Hạng B2
27/4/13
145
0
16
sinhviengià nói:
FA-18EF-vs-Flanker-1.png



Nhìn bảng đã thấy không công bằng khi so sánh Super Hornet với Sukhoi. Nhưng F18 là loại dùng trên tàu sân bay, nếu nó yếu thì phía Mỹ phải nâng cấp.
Về tính cơ động, tầm chiến đấu Sukhoi đều hơn hẳn. F18 có ưu thế ở không chiến tốc độ thấp. Tuy nhiên điều đó không được đánh gái cao trong thực tế chiến đấu.

Động cơ của Su 27 dùng loại Al-41Fs, được đánh giá nhiều ưu thế với khả năng điều chỉnh hướng phụt và tốc độ.

AL-41FU-1.jpg



Bây giờ qua phần quan trọng nhất, khả năng phát hiện mục tiêu.
Đây là bảng RCS của 1 số máy bay. RCS đo bằng radar của AWACSs như E-2C Hawkeye 2000 and E-3C:

F-15C & Su-27 (RCS = 10~15m2): 450 ~ 600 km

Tornado (RCS = 8 m2): 420 ~ 500 km

MIG-29 (RCS = 5 m2): 370 ~ 450 km

F/A-18C (RCS = 3 m2): 330 ~ 395 km

F-16C (RCS = 1.2 m2): 260 ~ 310 km

JAS39 (RCS = 0.5 m2): 210 ~ 250 km

Su-47 (RCS = 0.3 m2): 185 ~ 220 km

Rafale (RCS = 0.1~0.2 m2): 140 ~ 200 km

F-18E (RCS = 0.1 m2): 140 ~ 170 km

MIG-42 (RCS = 0.1 m2): 140 ~ 170 km

EF2K (RCS = 0.05~0.1 m2): 120 ~ 170 km

F-35A (RCS = 0.0015 m2): 50 ~ 60 km

F/A-22 (RCS < or = 0.0002~0.0005 m2): < or = 30 ~ 45 km
FA-22A-Radar-2007-DT-1.png


Nói thêm về Radar Cross Section (RCS). Đó là kích thước mà rađa phát hiện mục tiêu trên màn hình. Chỉ số RCS càng lớn có nghĩa là mục tiêu càng dễ bị phát hiện.
Các bác xem bảng sẽ thấy các loại máy bay này thế nào.
Ví dụ chiếc hiện đại nhất trong F18 là loại F18E/F có chỉ số RCS là 0.1m2. Nếu sử dụng máy bay cảnh báo sớm AEW&C thì sẽ nhìn thấy nó trong tầm 140km-170km.
Trong khi đó Su 30MKI chẳng hạn, có RCS 10m2. Do đó khi xuất trận sẽ bị nhận diện ở khoảng cách trên 400km.

Nhìn theo bảng đồ, dãy màu trên cùng là rađa của F22 APG 77 hiện đại nhất. Nó sẽ phát hiện mục tiêu có RCS 10m2 taị khoảng cách gần 400km (~200nmi).
Tương tự F18E/F là dãi màu trắng, sử dụng rađa APG 79 sẽ phát hiện ra Su 30 tại khoảng cách ~160nmi, tức khoảng 280km.
Còn Su 30 thì sao? Để tìm ra F18E/F với RCS khỏang 0.1m2 thì khoảng cách là 80km.

Bây giờ đại khái mọi ngươì sẽ thấy máy bay Nga chú trọng vào việc cơ động, vì vậy họ phải hy sinh tính năng tàng hình để thiết kế có máy bay có dạng khí động học tốt, nhưng nó sẽ không thể tàng hình nhiều. Bên cạnh đó máy bay Nga có sức chứa vũ khí cao nên cũng làm nó dễ lộ hơn.

Bây giờ có 1 vấn đề đau đầu là Su 35 với rađa N001M hiện đại nhất, chỉ đứng sau 2 chiếc thế hệ 5 của Mỹ. Nó sẽ phát hiện ra mục tiêu rất xa. Nhưng ngược lại, đối thủ chính của nó thì lại có chỉ số RCS quá nhỏ. Theo bản đồ thì F18F sẽ phát hiện mục tiêu có RCS 10m2 (Su 30) ở ~280km. Trong khi Su 30 với rađa mới nhất chỉ phát hiện F18F ở ~90km.

