Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Giờ xét về tech missile (công nghệ tên lửa) thì Nga Mỹ 1 9, 1 10. Chỉ nói những thứ đang biên chế:

Nga hầu hết tên lửa tầm bắn đều xa, siêu thanh (Ashm, ARM, A2A) nhưng hệ dẫn kém ko đa hệ dẫn hoặc cùng lắm chỉ có thêm 1 băng tần số, tên lửa tầm nhiệt thì chỉ LOBL được vd: Kh-31PD, P-270, R-77M1, R-73M, R-37M, R-27AE

Mỹ Âu hầu hết tầm bắn kém xa so với Nga phải nói là quá xa, tốc độ cũng ko cao lắm (Ashm, ARM, A2A). Nhưng hầu hết trang bị hiện đại đa hệ dẫn (hầu hết là 2-way datalink có khả năng lọc phân tích dữ liệu pha giữa, phối hợp dẫn bắn từ máy bay hoặc Awacs khác, lựa chọn thay đổi mục tiêu pha giữa hoặc cuối cho phù hợp và đạt hiệu quả nhiệm vụ cao hơn, vd R77 "R77 theo 1 vài nguồn cũng có 2-way datalink" bắn con F16C nhưng khi đang trên đường tới nơi thấy có dấu hiệu F15E thì đổi sang bắn nó để , hoặc AGM-84 bắn con Kirov nhưng thấy con Slava thì đổi sang bắn nó để dễ hơn), LOAL đầy đủ cả tầm nhiệt đặc biệt tầm nhiệt như AIM-9X block II còn bắn chặn được cả tên lửa ARH đối thủ vd: AIM-120D, Meteor, AGM-88E, Exocet, AGM-84, AIM-9X

So sánh tên lửa Nga Mỹ Âu Tàu:

image.jpg

 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.535
113
Hồi xưa Mỹ có phi tiển tầm 100 miles, trang bị cho F 14, chừ hết sử dụng rùi, tên hỏa tiễn em quên rùi.. củng AIM..có lẽ Mỹ thấy tầm xa thật ra ko cần thiết
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
grenade nói:
Hồi xưa Mỹ có phi tiển tầm 100 miles, trang bị cho F 14, chừ hết sử dụng rùi, tên hỏa tiễn em quên rùi.. củng AIM..có lẽ Mỹ thấy tầm xa thật ra ko cần thiết
AIM-54 đó bác, còn này trên mấy 4rum keypuplishing, F-16.net nó bàn cãi cũng nhiều lắm, chủ yếu là trận 1 AIM-54 Iran hạ 3 con Mig do phân mảnh bắn ra :D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Tiếp tên lửa A2A (đối không) Nga Mỹ

Hết tiền, Lầu Năm Góc tăng sức mạnh tên lửa AIM-9X (BVR AIM-9X Block 3 ?!)

() - Hải quân Mỹ có kế hoạch gia tăng tầm bắn của tên lửa mới AIM-9X Block 3, được phát triển bởi Raytheon lên 60% so với phiên bản hiện tại AIM-9X Sidewinder. Đây là nhu cầu đặc biệt của chiến đấu cơ F-35. Tên lửa mới này sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2022, theo thông báo của Bộ tư lệnh các hệ thống Không quân Hải quân Mỹ, NAVAIR (Naval Air Systems Command).


“Yêu cầu để tăng bán kính hoạt động của Block 3 là một lời đáp cho vấn đề về tính năng tác chiến của các máy bay chiến đấu sau năm 2020, tầm bắn của tên lửa AIM-9X phiên bản này sẽ tăng thêm 60%”, theo NAVAIR.

Cũng theo NAVAIR, cấu hình hiện tại của tên lửa tầm ngắn AIM-9X Block 2 đã vượt qua sức mạnh một số tên lửa như AIM-120D AMRAAM của công ty Raytheon, nhưng tên lửa phiên bản Block 3 sẽ tiếp tục gia tăng lợi thế này.

