Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Tên lửa diệt tăng từ khoảng cách 12 cây số của Nga

BQP Nga vừa quyết định chi 13 tỷ rúp mua tên lửa chống tăng đa dụng Vikhr-1 do công ty nghiên cứu và chế tạo hợp nhất Izhmash phát triển.
Thông tin trên đã được hãng tin Nga RIA Novosti dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga đăng tải ngày 22/7.
images1241466_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_01.jpg
Theo nguồn tin trên, công ty Izhmash với sản phẩm Vikhr-1 đã giành được hợp đồng trong gói đấu thầu cung cấp tên lửa chống tăng mới cho quân đội Nga và việc thực hiện sẽ bắt đầu từ năm 2015.
images1241467_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_06.jpg
Giám đốc công ty Izhmash, Constantin Busygin, cho biết, hợp đồng cung cấp tên lửa Vikhr-1 cho quân đội Nga là giao dịch thương mại lớn nhất của đơn vị này trong vài năm gần đây.
images1241468_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_03.jpg
Tên lửa chống tăng Vikhr-1 phù hợp để trang bị cho cường kích cơ Su-25, trực thăng tấn công Ka-50/52 và các xuống tuần tra cao tốc hiện có trong biên chế quân đội Nga.
images1241469_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_02.jpg
Điểm mạnh của tên lửa 9K121 Vikhr-1 (tên mã NATO: AT-16 Scallion) so với các dòng tên lửa chống tăng trước đó của Nga như: AT-3, AT-6 Ataka, là tốc độ tên lửa đạt ngưỡng siêu âm (610m/giây).
images1241471_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_05.jpg
Khả năng dẫn bắn trong mọi điều kiện thời gian thời tiết (sử dụng phương thức dẫn bắn bám chùm laser và quang ảnh); khó bị gây nhiễu và sử dụng đầu đạn HEAT đa dụng…
images1241472_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_04.jpg
Đặc biệt, Vikhr-1 là sử dụng công nghệ dẫn bắn bám chùm laser có công suất bằng 1/10 ngưỡng cảnh báo của hệ thống cảnh giới trên xe tăng nên rất khó bị phát hiện và ngăn chặn.
images1241474_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_07.jpg
Dòng tên lửa chống tăng này của Nga trang bị đầu nổ đa dụng, thay vì các loại đặc thù (3 loại đầu nổ riêng biệt) trên tên lửa chống tăng thế hệ cũ.
images1241475_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_08.jpg
Vikhr-1 có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 10-12km.
images1241476_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_09.jpg
Đầu đạn lõm xuyên phá mảnh nặng 12kg của Vikhr-1 có thể xuyên thủng giáp mọi loại xe tăng hiện đại trên thế giới với khả năng xuyên 1.000mm giáp thép tiêu chuẩn RHA có trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Xác suất bắn trúng mục tiêu của Vikhr-1 đạt tới 80%. (nguồn QĐND)
images1241477_Nga_trang_bi_ten_lua_Vikhr_1_datviet.vn_10.jpg
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Về phần này thì Mỹ bá đạo.....
19.gif
tiền ko thiếu:

<h1>Mỹ hoán cải hàng loạt máy bay F-16 thành mục tiêu bay</h1>Không quân Mỹ đã bắt đầu quy trình hoán cải hàng loạt chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon cũ thành mục tiêu bay thế hệ 4 QF-16. Toàn bộ việc hoán cải trên nằm trong chương trình thay thế các mục tiêu bay thế hệ 3 và giúp phi công Mỹ có cảm giác thực hơn khi “giao chiến” với chiến đấu cơ thế hệ 4.</h2>Các mục tiêu bay QF-16 sẽ được hoán cải từ lô chiến đấu cơ F-16C cũ (số hiệu từ 85 tới 1455). Tổng cộng sẽ có 210 máy bay F-16C cũ lấy từ Trung tâm bảo trì và sửa chữa kỹ thuật hàng không vũ trụ số 309 (nghĩa địa máy bay) để hoán cải thành QF-16.

1374464223534.jpg

Một nguyên mẫu mục tiêu bay QF-16.

Máy bay F-16C được hoán cải là các đơn vị đã niêm cất từ 3 tới 12 năm. Chúng sẽ được kiểm tra trong 3 tháng trước khi chuyển tới cơ sở Cecil Field) ở Jacksonville (bang Florida) để các chuyên gia Boeing thực hiện công tác hoán cải.
Sau khi hoán cải, QF-16 vẫn mang đầy đủ tính năng của chiến đấu cơ F-16 với một số thay đổi về hệ thống điều khiển (được điều khiển từ xa). QF-16 sẽ được sử dụng trong quy trình huấn luyện phi công lái chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 và F-35.
Năm 2010, Không quân Mỹ đã ký hợp đồng với hãng Boeing về việc, phát triển mẫu mục tiêu bay thế hệ 4 QF-16. Tới tháng 11-2012, Boeing đã chuyển giao nguyên mẫu QF-16 tới căn cứ Không quân Tyndall để tham gia quá trình thử nghiệm kiểm tra chất lượng.
Dự kiến, chương trình hoán cải chiến đấu cơ F-16 thành mục tiêu bay thế hệ 4 sẽ kéo dài tới năm 2021.
Ở thời điểm hiện tại, Không quân Mỹ vẫn đang sử dụng mục tiêu bay thế hệ 3 QF-4 thiết kế từ những năm 1960. Chúng có tính năng quá lạc hậu và không đáp ứng được yêu cầu huấn luyện phi công Mỹ trong không chiến hiện đại.
http://soha.vn/quan-su/my...-20130722104300814.htm
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Khám phá 'nọc độc' của Hổ mang chúa Việt Nam
18.05.2013 19:41
small_1368880914.nv.jpg