Như vậy thì kết luận được gì đây?
Máy bay Nga thua chắc rồi. Có bay như chim mà không thấy đối thủ, trong khi đối thủ lờ đờ mò lại gần thì ...Nhưng sự tình không đơn giản như vậy :D


Su-27/30/33 tuy RCS lớn nhưng có bác quên còn ECM nữa à ?, ngày nay Nga có rất nhiều loại hiện đại hơn thời Sorbtsiya cũ rồi vd Omul, Talisman chưa kể AIM-120D tầm bắn cao nhất cũng chỉ 111km (một số nguồn là 120km hoặc 160km ?!) nhưng ko có ramjet nên cơ động ko cao tốc độ m4 cũng ko duy trì được, hơn nữa dễ bị ECM đánh lừa chưa hết ECM F18E là ALQ-99 loại này nổi tiếng trục trặc từ thời VN war tới nay rồi mà tính năng cũng không đa dạng như Talisman (vừa auto ECM vừa auto kích hoạt cả chaff/flares, chống ngòi nổ cảm ứng/biến-phân mảnh-cận đích (Anti-Proximity fuze) của tên lửa dẫn đường ARH (active-radar homing vd AIM-120) hoặc SARH (semi-ARH vd AIM-7). Vì vậy F18E và các loại F # được trang bị các decoy kéo theo vd ALE-50 (tuy nhiên cũng chỉ đánh lừa được các radar mặt đất là chính, vì radar như Su-30MKI/35S, MiG-31BM/29K/35 sử dụng các radar mạnh (Zhuk, Irbis) đều theo dõi được nhiều mục tiêu cùng lúc và dẫn bắn cũng nhiều mục tiêu cùng lúc, nên decoy cũng ko khá hơn ECM, chưa kể lại càng kém cơ động hơn..., mà bác cũng phải xét trường hợp F18E có RCS 3-4m2 vì F18E combat, mà bác cũng phải xét trường hợp F18E có RCS 3-4m2 vì F18E combat radius ko = Su-27 (700km vs 1500km) nên khi full load 5 bình fuel tank + 6 quả TL 2 AIM9X, 2 AIM7, 2 AIM120 (C5,7 hoặc D) thì cũng ko khá hơn Su-27/33 là bao. radar cũ nhất N001 cũng detect F18E nếu rcs = 3-4m2 ở >100km như vậy chỉ cần bắn R-27ER/AE/ET/EP/EM (tầm bắn từ 120-170km dẫn đường IR, ARH, SARH) hoặc R77M1 (175-180km, ARH) là đủ. Su-27 CR 1500km nên ko cần mang fuel tank, cơ động hơn + ECM, chaff (1 số nơi nói AIM120, R77 có đầu dẫn xung doppler nên vượt được chaff, như TL AIM9X có IIR two-color đa màu nên vượt được flares vậy). Trong khi đó F18E tuy cũng cơ động, nhưng mang tới 3-5 FT cực kì kém cơ động, lại bộc lộ RCS nhiều thành ra cũng 50/50 vs Su-27/33 thôi.

Các loại tên lửa Su-27/33


 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.537
113
thực tế chiến trường sẽ giãi đáp ai thắng ai? nhìn specs, performance củng chưa chắc đâu
 
Hạng D
18/3/07
1.605
477
83
54
nghe nói các bcacs nahf ta đang dòm ngó hàng Mỹ, quốc hội Mỹ đang họp xem có nên hay không?
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.537
113
Chắc chắn là ko rùi.vì sợ anh TQ sang copy.. với lại hai hệ thống khác nhau, khó tương thích khi phối hợp tác chiến lắm
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
grenade nói:
thực tế chiến trường sẽ giãi đáp ai thắng ai? nhìn specs, performance củng chưa chắc đâu


