Cái này mới thú vị nè
Nhà sản xuất súng AK huyền thoại sẽ chế tạo tên lửa</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Nhà sản xuất khẩu súng trường tiến công AK huyền thoại sẽ tham gia sản xuất tên lửa chống tăng Vikhr-1 trang bị cho trực thăng, cường kích.
Hãng thông tấn Ria Novosti đưa tin, nhà máy Izhmas – nơi sản xuất khẩu súng trường tiến công AK huyền thoại sẽ sản xuất tên lửa chống tăng chính xác cao hợp tác cùng công ty khác.
Izhmash gần đây đã giành thắng lợi trong gói thầu trị giá 400 triệu USD của Bộ Quốc phòng Nga để sản xuất tên lửa chống tăng tầm xa, siêu thanh Vikhr-1. Đây được xem là một trong số những “đơn đặt hàng nhà nước lớn nhất trong những năm gần đây”.
“Bởi vì nó (tên lửa) là mặt hàng công nghệ cao, nên Izhmash đang có kế hoạch hợp tác rộng rãi với các công ty khác, đặc biệt là với những công ty mà sẽ là một phần trong Tổng Công ty Kalashnikov tương lai”, phát ngôn viên nhà máy Yelena Filatova nói.
Phải chăng, trong bối cảnh khó khăn của Izhmash, Bộ Quốc phòng Nga "miễn cưỡng" giúp Izhmash thắng thầu sản xuất tên lửa chống tăng - loại vũ khí mà nhà máy này chưa bao giờ có kinh nghiệm sản xuất.
Mô hình Tổng công ty Kalashnikov được đưa ra bởi Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin. Tổng công ty này sẽ bao gồm Izhmash, Izhmekh và một số nhà sản xuất vũ khí cá nhân khác cùng đặt dưới thương hiệu Kalashnikov.
Izhmash được biết đến là nhà sản xuất khẩu súng trường tiến công huyền thoại, nổi tiếng nhất thế giới Klashnikov, trong khi Izhmekh được biết đến là nơi “khai sinh” ra những khẩu súng ngắn Makarov và Yarygin.
Tuy nhiên, cả 2 công ty gần đây đã trải qua những khó khăn tài chính và sản lượng vũ khí giảm mạnh. Hiện nay, chính phủ Nga nỗ lực “hồi sinh” 2 công ty này bằng cách kết hợp chúng vào một thương hiệu mới.
9K121 Vikhr (NATO định danh là AT-16 Scallion) là hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển được đưa vào sử dụng từ năm 1982. Loại tên lửa này thiết kế để phóng từ trực thăng chiến đấu Ka-50/52 và cường kích Su-25T. Vikhr đạt tầm bắn 8-10km, lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ xuyên giáp ERA, dẫn đường bằng lade.
Nhà sản xuất súng AK huyền thoại sẽ chế tạo tên lửa</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Nhà sản xuất khẩu súng trường tiến công AK huyền thoại sẽ tham gia sản xuất tên lửa chống tăng Vikhr-1 trang bị cho trực thăng, cường kích.
Hãng thông tấn Ria Novosti đưa tin, nhà máy Izhmas – nơi sản xuất khẩu súng trường tiến công AK huyền thoại sẽ sản xuất tên lửa chống tăng chính xác cao hợp tác cùng công ty khác.
Izhmash gần đây đã giành thắng lợi trong gói thầu trị giá 400 triệu USD của Bộ Quốc phòng Nga để sản xuất tên lửa chống tăng tầm xa, siêu thanh Vikhr-1. Đây được xem là một trong số những “đơn đặt hàng nhà nước lớn nhất trong những năm gần đây”.
“Bởi vì nó (tên lửa) là mặt hàng công nghệ cao, nên Izhmash đang có kế hoạch hợp tác rộng rãi với các công ty khác, đặc biệt là với những công ty mà sẽ là một phần trong Tổng Công ty Kalashnikov tương lai”, phát ngôn viên nhà máy Yelena Filatova nói.
Mô hình Tổng công ty Kalashnikov được đưa ra bởi Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin. Tổng công ty này sẽ bao gồm Izhmash, Izhmekh và một số nhà sản xuất vũ khí cá nhân khác cùng đặt dưới thương hiệu Kalashnikov.
Izhmash được biết đến là nhà sản xuất khẩu súng trường tiến công huyền thoại, nổi tiếng nhất thế giới Klashnikov, trong khi Izhmekh được biết đến là nơi “khai sinh” ra những khẩu súng ngắn Makarov và Yarygin.
Tuy nhiên, cả 2 công ty gần đây đã trải qua những khó khăn tài chính và sản lượng vũ khí giảm mạnh. Hiện nay, chính phủ Nga nỗ lực “hồi sinh” 2 công ty này bằng cách kết hợp chúng vào một thương hiệu mới.
9K121 Vikhr (NATO định danh là AT-16 Scallion) là hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển được đưa vào sử dụng từ năm 1982. Loại tên lửa này thiết kế để phóng từ trực thăng chiến đấu Ka-50/52 và cường kích Su-25T. Vikhr đạt tầm bắn 8-10km, lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ xuyên giáp ERA, dẫn đường bằng lade.
Tiêm kích Su-27/30 là vũ khí bán chạy nhất của Nga</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Theo báo cáo mới nhất, tiêm kích Su-27/30 là một trong những mặt hàng ưa chuộng nhất trong danh sách xuất khẩu vũ khí của Nga.
[*]Ukraine sửa chữa động cơ cho Su-27 Việt Nam
[*]Xem Su-27 Việt Nam tác chiến đánh địch trên Biển Đông
[/list]
Máy bay chiến đấu vẫn chiếm tới 40% tổng số vũ khí xuất khẩu của Nga vào năm 2012. Xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì từ những năm trước đó.
"Tỉ lệ vũ khí xuất khẩu của Nga vẫn được giữ nguyên", ông Alexander Fomin - người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh phát thanh Ekho Moskvy.
"Trong năm 2012, trang thiết bị cho không quân đứng đầu trong danh mục xuất khẩu vũ khí với tỉ lệ 40%, tiếp theo là vũ khí cho các lực lượng lục quân với 28%, hệ thống phòng không chiếm 16% và trang thiết bị hải quân 13%", ông Fomin cho biết thêm.
Tiêm kích Su-27/30 là một trong những mặt hàng vũ khí bán chạy nhất của Nga.
Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-27/30, Mikoyan MiG-29 Fulcrum, trực thăng chiến đấu Mil Mi-24/35, trực thăng vận tải đa năng Mi-17 và trực thăng hải quân Kamov Ka-28/31 là những khí tài được ưa chuộng nhất trong danh sách vũ khí xuất khẩu của Nga.
Theo những chuyên gia trong ngành quốc phòng Nga, những vũ khí này vẫn sẽ giữ được vị thế là những vũ khí hàng đầu thế giới trong vòng 5-10 năm tới. Trong năm 2012, Nga đã bán được 15,2 tỷ USD chiếm vị trí thứ 2 trong các nhà xuất khẩu vũ khí.
Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí nhà nước Rosoboroexport cho biết, Nga đang xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị tới 66 quốc gia cũng như có hợp tác kỹ thuật – quân sự với 85 quốc gia.
Các khách hàng chính của Nga là Ấn Độ, Algeria, Trung Quốc, Venezuela, Malaysia và Syria. Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều thương vụ lớn vào năm 2010 khi mua tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30 và một số trang thiết bị quân sự.
Nga cũng ký một số hợp đồng quân sự quan trọng với Ấn Độ - khách hàng lớn nhất của mình. Các chuyên gia tin rằng việc Nga hỗ trợ Ấn Độ bao gồm cả lý do chính trị và kỹ thuật.
Nhu cầu mua sắm cho Quân đội của Ấn Độ đăng tăng mạnh và Nga có vẻ như không đáp ứng được đủ yêu cầu từ phía Ấn Độ,
“Việc lựa chọn nhà cung cấp vũ khí phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là “không để tất cả trứng vào một giỏ. Việc Ấn Độ hợp tác với một số nước khác không phải là vấn đề lớn với Nga nhất là khi 2 nước này đang có rất nhiều dự án hợp tác”, ông Andrei Fomin – Tổng biên tập Tạp chí Vzlyot cho biết.
(Kienthuc.net.vn) - Theo báo cáo mới nhất, tiêm kích Su-27/30 là một trong những mặt hàng ưa chuộng nhất trong danh sách xuất khẩu vũ khí của Nga.
[*]Ukraine sửa chữa động cơ cho Su-27 Việt Nam
[*]Xem Su-27 Việt Nam tác chiến đánh địch trên Biển Đông
[/list]
Máy bay chiến đấu vẫn chiếm tới 40% tổng số vũ khí xuất khẩu của Nga vào năm 2012. Xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì từ những năm trước đó.
"Tỉ lệ vũ khí xuất khẩu của Nga vẫn được giữ nguyên", ông Alexander Fomin - người đứng đầu Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh phát thanh Ekho Moskvy.
"Trong năm 2012, trang thiết bị cho không quân đứng đầu trong danh mục xuất khẩu vũ khí với tỉ lệ 40%, tiếp theo là vũ khí cho các lực lượng lục quân với 28%, hệ thống phòng không chiếm 16% và trang thiết bị hải quân 13%", ông Fomin cho biết thêm.
Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-27/30, Mikoyan MiG-29 Fulcrum, trực thăng chiến đấu Mil Mi-24/35, trực thăng vận tải đa năng Mi-17 và trực thăng hải quân Kamov Ka-28/31 là những khí tài được ưa chuộng nhất trong danh sách vũ khí xuất khẩu của Nga.
Theo những chuyên gia trong ngành quốc phòng Nga, những vũ khí này vẫn sẽ giữ được vị thế là những vũ khí hàng đầu thế giới trong vòng 5-10 năm tới. Trong năm 2012, Nga đã bán được 15,2 tỷ USD chiếm vị trí thứ 2 trong các nhà xuất khẩu vũ khí.
Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí nhà nước Rosoboroexport cho biết, Nga đang xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị tới 66 quốc gia cũng như có hợp tác kỹ thuật – quân sự với 85 quốc gia.
Các khách hàng chính của Nga là Ấn Độ, Algeria, Trung Quốc, Venezuela, Malaysia và Syria. Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều thương vụ lớn vào năm 2010 khi mua tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30 và một số trang thiết bị quân sự.
Nga cũng ký một số hợp đồng quân sự quan trọng với Ấn Độ - khách hàng lớn nhất của mình. Các chuyên gia tin rằng việc Nga hỗ trợ Ấn Độ bao gồm cả lý do chính trị và kỹ thuật.
Nhu cầu mua sắm cho Quân đội của Ấn Độ đăng tăng mạnh và Nga có vẻ như không đáp ứng được đủ yêu cầu từ phía Ấn Độ,
“Việc lựa chọn nhà cung cấp vũ khí phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là “không để tất cả trứng vào một giỏ. Việc Ấn Độ hợp tác với một số nước khác không phải là vấn đề lớn với Nga nhất là khi 2 nước này đang có rất nhiều dự án hợp tác”, ông Andrei Fomin – Tổng biên tập Tạp chí Vzlyot cho biết.
Chuyên gia Trung Quốc tiết lộ lý do Trung Quốc mua Su-35
(Soha.vn) - Trong cuộc phỏng vấn đăng tải trên webiste mil.news.sina.com.cn, chuyên gia quân sự Liu Linchuan của Trung Quốc đã phân tích những lý do tại sao nước này cần mua máy bay chiến đấu S-35 của Nga.
Theo chuyên gia quân sự Liu Linchuan, máy bay chiến đấu đa nhiệm S-35 của Nga không chỉ có khả năng tàng hình và bay với tốc độ siêu âm mà còn thực hiện những kỹ thuật bay khó, nhờ được trang bị động cơ 117S với hệ thống điều hướng phản lực.
Không những thế, tiêm kích đa nhiệm Su-35 được trang bị hệ thống radar Irbis-E, có thể phát hiện những mục tiêu với có diện tích phản xạ chỉ 0,01 m2, ở khoảng cách 90 km. Theo thông tin từ phía Mỹ, ở một số góc độ diện tích phản xạ của chiến đấu cơ F-35 tương đương với giá trị này, trong khi diện tích phản xạ lớn nhât của F-22 chỉ là 0,0001 m2.
Tuy nhiên, một số báo cáo cho rằng diện tích phản xạ của F-35 và F-22 lần lượt là 0,05 m2 và 0,01 m2. Điều này đồng nghĩa radar của chiến đấu cơ S-35 hoàn toàn có thể phát hiện được đối thủ F-22 hay ít nhất là F-35 của Mỹ ở khoảng cách 90 km. Trong trường hợp này, công nghệ máy bay tàng hình của Mỹ không còn phát huy được lợi thế.
So với máy bay chiến đấu S-27, chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 4++ Su-35 được trang bị động cơ với lực đẩy lớn hơn. Ngoài ra, Su-35 cũng được trang bị hệ thống kiểm soát bay thông minh với nhiều tính năng cải tiến hơn so với S-27. Hệ thống điện tử của Su-35 cũng được nâng cấp đang kể so với các loại chiến đấu cơ thể hệ trước của Nga. Nó cũng được trang bị các hệ thống chiến đấu điện tử mới nhất, trong khi Su-27 kém hiệu quả khi tấn công các mục tiêu mặt đất.
Theo Linchuan, Trung Quốc rất muốn sở hữu động cơ 117S, nhưng Nga sẽ chỉ bán loại động cơ này kèm theo máy bay chiến đấu Su-35 và Trung Quốc hiểu điều đó. Bắc Kinh vẫn cần động cơ của Nga và họ cần quan tâm tới việc mua máy bay chiến đấu Su-35.
