Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Hình ảnh uy vũ của trực thăng tấn công AH-64 Apache</h1>AH-64 Apache là thế hệ kế tiếp của trực thăng Bell AH-1 Cobra,được thiết kế bởi hãng Hughes, hãng McDonnell Douglas phát triển và hiện tại do hãng Boeing sản xuất.</h2>
images1228504_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_02.jpg

AH-64 là loại máy bay trực thăng tấn công có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ tua bin. Nó được trang bị một pháo M230 cỡ 30mm, đồng thời mang cả tên lửa và rốc két ở cánh phụ.
images1228505_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_03.jpg

AH-64 là loại máy bay trực thăng hiện đại hiện nay. Với thiết kế để có thể hoạt động ở mọi địa hình, nó có khả năng hoạt động cả trong ngày hay đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi phi công sẽ dùng mũ có hệ thống quan sát thuận lợi cho việc chiến đấu.
images1228506_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_10.jpg

Apache cũng được trang bị một số loại thiết bị điện tử hàng không mới nhất như Hệ thống thu nhận mục tiêu, Hệ thống nhìn đêm của phi công (TADS/PNVS), Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS).
images1228507_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_09.jpg

Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan, và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.
images1228508_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_11.jpg

Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép trong chiến tranh Iraq.
images1228509_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_04.jpg

AH-64D được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính, cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất.
images1228510_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_08.jpg

Các cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS AN/ASQ-170 được gắn phía trước mũi máy bay, ngoài ra, AH-64D còn có hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo 30mm.
images1228511_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_07.jpg

Mỗi lần phi công quay đầu, hệ thống TADS và pháo 30mm cũng quay theo. Hệ thống có khả năng xoay ± 120 độ theo chiều ngang và 30/-60 độ theo chiều thẳng đứng.
images1228512_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_06.jpg

Cảm biến nhìn đêm dành cho phi công AH-64D là PNVS AN/AAQ-11, với thành phần quan trọng là một camera hồng ngoại. PNVS chuyển động theo đầu của phi công với một góc ±90 độ theo chiều ngang và 20/-45 độ theo chiều lên xuống.
images1228513_Truc_thang_AH_64_Apache_luc_quan_my_datviet.vn_01.jpg

Ngoài ra, AH-64D còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên đối không dẫn bằng hồng ngoại. (Theo GDVN)

Mỹ tăng sức cho siêu trực thăng tấn công</h1>Công ty Boeing - nhà thầu chính cung cấp trực thăng AH-64D Apache cho quân đội Mỹ đang thử nghiệm biến thể tiếp theo của siêu trực thăng tấn công này.</h2>
images1242832_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_01.jpg

Đây được xem như là một bước đột phá về mặt công nghệ mà các chuyên gia Boeing đã và đang thực hiện. Các chuyên gia đã tiến hành nâng cấp AH-64D Apache Block III theo các cấp độ (level) khác nhau từ level 1 đến level 4.
images1242833_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_02.jpg

Mới đây, Boeing đã thử nghiệm thành công thiết bị hiển thị video đầu cuối từ xa OSRVT MUMT-2 (One System Remote Video Terminal Manned-Unmanned Teaming Level 2) và hệ thống giao diện người dùng ,VUIT-2 (Visual User Interface Tool) trên trực thăng tấn công AH-64D Apache Block III.
images1242834_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_03.jpg

Hiện tại, cấp độ tương thích cao nhất của AH-64D Apache Block III là level 4 (LOI-4) – cấp độ đảm bảo khả năng xem video từ camera của máy bay không người lái, kiểm soát tải trọng của nó, và tác động đến quĩ đạo bay của UAV trong một số tình huống nhất định. Dự kiến ở cấp độ cuối cùng - level 5 (LOI-5), Apache sẽ toàn quyền kiểm soát các UAV ở tất cả các giai đoạn của chuyến bay, bao gồm cất cánh và hạ cánh.
images1242835_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_04.jpg