Nói chung nhìn specs, perform có thể chắc chắn khoảng 60-70% rồi bác ạ. Nhất là ngày nay mọi vũ khí đều có độ chính xác cao. vd như BVR là mốt của Air combat, một vài ví dụ điển hình: Mig 25MR bắn hạ F18C, F16C bắn hạ Mig 29B, F-14A Iran nhờ có AIM-54 át chủ bài mà chỉ mất 5 chiếc, bắn hạ gần nửa số Mig, Su, Mirage của KQ Iraq, tất cả cũng đều bằng TL tầm xa R-40, AIM-54/120 đấy thôi. Hoặc trong chiến tranh Falklands Harrier Anh tuy vừa chậm hơn, vừa kém cơ động hơn, nhưng nhờ có AIM-9L (all-aspect/tác động mọi phía cạnh) nên đã chiến thắng tuyệt đối aircombat/dogfight vs A-4, Mirage 3 của Ác khen tina đó, hay như specs maneuverability (tốc độ leo cao, quần vòng tỉ lệ, bán kính quay, động cơ loại!...) của Su-27 > Mig 29 thành ra khi dogfight Su-27 đã thắng tới hơn 2 lần cũng không quên nhắc đến Mig 29 Iraq bắn hạ Tornado cũng nhờ khả năng cơ động > so với loại (limited)fighter/-bomber (cũng nhờ 1 phần R-60 limited all-aspect), rồi cũng nhờ động cơ siêu nhanh mà Mig 25 bất thình lình luồn qua 1 toán F15C đồng thời bắn hạ F111, tuy nhiên cũng đúng là còn yếu tố con người nữa. TK 21 này công nghệ quyết định gần như 60-70% rồi (AWACS, missile tech vd so sánh TL Meteor,AIM-9X, AGM-88E vs R-77M1, R-73M2, Kh-31PD ta thấy TL phương Tây tốt ở các mặt sau meteor-ramjet, hệ thống đa dẫn đường AGM-88E-MMW/GPS/INS, kích nổ meteor-impact, tấn công được đa mục tiêu AIM-9X-aganist ground target, nhưng lại thua về tầm bắn hoặc tốc độ R-73M2 40km, R-77M1 175km, Kh-31PD 250km/Mach 3+ cũng cần nói thêm Kh-31PD cũng có ramjet > rocket motor AGM-88E,HMS, radar, ENLINT, engine.....), còn lại như đã nói là yếu tố con người, thời gian đào tạo, luyện tập, mức độ tiếp thu, khả năng thực hành, kĩ năng chiến đấu, tâm lý....
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Street_Version nói:
nghe nói các bcacs nahf ta đang dòm ngó hàng Mỹ, quốc hội Mỹ đang họp xem có nên hay không?
Hàng US thì chỉ có F15SE (stealth Eagle), FA18SH (stealth Hornet) thôi, mà VN giờ vẫn là cơm sườn nên ko có chuyện Mỹ bán đâu =))
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
F-35 cũng ko thực sự tốt lắm, có thể liệt kê ra như sau:

Theo kế hoạch, block 3 mới là loại trực chiến được, hơn trăm con hàng block 1, 2 sản xuất ra chưa thử nghiệm tính năng gì được, đang cố bay bằng F-16, F-18 mà chưa xong.