Ngoài ra, Linchuan còn cho biết, Trung Quốc cũng rất quan tâm tới hệ thống radar Irbis-E. Hiện tại, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ chế tạo radar với hệ thống quét điện tử linh hoạt AESA, nhưng điều này không có nghĩa là Bắc Kinh từ bỏ các hệ thống radar do nước ngoài phát triển. Các hệ thống radar của Nga thường được thiết kế rất thô, nhưng hiệu quả hoạt động rất cao.
"Tiếp cận radar Irbis sẽ giúp chúng tôi hiểu được những công nghệ quan trọng trong lĩnh vực này, chúng tôi phải tìm ra điểm mạnh và yếu trong thiết kế của những người khác để giúp hệ thống của mình hoàn thiện hơn" - Linchuan nói.
Trong số những tính năng ưu việt của Su-35, Linchuan có đề cập tới tên lửa không đối không tầm xa do Nga sản xuất, tuy nhiên, ông này bao biện rằng: "Su-35 được trang bị tên lửa tầm xa với động cơ ramjet. Chúng tôi cũng đang phát triển loại tên lửa này nhưng tại sao lại không tìm hiểu sự sáng tạo của người khác khi có cơ hội? Nếu Trung Quốc không phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh, chúng tôi có thể tự mình từng bước phát triển thay vì tìm kiếm từ các nguồn bên ngoài nhưng thực tế là chúng tôi đang phải đối diện với nguy cơ này, từ phía Nhật Bản và những tranh chấp không ngừng trên biển Đông".
Khi được hỏi rằng có một số ý kiến nhận định Su-35 có thể gây mất cân bằng ở Đông Bắc Á, Linchuan Liu khẳng định: "Trung Quốc có một chính sách ngoại giao độc lập và không đe dọa ai cả. Chúng tôi thử nghiệm J-20 và nó không hề đe dọa cân bằng quân sự ở châu Á. Tuy nhiên, một số quốc gia đang xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc".
Bên cạnh đó, ông Linchuan Liu cho rằng Trung Quốc cần mua chiến đấu cơ Su-35 để hỗ trợ cho dự án phát triển máy bay chiến đấu J-20 và J-31 đầy hứa hẹn của nước này. Việc sở hữu Su-35 rất cần thiết để nhanh chóng củng cố sức mạnh cho Không quân trung Quốc, trước nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn có thể xảy ra với Nhật Bản.
Linchuan khẳng định quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc vẫn đang từng bước tiến hành. J-20 trong tương lai hứa hẹn sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Su-35. Hệ thống radar trên J-31 không mạnh bằng Su-35 nhưng trong tương lai, chiến đấu cơ này sẽ có được trang bị động cơ mạnh mẽ hơn và sẽ có khả năng thực hiện hành trình siêu âm.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga có kỹ thuật hiện đại hơn so với J-20 của Trung Quốc và tất nhiên tốt hơn Su-35 nhưng loại máy bay chiến đấu này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Nếu Trung Quốc chờ mua hay tham gia hợp tác phát triển T-50, Bắc Kinh sẽ mất khả năng độc lập về lĩnh vực vũ khí. Chuyên gia Liu Linchuan tin rằng việc Trung Quốc mua Su-35 là đúng đắn vì nó có thể ngăn chặn F-22 và F-35 của Mỹ.
Với thiết kế nhỏ gọn, Su-35 có nhiều lợi thế trong chiến đấu trên không vì tính năng này làm giảm tầm phát hiện của kẻ thù. Máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ có thể bay với tốc độ siêu âm và mang theo 6 tên lửa với độ chính xác cao. Các máy bay của Mỹ có thể mạnh là tấn công tên lửa tầm xa, nhưng Su-35 lại chiếm ưu thế trong các cuộc chiến đối đầu trên không.
(Soha.vn) - Trong cuộc phỏng vấn đăng tải trên webiste mil.news.sina.com.cn, chuyên gia quân sự Liu Linchuan của Trung Quốc đã phân tích những lý do tại sao nước này cần mua máy bay chiến đấu S-35 của Nga.
Theo chuyên gia quân sự Liu Linchuan, máy bay chiến đấu đa nhiệm S-35 của Nga không chỉ có khả năng tàng hình và bay với tốc độ siêu âm mà còn thực hiện những kỹ thuật bay khó, nhờ được trang bị động cơ 117S với hệ thống điều hướng phản lực.
Không những thế, tiêm kích đa nhiệm Su-35 được trang bị hệ thống radar Irbis-E, có thể phát hiện những mục tiêu với có diện tích phản xạ chỉ 0,01 m2, ở khoảng cách 90 km. Theo thông tin từ phía Mỹ, ở một số góc độ diện tích phản xạ của chiến đấu cơ F-35 tương đương với giá trị này, trong khi diện tích phản xạ lớn nhât của F-22 chỉ là 0,0001 m2.
Tuy nhiên, một số báo cáo cho rằng diện tích phản xạ của F-35 và F-22 lần lượt là 0,05 m2 và 0,01 m2. Điều này đồng nghĩa radar của chiến đấu cơ S-35 hoàn toàn có thể phát hiện được đối thủ F-22 hay ít nhất là F-35 của Mỹ ở khoảng cách 90 km. Trong trường hợp này, công nghệ máy bay tàng hình của Mỹ không còn phát huy được lợi thế.
So với máy bay chiến đấu S-27, chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 4++ Su-35 được trang bị động cơ với lực đẩy lớn hơn. Ngoài ra, Su-35 cũng được trang bị hệ thống kiểm soát bay thông minh với nhiều tính năng cải tiến hơn so với S-27. Hệ thống điện tử của Su-35 cũng được nâng cấp đang kể so với các loại chiến đấu cơ thể hệ trước của Nga. Nó cũng được trang bị các hệ thống chiến đấu điện tử mới nhất, trong khi Su-27 kém hiệu quả khi tấn công các mục tiêu mặt đất.
Theo Linchuan, Trung Quốc rất muốn sở hữu động cơ 117S, nhưng Nga sẽ chỉ bán loại động cơ này kèm theo máy bay chiến đấu Su-35 và Trung Quốc hiểu điều đó. Bắc Kinh vẫn cần động cơ của Nga và họ cần quan tâm tới việc mua máy bay chiến đấu Su-35.
Ngoài ra, Linchuan còn cho biết, Trung Quốc cũng rất quan tâm tới hệ thống radar Irbis-E. Hiện tại, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ chế tạo radar với hệ thống quét điện tử linh hoạt AESA, nhưng điều này không có nghĩa là Bắc Kinh từ bỏ các hệ thống radar do nước ngoài phát triển. Các hệ thống radar của Nga thường được thiết kế rất thô, nhưng hiệu quả hoạt động rất cao.