Boeing cho biết, việc cải tiến siêu trực thăng tiến công Apache Block III bao gồm việc nâng cấp radar điều khiển hỏa lực (FCR) xử lý phát hiện bám sát mục tiêu, hệ thống liên kết dữ liệu (TCDL - Tactical Common Data Link), cảm biến khí tượng (IMC) và nâng cấp các trạm kiểm soát UAV.
images1242836_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_05.jpg

Theo các chuyên gia của Boeing, AH-64D Apache Block III Level 4 có khả năng trực tiếp điều khiển và nhận dữ liệu từ UAV trong thời gian thực, giúp trực thăng tăng cường khả năng quan sát, xử lý tình huống ở cả bốn hướng khác nhau.
images1242837_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_06.jpg

Thông qua kết quả của quá trình thử nghiệm, người ta đã đánh giá được hiệu quả cũng như sức mạnh của biến thể hiện đại AH-64D Apache Block III cấp độ 4. Có thể nói, khi được trang bị thêm các hệ thống có khả năng điều khiển UAV, trực thăng Apache không khác nào “hổ mọc thêm cánh”.
images1242838_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_07.jpg

Nó mạnh hơn, “hung hãn” hơn, đa năng hơn và vô đối hơn. Đây quả là một ưu thế vô cùng to lớn của Apache Block III Level 4 so với các trực thăng tấn công hiện đại khác và so với các biến thể Apache trước đó của nó.
images1242839_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_08.jpg

Trước hết, việc truy cập vào các UAV sẽ cho phép các phi công quan sát các khu vực rộng lớn trên chiến trường. Thứ hai, phi công và xạ thủ có thể đoán biết được các mối đe dọa tiềm ẩn và có thể quan sát mục tiêu từ những góc độ khác nhau. Apache Block III được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại (TADS), gắn ở mũi máy bay. Thiết bị này chứa máy ảnh truyền hình, cảm biến hồng ngoại với độ phóng đại cực cao và thiết bị laser chiếu xạ mục tiêu.
images1242840_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_11.jpg

Sử dụng TADS, Apache có thể quan sát chiến trường, phát hiện, bám sát mục tiêu và chiếu tia laser để tấn công mục tiêu. Việc sử dụng một UAV dẫn đường, cho phép phi công có thể phát hiện vị trí chính xác của mục tiêu, kịp thời phán đoán và xử lý các tình huống bằng cách truy cập vào các kênh thị tần của camera UAV.
images1242841_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_10.jpg

Thứ 3, rất nhiều máy bay không người lái hiện nay cũng sử dụng thiết bị laser chiếu xạ mục tiêu. Hệ thống này hoàn toàn tương thích với hệ thống điều khiển tên lửa của máy bay trực thăng. Khi nhận được tín hiệu từ UAV, Apache sẽ “qua mặt” thống phòng không và hỏa lực pháo binh và tấn công mục tiêu từ xa mà chúng không hề hay biết.
images1242842_AH_64D_Apache_Block_III_them_tinh_nang_moi_datviet.vn_12.jpg