Được giới truyền thông ví von là “Hổ mang chúa”, Su-30MK2 là loại tiêm kích hiện đại nhất trong biên chế Không quân Việt Nam bởi được trang bị những "nọc độc" để vô hiệu hóa kẻ thù.
R-27 AA-10 Alamo
Đây là loại “nọc độc” không đối không uy lực nhất của Hổ mang chúa. R-27 là loại tên lửa không đối không tầm trung đến tầm xa được thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng trong Không quân Liên Xô năm 1985, NATO định danh là AA-10 Alamo.


zing-r-27-1.jpg
Các biến thể trong gia đình R-27, nhưng tên lửa có phần mũi hình tròn được trang bị đầu dò hồng ngoại, còn phần mũi nhọn được trang bị radar. Tên lửa có đường kính 230 mm, chiều dài 3,8-6,2 mét tùy biến thể, trọng lượng 253-343 kg tùy biến thể, đầu đạn nặng 39 kg, tốc độ gấp 4 lần vận tốc âm thanh (4500km/h)


R-27 là đối thủ trực tiếp của tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow của khối NATO, R-27 được thiết kế theo dạng modun tạo nền tảng phát triển gia đình tên lửa với nhiều biến thể khác nhau. Biến thể sản xuất đầu tiên là R-27R sử dụng đầu dò radar bán chủ động 9B-1101K với khả năng khóa mục tiêu từ khoảng cách 25,6 km, tầm bắn 70 km, NATO định danh biến thể này là AA-10 Alamo A.

Biến thể R-27T, NATO chỉ định là AA-10 Alamo B, biến thể này lại có 2 biến thể nhỏ, R-27T sử dụng đầu dò radar thụ động Avtomatika 9B-1032, băng tần X, radar này giúp tên lửa hoạt động như một tên lửa chống bức xạ. Đầu dò này có khả năng phát hiện ra sóng radar phát ra từ máy bay đối phương ở cự ly tới 234 km. Biến thể này có tầm bắn tối đa 70 km trong điều kiện tối ưu.


zing-r-27-3.jpg
Cận cảnh 2 quả tên lửa R-27 với R-27T1 sử dụng đầu dò hồng ngoại phía trong và R-27ER sử dụng radar bán chủ động ở ngoài.


Biến thể R-27T1 sử dụng đầu dò hồng ngoại 36T với khả năng khóa mục tiêu từ cự ly 14,5km, tầm bắn 62,5km, biến thể này không có liên kết dữ liệu làm cho tên lửa trở nên hiệu quả hơn trong chiến đấu phạm vi ngắn.


R-27ER, NATO chỉ định AA-10 Alamo C, biến thể này sử dụng đầu dò radar bán chủ động 9B-1101K nhưng đường kính radar lớn hơn một chút so với R-27R, phần động cơ lớn hơn một chút để đáp ứng yêu cầu tăng tầm bắn, biến thể này có tầm bắn lên đến 130km, tên lửa được đưa vào trang bị rộng rãi trong những năm 1990.


Biến thể R-27EA, NATO định danh là AA-10 Alamo D, biến thể này sử dụng đầu dò radar chủ động 9B-1103M có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 25 km, biến thể này có tầm bắn 130 km.

Biến thể R-27P, NATO định danh là AA-10 Alamo E biến thể này được trang bị đầu dò radar thụ động 9B-1032, nó hoạt động như một tên lửa không đối không chống bức xạ với tầm bắn 72 km.


zing-r-27-2.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra tên lửa R-27 đang được bảo quản, lưu ý chỗ Thủ tướng Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đặt tay đường kính lớn hơn so với phía trước, đây chính là bằng chứng cho thấy R-27ER tầm bắn 130 km đang có mặt trong biên chế.

Biến thể này còn có một biến thể nhỏ khác là R-27ET sử dụng đầu dò hồng ngoại Mk-80 với khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 15 km, biến thể này có tầm bắn 120 km.

Biến thể mới nhất của gia đình R-27 là R-27EP1, NATO định danh là AA-10 Alamo F nó là một tên lửa không đối không chống bức xạ thụ động với tầm bắn lên đến 130 km. Sự có mặt của R-27EP1 trên cánh của Hổ mang chúa khiến đối phương phải băn khoăn khi mở sóng radar sục sạo mục tiêu.

Điểm chết người của biến thể này là ở chỗ, lần theo cánh sóng của radar đối phương phát ra và tiêu diệt chúng. Do hoạt động ở chế độ thụ động nên đối phương không hề hay biết mình đã lọt vào tầm ngắm của R-27EP1.

Theo như hình ảnh được công bố trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Trung đoàn không quân 923 thì hiện tại Không quân Việt Nam đang sử dụng biến thể R-27ER AA-10 Alamo C tầm bắn 130km.

Đây là biến thể hiện đại hàng đầu của gia đình R-27, việc Hổ mang chúa Việt Nam được trang bị loại “nọc độc” này thực sự là một tin vui, R-27ER cùng Hổ mang chúa sẽ tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào xâm phạm bầu trời Tổ quốc.

R-27ER không chỉ đánh bại đối thủ trực tiếp của nó là AIM-7 Sparrow mà còn vượt mặt so với biến thể AIM-120C-5 của Mỹ về tầm bắn 130km so với 105km của AIM-120C-5. So với các loại tên lửa không đối không tầm trung đến xa của Nga thì nó chỉ kém R-77M.
QUỐC VIỆT
Theo Infonet
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
AWACS:
Hồ sơ: A-50
Specs A-50
A-50E&


Nga hiện đang có trong biên chế máy bay cảnh báo sớm đa chức năng A-50U, biến thể hiện đại hóa sâu của máy bay cảnh báo sớm A-50.
1360890525592.jpg

Máy bay do thám nâng cấp A-50U chính thức nhận nhiệm vụ trong hàng ngũ Không quân Nga trong tháng 2 năm 2012. Loại máy bay này đã tham gia cuộc tập trận chung Kavkaz-2012 với Belarus và Kazakhstan.