Cụ thể, phi đội F-35 giờ bay trong điều kiện hạn chế ngặt nghèo:
- Trần bay không quá 40.000ft (thiết kế cho phép tới 60.000ft)
- Gia tốc lượn vòng khống chế 4,6G (thiết kế cao hơn 5G, giờ chính thức lầu 5 cạnh rút xuống 4,6G cho bản A, 5G cho bản B)
- Thời gian tăng tốc từ 0,8 lên 1,2G chính thức được phép dài hơn F16 block 50 là 8 giây trên bản A, 12 giây trên bản B. Ngoại trừ các chuyến bay thử đặc biệt được giám sát chặt cho các máy bay vừa được chỉnh sửa, các F-35 còn lại bị giới hạn ở tốc độ dưới âm (0,9M)
- Góc tấn giới hạn trong bay tập là 18 độ, lầu 5 góc giảm yêu cầu, cho phép giảm góc tấn tới hạn của F-35 xuống 50 độ, tương đương F-18 (bản E/F)
- Tất cả các phi công đều chỉ được bay trong điều kiện khí tượng hạn chế (tốt) cụ thể là trời nắng đẹp, cấm bay trong mây, đặc biệt là mây tích điện (vì F-35 ko có chống sét thì phải), cấm bay trong mưa, cấm bay đêm, cấm bay trong điều kiện can nhiễu tự nhiên như bão từ mạnh.
- Các F-35 bị cấm bay trong đội hình cự ly gần, cấm bay biểu diễn, cấm các hình thức cơ động có thể đưa máy bay vào trạng thái stall.

Đó là thực tế của cỡ 100 F-35 đã giao hoặc trên dây chuyền ở thời điểm này. Chưa máy bay nào có thể hoạt động theo thiết kế. Phi công và giáo viên chuyển loại cho rằng việc chuyển loại từ block 1, 2 (giai đoạn phát triển) lên block 3 (giai đoạn trực chiến) cũng sẽ mất nhiều thời gian, vì các thay đổi liên tục cả phần mềm lẫn phần cứng của các phiên bản.

Nói chung, chương trình F-35 đang quá nhiều vấn đề, và hy vọng thử chiến thuật này nọ chắc là phải đợi tới thời hạn combat ready (rải từ 2016 hay 2018 tùy phiên bản, đấy là gia hạn của nhà 5 xó) may ra các phi công F-35 mới được cởi bỏ các giới hạn bay để thử nghiệm chiến thuật. Tuy nhiên, việc cắt giảm tính năng bay kém hơn hoặc bằng các máy bay hiện đang phục vụ làm nhiều giặc lái già không tin vào chuyện có thể chiếm ưu thế, vì cả vượt trội về cơ động, vượt trội về tải vũ khí, vượt trội về sensor... đều chưa chứng minh được điểm nào.

Các lỗi thì có hàng trăm lỗi (cỡ hơn 700) yêu cầu phải sửa đổi quá trình chế tạo hoặc chế tạo/thiết kế lại toàn bộ. Điển hình là lỗi quá nhiệt cánh đuôi ngang khi bay tốc độ cao, lỗi nứt cánh phải sớm (chưa tới 30% số giờ bay yêu cầu đã xuất hiện nứt vượt cho phép), lỗi bộ máy phát tích hợp (Intergrated Power Pack - IPP) không đủ tin cậy, đã phải tháo bỏ và thay bộ mới cho 16 máy bay trong quá trình thử nghiệm, lỗi gây nguy cơ cháy của khoang máy tính do dùng chất tải nhiệt bắt cháy, lỗi quá nhiệt khung và cửa xả động cơ so với thiết kế (vì lỗi này nên phải kéo dài thời gian gia tốc lên siêu âm), lực cản không khí khi mở cửa khoang vũ khí vượt quá dự tính, hệ thống ghế phi công không được tự động kích hoạt trong một số trường hợp gây nguy hiểm cho phi công, vùng quan sát của phi công quá hẹp, chủ yếu tập trung ở phía trước song cũng bị hạn chế nhiều giống như ở Mig-25/31.... Đó là các lỗi cơ bản, trên biến thể B và C còn nhiều lỗi liên quan tới các cấu trúc đặc thù như quạt nâng, móc cáp...