Các hệ thống này có khả năng làm việc trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lần đêm. Đặc biệt, nếu như việc tấn công mục tiêu bất thành thì ngay lập tức nó có thể lặp lại đòn tấn công cho đến khi tiêu diệt được mục tiêu. Trên cơ sở những dữ liệu nhận được từ UAV, Apache có thể chia sẻ những thông tin này với các trực thăng Apache khác, bộ binh, máy bay do thám, hoặc gửi chúng đến sở chỉ huy và đợi lệnh. (nguồn GDVN)
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Lương bèo bọt, phi công quân sự Mỹ bỏ nghề hàng loạt</h1>(Soha.vn) - Không quân Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt phi công lái máy bay chiến đấu do chế độ lương thiếu hấp dẫn.</h2>Theo thời báo Los Angeles, Không quân Mỹ đang thiếu hụt 200 phi công lái máy bay chiến đấu trong năm 2013. Nếu chương trình tăng lương và cải thiện sức hấp dẫn của quân đội hiện nay không phát huy hiệu quả, tình trạng thiếu hụt phi công máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ sẽ tăng lên con số 700 vào năm 2021. Hiện tại, Không quân Mỹ có khoảng 3.000 phi công.
Có hai nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu phi công. Đầu tiên, sức hấp dẫn của việc tham gia quân đội đã giảm sút qua thời gian. Theo Lầu Năm Góc, chỉ 65% phi công hiện nay quyết định gia hạn thêm 5 năm hợp đồng sau khi phục vụ trong Không quân Mỹ theo bản hợp đồng đầu tiên kéo dài 10 năm. Tỷ lệ này vào năm 1993 là 80%. Từ năm thứ 11 phục vụ trong Không quân Mỹ, các phi công chỉ nhận được mức lương trung bình khoảng 90.000 USD/năm.

v21-9d1da.jpg

Máy bay chiến đấu F-22 Raptor của Không quân Mỹ.

Nguyên nhân thứ hai là từ đầu những năm 2000, Không quân Mỹ đã bắt đầu phát triển hàng loạt máy bay không người lái (UAV) với nhiều loại khác nhau. Sự gia tăng đáng kể của các phi đội UAV đòi hỏi một số lượng nhất định phi công máy bay chiến đấu hiện chuyển sang làm việc tại các trung tâm điều khiển UAV. Trong vòng hơn 10 năm qua, 153 phi công đã chuyển nhiệm vụ sang điều khiển UAV MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt phi công, Lầu Năm Góc đã quyết định ký hợp đồng với 130 phi công tình nguyện. Thời hạn nhận hồ sơ ứng tuyển phi công cho Không quân Mỹ sẽ kéo dài tới ngày 30/9. Những ứng viên sẽ phải trải qua các cuộc phỏng vấn và kiểm tra phi công để đáp ứng tất cả yêu cầu của Bộ Chiến tranh đưa ra. Những phi công trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng trị giá 225.000 USD (25.000 USD/năm trong vòng 9 năm). Hợp đồng với các phi công tình nguyện sẽ được ký theo thời hạn 9 năm.
Ngoài khoản tiền chính trong hợp đồng, các phi công còn được một khoản tiền trợ cấp. Khoản tiền này sẽ được xét duyệt dựa trên kết quả kiểm tra và phỏng vấn. Mức tiền trợ cấp hàng năm của một phi công sẽ từ 34.500 đến 97.400 USD. Tính tổng các khoản thu nhập, mỗi phi công sẽ nhận được từ 59.000 đến 122.000 USD mỗi năm.

Hình như bác Lựu Đạn ở bên Mỹ !, có thể giải thích vì sao ko ạ ?

 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
Nếu so máy bay Nga Sô và Mỹ có thể thấy Mỹ chú trọng nâng cấp bộ não nhiều hơn phần cơ bắp trên bản thân máy bay.. AH64 cho dù có nâng c cấp lên cấp độ 5 thì võ khí mang theo vẫn y như cũ, dưng nó có thêm ưu thế là nhờ kết nối dc với UAV
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Cận cảnh dàn vũ khí đa năng của 'siêu cường kích số 1 thế giới'</h1>Với các loại vũ khí “khủng” trong trang bị, Su-39 vừa có thể đảm nhiệm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn, vừa có khả năng tấn công tiêu diệt các mục của đối phương trên biển và trên mặt đất.</h2>Sau khi khắc phục triệt để hạn chế của Su-25 về động cơ để nâng cao tốc độ, phạm vi tác chiến và độ cao bay cùng vũ khí được hiện đại hóa và cải tiến, các tham số kỹ thuật trang bị trên Su-39 đã sánh ngang với các loại tiêm kích đa năng hàng đầu trên thế giới, nhưng hơn hẳn về khả năng tấn công đa dạng, đặc biệt là vượt trội về khả năng tấn công mặt đất, xứng đáng là “siêu cường kích số 1 thế giới”.