"Tiếp cận radar Irbis sẽ giúp chúng tôi hiểu được những công nghệ quan trọng trong lĩnh vực này, chúng tôi phải tìm ra điểm mạnh và yếu trong thiết kế của những người khác để giúp hệ thống của mình hoàn thiện hơn" - Linchuan nói.
Trong số những tính năng ưu việt của Su-35, Linchuan có đề cập tới tên lửa không đối không tầm xa do Nga sản xuất, tuy nhiên, ông này bao biện rằng: "Su-35 được trang bị tên lửa tầm xa với động cơ ramjet. Chúng tôi cũng đang phát triển loại tên lửa này nhưng tại sao lại không tìm hiểu sự sáng tạo của người khác khi có cơ hội? Nếu Trung Quốc không phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh, chúng tôi có thể tự mình từng bước phát triển thay vì tìm kiếm từ các nguồn bên ngoài nhưng thực tế là chúng tôi đang phải đối diện với nguy cơ này, từ phía Nhật Bản và những tranh chấp không ngừng trên biển Đông".
Khi được hỏi rằng có một số ý kiến nhận định Su-35 có thể gây mất cân bằng ở Đông Bắc Á, Linchuan Liu khẳng định: "Trung Quốc có một chính sách ngoại giao độc lập và không đe dọa ai cả. Chúng tôi thử nghiệm J-20 và nó không hề đe dọa cân bằng quân sự ở châu Á. Tuy nhiên, một số quốc gia đang xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc".
Bên cạnh đó, ông Linchuan Liu cho rằng Trung Quốc cần mua chiến đấu cơ Su-35 để hỗ trợ cho dự án phát triển máy bay chiến đấu J-20 và J-31 đầy hứa hẹn của nước này. Việc sở hữu Su-35 rất cần thiết để nhanh chóng củng cố sức mạnh cho Không quân trung Quốc, trước nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn có thể xảy ra với Nhật Bản.
Linchuan khẳng định quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc vẫn đang từng bước tiến hành. J-20 trong tương lai hứa hẹn sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn Su-35. Hệ thống radar trên J-31 không mạnh bằng Su-35 nhưng trong tương lai, chiến đấu cơ này sẽ có được trang bị động cơ mạnh mẽ hơn và sẽ có khả năng thực hiện hành trình siêu âm.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga có kỹ thuật hiện đại hơn so với J-20 của Trung Quốc và tất nhiên tốt hơn Su-35 nhưng loại máy bay chiến đấu này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Nếu Trung Quốc chờ mua hay tham gia hợp tác phát triển T-50, Bắc Kinh sẽ mất khả năng độc lập về lĩnh vực vũ khí. Chuyên gia Liu Linchuan tin rằng việc Trung Quốc mua Su-35 là đúng đắn vì nó có thể ngăn chặn F-22 và F-35 của Mỹ.
Với thiết kế nhỏ gọn, Su-35 có nhiều lợi thế trong chiến đấu trên không vì tính năng này làm giảm tầm phát hiện của kẻ thù. Máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ có thể bay với tốc độ siêu âm và mang theo 6 tên lửa với độ chính xác cao. Các máy bay của Mỹ có thể mạnh là tấn công tên lửa tầm xa, nhưng Su-35 lại chiếm ưu thế trong các cuộc chiến đối đầu trên không.
Báo nói hơi quá, ý là thiết kế thay thế vật liệu mới, phủ RAM để giảm RCS ấy mà bác, Su-27 10m2 thì Su-35 theo 1 vài nguồn là 3-5m2grenade nói:Su 35 mà tàng hình gì trời
[link]http://www.fighter-planes.com/stealth2.htm[/link]
Last edited by a moderator:
Tại sao vũ khí Nga gặp khó ở Ấn Độ?</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Việc Nga không giành thắng lợi trong một số gói thầu vũ khí lớn ở Ấn Độ một phần vì những yếu tố chính trị.
[*]Ấn Độ tính thuê tàu ngầm “đấu” Trung Quốc?
[*]Ấn Độ tăng sức mạnh quân sự “kiềm chế” TQ
[/list]
Trang mạng Russian Army Messenger đăng bài bình luận về nguyên do tại sao vũ khí Nga ngày càng gặp nhiều khó khăn ở thị trường Ấn Độ. Qua đó, vấn đề được đưa ra không phải là vũ khí Nga đắt đỏ, hay kém hiện đại mà do chính sách của Nga tăng cường hợp tác với Trung Quốc và Pakistan.
Theo đó, bài viết cho rằng, để ngăn chặn Trung Quốc, Ấn Độ đang “xa lánh” Nga, tích cực tăng cường hợp tác công nghệ quân sự với Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, Nga đang đối mặt với sự lựa chọn lớn: tiếp tục thúc đẩy chính sách ngoại giao không có ý nghĩa hay là tập trung xây dựng trục chính trị quân sự Nga - Ấn.
Gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ được tăng cường rõ rệt. Trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 23-24/6 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, một loạt các vấn đề quan trọng như xung quanh diễn biến khu vực châu Á, hòa giải ở Afghanistan, hợp tác công nghệ quân sự song phương đã được hai bên trao đổi và đạt được sự thống nhất chung trong việc tiếp tục mở rộng hợp tác năng lượng, công nghệ cao, an ninh quốc phòng.
Cần phải nhấn mạnh là, vấn đề thảo luận của Mỹ và Ấn Độ không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Nga, mà còn liên quan trực tiếp đến lợi ích chiến lược của Nga. Ấn Độ lực chọn hợp tác với Mỹ trong những vấn đề này, không phải là hợp tác với Nga cho thấy những tính toán sai của ngoại giao Nga.
Ấn Độ tăng cường quan hệ với Mỹ để đối phó Trung Quốc.
Dù vậy, Việc Ấn Độ giảm nhập khẩu vũ khí Nga, các doanh nghiệp sản xuất và chuyên gia Nga thông thường xem như là vấn đề kỹ thuật như giá sản phẩm, yêu cầu về đổi mới và công nghệ của Ấn Độ đối với vũ khí trang bị tăng cao. Tuy nhiên, đây không hẳn là vấn đề chính dẫn tới việc Ấn Độ giảm nhập khẩu vũ khí Nga.
Trên thực tế, nếu Nga coi Ấn Độ là thị trường tiêu thụ vũ khí lớn nhất, thì cần phải xác định một kế hoạch thúc đẩy quân sự chính trị tương ứng. Đối với nguyên nhân cơ bản khiến Ấn Độ thể hiện sự tăng cường hợp tác công nghệ quân sự với Mỹ và NATO, chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là yếu tố chính trị thay vì vấn đề công nghệ.
Vị chuyên gia này cho rằng, Ấn Độ lo ngại về sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế và thực lực quân sự của Trung Quốc, hy vọng thông qua các đơn hàng mua vũ khí lớn của Mỹ, củng cố mối quan hệ đối tác quân sự chính trị với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc hơn nữa. Và đây đã trở thành xu hướng ưu tiên trong chiến lược toàn cầu của Ấn Độ.