F-35 xây dựng đội ngũ trên quy trình tân tiến là máy bay đang giai đoạn thử nghiệm được đưa vào sản xuất loạt nhỏ ngay. Sau khi nhận các lô hàng này, dĩ nhiên phải xây dựng hạ tầng, đào tạo phi công và kỹ thuật mặt đất trong khi vẫn tiếp tục thử nghiệm và cải tiến, cải lùi. Phi công đào tạo ra dù chưa bay được bắn được cũng vẫn phải duy trì bay, và đi học lại mỗi lần upgrade phần mềm, đội mặt đất phải học thêm khi có cải tiến, hoặc thay thế, hoặc nhận máy bay lô sản xuất sau. Tất cả các việc đó duy trì song vẫn không đạt trạng thái chiến đấu được. Ngược lại đó, với "Su-35 hiện đại hóa sâu" thì các mẫu thử đều là độ lại khung thân tồn kho, lắp thêm đầu DVD với MP3, cảm biến lùi.... để cải thành, nên có 8 cái cũng là thường, vì triển vọng nếu không bán được hàng, 7 mẫu kia sẽ thành prototype của Su-37 hoặc Su-41 gì đó. Nếu so sánh thì nên lấy T-50 hoặc mẫu T-10 chẳng hạn, số mẫu thử nghiệm thường rất ít, phải qua được thử nghiệm quốc gia (thử bay, thử bắn xong, tính năng kỹ thuật được chấp nhận nghiệm thu), được chấp nhận trang bị mới sản xuất loạt và đào tạo phi công, rồi mới bay thử nghiệm chiến thuật.

Một so sánh của Mỹ trắng - có vẻ là người lo lắng thực sự tới F-35 - cho thấy không gì là nổi trội. Theo định nghĩa thế hệ 5 của nhà thầu:

1/ Tàng hình
2/ Siêu hành trình/Siêu cơ động
3/ Đa năng/đa nhiệm
4/ Hệ thống sensor đa phổ/hệ thông tin nối mạng
5/ Điện tử hàng không tiên tiến

thì F-35 được mỗi điểm 1 là có tý thành tích, trong vùng phổ sóng radar, ngoài ra trên các thiết bị EO/IR thì F-35 (chưa đi vào khai thác) không hơn so với các hệ thống đang khai thác
Siêu hành trịnh đã bỏ khỏi mục tiêu của dự án. Siêu cơ động chưa thể hiện, song với việc giảm yêu cầu cho các đặc tính bay, sẽ khó có cơ hội để so với các hệ thống hiện hành (F-16, F-15, Rafale, Typhoon)
Đa năng/đa nhiệm thì kém các hệ thống hiện tại đang khai thác trên thế giới. Trong nhiệm vụ rất cần tàng hình là SEAD thì tải vũ khí trong thân quá ít, không bắn được các vũ khí stand-off nên rất đáng nghi ngờ.
Hệ thống sensor/thông tin nối mạng thì Rafale và Typhoon đã triển khai cả thập kỷ nay, dùng tốt, mô tả của F-35 không thấy gì nổi trội hơn.
Điện tử hàng không tiên tiến thì do 4 điểm trên, cũng đánh dấu hỏi to tướng.