1370602025757-fdee9.jpg

Dàn vũ khí khủng của Su-39 “Frogfoot” - Ảnh: RIA Novosti


1370602025760.jpg

Laser hướng dẫn Kh-25L/ML, một trong những vũ khí hỗ trợ trên không (Ảnh Wikipedia).

1370602025763.jpg

KTRV Kh-31P / AS-17 Krypton tên lửa chống bức xạ (Ảnh: KnAAPO).

1370602025765.jpg

Vòng Kh-25ml được trưng bày tại Vinitsa ở Ukraine (Ảnh Wikipedia).

1370602025767.jpg

Rocket phi động lực cỡ lớn S-25L.

1370602025770.jpg

Su-39 “Frogfoot”, kiểm tra kỹ thuật trước khi bay.

1370602025772.jpg

Cường kích Su-39 "Frogfoot"


http://soha.vn/quan-su/ca...-20130607174812498.htm
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.534
113
toàn thấy ca ngợi vũ khí Nga.. ko...dưng khi ra trận thì thằng nào củng có khả năng bị hạ hết,dù ít hay nhiều, chưa kể đang bay còn bị rớt do hỏng hóc
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Hồ sơ: So sánh Ka-52 và EC-665 Tiger

(ĐVO) Ngoại hình và khả năng cơ động

Ka-52 Alligator (Cá sấu châu Mỹ) có hình dáng bên ngoài rất đặc biệt và không nhầm lẫn với các mẫu trực thăng của phương Tây. Ka-52 sử dụng 2 cánh quạt đồng trục quay ngược chiều nhau và không có cánh quạt ở đuôi.

Buồng lái Ka-52 được thiết kế khá rộng rãi với 2 phi công ngồi cạnh nhau, phần đuôi được thiết kế một cánh đuôi đứng tương tự như trên máy bay phản lực.

Còn EC-665 Tiger có buồng lái tương tự như thiết kế của Mi-28 với 2 phi công ngồi cùng hàng theo chiều dọc. Buồng lái của 2 phi công được thiết kế riêng biệt với cửa lên xuống riêng.

EC-665 Tiger sử dụng một cánh quạt chính và một cánh quạt ổn định ở đuôi.
1048712_qp_viet_Ka-52_3.jpg
Ka-52 là trực thăng tấn công hiện đại nhất của Nga hiện nay.​
1048713_qp-hieu-ec-655.jpg
"Hổ bay" EC-665 của châu Âu.​
Do sử dụng cánh quạt đồng trục với 2 động cơ Klimov TV3-117VK công suất 2.200 mã lực/chiếc nên Ka-52 có khả năng cơ động rất cao, được đánh giá là trực thăng tấn công cơ động nhất thế giới. Tốc độ tối đa đạt 350km/giờ, tốc độ hành trình đạt 270km/giờ. Tuy nhiên, trần bay của Ka-52 khá khiêm tốn, chỉ đạt 3.600 m.

EC-665 Tiger được trang bị 2 động cơ MTU MTR-390 công suất 1.285 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa đạt 290km/giờ, trần bay 4.000 m.

Xét về khả năng cơ động trực thăng của Nga nói chung và Ka-52 nói riêng luôn vượt trội so với các loại trực thăng tấn công cùng loại của NATO nói chung và EC-665 Tiger nói riêng.

Độ bền hoạt động

Tuy được trang bị động cơ mạnh mẽ, khả năng cơ động trên chiến trường cao nhưng độ bền khi hoạt động chưa bao giờ là điểm mạnh của vũ khí Nga nói chung và Ka-52 nói riêng.

Động cơ TV3-117VK ngốn quá nhiều nhiên liệu, bán kính chiến đấu của Ka-52 là 520km, phạm vi hoạt động tối đa là 1.200km. Trong khi đó, bán kính chiến đấu của EC-665 lên tới 800km, phạm vi hoạt động tối đa với các thùng nhiên liệu gắn ngoài là 1.300km.