1360890525596.jpg

Máy bay A-50U mới được trang bị “các máy tính hiện đại, thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh cải tiến, hiệu suất hoạt động và độ tin cậy của hệ thống thiết bị điện tử trên máy bay được tăng lên đáng kể“.

1360890525598.jpg

Do vậy, tầm phát hiện các mục tiêu trên không như trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay siêu âm đã được nâng lên so với máy bay A-50M hiện có. (Máy bay A-50U)

1360890525601.jpg

Các thông số kỹ thuật của máy bay không được tiết lộ, tuy nhiên dòng máy bay này được đánh giá rất cao.

1360890525604.jpg

Đây là phiên bản nâng cấp sâu của dòng máy bay AWACS A-50 với những trang bị mới có tính năng vượt trội. (Máy bay A-50U)

1360890525605.jpg

Không quân Nga đang sử dụng 26 máy bay A-50. (Máy bay A-50U)

1360890525608.jpg

Việc sản xuất các máy bay cảnh báo sớm đường không A-50 cho Không quân Nga do Tổ hợp Khoa học hàng không Beriev tại Taganrog đảm nhận.

1360890525611.jpg

A-50 có thể bay ở tốc độ lên đến 800 km/h và tầm hoạt động 7.500 km. (Máy bay A-50U)

1360890525614.jpg

Máy bay A-50 có khả năng phát hiện mục tiêu ở trên không và cả dưới mặt đất ở khoảng cách tương ứng lên đến 650 km và 300 km và có thể theo dõi đồng thời tới 300 mục tiêu khác nhau. (Máy bay A-50U)

1360890525617.jpg

Dòng máy bay cảnh báo sớm A-50 có thể kiểm soát tới 10 máy bay chiến đấu. A-50 có thể bay 4 giờ với tầm hoạt động 1.000 km từ căn cứ với trọng lượng cất cánh tối đa 190 tấn. (Máy bay A-50U)

1360890525620.jpg

Máy bay A-50 có tính năng tương đương với E-3 Sentry của không quân Mỹ. Nó được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, thiết bị đối kháng điện tử. (Máy bay A-50U)

1360890525622.jpg

A-50 có thể phát hiện mục tiêu lên đến 400 km (250 dặm). Phi hành đoàn làm việc trên A-50 gồm 15 người; Trọng lượng cất cánh của A-50: 190 tấn; Sải cánh: 50,50 m; Chiều dài: 46,59 m ; Tốc độ: 750 km / h 466 km / h; Trần bay:10.000 m; Bán kính hoạt động : 7500 km. (Máy bay A-50U)

1360890525624.jpg

Ra đa Phalcon Active lắp trên máy bay, quét 360 độ phương vị, theo dõi, kiểm soát được các mục tiêu bay cao, các vật thể bay thấp vài trăm mét, trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày và đêm.“ (Phi hành đoàn của A-50U).
http://soha.vn/quan-su/kham-pha-mat-than-chien-dau-a50u-cua-khong-quan-nga-20130215081048266.htm

Hồ sơ: Máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry

Trong gần chục loại máy bay cảnh báo sớm của các quốc gia, E-3 Sentry và E-2 Hawkeye là hai loại máy bay phổ biến và nổi tiếng nhất trong dòng máy bay cảnh giới báo động sớm trên không.
awacs.jpg
Nghiên cứu E-3 Sentry ta thấy, nó được cải tiến trên cơ sở máy bay thương mại Boeing 707/320 với vòm anten radar đường kính tới 9,1m, dày 1,8m ,được gắn trên thân nhờ 2 thanh chống.
E-3 Sentry còn 1 hệ thống radar phụ cho phép giám sát từ tầng bình lưu đến mặt đất, mặt nước, khi phối hợp nó có thể theo dõi tầu ngầm.
Nhiệm vụ chính của E-3 Sentry là trinh sát và cung cấp thông tin cần thiết để ngăn chặn, trinh sát, không vận và hỗ trợ cho lực lượng mặt đất. Nó có thể phát hiện, xác định và theo dõi các lực lượng đối phương trên không phận Mỹ hoặc các nước NATO. Radar AN/APY-2 của E-3 Sentry có khả năng kiểm soát, dẫn đường cho phi đội chiến đấu, phân biệt "địch-ta".
Radar của E-3 Sentry có khả năng quét vùng có bán kính 400 km đối với các mục tiêu bay thấp và xa hơn đối với các mục tiêu bay ở tầng cao hơn.Radar hoạt động ở khoảng tần số 10GHz (bước sóng khoảng 10cm) trong dải tần E / F. Nó quét kiểu "điện tử" độ cao và góc phương vị sáu vòng mỗi phút.
Nhờ tầm bao quát rộng một E-3 Sentry hoạt động ở độ cao 9,1 km có thể bao quát một khu vực hình cầu rộng tới 311.990 km2. Chỉ cần 3 máy bay như vậy có thể kiểm soát toàn bộ khu vực rộng lớn như vùng Trung Âu.
Mỹ và NATO đã có kế hoạch nâng cấp E-3 Sentry. Dự kiến, sẽ nâng cấp tổ hợp thiết bị cho phép các máy bay loại này của Mỹ và NATO có thể trao đổi thông tin, liên lạc được với nhau. Ngoài ra, máy bay E-3 Sentry phiên bản nâng cấp cũng được trang bị hệ thống liên lạc, dẫn đường, trinh sát và quản lý không phận (CNS/ATM) mới.
E-3 đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Pháp, NATO, Arab Saudi, Anh. Hiện tại, có 33 chiếc E-3 đang hoạt động trong lực lượng không quân Mỹ.
http://baodientu.chinhphu...ntry/201211/153847.vgp

 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Hồ sơ:</h1>Mắt thần bầu trời của một số cường quốc</h1>
Nhiều nước bắt đầu chú trọng phát triển hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không và coi đây như những đôi mắt thần canh gác bầu trời.


bee_logo.png
- Một trong những ưu tiên chiến lược phát triển sức mạnh quân sự của các nước trên thế giới là đầu tư cho lực lượng không quân. Trong chiến tranh hiện đại, việc chiếm ưu thế tuyệt đối trên không có vai trò hết sức quan trọng. Muốn làm được điều này, ngoài số lượng và chất lượng các máy bay chiến đấu, việc nắm địch sẽ giúp lực lượng không quân chủ động đối phó và tác chiến hiệu quả. Trong những năm gần đây, nhiều nước bắt đầu chú trọng phát triển hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AWACS) và coi đây như những đôi mắt thần canh gác bầu trời.

Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AWACS) là hệ thống rada trên không chuyên biệt được thiết kế cho các máy bay. Khi hoạt động trong không trung, AWACS cho phép phân biệt chính xác các máy bay địch và ta ở khoảng cách hàng trăm ki lô mét.

AWACS vừa có tính năng tấn công, vừa có tính năng phòng thủ. Chúng có thể được sử dụng với mục đích phòng thủ khi phát hiện và cảnh báo các máy bay của đối phương.

Trong tấn công, AWACS có nhiệm vụ chính là chỉ huy các máy bay chiến đấu tiêu diệt mục tiêu. Ngoài ra, AWACS còn được sử dụng với các nhiệm vụ giám sát, chỉ huy điều khiển và phối hợp tác chiến.

Tính năng chung

Các hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không hiện đại có khả năng phát hiện máy bay từ khoảng cách 250 (402 km). Một chiếc máy bay AWACS ở độ cao 9.100 m có thể bao quát một khu vực rộng tới 120.460 dặm vuông (311.990 km2). 3 chiếc máy bay như vậy có thể kiểm soát toàn bộ khu vực Trung Âu.

Trong các trận không chiến, các máy bay AWACS có thể liên lạc với các máy bay “bạn”, tăng cường phạm vi quét và tăng thêm tính năng tàng hình cho các máy bay này. Tuy nhiên, các máy bay AWACS có thể bị đối phương phát hiện nhờ vào việc lần theo hoạt động của rada trên máy bay.

Sơ lược lịch sử phát triển

Anh là một trong những nước đầu tiên trên thế giới sử dụng rada. Trong quá trình phát triển kỹ thuật rada, Anh đã quan tâm phát triển loại rada có khả năng bố trí trên máy bay nhằm tăng cường khả năng đánh chặn của không quân. Ban đầu, việc phát triển này nhằm sớm phát hiện và đối phó máy bay Fw200 Condor của Phát xít Đức. Đây là mối đe dọa thường trực đối với tàu thuyền của Anh trên các vùng biển phía Tây Bắc.

Loại máy bay đầu tiên được sử dụng để mang mạng anten xoay là máy bay ném bom Vickers Wellington (seri R1629). Các máy bay này còn có nhiệm vụ chống tàu chiến và tên lửa V-1 của Phát xít Đức.

Tháng 2/1944, Hải quân Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống rada bố trí trên máy bay với tên gọi Dự án Cadillac. Phiên bản đầu tiên ra mắt vào tháng 8 cùng năm với hệ thống rada bố trí trên máy bay ném bom BTM. Những thử nghiệm ban đầu đã cho kết quả khả quan khi hệ thống có khả năng phát hiện những máy bay tầm thấp ở khoảng cách 161km. Sau đó, Hải quân Mỹ tiếp tục phát triển hệ thống này với máy bay cảnh báo sớm BTM-3W được trang bị rada AN/APS 20 và bắt đầu đưa vào biên chế từ tháng 3/1945.

Năm 1958, Liên Xô bắt đầu chế tạo máy bay AWACS. Sau khi tiến hành thử nghiệm lắp đặt hệ thống rada cho Tu-95 và Tu-116, Liên Xô lại quyết định sử dụng Tu-114 để thiết kế máy bay AWACS. Sau này, Liên Xô còn sử dụng Tu-126 và An-50 để bố trí rada và biến chúng thành các máy bay AWACS nổi tiếng của mình.

Các nước sở hữu máy bay AWACS

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã chế tạo thành công máy bay AWACS. Tuy nhiên, máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry và E-2 Hawkeye vẫn là các mẫu phổ biến và nổi tiếng nhất.
Mỹ hiện nay là nước sở hữu nhiều mẫu máy bay AWACS nhất thế giới với 12 loại khác nhau gồm: Boeing 737 AEW&C, E-3 Sentry, Boeing E-767, Boeing PB-1W Flying Fortress, Douglas AD-3/4/5W Skyraider, Grumman AF-2W Guardian, Grumman E-1 Tracer, Grumman E-2 Hawkeye, Grumman TBM-3W Avenger, Lockheed EC-121 Warning Star, Lockheed EC-130V Hercules, Lockheed P-3 AEW&C.
Anh là quốc gia đứng thứ 2 với 5 mẫu máy bay AWACS gồm: E-3 Sentry, Avro Shackleton, Fairey Gannet, Hawker Siddely Nimrod AEW3 và Seaking Mk 7 (AEW.5).
Xếp sau Anh và Mỹ là Trung Quốc khi nước này cũng “tự chế” được 4 mẫu máy bay AWACS gồm: KJ-1 AEWC, KJ-200, KJ-2000 và Y-8 AWACS/Y-8J AEW.
Tuy rất quan tâm và phát triển các loại máy bay AWACS từ những năm 1950, nhưng cho đến nay Nga mới có được 3 mẫu máy bay AWACS gồm: Beriev A-50 Shmel, Kamov Ka-31 Helix và Tupolev Tu-126 Moss.
Ngoài ra, Ấn Độ và Pakistan cũng có được 3 mẫu máy bay AWACS. Số lượng này của Thụy Điển và Israel là 2. Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran mỗi nước có 1 mẫu máy bay AWACS.
Bên cạnh đó, các nước như Nhật Bản, Austalia, Hy Lạp, Canada, Chile, Singapore và nhiều nước khác cũng mua và sở hữu một số mẫu máy bay AWACS.