Mặc dù các chuyên viên mua sắm của nhà 5 xó, những tổ chức giám sát kiểu DOT&E cũng đã báo khá nhiều lỗi lớn, song phi công phàn nàn là bấy nhiêu chưa hề đủ. Về mặt chi li, các phi công tập lái F-35 và huấn luyện viên còn thêm hàng đống thứ hài hước:
- Tốc độ (air speed) giới hạn ở 550 KCAS (1018km/h, 0,9M) với cao độ trên 8.000ft, dưới 8000ft giảm xuống 500 KCAS (926km/h). Tốc độ hạ thấp cũng giới hạn ở 6000ft/phút (30m/s) khi cơ động.
- góc tấn giới hạn từ -5 độ đến +18 độ, vượt tải giới hạn từ -1G đến +5G
- cấm cất - hạ cánh theo đội hình (formation take-off and landing), cấm bay đội hình gần nhau (close-formation)
- cấm bẻ gắt cần lái (stick) hoặc đạp nhanh bàn đạp (rudder), cả 2 thứ này phi công phải điều khiển từ từ và theo dõi thông số, giữ máy bay trong giới hạn cho phép.
- phải giữ khoảng cách với các đám mây tích điện ít nhất 25 dặm
- cấm sử dụng data-link và kênh thông tin bảo mật, cấm sử dụng hệ thống IFF
- Không sử dụng thông tin trên HMD (helmet mouted display) như thông tin chính (primary reference)
- Hệ thống thông tin và khí cụ dẫn đường khó sử dụng (màn hình không nhạy, nhiều khi phải bấm nhiều lần), dò-đặt kênh mất nhiều thời gian
- Kính buồng lái, màn hình, mặt mũ bay quá bóng, tạo nhiều bóng khi có nắng và rất khó đọc thông tin
- Một số bộ phận trên bộ đồ bay phát nhiệt quá nhiều, mặc dù trong buồng lái có điều hòa, nhưng nhiều lúc một số phần của bộ đồ bay cao hơn nhiệt độ bên ngoài ở mặt đất đến 30 độ F, gây khó chịu cho phi công.
- Simulator thì tuyệt, nhưng máy chủ quản lý đào tạo lại rất phở, nhiều khi chạy 2 tiếng là phải reboot.
- Trong một vài phi vụ, radar chịu chết khi khóa mục tiêu, hoặc khi mở chế độ cận chiến.
phần mặt đất thì hoàn cảnh như thế này:
- Thời gian khả dụng của máy bay là khoảng 50% (50% thời gian không khả dụng là thời gian bảo dưỡng định kỳ, không bay được)
- Bộ IPP (integrated power pack) phải dùng bộ khí cụ riêng để theo dõi khi khởi động máy bay, đảm bảo các van của hệ thống làm việc đúng, không gây cháy nổ
- Thời gian bay trung bình giữa các lỗi nặng (mean flight hours between critical errors) là 11 giờ, thời gian bay trung bình giữa các thay thế (mean flight hours between removals) là 4 giờ, thời gian bay trung bình giữa các lần bảo dưỡng (mean flight hours between mainternance event) là 1,4 giờ.
- Thời gian thay động cơ kéo dài so với mục tiêu thiết kế. Thay động cơ định kỳ mất trung bình 39 giờ, thay động cơ trong các trường hợp đột xuất mất trung bình 52 giờ, trong khi mục tiêu thiết kế là 120 phút cho công tác này.
- Hệ thống hỗ trợ bảo dưỡng kết nối rất chậm, khoảng 3 phút để khởi động. Vài lần hệ thống này báo nhầm, ví dụ có lần cần thay lốp phía trái (quan sát bằng mắt) thì hệ thống này khăng khăng đòi thay lốp phía phải.
- Hệ thống nạp ac quy tự động tắt khi nhiệt độ xuống thấp, làm lỡ vài phi vụ. Vì vậy, nhân viên mặt đất phải giữ các máy bay trong nhà chứa được sưởi nóng đúng dải nhiệt độ mới có thể đảm bảo kỹ thuật đúng lịch.

Mấy lão đưa ra đánh giá DOT&E này có thể liệt kê ra (cũng toàn thành phần bàn giấy, non pilot máu mắt :D)

Đầu bảng: Dr. J.Michael Jilmore, DOT&E, . Thằng này chính phủ mèo cho nó ở trang riêng, các bác nào ghét cứ vào thẳng trang của nó ắt là có địa chỉ thư tín để mắng
Giovanni de Briganti, lý lịch ở đây: . Thằng này là chủ bút một số thứ, bác cần cứ vào thẳng ướp sai của nó mà dạy dỗ ạ!
Pierre M. Sprey và Winslow T. Wheeler, 2 thằng này chắc Bô Inh mua nên viết nhiều bài về F-35 cực thối, do không tìm được trang lý lịch, em cóp tạm về vậy:
"Pierre M Sprey, together with John Boyd and Everest Riccioni, conceived and shaped the F-16; Sprey also led the technical side of the US Air Force’s A-10 design concept team
Winslow T. Wheeler spent 31 years working on Capitol Hill with senators from both political parties and the Government Accountability Office, specializing in national security affairs. Currently, he directs the Straus Military Reform Project of the Center for Defense Information in Washington and is author of The Wastrels of Defense"

Dave Majumda: thằng này hình như theo Hồi giáo, trông râu rậm mặt đen bác ạ, chắc là nó cũng chả biết gì mà cứ múa thợ qua mắt rìu, bác nhỉ!
(Dave Majumdar is a freelance Aviation and Defense writer. Majumdar has written for several aviation and defense related publications before coming to Examiner. Majumdar has degree a Strategic and Security Studies and is a private pilot.)

còn hàng xâu nữa cơ ạ, tỷ như David Cenciotti, Dr. Dennis Jensen (chắc thằng này mua bằng).... rồi đám Karlo Koop này nọ, thôi em chả đủ sức để nhắc.