EC-665 Tiger có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian kéo dài 3 giờ 25 phút còn khả năng hoạt động liên tục của Ka-52 chỉ có 1 giờ 40 phút (khả năng hoạt động liên tục của AH-64D là 3 giờ 9 phút).

Như vậy cùng với một thời gian hoạt động, Nga phải điều 2 chiếc Ka-52 hoạt động luân phiên mới đảm bảo thời gian thực thi nhiệm vụ của một chiếc EC-665. Đây là một điểm hạn chế rất lớn, trong điều kiện phải bay liên tục để tìm kiếm vị trí của đối phương, hay chi viện hỏa lực cường độ cao.

Giải quyết vấn đề hiệu suất động cơ đang là một bài toán khó với công nghiệp quốc phòng Nga.

Tải trọng vũ khí

Ka-52 hay Mi-28, Mi-35 đều có khả năng mang tải trọng vũ khí vượt trội so với các loại trực thăng chiến đấu của phương Tây.

Ka-52 được trang bị một pháo tự động 2A42 được gắn bên mạn phải, cơ số đạn 460 viên. Pháo có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở cự ly 1.500 m, các mục tiêu trên không tầm thấp ở cự ly 2500 m.
1048714_qp_viet_ka-52_6.jpg
Tải trọng vũ khí luôn là điểm mạnh của các loại trực thăng do Nga sản xuất.
1048715_qp_viet_tiger_5.jpg
Cấu hình vũ khí tiêu chuẩn cho EC-665 Tiger.​

Các điểm treo hai bên cánh có khả năng mang 12 tên lửa chống tăng điều khiển bằng laser 9K121 Vikhr (NATO định danh là AT-16 Scallion). Tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở cự ly từ 8-10km, tên lửa có khả năng xuyên giáp 1.000mm sau giáp phản ứng nổ.

Ka-52 còn được trang bị 4 tên lửa đối không tầm thấp Igla-V, ngoài ra trực thăng có thể mang rocket, bom không điều khiển. So với Mi-28 khả năng thực hiện nhiệm vụ của Ka-52 đa dạng hơn.

EC-665 được trang bị một pháo tự động GIAT 30mm, cơ số 450 viên đạn, trang bị vũ khí cho EC-665 có sự khác nhau giữa các biến thể dùng cho các quốc gia khác nhau.

Các điểm treo 2 bên cánh trực thăng có khả năng mang 8 tên lửa chống tăng HOT-2/3, AGM-114 Hellfire,TRIGAT LR, hệ thống vũ khí có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở cự ly 5-8km, 4 tên lửa không đối không tầm thấp Stinger hoặc 2 tên lửa Mistral, rocket không điều khiển 70mm.

Hệ thống điện tử

Ka-52 là một nỗ lực lớn của Nga trong việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ điện tử hàng không so với phương Tây.

Trực thăng được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến nhất của Nga với 2 hệ thống radar khác, một phía trên đỉnh rotor cho nhiệm vụ sục sạo các mục tiêu trên không, một phía trước mũi để tìm kiếm các mục tiêu mặt đất.

Dưới mũi máy bay được trang bị hệ thống cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hiện đại. Hệ thống quan sát ngày/đêm Samshite, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu FLIR.

1048716_qp_viet_ka-52_4.jpg
Buồng lái của Ka-52 được trang bị các hệ thống điện tử rất hiện đại.​
Hệ thống FLIR được tích hợp khí tài quang - điện tử Shkval, một máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser cùng với camera hồng ngoại. Toàn bộ hệ thống cảm biến tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo 2A42. Thêm nữa, hệ thống sẽ quay theo hướng nhìn của phi công trừ pháo 2A42.