Hiện nay Ấn Độ tích cực xây dựng liên minh quân sự chính trị, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước như Mỹ và Nhật Bản, mục đích chính là ngăn chặn Trung Quốc. Việc Nga thúc đẩy chính sách ngoại giao toàn diện, ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc, rõ ràng không phải là phương thức tốt nhất để củng cố quan hệ Nga - Ấn.
Việc Nga bán vũ khí mới nhất cho Trung Quốc đã làm Ấn Độ phật ý.
Việc Nga bán vũ khí hiện đại cho Trung Quốc cũng đã làm cho Ấn Độ không hài lòng. Ngày 24/12/2012 Nga và Ấn Độ ký một số hiệp định hợp tác công nghệ quân sự với tổng trị giá 2,9 tỷ USD, bao gồm việc cung cấp giấy phép sản xuất linh kiện phụ tùng 42 tiêm kích Su-30MKI cho Ấn Độ.
Ngày 17/6/2013 các phương tiện truyền thông Nga cho biết, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc một lô tiêm kích đa năng Su-35 kiểu mới. Đây là loại máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động thế hệ 4++, về tính năng kỹ chiến thuật rõ ràng ưu việt hơn Su-30MKI.
Trong khuôn khổ chính sách ngoại giao toàn diện, Nga còn có ý xuất khẩu vũ khí sang Pakistan. Chuyên gia Nga cho rằng phương châm tương tự này là sai, Nga tăng cường mối quan hệ với Pakistan, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực quân sự chính trị là không triển vọng. Đối với việc cung ứng vũ khí trang bị cho Pakistan có thể sẽ mang lại hậu quả tiêu cực. Pakistan không quá hy vọng vào việc nhập khẩu vũ khí của Nga nâng cao khả năng phòng vệ, mà là để phá vỡ mối quan hệ quân sự chính trị Nga - Ấn.
Nga thua cuộc trong vụ đấu thầu mua 126 máy bay tiêm kích đa năng của Ấn Độ năm 2011 đối với MiG-35 và không hài lòng với việc Ấn Độ có ý muốn mua linh kiện vũ khí từ nước thứ 3 và việc Nga bán vũ khí cho Pakistan là một cách để Nga trừng phạt Ấn Độ, có thể sẽ làm cho Ấn Độ có những phản ứng mạnh mẽ.
Hơn nữa, xem xét từ phương diện doanh nghiệp, khả năng chi trả của Pakistan thấp, doanh thu xuất khẩu vũ khí của Nga đối với Pakistan cũng không thể cao. Dưới tác dụng của các yếu tố trên, tầm ảnh hưởng quân sự, chính trị và kinh tế của Nga đối với Ấn Độ giảm dần là điều bình thường.
Ngoài ra, Ấn Độ còn tăng cường hợp tác với Nhật Bản, nội dung quan trọng trong hiệp định hợp tác Ấn – Nhật chính là hợp tác kỹ thuật quân sự, hai bên thảo luận và xác định việc tổ chức diễn tập quân sự chung trên biển, công ty Nhật Bản còn có thể cung ứng máy bay quân sự và lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ. Thực tế này một lần nữa cho thấy trong tương lai doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh mạnh mới.
http://kienthuc.net.vn/bi...ho-o-an-do-248189.html
(Kienthuc.net.vn) - Việc Nga không giành thắng lợi trong một số gói thầu vũ khí lớn ở Ấn Độ một phần vì những yếu tố chính trị.
[*]Ấn Độ tính thuê tàu ngầm “đấu” Trung Quốc?
[*]Ấn Độ tăng sức mạnh quân sự “kiềm chế” TQ
[/list]
Trang mạng Russian Army Messenger đăng bài bình luận về nguyên do tại sao vũ khí Nga ngày càng gặp nhiều khó khăn ở thị trường Ấn Độ. Qua đó, vấn đề được đưa ra không phải là vũ khí Nga đắt đỏ, hay kém hiện đại mà do chính sách của Nga tăng cường hợp tác với Trung Quốc và Pakistan.
Theo đó, bài viết cho rằng, để ngăn chặn Trung Quốc, Ấn Độ đang “xa lánh” Nga, tích cực tăng cường hợp tác công nghệ quân sự với Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, Nga đang đối mặt với sự lựa chọn lớn: tiếp tục thúc đẩy chính sách ngoại giao không có ý nghĩa hay là tập trung xây dựng trục chính trị quân sự Nga - Ấn.
Gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ được tăng cường rõ rệt. Trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 23-24/6 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, một loạt các vấn đề quan trọng như xung quanh diễn biến khu vực châu Á, hòa giải ở Afghanistan, hợp tác công nghệ quân sự song phương đã được hai bên trao đổi và đạt được sự thống nhất chung trong việc tiếp tục mở rộng hợp tác năng lượng, công nghệ cao, an ninh quốc phòng.
Cần phải nhấn mạnh là, vấn đề thảo luận của Mỹ và Ấn Độ không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Nga, mà còn liên quan trực tiếp đến lợi ích chiến lược của Nga. Ấn Độ lực chọn hợp tác với Mỹ trong những vấn đề này, không phải là hợp tác với Nga cho thấy những tính toán sai của ngoại giao Nga.
Dù vậy, Việc Ấn Độ giảm nhập khẩu vũ khí Nga, các doanh nghiệp sản xuất và chuyên gia Nga thông thường xem như là vấn đề kỹ thuật như giá sản phẩm, yêu cầu về đổi mới và công nghệ của Ấn Độ đối với vũ khí trang bị tăng cao. Tuy nhiên, đây không hẳn là vấn đề chính dẫn tới việc Ấn Độ giảm nhập khẩu vũ khí Nga.
Trên thực tế, nếu Nga coi Ấn Độ là thị trường tiêu thụ vũ khí lớn nhất, thì cần phải xác định một kế hoạch thúc đẩy quân sự chính trị tương ứng. Đối với nguyên nhân cơ bản khiến Ấn Độ thể hiện sự tăng cường hợp tác công nghệ quân sự với Mỹ và NATO, chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là yếu tố chính trị thay vì vấn đề công nghệ.
Vị chuyên gia này cho rằng, Ấn Độ lo ngại về sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế và thực lực quân sự của Trung Quốc, hy vọng thông qua các đơn hàng mua vũ khí lớn của Mỹ, củng cố mối quan hệ đối tác quân sự chính trị với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc hơn nữa. Và đây đã trở thành xu hướng ưu tiên trong chiến lược toàn cầu của Ấn Độ.
Hiện nay Ấn Độ tích cực xây dựng liên minh quân sự chính trị, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước như Mỹ và Nhật Bản, mục đích chính là ngăn chặn Trung Quốc. Việc Nga thúc đẩy chính sách ngoại giao toàn diện, ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc, rõ ràng không phải là phương thức tốt nhất để củng cố quan hệ Nga - Ấn.
Việc Nga bán vũ khí hiện đại cho Trung Quốc cũng đã làm cho Ấn Độ không hài lòng. Ngày 24/12/2012 Nga và Ấn Độ ký một số hiệp định hợp tác công nghệ quân sự với tổng trị giá 2,9 tỷ USD, bao gồm việc cung cấp giấy phép sản xuất linh kiện phụ tùng 42 tiêm kích Su-30MKI cho Ấn Độ.
Ngày 17/6/2013 các phương tiện truyền thông Nga cho biết, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc một lô tiêm kích đa năng Su-35 kiểu mới. Đây là loại máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động thế hệ 4++, về tính năng kỹ chiến thuật rõ ràng ưu việt hơn Su-30MKI.
Trong khuôn khổ chính sách ngoại giao toàn diện, Nga còn có ý xuất khẩu vũ khí sang Pakistan. Chuyên gia Nga cho rằng phương châm tương tự này là sai, Nga tăng cường mối quan hệ với Pakistan, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực quân sự chính trị là không triển vọng. Đối với việc cung ứng vũ khí trang bị cho Pakistan có thể sẽ mang lại hậu quả tiêu cực. Pakistan không quá hy vọng vào việc nhập khẩu vũ khí của Nga nâng cao khả năng phòng vệ, mà là để phá vỡ mối quan hệ quân sự chính trị Nga - Ấn.
Nga thua cuộc trong vụ đấu thầu mua 126 máy bay tiêm kích đa năng của Ấn Độ năm 2011 đối với MiG-35 và không hài lòng với việc Ấn Độ có ý muốn mua linh kiện vũ khí từ nước thứ 3 và việc Nga bán vũ khí cho Pakistan là một cách để Nga trừng phạt Ấn Độ, có thể sẽ làm cho Ấn Độ có những phản ứng mạnh mẽ.
Hơn nữa, xem xét từ phương diện doanh nghiệp, khả năng chi trả của Pakistan thấp, doanh thu xuất khẩu vũ khí của Nga đối với Pakistan cũng không thể cao. Dưới tác dụng của các yếu tố trên, tầm ảnh hưởng quân sự, chính trị và kinh tế của Nga đối với Ấn Độ giảm dần là điều bình thường.
Ngoài ra, Ấn Độ còn tăng cường hợp tác với Nhật Bản, nội dung quan trọng trong hiệp định hợp tác Ấn – Nhật chính là hợp tác kỹ thuật quân sự, hai bên thảo luận và xác định việc tổ chức diễn tập quân sự chung trên biển, công ty Nhật Bản còn có thể cung ứng máy bay quân sự và lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ. Thực tế này một lần nữa cho thấy trong tương lai doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh mạnh mới.
http://kienthuc.net.vn/bi...ho-o-an-do-248189.html
Mỹ muốn tăng tầm bắn “rắn đuôi kêu” AIM-9
(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ muốn có biến thể tên lửa không đối không AIM-9X Block III có thể tác chiến ngoài tầm nhìn trang bị cho tiêm kích F-35.
(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Mỹ muốn có biến thể tên lửa không đối không AIM-9X Block III có thể tác chiến ngoài tầm nhìn trang bị cho tiêm kích F-35.
- R-77: “sát thủ diệt chim sắt” siêu hạng của Su-30MK2 Việt Nam
- Điểm mặt “sát thủ diệt chim sắt” của Không quân Trung Quốc
Bộ Chỉ huy Không chiến Hải quân (NAVAIR) cho hay, Hải quân Mỹ hy vọng sẽ tăng tầm bắn của các tên lửa không đối không Raytheon AIM-9X Block III Sidewinder (rắn đuôi kêu) thêm 60% so với biến thể hiện tại, nhằm trang bị cho tiêm kích tàng hình Lockheed Martin F-35 JSF. Các loại vũ khí mới sẽ đi vào hoạt động trong năm 2022.
"Tên lửa AIM-9X Block III được yêu cầu tăng tầm bắn là để đáp ứng yêu cầu tác chiến của F-35 trong thời gian sau năm 2020. Thiết kế này được dự báo sẽ tăng phạm vi tấn công của AIM-9X thêm 60%”, đại diện NAVAIR cho biết.
NAVAIR còn tiết lộ thêm là, tên lửa AIM-9X Block II hiện nay đã chồng lên tầm bắn của một số loại tên lửa đối không mạnh hơn như AIM-120D, nên biến thể Block III mới cũng sẽ tiếp tục chồng lấn lên vùng này. Tầm bắn của tên lửa AIM-9X Block III được tăng sẽ "cung cấp cho máy bay chiến đấu khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) bằng nhiều loại vũ khí, cho phép nhiều chiến thuật linh hoạt hơn”.
Cải tiến này nhằm chống lại kĩ thuật gây nhiễu DRFM sử dụng đài phát tái tạo tần số. Kĩ thuật này chủ yếu nhằm gây nhiễu các tên lửa đối không tầm trung – xa dẫn bắn bằng radar.
Theo đó, máy bay địch sẽ thu tín hiệu radar chiếu tới, tái tạo và phát ngược trở lại, khiến đầu tự dẫn radar bị gây nhiễu, không thể phân biệt đâu là tín hiệu phản xạ thực sự, đâu là tín hiệu phản xạ bị tái tạo làm giả. Ngược lại, đầu tự dẫn hồng ngoại vốn chỉ trang bị cho các tên lửa đối không tầm ngắn của AIM-9X lại hoàn toàn “miễn dịch” trước kĩ thuật gây nhiễu này, nên có thể tấn công mục tiêu mà không lo bị gây nhiễu DRFM.
Yếu tố giá thành cũng là một lợi thế. Giá cả của tên lửa AIM-9X khá phải chăng, tránh cho Lầu Năm Góc phải xây dựng một chương trình thiết kế tên lửa không đối không mới.
Để tăng tầm bắn cho AIM-9X, các nhà thiết kế chú trọng đến tăng công suất và hiệu suất động cơ. AIM-9X mới cũng sẽ sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Tên lửa Block III “thừa hưởng” khối điều khiển và hệ thống điện tử của Block II, bao gồm cả hệ thống truyền dữ liệu có nguồn gốc từ tên lửa AIM-120.
Lầu Năm Góc cần tên lửa “rắn đuôi kêu” AIM-9X mới như một vũ khí không chiến ngoài tầm nhìn nhằm đối phó với trường hợp các tên lửa dẫn bắn bằng radar bị gây nhiễu. Vì thế phương thức tác chiến của tên lửa Block III sẽ rất khác tên lửa Block II, được thiết kế để không chiến trong tầm nhìn.
AIM-9X Block III đang được lên kế hoạch để nghiên cứu chế tạo vào năm 2016. Sau đó, nó sẽ đi vào thử nghiệm trong năm 2018 với các bài kiểm tra năng lực tác chiến bắt đầu từ năm 2020. Nếu mọi việc suôn sẻ, tên lửa mới này dự kiến sẽ đi vào biên chế trong năm 2022 và trang bị cho các máy bay F-35 đang hoạt động.
Nga vốn đã có loại BVR IR Seekers rồi:
R-27ET AA-10 Alamo-D: dẫn đường bằng tia hồng ngoại, ngắn hơn 07. m và nhỏ hơn, sử dụng đầu tìm kiếm Avtomatika 9B-1032 (PRGS-27). Tầm bay 120 km.
Last edited by a moderator:
Ấn Độ tiếp tục trang bị AH-64E Apache</h1>(ĐVO) - Theo tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, quân đội nước này đang tính toán tới cuối năm 2013 sẽ mua bổ sung thêm trực thăng tấn công hạng nặng AH-64E Apache do hãng Boeing (Mỹ) chế tạo.
Thông tin trên được hãng tin Defence News đăng tải ngày 25/7, theo đó điểm khác biệt của hợp đồng mua trực thăng Apache trên là chúng được trang bị cho lực lượng Không quân Lục quân thay vì Không quân Ấn Độ như hợp đồng ký năm 2012.
Ngoài ra, để có hiệu lực, trực thăng Apache mua bổ sung phải đáp ứng yêu cầu Lục quân Ấn Độ đề ra và phù hợp với chi tiêu quốc phòng trong năm tài khóa thực hiện hợp đồng.
Hồi giữa tháng 7/2013, Lục quân Ấn Độ đã đệ trình lên Bộ Quốc phòng nước này kế hoạch mua 22-33 trực thăng Apache mới. Tuy nhiên, việc mua bổ sung trực thăng Apache sẽ cần nhiều thời gian vì nó thuộc lực lượng Lục quân thay vì Không quân Ấn Độ.
Trực thăng tấn công hạng nặng AH-64E ApacheĐược biết, cuối năm 2012, Boeing đã đánh bại công ty Nga Rosoboronexport với sản phẩm trực thăng Mi-28N Night Hunter để giành hợp đồng cung cấp 22 trực thăng AH-64E cho quân đội Ấn Độ trị giá 1,3 tỷ USD.
AH-64E trước đây được biết tới với tên mã AH-64D Block III cùng một loạt cải tiến trong thiết kế, cũng như trang bị điện tử đi kèm so với các phiên bản trước đó của dòng trực thăng tấn công Apache.
AH-64E được trang bị hệ thống cánh quạt làm từ vật liệu composite, động cơ T700-GE-701D, thiết bị điều khiển bay và hỗ trợ quan sát trong đêm tối mới. Đặc biệt, AH-64E có thể liên kết và điều khiển các máy bay không người lái trong khu vực để nâng cao khả năng tác chiến.
Với khả năng đạt tốc độ bay tối đa tới 300 km/giờ, tầm hoạt động của AH-64E đạt 2.000km. Trang bị hỏa lực của dòng trực thăng này sẽ là 1 pháo hàng không 30mm, rocket Hydra 70mm, tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire và tên lửa không đối không AIM-92 Stinger và AIM-9 Sidewinder.
Thông tin Ấn Độ tăng cường mua sắm trực thăng tấn công hạng nặng AH-64E Apache trang bị cho Lục quân được cho là động thái New Delhi tăng cường sức mạnh biên giới vì những căng thẳng gần đây với Trung Quốc.
New Delhi vừa tố cáo khoảng 50 lính Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ vào ngày 16/7. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ của phía Trung Quốc trong thời gian qua.
Binh lính Trung Quốc bắt đầu xông vào khu vực Chuma tối 16/7 mang theo một loạt những tấm băng rôn, biểu ngữ đòi quân đội Ấn Độ rút ra khỏi Chumar – khu vực mà Trung Quốc đòi là thuộc chủ quyền của họ.
Lính Trung Quốc còn tuyên bố nơi mà họ đang đứng là thuộc lãnh thổ của đất nước họ. Lực lượng hai bên đã có cuộc chạm trán đầy thù địch nhưng rất may chưa có cuộc xung đột nào nổ ra. Nhóm binh lính Trung Quốc tiếp tục ở lại lãnh thổ của Ấn Độ cho đến sáng ngày hôm sau – thứ Tư (17/7), các nguồn tin cho biết.
Nguồn tin từ phía Quân đội Ấn Độ cũng đã lên tiếng xác nhận về vụ xâm nhập mới nhất của binh lính Trung Quốc, nói rằng các binh lính Ấn Độ đã chặn không cho nhóm binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) tiến hành tuần tra ở Chumar. Lính PLA sau đó đã rút về lãnh thổ của họ.
Vụ việc trên đủ nghiêm trọng đến mức lực lượng Ấn Độ đã báo cáo tình hình cho cả Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao.
Việc binh lính Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào biên giới Ấn Độ cũng đã làm nóng lên căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á. Phía New Delhi đã đề nghị tiến hành một cuộc họp giữa tướng lĩnh trong khu vực ở Spanggur Gap để thảo luận về vụ xâm nhập mới nhất của binh lính Trung Quốc.
Thông tin trên được hãng tin Defence News đăng tải ngày 25/7, theo đó điểm khác biệt của hợp đồng mua trực thăng Apache trên là chúng được trang bị cho lực lượng Không quân Lục quân thay vì Không quân Ấn Độ như hợp đồng ký năm 2012.
Ngoài ra, để có hiệu lực, trực thăng Apache mua bổ sung phải đáp ứng yêu cầu Lục quân Ấn Độ đề ra và phù hợp với chi tiêu quốc phòng trong năm tài khóa thực hiện hợp đồng.
Hồi giữa tháng 7/2013, Lục quân Ấn Độ đã đệ trình lên Bộ Quốc phòng nước này kế hoạch mua 22-33 trực thăng Apache mới. Tuy nhiên, việc mua bổ sung trực thăng Apache sẽ cần nhiều thời gian vì nó thuộc lực lượng Lục quân thay vì Không quân Ấn Độ.
AH-64E trước đây được biết tới với tên mã AH-64D Block III cùng một loạt cải tiến trong thiết kế, cũng như trang bị điện tử đi kèm so với các phiên bản trước đó của dòng trực thăng tấn công Apache.
AH-64E được trang bị hệ thống cánh quạt làm từ vật liệu composite, động cơ T700-GE-701D, thiết bị điều khiển bay và hỗ trợ quan sát trong đêm tối mới. Đặc biệt, AH-64E có thể liên kết và điều khiển các máy bay không người lái trong khu vực để nâng cao khả năng tác chiến.
Với khả năng đạt tốc độ bay tối đa tới 300 km/giờ, tầm hoạt động của AH-64E đạt 2.000km. Trang bị hỏa lực của dòng trực thăng này sẽ là 1 pháo hàng không 30mm, rocket Hydra 70mm, tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire và tên lửa không đối không AIM-92 Stinger và AIM-9 Sidewinder.
Thông tin Ấn Độ tăng cường mua sắm trực thăng tấn công hạng nặng AH-64E Apache trang bị cho Lục quân được cho là động thái New Delhi tăng cường sức mạnh biên giới vì những căng thẳng gần đây với Trung Quốc.
New Delhi vừa tố cáo khoảng 50 lính Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ vào ngày 16/7. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ của phía Trung Quốc trong thời gian qua.
Binh lính Trung Quốc bắt đầu xông vào khu vực Chuma tối 16/7 mang theo một loạt những tấm băng rôn, biểu ngữ đòi quân đội Ấn Độ rút ra khỏi Chumar – khu vực mà Trung Quốc đòi là thuộc chủ quyền của họ.
Lính Trung Quốc còn tuyên bố nơi mà họ đang đứng là thuộc lãnh thổ của đất nước họ. Lực lượng hai bên đã có cuộc chạm trán đầy thù địch nhưng rất may chưa có cuộc xung đột nào nổ ra. Nhóm binh lính Trung Quốc tiếp tục ở lại lãnh thổ của Ấn Độ cho đến sáng ngày hôm sau – thứ Tư (17/7), các nguồn tin cho biết.
Nguồn tin từ phía Quân đội Ấn Độ cũng đã lên tiếng xác nhận về vụ xâm nhập mới nhất của binh lính Trung Quốc, nói rằng các binh lính Ấn Độ đã chặn không cho nhóm binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) tiến hành tuần tra ở Chumar. Lính PLA sau đó đã rút về lãnh thổ của họ.
Vụ việc trên đủ nghiêm trọng đến mức lực lượng Ấn Độ đã báo cáo tình hình cho cả Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao.
Việc binh lính Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào biên giới Ấn Độ cũng đã làm nóng lên căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á. Phía New Delhi đã đề nghị tiến hành một cuộc họp giữa tướng lĩnh trong khu vực ở Spanggur Gap để thảo luận về vụ xâm nhập mới nhất của binh lính Trung Quốc.
<h1>Trực thăng sát thủ 'độc nhất vô nhị' ở Đông Nam Á</h1>(Soha.vn) - Lần đầu tiên tham chiến năm 1978, "xe tăng bay" Mi-24 đã chứng minh nó là một trong những trực thăng chiến đấu đa năng uy lực nhất trên thế giới.</h2>
Mi-24 là máy bay trực thăng đầu tiên do Nga phát triển có cả hai tính năng tấn công và vận tải. Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á, có 3 quốc gia trang bị trực thăng Mi-24 là Việt Nam, Indonesia và Myanmar.
Trực thăng Mi-24 tham chiến lần đầu tiên tại Somalia vào năm 1978.
Kề rừ 1978 đến nay, Mi-24 đã chứng minh sức mạnh của mình qua hơn 20 cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang.
Mi-24 có tính năng và kiểu dáng tương tự như trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ.
Nhưng không giống như Apache, “xe tăng bay” Mi-24 của Nga có thể chở theo 8 người.
Mi-24 là một trong những loại trực thăng linh hoạt và đa năng nhất mà Nga sản xuất.
Nó có thể tham gia nhiều sứ mệnh khác nhau, bao gồm hỗ trợ trên không, chống tăng, hộ tống và chiến đấu không đối không.
Mi-24 được trang bị hai động cơ Isotov TV3-117 mạnh mẽ, với mỗi chiếc có công suất 2.200 mã lực.
Nó có thể bay với tốc độ 270 km/giờ.
Tầm hoạt động bình thường của Mi-24 là 450 km, nhưng khi sử dụng bình nhiên liệu phụ, tầm hoạt động của nó có thể tăng lên 965 km.
Rotor của Mi-24 có tới 5 cánh quạt giúp nó chở được nhiều hơn và tạo ít tiếng ồn hơn khi bay.
Sức mạnh đáng sợ nhất của “xe tăng bay” nằm ở hệ thống vũ khí.
Nó được trang bị một khẩu súng máy Gatling 12,7 mm.
Mi-24 có thể mang theo 2 quả bom loại 500kg hay 4 quả bom loại 250 kg.
Với đầy đủ vũ khí, Mi-24 trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Binh sĩ thậm chí có thể bắn đạn qua cửa sổ của máy bay.
Khả năng chiến đấu của Mi-24 trở nên lợi hại hơn khi chiến đấu thành nhóm.
Mi-24 cũng có khả năng phòng thủ rất nhiệu quả, với hệ thống nhận cảnh báo từ radar, làm nhiễu sóng radio và phóng pháo sáng.
Hiện nay, Mi-24 đã trở thành một phần quan trọng trong lực lượng Không quân của ít nhất 30 quốc gia trên thế giới.
Mi-24 là máy bay trực thăng đầu tiên do Nga phát triển có cả hai tính năng tấn công và vận tải. Hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á, có 3 quốc gia trang bị trực thăng Mi-24 là Việt Nam, Indonesia và Myanmar.
Trực thăng Mi-24 tham chiến lần đầu tiên tại Somalia vào năm 1978.
Kề rừ 1978 đến nay, Mi-24 đã chứng minh sức mạnh của mình qua hơn 20 cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang.
Mi-24 có tính năng và kiểu dáng tương tự như trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ.
Nhưng không giống như Apache, “xe tăng bay” Mi-24 của Nga có thể chở theo 8 người.
Mi-24 là một trong những loại trực thăng linh hoạt và đa năng nhất mà Nga sản xuất.
Nó có thể tham gia nhiều sứ mệnh khác nhau, bao gồm hỗ trợ trên không, chống tăng, hộ tống và chiến đấu không đối không.
Mi-24 được trang bị hai động cơ Isotov TV3-117 mạnh mẽ, với mỗi chiếc có công suất 2.200 mã lực.
Nó có thể bay với tốc độ 270 km/giờ.
Tầm hoạt động bình thường của Mi-24 là 450 km, nhưng khi sử dụng bình nhiên liệu phụ, tầm hoạt động của nó có thể tăng lên 965 km.
Rotor của Mi-24 có tới 5 cánh quạt giúp nó chở được nhiều hơn và tạo ít tiếng ồn hơn khi bay.
Sức mạnh đáng sợ nhất của “xe tăng bay” nằm ở hệ thống vũ khí.
Nó được trang bị một khẩu súng máy Gatling 12,7 mm.
Mi-24 có thể mang theo 2 quả bom loại 500kg hay 4 quả bom loại 250 kg.
Với đầy đủ vũ khí, Mi-24 trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Binh sĩ thậm chí có thể bắn đạn qua cửa sổ của máy bay.
Khả năng chiến đấu của Mi-24 trở nên lợi hại hơn khi chiến đấu thành nhóm.
Mi-24 cũng có khả năng phòng thủ rất nhiệu quả, với hệ thống nhận cảnh báo từ radar, làm nhiễu sóng radio và phóng pháo sáng.
Hiện nay, Mi-24 đã trở thành một phần quan trọng trong lực lượng Không quân của ít nhất 30 quốc gia trên thế giới.