Với việc tăng tầm bắn, AIM-9X Block 3 “sẽ tạo thuận lợi để tăng khả năng chiến đấu của các máy bay trong các chế độ ngoài đường chân trời nhằm tăng tính linh hoạt chiến thuật”, NAVAIR cho hay.

images1240557_my_nang_cap_ten_lua_baodatviet.vn_1.jpg
Phiên bản tên lửa AIM-9X Sidewinder

Việc cần thiết phải tăng tính linh hoạt hơn nữa đã xuất hiện khi có sự gia tăng nhanh chóng các trạm gây nhiễu tiên tiến với bộ nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số (DRFM) mà các đối thủ tiềm tàng đã bố trí trên các phi đội máy bay của họ.

Đây là ý tưởng để phát triển một loại tên lửa hoàn toàn mới, thế nhưng ngân sách của Lầu Năm Góc đang bị cắt giảm nhiều.

Để tạo ra phiên bản tên lửa AIM-9X Block 3, nhà sản xuất tập trung vào động cơ của tên lửa, “tầm bắn được mở rộng nhờ việc cải thiện hiệu suất động cơ và sự điều tiết công suất của tên lửa”, theo thông báo của NAVAIR.

Ngoài việc gia tăng tầm bắn, phiên bản tên lửa mới sẽ mang đầu đạn nổ thấp với mục đích làm tăng tính an toàn khi sử dụng trên máy bay. Tuy nhiên, phiên bản Block 3 sẽ sử dụng hệ thống dẫn đường và các thiết bị điện tử của Block 2, trong đó có cả các kênh dữ liệu.

images1240559_my_nang_cap_ten_lua_baodatviet.vn_2.jpg
AIM-9X Sidewinder được trang bị trên máy bay F-35

Đặc tính phiên bản tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Block 2 đã làm nức lòng và vượt quá sự mong đợi của Hải quân Mỹ, trong 22 lần phóng thử nghiệm đã tiêu diệt được 21 mục tiêu giả định.

AIM-9X Block 2 có khả năng tiêu diệt kẻ thù trong bán kính 1-35 km, có thể điều khiển bằng lực đẩy vecto, có chức năng phát hiện mục tiêu bằng radar do đó có thể tiêu diện mục tiêu từ mọi phía.

Tên lửa phiên bản Block 2 có trọng lượng 85 kg, trọng lượng đầu đạn 9,4 kg, dài 3 m, đường kính thân 12,7 cm, được trang bị chủ yếu trên các máy bay chiến đấu và gần đây còn được trang bị trên một số máy bay trực thăng.

Theo kế hoạch, giai đoạn nghiên cứu công nghệ và sản xuất thử nghiệm phiên bản Block 3 sẽ được thực hiện từ năm 2016. Tên lửa sẽ chính thức được thử nghiệm vào năm 2018, đến năm 2020 tiến hành thử nghiệm toàn diện.

Nếu mọi tính toán của chương trình thành công, đạt được các yêu cầu đề ra, tên lửa AIM-9X Block 3 sẽ đưa vào biên chế chiến đấu năm 2022, NAVAIR thông báo.

R-77: “sát thủ diệt chim sắt” siêu hạng của Su-30MK2 Việt Nam (VN chỉ có con này A2A xa nhất)

(Kienthuc.net.vn) - R-77 là tên lửa không đối không tầm xa hiện đại có thể đã trang bị cho Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
  • Vympel R-77 hay còn gọi là RVV-AE (NATO định danh AA-12 Adder) là loại tên lửa không đối không tầm trung – xa hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. R-77 là một đối thủ trực tiếp nặng ký với tên lửa không đối không tầm trung – xa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.

    Công tác phát triển R-77 được Phòng thiết kế Vympel khởi xướng vào năm 1982, nó là đại diện cho tên lửa đa nhiệm đầu tiên của Nga sử dụng cho cả không quân chiến thuật và không quân chiến lược. R-77 hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên”, tên lửa được thiết kế để chống lại tất cả các mục tiêu đường không.

    R-77 cũng được thiết kế để tấn công bắn hạ tên lửa không đối không tầm trung AIM-120ARMAAM hoặc tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix. Nó cũng có thể được sử dụng để chống lại tên lửa hành trình và các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác.