Ka-52 là trực thăng tấn công đầu tiên của Nga được trang bị hệ thống tác chiến điện tử và phòng vệ toàn diện như cảm biến cảnh báo radar Pastel L150- RWR, cảm biến cảnh báo laser Otklik L140, hệ thống gây nhiễu hồng ngoại Mak L136, hệ thống phóng mồi bẫy UV-26.

Ka-52 được trang bị máy tính điều khiển kỹ thuật số mạnh, phần mềm điều khiển đa chức năng. Buồng lái được trang bị các màn hình hiển thị LCD đa chức năng, cung cấp khả năng giám sát chiến trường, tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu, quản lý giao diện vũ khí toàn diện. Hệ thống cho phép phi công lựa chọn vũ khí cho từng mục tiêu khác nhau.
1048717_qp-viet-cockpit-200.jpg
Buồng lái của EC-665.Trong khi đó, EC-665 được trang bị các hệ thống điện tử tinh vi nhất của châu Âu, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu được gắn trên nóc buồng lái, phía dưới rotor chính, biến thể phục vụ trong Không quân Đức còn có hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu gắn trên đỉnh rotor chính.

Hệ thống bao gồm: camera ảnh nhiệt, máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser, hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công. Buồng lái được trang bị các màn hình LCD đa chức năng có khả năng lập bản đồ kỹ thuật số.

Biến thể sử dụng trong Không quân Hoàng gia Australia được trang bị hệ thống mũ bay tích hợp HMSD. EC-665 được trang bị máy tính điều khiển kỹ thuật số rất mạnh, hệ thống có khả năng lập trình nhiệm vụ từ trạm mặt đất thông qua một ổ cứng di động.

EC-665 có hệ thống tác chiến điện tử và biện pháp phòng vệ toàn diện, cảm biến cảnh báo radar, cảm biến cảnh báo laser, hệ thống phóng mồi bẫy, hệ thống định vị toàn cầu và các hệ thống phụ trợ khác...

Kẻ tám lạng người nữa cân

Đánh giá một cách tổng thể, EC-665 Tiger nhỉnh hơn Ka-52 về công nghệ điện tử và độ khi hoạt động, dù các chỉ số còn lại đều thua Ka-52.

Để dành chiến thắng trên chiến trường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác như: Kinh nghiệm của phi công, chiến thuật, sự hỗ trợ của các đơn vị liên quan, điều kiện chiến trường…

Mỗi hệ thống vũ khí nói chung đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng của nó, quan trọng là nó được thiết kế để phù hợp với đường lối quân sự và quan điểm tác chiến của từng quốc gia.

Đường lối quân sự và quan điểm tác chiến của phương Tây chủ yếu phụ thuộc vào các hệ thống điện tử dựa trên cơ chế tự động hóa cao, để vận hành trơn tru phải phụ thuộc vào một loạt các hệ thống điện tử khác nhau cùng với đội ngũ hậu cần, bảo dưỡng đông đảo.

Trong khi đó, đường lối quân sự và quan điểm tác chiến của Nga chủ yếu tập trung vào yếu tố “khỏe, bền, hỏa lực mạnh” lấy con người làm trung tâm và không phụ thuộc quá nhiều vào các hệ thống điện tử.

Với quan điểm tác chiến như vậy, các hệ thống vũ khí của Nga không có được sự tinh vi như vũ khí của phương Tây. Bù lại, các hệ thống vũ khí của Nga có khả năng hoạt động rất hiệu quả trên chiến trường, ít hỏng hóc, chịu được các điều kiện chiến trường khắc nghiệt và có hỏa lực rất mạnh.

Suy cho cùng, con người vẫn là nhân tố quyết định cho mọi thành bại cùng với đó có cả yếu tố may mắn.