Hình ảnh một số máy bay AWACS của các nước trên thế giới:

E-3 Sentry của Mỹ E-2C Hawkeye Grumman TBM-3W Avenger Hawker Siddely Nimrod AEW3 của Anh KJ-2000 của Trung Quốc A-50 Shmel của Liên Xô/Nga A-50 Shmel của Liên Xô/Nga Máy bay AWACS của Ấn Độ tương tự KJ-2000 của Trung Quốc IAI 707 Phalcon của Israel Saab 2000 Erieye của Pakistan E-767 AWACS của Nhật Bản
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Nhật tung 17 chiếc AWACS chuyên trị Trung Quốc ở Senkaku</h1>Bộ Quốc phòng Nhật đã điều động tổng cộng 17 chiếc máy bay cảnh báo sớm, trong đó bao gồm 4 chiếc E-767 và 13 chiếc E-2C thay phiên nhau theo dõi mọi động thái của Trung Quốc ở Senkaku.</h2>Máy bay dự cảnh (máy bay cảnh báo sớm - AWACS) là tên gọi tắt của loại máy bay được triển khai các hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm. Nó được tích hợp các chức năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin và cảnh báo sớm, có khả năng đảm nhận chức năng của 1 trạm radar và 1 trung tâm chỉ huy trên không, là loại máy bay đặc biệt quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Lực lượng tự vệ trên không của Nhật có khả năng kiểm soát toàn bộ không phận của mình thông qua 28 trạm radar. Tuy nhiên, ở các khu vực xa trạm radar mặt đất, các máy bay tầm thấp hoàn toàn có thể xâm nhập vào các vùng câm của sóng radar hoặc các khoảng hở giữa các vùng tiếp giáp của các trạm radar này.
Thời gian qua, hải quân Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động ở cả khu vực biển Đông và biển Hoa Đông. Vì vậy, cả Mỹ và Nhật đều cho rằng, việc triển khai máy bay cảnh báo sớm là vô cùng quan trọng, thông qua đẩy mạnh hợp tác, 2 bên có thể chia sẻ số liệu tình báo thu thập được. Bởi vậy, người Nhật không tiếc tiền của để đầu tư mua sắm nhằm nâng cao khả năng phát hiện và cảnh báo sớm của mình.
Gần đây, lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản cho biết, hệ thống radar mặt đất được triển khai ở đảo Miyako - Okinawa không nắm bắt được hết các động thái của máy bay Trung Quốc, để cho các máy bay trinh sát của hải giám Trung Quốc nhiều lần xâm phạm không phận của họ ở khu vực biển phụ cận Senkaku.

1374121512057.jpg

Máy bay cảnh báo sớm Boeing E-767

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật đã điều động 4 chiếc máy bay cảnh báo sớm E-767 đến căn cứ Hamamatsu thuộc tỉnh Shizuoka và 13 chiếc máy bay dự cảnh E-2C đến căn cứ Misawa ở Aomori, để thay phiên nhau giám sát khu vực Senkaku, nắm bắt mọi động thái của máy bay và tàu chiến Trung Quốc ở khu vực này cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Trong điều kiện tác chiến, máy bay cảnh báo sớm chính là loại máy bay đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, thu thập mọi thông tin tình báo, cung cấp cho các đơn vị tác chiến thông qua các đường truyền số liệu, giúp họ nắm vững vị trí, đội hình, phương hướng, số lượng các phương tiện tác chiến của địch…, từ đó có các biện pháp đối phó hữu hiệu.
Hiện nay, E-3 của hãng Boeing là loại máy bay cảnh báo sớm ưu việt nhất của Mỹ. Các phiên bản của loại máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm này đều được chế tạo trên cơ sở máy bay dân dụng Boeing 707, được thay thế động cơ mới, lắp đặt thêm radar vòm xoay và nhiều thiết bị điện tử khác.
Hiện nay Nhật Bản sở hữu 4 chiếc máy bay cảnh báo sớm E-767 và 13 chiếc máy bay dự cảnh E-2C và sử dụng toàn bộ để phục vụ cho công tác giám sát Trung Quốc ở khu vực Senkaku.
http://soha.vn/quan-su/nh...-20130718112831351.htm
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.535
113
chiếc trực thăng shark có đầu máy bay giống A37, phi tiển, hõa lực hơn hẳn apache AH 64, thực tế chiến trường chưa biết ntn. tầm hellfire là 8 km. max :9 km, còn của Nga sô là 12 km..
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Hồ sơ ARM:
'Sát thủ' diệt hạm và rada - tên lửa KH-31P

TPO - Các máy bay hiện đại của không quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa như SU-27/30 có thể được trang bị loại tên lửa siêu âm KH-31 có khả năng 'chọc mù' rada và tiêu diệt chiến hạm đối phương cỡ 4.500 tấn.Tên lửa siêu âm lắp trên máy bay KH-31P với đầu dẫn đường rada định vị thụ động được phát triển nhằm tiêu diệt các hệ thống rada điều khiển hệ thống phòng không của đối phương. KH-31P còn bao gồm nhiệm vụ bắn hạ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa của Phương Tây như :«Patriot», «Improved Hawk», «Nike Hercules» cùng một số loại khác.Điểm đặc biệt của tên lửa KH-31P được phân biệt với các dòng tên lửa chống rada trước đó là: Tầm bắn xa, có tốc độ siêu âm trong suốt hành trình, ổn định quỹ đạo trong điều kiện cường độ nhiễu động cao, ngắt bức xạ rada dẫn đường trước khi đến mục tiêu. Tên lửa chống rada KH-31P được phòng thiết kế chế tạo máy " Ngôi sao" phát triển.Trên cơ sở tên lửa chống rada KH-31P phòng thiết kế chế tạo máy "Ngôi sao" đã phát triển tên lửa chống hạm là KH-31A và tên lửa không đối không KH-31PD. Cả hai phiên bản tên lửa KH-31A và KH-31PD có tầm bắn xa với tên lửa KH-31P (110km) lần lượt là 160km và 250km.
ImageHandler.ashx
Tên lửa siêu âm chống rada KH-31P.