    Tên lửa được giới thiệu cho công chúng vào năm 1992 tại triển lãm MosAeroshow 92 với tên gọi R-77 RVV-AE . Các nhà báo phương Tây khi nhìn thấy R-77 đã đặt cho nó biệt danh AMRAAM Ski để ví von và so sánh nó với AIM-120AMRAAM của Mỹ. Tên lửa còn được biết đến với tên gọi khác là Izdieliye-170 (Sản phẩm-170).

    R77su30mk2v_KTO_4701_WDAY.jpg
    Đạn tên lửa đối không tầm trung - xa R-77 lắp trên Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

    Nó có thể trang bị rộng rãi cho các tiêm kích của Nga như Su-27, Su-30MK, Su-34, Su-33, Su-35, Su-37, MiG-29, MiG-35, MiG-31. Thậm chí, ngay cả MiG-21 nếu được nâng cấp về hệ thống điện tử cũng có khả năng sử dụng R-77.

    R-77 có thiết kế khí động học rất dễ nhận biết đó là 4 vây lái hình lưới ở phía đuôi cùng 4 vây ổn định hình chữ nhật ở gần giữa thân. Mỗi vây được bao bọc bằng một khung kim loại bên trong có các tấm kim loại được thiết kế dạng lưới. Giải pháp thiết kế này được giới thiệu là giúp kiểm soát tên lửa tốt hơn trong điều kiện tốc độ cao cũng như giảm trọng lượng.

    Để hoàn thiện được thiết kế vây lưới này các kỹ sư đã phải mất tới 3 năm để thiết kế lý thuyết và thử nghiệm. Người Nga gọi đây là công nghệ lệch khí động lực. Với kiểu vây lái này không cần đòi hỏi một động cơ mạnh như kiểu vây lái thông thường và nó còn có tác dụng làm giảm diện tích phản hồi radar RCS.

    Tên lửa đang được sản xuất với 3 biến thể trang bị đầu tự dẫn khác nhau gồm:

    - R-77 tiêu chuẩn sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động (cách mục tiêu một cự ly nhất định, radar trên tên lửa tự bám bắt mục tiêu không cần sự can thiệp từ máy bay phóng)

    - R-77T sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại Mk-80M tương tự như trên tên lửa R-73M, và R-27T

    - R-77P sử dụng đầu tự dẫn quang điện.

    Các thiết kế tên lửa của Nga luôn được trang bị nhiều loại đầu tự dẫn khác nhau để thực hiện đòn tấn công phóng loạt 2 quả với 2 loại đầu tự dẫn khác nhau. Lối chiến thuật này được xem là một sự kết thúc cho “trò chơi không chiến” khi mà đối phương cần phải đánh bại 2 cơ chế dẫn đường khác nhau cùng lúc nếu muốn sống sót.

    R77su30mk2v_KTO_4702_HCVF.jpg
    Tiêm kích đa năng Su-30MK của Không quân Nga phóng tên lửa R-77.

    R-77 tiêu chuẩn được trang bị radar chủ động 9B-1348E có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Radar có thể hoạt động ở 2 chế độ, nếu tấn công mục tiêu ở tầm gần tên lửa sẽ khóa mục tiêu ngay từ trên máy bay và hoạt động theo nguyên lý “bắn-quên”. Nếu tấn công các mục tiêu tầm xa tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu ở pha giữa, pha cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng radar chủ động.

    Tên lửa có chiều dài 3,6m, đường kính 200mm, sải cánh 350mm, trọng lượng phóng 175kg, tầm bắn từ 40-80km tùy biến thể. Tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 20kg với ngòi nổ lade cận đích, tốc độ của tên lửa gấp 4,5 lần tốc độ âm thanh (5.000km/h).

    R77su30mk2v_KTO_4703_CFNO.jpg
    Su-30MK2 của Việt Nam có thể đã được trang bị tên lửa đối không siêu hạng R-77.

    Gần đây, Vympel đã giới thiệu thêm biến thể R-77M-PD hay còn gọi RVV-AE-PD, sử dụng động cơ ramjet nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn tới 160km, trong lượng phóng tăng lên 195kg.

    Biến thể hiện đại hơn nữa là RVV-AE-ZKR được thiết kế như một “siêu tên lửa đối không” với phần thân sau có đường kính khá lớn để tăng tầm bắn. Tầm bắn của biến thể này được dự đoán lên đến 180km, trọng lượng phóng tăng lên 226kg.

    Theo một số nguồn tin chưa được xác nhận nhiều khả năng Việt Nam đã nhập khẩu tên lửa R-77 để trang bị cho Su-30MK2 của Không quân Việt Nam. Nếu thông tin trên là đúng sự thật thì khả năng tấn công của Su-30MK2 sẽ được tăng lên rất nhiều.

    Với R-77, Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đã có đủ “bộ 3 sát thủ” tầm gần R-73, tầm trung R-27 và tầm trung – xa R-77 đều là những tên lửa không đối không hàng đầu thế giới hiện nay.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Một vài so sánh R-77 (sử dụng Grid fins) vs AIM-120 (sử dụng Deltas fins)
rvsa.jpg

[blockquote]Comparison with AIM-120 AMRAAM
Range

The R-77's main advantage over the AIM-120 AMRAAM is in range and maneuverability. The longer range is because the R-77 is a larger 200 mm (7.9 in) vs 178 mm (7.0 in), heavier 175 kg (390 lb) vs 150 kg (330 lb) missile than the AMRAAM and contains more propellant. Like most AAM weapons, the claimed range is for a non-maneuvering target, at a high altitude, and probably on a head-on aspect with a respectable closing rate. Lower altitudes, rear aspect, or maneuvering targets will all reduce this range, but the same applies to the AMRAAM[citation needed].

However, newer development versions of the AIM-120 AMRAAM possess greater ranges than the R-77. The AIM-120D is suspected to have a range up to 120 km (75 mi)[citation needed]. However, estimates from Carlo Kopp of Air Power Australia states that the newest developments of the R-77, the R-77M Ramjet, would have a range of 160 km (99 mi)[1]
Maneuverability

The missile's maneuverability relies on the lattice work fins at the rear. The R-77's overall aerodynamic configuration is more efficient at high speed and high angles of attack than the conventional deltas used on the AIM-120 and most other missiles. This reduces the loss of energy when the R-77 is chasing a maneuvering target[2]. However, near Mach 1, oblique shock waves can substantially increase drag of the lattice fins and reverse their advantage [3]. If the missile was fired at a range long enough for it to decelerate to low Mach speeds, it would deplete its energy very quickly while maneuvering. The increased drag would also hamper the carrying aircraft at certain speeds unless the fins were folded or the missiles were stored internally. Nonetheless, the weapon is reported to be able to handle a target maneuvering at up to 12g,[4] a substantially higher rate than any manned fighter.
[/blockquote]
[blockquote][font="arial,helvetica"]Nevertheless, an important disadvantage of grid fins that may limit their applications to future weapons is Radar Cross Section . The cube-shaped cells formed by the lattice structure tend to create very strong radar reflections that would be very undesirable in a weapon designed for low observability. This limitation might be minimal for short-range weapons like bombs but could be a significant concern for applications like long-range cruise missiles. [/font]
[/blockquote]
[blockquote]First introduced in 1982, the R-77 is said to be comparable in general performance to the U.S. AIM-120A/B (AMRAAM), but with a longer range and heavier warhead. With its unique “potato masher” grid-type control surfaces, the missile is claimed to be more manoeuvrable than any other models of MRAAM in the world. The weapon is purported to be able to handle a target manoeuvring at up to 12G, a substantially higher rate than any manned fighter. However, the missile is believed to be inferior to the AIM-120 in missile seeker technology and countermeasure capability.

[/blockquote]Note: fins at the rear (missile)

aim7_details.gif

aa12-grid-fin.jpg


Đại khái là R-77 cơ bản tầm bắn và tốc độ cũng như độ cơ động tốt hơn ở tốc độ cao, hơn hẳn so với AIM-120 cơ bản và cũng nhờ 1 phần khí động học tốt [Grid fins (or lattice fins)-cánh đuôi điều hướng vây lưới] và trọng lượng lớn hơn, nhưng bù lại do lưới vây nên thành ra RCS lớn hơn dễ bị phát hiện. Và đặc biết hệ thống chống ECM kém hơn, ý nói tới home-on-jam mode như MDBA Meteor và AIM-120C/D (dĩ nhiên giá thành sẽ mắc hơn, bảo quản kĩ hơn). Cuộc chiến giữa tư duy phát triển khí động học siêu cơ động cực xa Nga vs hệ thống điện tử dẫn đường tinh vi Mỹ Âu vẫn còn gay cấn.

Một số điểm phân biệt giữa tên lửa dẫn đường radar và radar chủ động lẫn tầm nhiệt:
ARH/SARH/ARM: R-77/27R, AIM-7/120, AGM-88, Kh-31P (home on jam mode)
IR/IIR: AIM-9/9X, R-73/73E (Lock on after launch, all-asepct)

 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Về SEAD cũng vậy Kh-31P/PD tuy tầm bắn xa hơn AGM-88E (180-250km), động cơ ramjet, nhưng ko đa hệ dẫn như AGM-88E (INS/GPS,mm-wave radar,2-way datalink), và passive radar chứ ko phải activer radar như biến thể E. Tuy nhiên ưu điểm Kh-31P/PD là Nếu trường hợp máy bay phát hiện được nguồn sóng radar, nhập thông số rồi phóng tên lửa thì dù nguồn phát có tắt radar đi chăng nữa tên lửa vẫn có thể đánh trúng mục tiêu. Đây là điểm khác biệt của những tên lửa chống radar thế hệ mới như HARM (biến thể E thay = ARH nên ko áp dụng được, nhưng thay = gps) hay Kh31P/PD, so với những loại đời cũ như Shrike, do rút kinh nghiệm từ CTVN. Tuy nhiên chỉ dành cho mục tiêu cố định, AGM-88E thì lại khác vì nó có EHF active radar homing mm-wave radar thành ra nếu mục tiêu di chuyển chậm như tàu chiến thì vẫn bắn được

 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Nói chung là Nga ưu tiên tầm bắn xa, khí động học tốt và số lượng còn Mỹ Âu ưu tiên độ chính xác, đa hệ dẫn để đánh bại các ECM
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
AIM-120C-7: “sát thủ” diệt MiG Triều Tiên của Hàn Quốc</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Với tên lửa không đối không tầm xa AIM-120C-7, Hàn Quốc có thể tiêu diệt máy bay Triều Tiên từ cự ly xa ngoài tầm 100km.
[*]
[*]
[/list]

Theo thông tin từ Lầu Năm Góc, chính phủ Mỹ đang xem xét việc bán hàng trăm tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-7 cho Không quân Hàn Quốc.
Cơ quan Hợp tác Quốc phòng Mỹ (DSCA) đã gửi thông báo tới Quốc hội Mỹ đề nghị thông qua việc bán cho Hàn Quốc 260 tên lửa đối không tầm xa AIM-120C-7 AMRAAM cùng linh kiện, phụ tùng, thiết bị huấn luyện. Nhiều khả năng hợp đồng này sẽ được chấp thuận.
Lô tên lửa AIM-120C-7 này sẽ được dùng để trang bị cho tiêm kích đa năng tiên tiến của Không quân Hàn Quốc, như F-16C/D, F-15K. Với loại tên lửa hiện đại này sẽ cho phép tiêm kích Hàn Quốc tiêu diệt máy bay tiêm kích MiG Triều Tiên trước khi chúng kịp phát hiện máy bay Hàn Quốc.
AIM120C7_KTO_4701_AKBT.jpg
Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120.


AIM-120 AMRAAM là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết do Tập đoàn Raytheon của Mỹ nghiên cứu phát triển từ những năm 1970. Hiện nay, loại tên lửa này có mặt trong trang bị Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ và 25 quốc gia đồng minh.
Loại tên lửa này được thiết kế phát triển từ tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow với trọng lượng nhẹ, nhỏ hơn so với AIM-7. Tên lửa được kết cấu với các bộ phận gồm: bộ phận dẫn đường; đầu nổ; động cơ và bộ phận lái.
AIM-120 dài 3,6m, đường kính thân 17,7m, sải cánh 52,5cm và trọng lượng phóng tên lửa là 150,7kg. Nó có khả năng lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 18,1kg.
Về mặt động cơ, AIM-120 thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB (hydroxyl terminated polybutadiene) cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4. Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AIM-120C-7 xuất khẩu Không quân Hàn Quốc, tầm phóng tối đa tới 105km.
AIM120C7_KTO_4702_DBHA.jpg
F-16 phóng tên lửa không đối không AIM-120.


Phương thức dẫn bắn tên lửa AIM-120C-7 cũng như là các biến thể khác, trong tác chiến diệt mục tiêu tầm xa, máy bay nhận dữ liệu mục tiêu trước khi rời bệ phóng từ hệ thống radar máy bay phóng, hoặc có thể nhận hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hoặc từ kênh liên kết dữ liệu máy bay tiêm kích khác hoặc từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không.
Sau khi phóng, tên lửa sẽ tiếp tục được máy bay phóng gửi cập nhật dữ liệu mục tiêu cho phép tên lửa tự điều chỉnh hướng (bám mục tiêu). Tới khoảng cách nhất địch (tầm theo dõi mục tiêu của radar trên tên lửa) thì đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt và tìm, khóa, tấn công mục tiêu mà không cần máy bay mang phóng chỉ thị. Đặc điểm này cho phép phi công bắn nhiều tên lửa cùng lúc vào nhiều mục tiêu.
Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu.
Trong chiến đấu, việc bắn AIM-120 ở cự ly gần sẽ được phi công nói ngắn gọn “Fox 3 close” (đây là mã quy định của khối NATO). Tuy nhiên chiến thuật này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì AIM-120 sẽ “bắt bám” mục tiêu đầu tiên mà nó phát hiện bất kể “bạn – thù”.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Tu-22M3 mang tên lửa diệt tàu sân bay</h1>() - Tu-22M3 (tên hiệu NATO Backfire C) là biến thể hiện đại hóa sâu của máy bay ném tầm xa Tupolev Tu-22M2. Máy bay được thiết kế với mục đích tiêu diệt tàu sân bay, các mục tiêu trong lãnh thổ đối phương.
images1241353_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_01.jpg
Tu-22M3 mang tên lửa hành trình dưới bụng
images1241354_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_03.jpg
Trước khi bàn giao cho Không quân Nga vào năm 2011, Tu-22M3 được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân Nga.
images1241355_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_04.jpg
Theo một số tài liệu, tên lửa hành trình tầm xa Kh-22 trang bị cho Tu-22M3 được coi là nỗi khiếp sợ của các tàu sân bay.
images1241356_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_05.jpg
Tên lửa có khối lượng phóng 5,8 tấn, đạt tầm bắn 400km, dẫn đường bằng hệ định vị quán tính và radar chủ động pha cuối.
images1241357_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_09.jpg
Với trang bị vũ khí mạnh, đặc biệt là tên lửa Kh-22, oanh tạc cơ Tu-22M3 từng được gắn cho biệt danh "sát thủ tàu sân bay"
images1241358_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_06.jpg
Tu-22M3 đã từng được Liên Xô sử dụng trong cuộc chiến Afghanistan và Nga sử dụng trong xung đột Nam Ossetia với Georgia.
images1241359_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_08.jpg
Oanh tạc cơ Tu-22M3 là niềm mơ ước của Trung Quốc
images1241362_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_11.jpg
Tu-22M3 có chiều dài 42,4m, sải cánh 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp và trọng lượng cất cánh 124 tấn.
images1241365_Hinh_anh_Tu_22M3_mang_ten_lua_datviet.vn_02.jpg
Dù được ra đời trong thời kỳ Xô Viết, nhưng hiện nay Quân đội Nga vẫn coi Tu-22M3 là oanh tạc cơ chiến lược của mình.