 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
grenade nói:
toàn thấy ca ngợi vũ khí Nga.. ko...dưng khi ra trận thì thằng nào củng có khả năng bị hạ hết,dù ít hay nhiều, chưa kể đang bay còn bị rớt do hỏng hóc
Oan em quá, vũ khí Mỹ em cũng khen tới trời luôn bác kìa, về mặt RCS, ARM thì Mỹ cũng số 1 rồi :)
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Tên lửa S-300PMU2 Trung Quốc vượt trội Patriot PAC-3
<hr/>http://kienthuc.net.vn/vu-khi/ten-lu...c3-246826.html

Quote:
Hiện nay, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 4 tiểu đoàn S-300PMU2, loại vũ khí phòng không được đánh giá dưới cơ S-400 nhưng vượt xa Patriot PAC-3 (Mỹ).

S-300PMU2 Favorit là biến thể nâng cấp cuối cùng của đại gia đình tên lửa phòng không S-300P. Quá trình nâng cấp S-300PMU2 Favorit được nhà sản xuất Almaz-Antey khởi xướng vào năm 1995, đến năm 1997 quá trình nâng cấp được hoàn thành.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorit được giới thiệu xuất khẩu vào năm 2001. Đến năm 2003, Trung Quốc trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của S-300PMU2 Favorit, Bắc Kinh đã ký hợp đồng mua 4 tiểu đoàn (gồm 16 khẩu đội, 64 xe phóng) với tổng giá trị lên đến 980 triệu USD.

Đến cuối năm 2008, Trung Quốc có tổng cộng 10 tiểu đoàn S-300 (40 khẩu đội) trong đó có 32 xe phóng S-300PMU, 64 xe phóng S-300PMU1, 64 xe phóng S-300PMU2 Favorit. Tổng số đạn tên lửa các loại hơn 1.000 quả đưa Trung Quốc trở thành quốc gia ngoài Nga sử dụng nhiều S-300 nhất.

S300PMU2trungquoc_KTO_4701_PIOX.jpg

Quân đội Trung Quốc tập trận với tên lửa S-300PMU2.​
Mặc dù Trung Quốc đã sao chép thành công S-300 thành HQ-9 nhưng thực tế thì S-300 mới chính là nòng cốt của lực lượng phòng không Trung Quốc. Trong tổng số 10 tiểu đoàn S-300 có đến 5 tiểu đoàn được triển khai để bảo vệ Thủ đô Bắc Kinh.

S-300PMU2 Favorit được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu cực kỳ quan trọng cấp nhà nước, các căn cứ quân sự chiến lược trước các cuộc tập kích bằng đường không hàng loạt bằng vũ khí công nghệ cao, máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các vũ khí tấn công đường không khác.

S-300PMU2 Favorit là biến thể nâng cấp mạnh nhất của gia đình S-300P, nó là một đối thủ cạnh tranh đối với S-300VM. Hệ thống được nâng cấp toàn diện từ radar điều khiển hỏa lực cho đến đạn tên lửa.
Đài radar tìm kiếm mục tiêu 30N6E2.

Các thành phần của S-300PMU2 Favorit bao gồm:

- Radar tìm kiếm mục tiêu nâng cấp 30N6E2 Tomb Stone hoạt động ở băng tần X. Hệ thống radar tự động hóa hoàn toàn trong quá trình phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn.
Đài 30N6E2 Tomb Stone có phạm vi phát hiện mục tiêu 300km, số mục tiêu theo dõi cùng lúc không dưới 100 mục tiêu, có thể kiểm soát tới 72 đạn tên lửa.

- Radar điều khiển hỏa lực 64N6E2 Big Bird hoạt động ở băng tần S, có khả năng dẫn hướng cho tên lửa đánh chặn mục tiêu trong phạm vi tới 300km. Trong một số trường hợp có thể tùy chọn thêm radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E.

S300PMU2trungquoc_KTO_4703_AMQF.jpg

Đài điều khiển hỏa lực 64N6E2.​
- Xe chỉ huy 54K6E2 được thiết kế lại gần như toàn bộ các hệ thống phần cứng bên trong tương tự như xe chỉ huy của S-400. Hệ thống hoạt động trên môi trường kỹ thuật số hoàn toàn giúp kiểm soát được nhiều tên lửa hơn

- Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2, hệ thống này có nhiệm vụ đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất.