Bên lá cải thì có vài thằng như tạp chí lá cải Flight International (địa chỉ Flight International) là thằng đáng ngờ nhất, vì nó dám đăng rất nhiều bài, khẳng định nó đã phỏng vấn các phi công bay F-35, kể cả phi công thử nghiệm của nhà thầu, và đăng bài bố láo. Chắc thằng này và những thằng tương tự do Bô Inh bơm tiền...

f_35flighttestpointsnov2011_107.gif

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Ông Nga Xô mỗi lần cải tiến 1 chút là đặt tên thành model mới. Su nào cũng là Su-27 hết. Nếu họ nhà F cũng đặt tên kiểu như vậy thì chắc có F-50 rồi
21.gif
.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
xxmagicxx nói:
Ông Nga Xô mỗi lần cải tiến 1 chút là đặt tên thành model mới. Su nào cũng là Su-27 hết. Nếu họ nhà F cũng đặt tên kiểu như vậy thì chắc có F-50 rồi
21.gif
.

Nếu chỉ tính các Fighter. Không liệt kê những bản thử nghiệm, trinh sát thì có như sau:

Phân loại của Mỹ có phần gói gọn dễ nhớ hơn (trừ VN era):

F-86/100/101/102/104/105/4/8/111 (Vn era)
F-14/15/16/18/22/35/117 (Fx modern)
F-4A/B/J/N/S/C/D/E/K/M/EJ/F/X/G (Drone QF-4B, E, G và N)
F-16A/B/C/D/E/F/CJ (block 10-12-15-20-25-30-42-50-52-60-62-70)
F-15A/B/C/D/E
F-22A or F/A-22 (block 10/20/30/35)
F/A-18A/B/C/D/E/F (block I/II/III...)
F-35A/B/C (block 1/2/2A/2B/3)

Nga thì cũng dễ nhớ vì toàn số lẻ (trừ T-50 chưa định danh chính thức, T-50 chắc là Su-49 vì T-10 là Su-27.):

MiG-15/17/21/23/25/31/33/35
Su-7/9/11/15/17/22/24/27/25/30/32/33/34/35/37/39/47
Mấy thằng biến thể là khó nhớ nhất (nếu liệt kê ra Mig 21,23,25 thì quá nhiều)
List Su-27: Su-27S/SK/UB/UBK/UBM/UBM2/K (Su-33)/PU (Su-30)/PD/M (Su-35)/SM/SM1/SM2/SM3/SKM
List Su-30: Su-30K/MK/MKK/MK2 (MKK2)/MK3 (MKK3)/MKI/MKM/MK2V/MKV/MKA/SM/SM2/SM3/IB/BM (Su-27M2/Su-35S)
List Mig 29: Mig 29A/B/M/M1/M2/STM/SMT/K/KUB/U/UB/UBK/SM/UBT
18.gif


Của Tàu hầm bà lằng
18.gif


J-5/7/8/9/10/10/11/11/12/13/14/15/16/20/31
JF-17 (FC-1)
FC-20 (J-10B)
JH-7A/B
J-11A/B/BS/C/BH
J-8A/I/E/II/IIB/D/C/H/F/G/IIM/F/T
J-7I/II/IIA/IIM/IIH/IIK/III/B/BS/E/EB/EH/FS/G/G2/GB/M/MF/MG/MP/PG/Drone
Còn thằng Tornado, Mirage cũng khó nhớ vì tuy cũng ít biến thể so với Nga Mỹ Tàu, nhưng mà ít sử dụng nên cũng ko nổi lắm
 
Last edited by a moderator: