có thể quét ra Hải Nam , Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
@bác tuansaigon: Em không biết lý do vì sao mình không có loại này, mà cũng không riêng VN. Những nước kha khá như Ấn sau này mới chú ý nhiều, như Iraq ngày xưa mạnh nhất vùng Trung Đông cũng không chú ý tới. Chỉ khi thua chổng vó thì mất cơ hội.
Người Mỹ khởi xướng ra học thuyết cảnh báo sớm này, nhưng israel là người ứng dụng đầu tiên vào chiến tranh quy mô lớn. Thành công quá mức kỳ vọng nên Mỹ dồn sức vào lãnh vực này. Có bài báo tổng kết sau chiến dịch thung lũng Bekaa, rảnh em lục lại sau.

Bcá nào quen ai làm trong không lực VN, rảnh làm vài chai rồi hỏi vai trò cảnh báo sớm, và cách chống lại...Thông tin này không bí mật gì, chuyện xòang thôi. Thiên hạ đều biết nên không có gì phải sợ lộ bí mật :D

cái radar Kalchuga gì đó bác nói hình như là loại thụ động, đồn là bắt được tín hiệu máy bay tàng hình Mỹ. Lý thuyết vật lý thì bắt được thật, còn thực tế thì không rõ lắm.
Nhưng cái tầm 800km em thấy hơi xa quá. Vì mặt cong trái đất sẽ cản tầm radar, đó là vấn đề chính, nên mới ra đời cái loại phản xạ xóng trên mặt biển hay trên tầng điện ly. Chứ chuyện công suất, em nghĩ không thành vấn đề. Nên cái tầm 800km cho loại thụ động nhận tín hiệu, có vẻ quá đà vì chả ai ngóc đầu bay từ 20-30km trên không:D
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
crownchip nói:
Chào các chuyên gia quân sự Google... so sánh kiểu này thì không quân chúng ta đã bị thua khi chưa cất cánh rồi... kết quả cái tâm lý của sự hiểu biết này sẽ dẫn đến đích cuối cùng TQ ko cần nổ súng trên biển Đông vẫn chiến thắng trên bàn đàm phán ... bàn về kỹ thuật hay chiến tranh tâm lý mạng
39.gif

Ài...mình làm thợ sửa ống nước thì bàn về ống nước thôi, không bàn tới phần điện làm gì :D
Bác có thể nhờ google rồi phủ định lại mọi chuyện mà. Từ lý thuyết tới thực tiễn [D:] Ví dụ vai trò của AEW&C, nói thật em tìm mỏi mắt, hỏi nhiều người hỏng ai nói được cái yếu, hoặc cách chống lại, nó quá đa năng và nguy hiểm. Chỉ yếu 1 khoản là gặp phòng không thì tèo như máy bay chở khách thôi.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.609
113
Theo em nếu quánh theo kiễu một chọi một như hồi xưa, ko có awacs thì máy bay Nga sẽ thắng máy bay Mỹ vì họ có radar mạnh hơn, vũ khí nhiều hơn
 
Hạng D
12/7/07
1.717
62
63
41
0908 898428 - 0976 024320
Biết là dân sự nên để cho nó đáp xuống rồi lôi ra tẩn cho 1 trận đã tay rồi cho đi về! :D

Một chiếc tiêm kích đáp xuống quảng trường đỏ như chiếc cánh quạt kia mới ớn bác ợ! :D


xxmagicxx nói:
Radar coi vậy chứ không phải là mắt thần đâu. Lấy ví dụ Nga Sô từ lâu đã trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm, tầm quét hàng ngàn Km. Nó to như cái nhà máy điện hạt nhân. điện cung cấp cũng cỡ 1 nhà máy phát điện lớn. Hồi Iraq war I, người Nga quay cái radar loại đó ở Azerbaijan sang vùng vịnh. Họ tuyên bố có thể đếm số tên lửa Tomahawk của Mỹ phóng bao nhiêu, số phi cơ đang bay, số bị xoè :D. Đừng có mơ mà qua mắt anh Nga nhé!
Ấy vậy mà có 1 anh chàng thư sinh người Đức lái chiếc máy bay cánh quạt dân sự đáp xuống Quảng Trường Đỏ làm người Nga ngơ ngác!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
grenade nói:
Theo em nếu quánh theo kiễu một chọi một như hồi xưa, ko có awacs thì máy bay Nga sẽ thắng máy bay Mỹ vì họ có radar mạnh hơn, vũ khí nhiều hơn

Trong mấy post trước em có link 1 bài của ông đội trưởng phi đội Tây Đức bay Mig-29 của Đông Đức hồi họ xáp nhập lại. Lúc ấy LX có tên lửa tầm nhiệt ngon hơn Mỹ, nhờ điều khiển góc nhìn lớn hơn, qua mũ phi công, cái này Mỹ bất ngờ. sau này Mỹ chế thì ngon hơn :D. hồi ấy Mig-29 đủ thứ bệnh về động cơ, nhưng phía Mỹ thừa nhận nó cơ động và đánh thật rất khá, không kém Mỹ.
Bởi vậy so 1 chọi 1 thì có vẻ Mỹ lép vế về tầm radar chẳng hạn. Nhưng chẳng bao giờ có cái nếu này, vì Mỹ sx máy bay chẳng phải để 1 chọi 1.

Xem lại mấy tư liệu thời WW II, thấy phi công và máy bay cơ động là chuyện sống còn, giờ thì cuộc chiến ngoài tầm nhìn. KHông dùng tên lửa tầm xa như Nga nhưng Mỹ cũng chú trọng tầm trung và gần, vì thực tiễn thống kê tầm xa của Mỹ không thành công, họ bỏ không sx nửa. Nga thì chưa có dịp thử đánh tầm xa trong thực chiến, nên họ vẫn duy trì theo học thuyết của họ. Chả biết ai hơn ai thua, nhưng hồi đánh Gruzia, Nga rụng hơi nhiều, chứng tỏ vai trò của tác chiến điện tử là quan trọng thời nay.

Hồi đánh Iraq, Mỹ phát hiện họ có máy phá sóng GPS, làm vũ khí bị mù, nên nhiều chỗ vẫn phải chỉ điểm bằng hồng ngoại, Mỹ dò sóng biết vị trí hết, nhưng nghe nói phá 1 máy này, mất 1 tên lửa diệt sóng radar, vậy là lỗ to.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Hình như Tomahawk thế hệ mới không dùng GPS - trên kênh Nat-Geo có 1 chương trình nói về việc này.

sinhviengià nói:
grenade nói:
Theo em nếu quánh theo kiễu một chọi một như hồi xưa, ko có awacs thì máy bay Nga sẽ thắng máy bay Mỹ vì họ có radar mạnh hơn, vũ khí nhiều hơn
Trong mấy post trước em có link 1 bài của ông đội trưởng phi đội Tây Đức bay Mig-29 của Đông Đức hồi họ xáp nhập lại. Lúc ấy LX có tên lửa tầm nhiệt ngon hơn Mỹ, nhờ điều khiển góc nhìn lớn hơn, qua mũ phi công, cái này Mỹ bất ngờ. sau này Mỹ chế thì ngon hơn :D. hồi ấy Mig-29 đủ thứ bệnh về động cơ, nhưng phía Mỹ thừa nhận nó cơ động và đánh thật rất khá, không kém Mỹ.
Bởi vậy so 1 chọi 1 thì có vẻ Mỹ lép vế về tầm radar chẳng hạn. Nhưng chẳng bao giờ có cái nếu này, vì Mỹ sx máy bay chẳng phải để 1 chọi 1.

Xem lại mấy tư liệu thời WW II, thấy phi công và máy bay cơ động là chuyện sống còn, giờ thì cuộc chiến ngoài tầm nhìn. KHông dùng tên lửa tầm xa như Nga nhưng Mỹ cũng chú trọng tầm trung và gần, vì thực tiễn thống kê tầm xa của Mỹ không thành công, họ bỏ không sx nửa. Nga thì chưa có dịp thử đánh tầm xa trong thực chiến, nên họ vẫn duy trì theo học thuyết của họ. Chả biết ai hơn ai thua, nhưng hồi đánh Gruzia, Nga rụng hơi nhiều, chứng tỏ vai trò của tác chiến điện tử là quan trọng thời nay.

Hồi đánh Iraq, Mỹ phát hiện họ có máy phá sóng GPS, làm vũ khí bị mù, nên nhiều chỗ vẫn phải chỉ điểm bằng hồng ngoại, Mỹ dò sóng biết vị trí hết, nhưng nghe nói phá 1 máy này, mất 1 tên lửa diệt sóng radar, vậy là lỗ to.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.609
113
ko chỉ máy bay mà ngay cả cây súng M 16 củng thấy rõ triết lý của Mỹ.. ko cần xài đạn to như AK.. Còn muốn to ha, có súng M-14 . hay M 60.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
tonyhao nói:
Hình như Tomahawk thế hệ mới không dùng GPS - trên kênh Nat-Geo có 1 chương trình nói về việc này.

Nó tích hợp nhiều thứ trong thân, loại mới nhất thì em không rõ. Thời trước là dùng hệ thống bay quán tính, sai số càng cao nếu bay xa, vì nó tính toán theo cơ học, không có trí thông minh. Sau này Mỹ phát minh hệ thống TERCOM độc quyền, họ quét địa hình mà tên lửa sẽ bay qua, sau đó nạp vào bộ nhớ của tên lửa, khi tên lửa bay đi, nó dùng hồng ngoại so sánh vị trí trên bản đồ để tự chỉnh hướng bay, khi tới gần mục tiêu, nó dùng bộ nhớ khác đã nạp hình ảnh mục tiêu, khi 2 hình ảnh trùng khớp thì nó biết đó là mục tiêu chính.
Vì vậy nó diệt mục tiêu cố định, nhưng gặp thứ d i chuyển thì thua. Cũng như khi triển khai phải cố định vị trí mà họ đã quét bản đồ, không tùy ý triển khai bệ phóng được. Bù lại tính chính xác rất cao.

Bản tiếp theo của Tomahawk sẽ thông minh hơn, tự dò mục tiêu thời gian thực để diệt xe di chuyển. Cũng như thiết kế nhiều module để tùy loại mà dùng, giảm giá thành.
GPS vẫn là chủ lực trong định hướng, nhưng nó không phải là duy nhất, tên lửa có bộ kháng nhiễu GPS nhưng khi nhiễu nặng, nó định vị mục tiêu nhờ bản đồ hồng ngoại. Họ dự báo tên lửa mới giảm 1/2 giá so với bản cũ.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.609
113
Sẵn đây nhờ bác SVG giải thích luôn tại sao B 1 quá ít tham chiến so với B 52 trong các missions sau này.. So sánh em nó với TU 160 dù biết rằng TU 160 bay nhanh, chở nhiều hơn.