Nó có khả năng kiểm soát tới 12 xe phóng cùng lúc, ngoài ra còn có khả năng điều khiển hoạt động cho các hệ thống cũ hơn như S-300PMU1, S-200, S-75 và S-125.

- Đạn tên lửa 48N6E2 được thiết kế với khả năng chống tên lửa đạn đạo tốt hơn, phạm vi tác chiến của đạn tên lửa lên đến 200km. Ngoài ra, xe phóng của S-300PMU2 Favorit có thể sử dụng các loại đạn tên lửa cũ hơn như 46N6E, 5V55K hoặc 5V55R.

Ngoài những nâng cấp về phần cứng, hệ thống điều khiển hỏa lực của S-300PMU2 Favorit cũng được nâng cấp toàn diện. Hệ thống ứng dụng các thuật toán mới trong bám bắt, phân loại và xử lý mục tiêu giúp hệ thống đối phó hiệu quả hơn với các mục tiêu là tên lửa đạn đạo.

Đạn 48N6E2 được nâng cấp hệ thống dẫn hướng “track-via-missile” TVM (Bám theo đạn tên lửa) tiên tiến. Công nghệ dẫn hướng này tương tự như cơ chế dẫn hướng của hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Công nghệ TVM cho phép tên lửa đối phó hiệu quả hơn với các mục tiêu tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình.

S300PMU2trungquoc_KTO_4704_LCQD.jpg

Đạn tên lửa phòng không 48N6E2 rời bệ phóng.​
Các tính năng cơ bản của S-300PMU2 Favorit bao gồm:

- Tăng cường hiệu quả tiêu diệt các mục tiêu tên lửa đường đạn, đặc biệt là khả năng chống tên lửa đạn đạo (ABM). Các thử nghiệm cho thấy tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu như tên lửa hành trình tấn công mặt đất kiểu Tomahawk đạt từ 80-98%.

- Tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu có quỹ đạo bay phức tạp, các mục tiêu đường không bay ở độ cao thấp trong môi trường chiến thuật phức tạp và trong môi trường nhiễu nặng. Tỷ lệ tiêu diệt máy bay chiến thuật đạt từ 80-93%.

- Bộ khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E2 có khả năng theo dõi đồng thời cả tên lửa đạn đạo và các mục tiêu đường không khác. Hệ thống kết nối vô tuyến kỹ thuật số 15Ya6ME có thể kết nối các khẩu đội với nhau trong phạm vi tới 90km tạo nên một mạng lưới phòng không trên diện rộng. Hệ thống có khả năng tham chiến với 6 mục tiêu cùng lúc, radar điều khiển hỏa lực có thể dẫn hướng cho 12 tên lửa cùng lúc với tỷ lệ phân bổ 2 đạn tên lửa/mục tiêu để tăng xác suất tiêu diệt.

- Mức tiêu thụ điện năng của hệ thống giảm 3-4 lần so với hệ thống cũ.

Ngoại trừ S-400 Triumf thì S-300PMU2 Favorit là hệ thống phòng không tối tân hàng đầu thế giới hiện nay, nó vượt xa hệ thống PAC-3 của Mỹ ở gần như mọi chỉ số. S-300PMU2 Favorit là một hệ thống vũ khí phòng không mang tầm chiến lược.

S-300PMU2 >>>>>> PAC-3
-Bắn được máy bay
-Có cảm biến/radar anti stealth
-Ko sợ ARM
-Bắn được TL đạn đạo.
-Cơ động hơn
-Triển khai nhanh hơn
-Ko giới hạn góc ngẩng
-Phóng lạnh, hạn chế bị detect
-Radar theo dõi được cả trăm target

PAC-3 > S-300
-mang được 16 quả
-Chỉ chuyên bắn TL đạn đạo
-H2K