Mỹ cũng 'khiếp' KH-31
Tên lửa chống hạm KH-31P sử dụng hệ thống khí động học cấu hình (X) bố cục ở cánh và bộ phận lái. tên lửa KH-31P có 3 ngăn, mỗi ngăn là 1 cấu trúc, chức năng hoàn chỉnh.Bên ngoài vỏ tên lửa bố trí 4 ống tròn ở 4 góc có mũi hình nón lấy khí , đóng, thải trong quá trình bay với tốc độ siêu âm.Tên lửa được trang bị đầu đạn tác chiến chủng loại nổ phân mảnh. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực không khí dòng thẳng do phòng thiết kế chế tạo máy " Liên minh" thành phố Turaevo thuộc tỉnh Moscow phát triển.Động cơ bao gồm cửa hút gió, thùng nhiên liệu với hệ thống " dồn nén" và thiết bị pha trộn nhiên liệu. Buồng đốt phía trước với vòi phun nhiên liệu siêu âm không điều chỉnh. Điều tiết Roszhiga là hệ thống điện tử thủy lực.
Tên lửa KH-31P sử dụng nhiên liệu rắn, sau khi tên lửa tách khỏi máy phóng gắn dưới cánh máy bay, máy gia tốc phía đuôi tên lửa kích hoạt làm việc nhằm cung cấp cho tên lửa lực đẩy tối đa để tên lửa đạt tốc độ siêu âm . Lúc này động cơ phản lực không khí dòng thẳng sẽ làm việc lấy khí trực tiếp trong quá trình bay với tốc độ siêu âm. Sau khi kết thúc quá trình tăng tốc cho tên lửa, máy gia tốc sẽ tự tách khỏi tên lửa và rơi xuống.Việc sử dụng thiết bị đẩy tích hợp trong động cơ làm tăng tầm bắn và tốc độ cho tên lửa, ngoài ra còn làm giảm kích cỡ tên lửa. Buồng đốt của động cơ phản lực không khí dòng thẳng trên tên lửa KH-31P có hệ thống làm mát không khí giúp tăng thời gian hoạt động cho động cơ và mở ra khả năng không hạn chế cho việc nâng cấp tên lửa.
ImageHandler.ashx
Đầu dẫn đường rada thụ động trên tên lửa KH-31P.

Trên cơ sở tên lửa KH-31P phòng thiết kế chế tạo máy "Ngôi sao" còn phát triển 1 loại tên lửa mục tiêu MA-31. Năm 1994 tên lửa mục tiêu MA-31 nhận được thông báo của Bộ Hải Quân Mỹ đã chiến thắng trong cuộc đấu thầu của Bộ Hải Quân Mỹ. Tại bãi thử Point Mugu, bang California đã phóng thử 4 tên lửa mục tiêu MA-31, cả 4 tên lửa đều vượt qua các tên lửa cùng loại đáp ứng mọi điều kiện khắt khe của Hải Quân Mỹ. Hợp đồng cung cấp tên lửa mục tiêu MA-31 được Nga-Mỹ ký kết ngay sau đó mỗi năm Nga cung cấp cho Mỹ 20-40 tên lửa mục tiêu này.Tại sao người Mỹ lại hướng quan tâm của mình tới tên lửa KH-31? Đây là mong muốn của Hải Quân Mỹ mong muốn phát triển và hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa của mình.Trong giai đoạn thập kỷ 90 tại Nga xuất hiện 1 loại tên lửa siêu âm có cánh 3M-80E trong tổ hợp tên lửa "Moskit". Đây là tên lửa chống hạm siêu âm có cánh, "Moskit" là nỗi kinh hoàng của các tầu chiến Mỹ đã được NATO đặt tên là SS-N-22 «Sunburn» . Tổ hợp tên lửa " Moskit" đã được Tập Đoàn xuất khẩu vũ khí Quốc gia bán cho Trung Quốc kèm theo khu trục đề án 956 lớp "Hiện đại" trước đó. Với kho vũ khí tên lửa Trung Quốc nhập từ Nga và 1 số chủng loại tên lửa Trung Quốc tự phát triển không khỏi khiến cho giới Lãnh đạo Mỹ bất an.Các phiên bản KH-31P- KH-31A (Mẫu sản xuất 77A) là tên lửa chống hạm với nhiệm vụ phá hủy các tầu nổi có lượng choán nước lên tới 4.500t, tên lửa KH-31A được trang bị trên máy bay Su-24М, Su-27К-2, Su-27IB với tổ hợp "МЗ" (Su-32PHN là phiên bản xuất khẩu), Su-30МК, Мig-29К, Мig-29М, Мig-29SМТ và Yak-141. Tên lửa KH-31A có tầm bắn 160km (nhưng có tài liệu khác lại nói KH-31A có tầm bắn 5-50 (10-70km) hoặc 110km).
- Tên lửa KH-31PD là tên lửa không đối không có tầm bắn 250km , trọng lượng tên lửa tăng gần 100kg so với nguyên mẫu ( có tài liệu khác nói tầm bắn KH-31PD là 160km).
- Tên lửa mục tiêu MA-31 là tên lửa mục tiêu không có đầu dẫn đường, không có đầu đạn tác chiến, một số chi tiết được sửa đổi so với tên lửa nguyên mẫu, đầu tên lửa thon hơn , tên lửa có tầm bắn 5-50(10-70)km .Thông số kỹ thuậtCác loại máy bay có khả năng trang bị tên lửa chống rada KH-31P: Mig 29k, Mig-29SMT , Mig 29M , Su-24M, Su-25T, Su-34, Su-35 và Yak 141.Các loại máy bay có khả năng mang tên lửa chống hạm KH-31A bao gồm: Su-24М, Su-27К-2, Su-27IB với tổ hợp "МЗ" (Su-32PHN là phiên bản xuất khẩu), Su-30МК, Мig-29К, Мig-29М, Мig-29SМТ và Yak-141Máy bay có khả năng mang tên lửa không đối không KH-31PD: Su-30МК (МКИ, МКМ, МК2), Su-35, Мig-29К, Мig-29КUB, Мig-35 .
ImageHandler.ashx
Tên lửa KH-31 có thể diệt hạm và cả rada..
ImageHandler.ashx
Chiến đấu cơ SU-30 nếu mang tên lửa KH-31A/P thực sự là cơn ác mộng với các chiến hạm.

- Tầm bắn : KH-31P :15-110km.
KH-31PD : 250km ( Có tài liệu nói 160km).
KH-31A :160km (nhưng có tài liệu nói 5-50 (10-70))km.
- Tốc độ tối đa: 1000m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Tốc độ trung bình :600-700m/s (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Tốc độ máy bay : 600-1100km/h
- Trần phóng : KH-31P và KH-31PD là 0,1-15km còn KH-31A là 0,05-15(0,1-10)km.
- Chiều dài :4700mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Đường kính lớn nhất :360mm (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Sải cánh : 780mm (KH-31/P/PD) , 778mm( Kh-31A).
- chiều dài bộ phận lái :1005-1125mm(KH-31/P/PD) , 1005mm(Kh-31A).
- Trọng lượng trước lúc phóng : KH-31P : 599-600kg.
KH-31PD : 700kg.
KH-31A : 600-610kg.
- Trọng lượng đầu đạn : KH-31P : 87-90kg.
KH-31PD : 110kg.
KH-31A : 90-95,5kg.
- Thiết bị phóng : AKU-58 (cho cả 3 loại tên lửa KH-31/P/A/PD).
- Phát triển và chế tạo thiết bị phóng: Nhà máy "Vympel".
- Trọng lượng thiết bị phóng: 185kg
- Dài:3810mm.
- Rộng:130mm.
- Cao: 220mm.

Tên lửa diệt radar AGM-88E Tên lửa diệt radar AGM-88E(ĐVO) Đây là kết quả của chương trình phát triển vũ khí được Hải quân Mỹ bảo trợ, đã giành nhiều thành công trên thị trường với 1.750 đơn đặt hàng cho Hải quân và Thủy quân lục chiến. Dự kiến, Không quân Italy sẽ mua 250 tên lửa loại này và Quân đội Đức đang thể hiện sự quan tâm.

Tại sao AARGM lại được quan tâm đến vậy? Câu chuyện về các SA-3 cũ kĩ thoát khỏi sự truy sát của máy bay NATO và bắn hạ máy bay tàng hình F-117 hiện đại nhất thời bấy giờ (năm 1999) sẽ là lời giải thích rõ ràng nhất.

Đó là câu chuyện của đại tá Dani Zontal, nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không số 250, đóng quân gần thủ đô Beograd, Nam Tư trước đây. Để chống lại sự can thiệp của của NATO vào công việc nội bộ, vũ khí dưới quyền vị đại tá này chỉ là hệ thống phòng không với tên lửa SA-3 của những năm 1960.

Ngoài cải tiến kĩ thuật giúp tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu có độ phản xạ radar thấp, đại tá Dani còn đào tạo đơn vị của ông ta khả năng phản công lại các đợt tấn công của máy bay NATO, tấn công dựa trên các tín hiệu radar tối thiểu được luyện tập đi lại nhiều lần.

Đại tá còn tiết lộ, đơn vị của ông ta chỉ phóng tên lửa trong khu vực phóng tối ưu nhất nhằm giảm thời gian tên lửa tiếp cận mục tiêu, và cũng để giảm thời gian mục tiêu tránh né cũng hệ thống phòng không “dính” phải tên lửa chống radar.

1049923_AGM-6.jpg

SA-3, loại tên lửa đã bắn hạ F-117 năm 1999​
Việc thay đổi trận địa thường xuyên cùng với kỉ luật tác chiến góp phần vào sự sống sót của tiểu đoàn 3, thậm chí đơn vị này không bị thiệt hại gì về con người lẫn trang bị. Thời gian phát sóng radar luôn được giữ ở mức tối thiểu, dù với radar P-18 họ có thời gian phát sóng lâu hơn - theo họ để không bao giờ chịu các cuộc tấn công từ tên lửa HARM của NATO. Cụ thể, họ bật/tắt radar kiểm soát hỏa lực 23 lần khi phát hiện mục tiêu có những hành động khác thường hay có tín hiệu tên lửa HARM nhắm vào trận địa phòng không của đơn vị.

Ngoài ra, các máy phát sóng giả được lắp đặt xung quanh vị trí đóng quân của tiểu đoàn cũng góp phần gây nhiễu đánh lừa tên lửa chống radar HARM. Đại tá Dani còn thêm rằng sự tồn tại của các đài radar P-18 là lí do lớn nhất cho sự thành công của các dàn SA-3 khi so sánh với hệ thống tên lửa di động SA-6 Kub…”

1049924_agm-1.jpg
1049925_AGM-5.jpg

[class="cms_imgcaption"][size="+0"]Xác chiếc F-117 xấu số bị sự tài tình của bộ đội tên lửa Nam Tư hạ gục [/size]​
Di chuyển liên tục, mô hình giả đánh lừa, phát sóng radar ngắt quãng (bật/tắt liên tục) là những chiến thuật gây khó khăn cho tên lửa diệt radar của NATO thời kỳ đó.

Tuy nhiên, bước tiến của khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự, các phương tiện chiến tranh mới như các hệ thống trinh sát tiên tiến và UAV cung cấp nhiều tùy chọn cho việc tìm kiếm mục tiêu hơn, tăng cường khả năng quan sát tìm kiếm liên tục cho phép định vị, ghi nhớ và phân biệt các mục tiêu tìm được. Do đó, có một yêu cầu được đặt ra là thiết kế loại tên lửa mới tích hợp những ưu điểm của công nghệ mới này.

Lúc đầu, tùy chọn loại tên lửa có thể trao đổi dữ liệu 2 chiều trong suốt hành trình bay được đưa ra, nhưng kết quả cho thấy nó không thực sự đáng tin cậy. Cuối cùng người ta quyết định tên lửa sẽ được dẫn đường vào khu vực mục tiêu, sau đó tên lửa sẽ sử dụng radar của nó để tự tìm kiếm và tiêu diệt.

Và tên lửa AGM-88E đã ra đời, được dùng để tiêu diệt các loại radar "chơi trò" bật/tắt và các chiến thuật như đại tá Dani từng áp dụng.

1049926_AGM-4.jpg

AGM-88E​

Hệ thống đa cảm biến của nó bao gồm radar thụ động và ăng ten để tìm kiếm mục tiêu, hệ thống tích hợp GPS/INS, một đầu tìm kiếm pha cuối sóng milimet, và một số bộ phận khác.

Sau khi được phóng nếu máy bay mẹ không tiếp tục cung cấp thông tin chi tiết thì tên lửa sẽ tự động xác định tọa độ khu vực mục tiêu qua tín hiệu GPS để bay đến, sau đó nó sẽ sử dụng radar bước sóng milimet để tìm ra mục tiêu và tấn công.

Hiện tại tên lửa AGM-88E được sử dụng trên phi cơ F/A 18 E/F “Siêu ong bắp cày” và máy bay tác chiến điện tử EA-18G, EA-6B của hải quân Mĩ, cũng như các chiến đấu cơ F-16CJ và Tornado của lục quân Mĩ và các nước đồng minh.

AGM-88E đang dần thay thế loại cũ hơn là AGM-88B HARM và là vũ khí chủ lực áp chế radar của máy bay Mĩ trong tương lai.

 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Ai cũng có di động, nhưng ở VN thì ít chuộng motorola, còn Mỹ thì sao ! ko phải Iphone là nhất. Blackberry thì chính quyền xài, có mã sóng riêng tránh tên lửa dò ra, radio quân đội xài hàng motorola cả. Còn mảng tên lửa đối không, bức xạ thì Motorola cũng đã ghi dấu được 2 cái. :D

PHIÊN BẢN DẪN ĐƯỜNG BẰNG RADAR – AIM-9C VÀ AGM-122A
Trong họ tên lửa Sidewinder có một phiên bản đặc biệt, sử dụng hệ dẫn đường radar, đó là phiên bản Hải quân – AIM-9C với phương pháp dẫn bắn radar bán chủ động. Phiên bản này được thiết kế để trang bị cho máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-8 Crusader, với khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Đầu dẫn hướng radar bán chủ động được thiết kế gắn trong mũi tên lửa hình côn. Không có một tài liệu nào ghi nhận việc bắn hạ mục tiêu bằng AIM-9C cho tới khi được rút khỏi biên chế vào giữa thập niên 80. Một lô lớn với số lượng hàng trăm đạn tên lửa đã được lấy ra từ kho dự trữ, phục vụ cho đề án sản xuất một loại tên lửa chống bức xạ hạng nhẹ đáp ứng nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương của Thủy quân Lục chiến.

AIM-9B,AIM-9C và AIM-9D, ChinaLake 9/2/1965. Ảnh: R.Powell
4380391055dcfe008b9610c7e42d6d50.jpg


AGM-122A Sidearm về cơ bản được cải biến lại từ AIM-9C. Đầu dẫn hướng bán chủ động băng hẹp của AIM-9C được thay bằng loại radar thụ động băng rộng nhằm đáp ứng yêu cầu của tên lửa chống bức xạ. Thêm vào đó, tên lửa cũng sử dụng loại ngòi nổ chủ động mới DSU-15, còn động cơ tên lửa Mk.17 và đầu nổ WDU-17 được giữ lại. Hệ thống điều khiển điện tử được thay đổi, phục vụ cho phương pháp dẫn bắn mới. Giai đoạn đầu, tên lửa được dẫn theo lệnh điều khiển ở độ cao thấp. Đến giai đoạn cuối, đầu dò radar thụ động sẽ trực tiếp dẫn hướng đạn tấn công bổ nhào vào mục tiêu phát xạ.

AGM-122%20China.JPG


AGM-122A được phát triển bởi Trung tâm Vũ khí Hải quân (NWC) và đưa vào sản xuất bởi Motorola. Không có các thông tin rõ ràng về tình trạng của dự án chế tạo tên lửa chống bức xạ này vào thời điểm đó. Về mọi phương diện thì AGM-122A không thể so sánh với những loại tên lửa chống bức xạ khác như HARM hay ALARM, nó dễ dàng bị đánh lừa bởi hệ thống đối kháng điện tử. Tuy nhiên, AGM-122A cũng là một sự lựa chọn tốt khi sử dụng để chế áp các hệ thống như ZSU-23-4 và SA-8. Dòng tên lửa này được thiết kế để trang bị trên các loại AV-8, A-4, F/A-18, F-16 và trực thăng của Thủy quân lục chiến AH-1, AH-64. Không có báo cáo nào về thành tích trong chiến đấu của loại tên lửa này.
1280px-AH-1T_SeaCobra_with_AGM-122_Sidearm_at_China_Lake_1981.JPEG

Theo Fas, ausairpower, wiki
 
Last edited by a moderator: