Tập Lái
4/8/13
15
1
0
grenade nói:
vai trò của cobra và AH 64 dc phân định như thế nào? em thấy Cobra rất cơ động nhờ thân hình dẹp..
AH-1 phát sinh từ ý tưởng thay thế đám OH-13 trong chiến tranh Triều tiên và ra đời theo nhu cầu quân Mỹ trong chiến tranh VN , lúc này USMC ( US Marine Cops ) nhận thấy cần thiết 1 mẫu trực thăng chiến đấu với hỏa lực mạnh để hỗ trợ hiệu quả cho thủy quân lục chiến theo kiểu " trực thăng vận "
Ngoài ra thì TOW ra đời nên có 2 mẫu lựa chọn để trở thành gun-ship chính của Allied : AH-56 Cheyenne và AH-1 Cobra , AH-1 Cobra thắng với lại khá hiệu quả trong chiến tranh Iran-Iraq , cũng lúc này thì AH-64 Apache bắt đầu nghiên cứu
Như vậy AH-64 thừa hưởng tính năng của Cobra nhưng ko chỉ sử dụng ở USMC mà trang bị toàn bộ cho USAF luôn .
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>'Binh pháp' đánh lừa 'mắt diều hâu' vệ tinh</h1>Hãng R... của Nga chuyên chế tạo các hệ thống như xe thiết giáp, tên lửa SAM và rađa giả để đánh lừa các hệ thống trinh sát chụp ảnh từ trên không.
1375711718028.jpg

Hệ thống vũ khí giả phục vụ cho biện pháp đánh lừa.


Binh pháp xưa có câu “việc quân không ngại lừa dối”. Câu nói đó không hề lạc hậu trong chiến tranh hiện đại.
Khác với ngụy trang, che giấu, đánh lừa là biện pháp tung tin giả để đánh lạc hướng đối phương, và làm cho đối phương không thể đánh giá chính xác lực lượng- và- khả năng của mình.
Các kỹ thuật đánh lừa hiện đại thường tinh vi và bao gồm cả việc bố trí những cấu trúc hay hệ vũ khí giả.
Sự thành công của những biện pháp này tùy thuộc mức độ tinh vi của trang bị giả, với những hệ thống mồi bẫy (mục tiêu giả) rất giống thật, thường có thể đánh lừa phương tiện trinh sát chụp ảnh của đối phương, và là cách tương đối rẻ tiền, dễ sử dụng, để gây khó khăn cho việc thu thập tình báo của đối phương.
Hãng R... của Nga chuyên chế tạo các hệ thống như xe thiết giáp, tên lửa SAM và rađa giả khi bơm phồng lên trông giống như thật. Bằng cách sử dụng sợi thép và máy phát nhiệt, các hệ thống phương tiện giả của hãng này có thể phát đi hiệu nhiệt và rađa hoàn toàn giống như các hệ vũ khí trang bị thật, đủ để đánh lừa các hệ thống trinh sát chụp ảnh từ trên không.
Một trong những nước sử dụng phổ biến biện pháp đánh lừa này là Bắc Triều Tiên nhằm làm cho đối phương tưởng lầm rằng họ có hệ thống phòng không rất mạnh. Các trận địa tên lửa SAM giả được bố trí ở nhiều địa điểm, bao gồm cả khu vực gần cơ sở nghiên cứu hạt nhân Yongbyon dù đã bị phát hiện là những hệ thống giả.
Nói chung, hiệu quả của một hệ thống giả tùy thuộc khả năng phát ra những tín hiệu vật chất và điện tử giống như hệ thống thật. Nếu chỉ bố trí hệ thống giả hoặc thậm chí những bệ phóng SAM dư thừa ở một trận địa giả chẳng hạn, thì không thể đánh lừa được đối phương có các hệ thống xenxơ hồng ngoại hay tình báo điện tử có khả năng trinh sát dựa trên đó bằng nhiều dải phổ khác nhau.
1375711718032.jpg




Biện pháp kiểm duyệt
Do khả năng sử dụng ngày càng phổ biến dữ liệu ảnh chụp từ trên không do các hãng dân sự có thể cung cấp, nhiều chính phủ và tổ chức đang áp dụng những biện pháp trực tiếp hơn để che giấu những hệ vũ khí đã triển khai và những vị trí nhạy cảm khác.
Trong nhiều trường hợp, biện pháp này tương đối đơn giản. Nhiều quốc gia có cơ quan thông tin bằng vệ tinh địa tĩnh thu thập và cung cấp thông tin bao gồm cả dữ liệu ảnh chụp từ trên không, cho cả các cơ quan nhà nước và tư nhân. Các cơ quan thông tin này trực thuộc chính phủ nên dễ kiểm soát để đảm bảo không để lộ những dữ liệu nhạy cảm.
Tuy nhiên, trường hợp ở một nước thuộc khu vực Đông Âu cho thấy hiệu quả của biện pháp này còn là điều đáng ngờ. Hình ảnh một khẩu đội S-300 PMU của quân đội quốc gia này bố trí tại một địa điểm, đã bị chính phủ kiểm duyệt và thay vào đó, hãng GEO... của họ đã phát đi hình ảnh vị trí đó chỉ có cây cỏ.
Nhưng ảnh dữ liệu do hãng Digital Globe chụp năm 2005 mà hãng GEO... không kiểm soát được, lại cho thấy rõ tên lửa bố trí ở đó. Tương tự như vậy, hãng Geoforce Technologies ở Đài Loan đã xóa hình ảnh các khu vực liên hợp quân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng nhưng vẫn thấy rõ trong ảnh dữ liệu do các hãng dân sự GeoEye và DigitalGlobe cung cấp.
1375711718035.jpg

Qua kiểm duyệt, ảnh một khẩu đội S-300 có thể trở thành... ảnh cây cỏ (Ảnh minh họa)


Là một trong những nước có nhiều hãng cung cấp ảnh dữ liệu chụp từ vệ tinh dân sự, Mỹ cũng đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để che giấu một số vị trí chủ yếu vì mục đích bảo vệ an ninh quốc gia- không để lộ thông tin mà các quốc gia hay tổ chức quân sự có thể lợi dụng. Các chính sách an ninh quốc gia theo luật của Mỹ không chỉ áp dụng cho việc cung cấp dữ liệu ảnh chụp từ trên không những địa điểm của nước Mỹ.
Việc thu thập dữ liệu ảnh chụp từ trên không được đặt dưới quyền kiểm soát của NOAA (Cục Hải dương và Khí quyển Quốc gia). Các hãng cung cấp dữ liệu ảnh chụp từ vệ tinh đều phải có giấy phép do cục này cấp và tuân thủ một số quy định.
Các hãng cung cấp dữ liệu ảnh chụp từ vệ tinh độ phân giải cao của nước này như DigitalGlobe và GeoEye đều được NOAA cấp giấp phép và phải tuân thủ những quy định của liên bang về việc thu thập và phổ biến dữ liệu ảnh chụp từ vệ tinh.
Luật liên bang ở Mỹ bảo đảm cho chính phủ có thể kiểm soát việc phổ biến dữ liệu ảnh do các hãng vệ tinh dân sự ở Mỹ thu thập theo một phương pháp được gọi chung là kiểm soát kiểu cửa chớp (Shutter control) do chính quyền của cựu Tổng thống Bill Clinton đặt ra năm 1994.
Mục đích của kiểu kiểm soát này là hạn chế việc phổ biến những dữ liệu có thể gây tác hại cho những nỗ lực thực hiện chính sách đối ngoại hay các hoạt động quân sự đang tiến hành của Mỹ.
Các bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng có thể yêu cầu Bộ trưởng Thương mại buộc các hãng đã được NOAA cấp giấp phép, phải hạn chế hoặc không được thu thập và/hoặc phổ biến dữ liệu ảnh chụp từ vệ tinh những khu vực nhất định dù đã có một thỏa thuận ký năm 2000 giữa ba Bộ trưởng và cộng đồng tình báo (theo đó các Bộ Ngoại giao và Quốc phòng có quyền áp dụng biện pháp kiểu “cửa chớp” mà không cần tham khảo ý kiến của Bộ Thương mại).
Những quy định hạn chế này có hiệu lực cho đến khi được bộ yêu cầu kiểm soát hay tổng thống tuyên bố hủy bỏ.
Google thường bị nhiều quốc gia chỉ trích là không quan tâm đến những vấn đề an ninh quốc gia của họ khi phổ biến ảnh dữ liệu về những địa điểm nhạy cảm. Bản thân Google không kiểm duyệt hay cấm việc cung cấp bất kỳ dữ liệu mà hoạt động như người sử dụng cuối, đưa dữ liệu ảnh của các hãng cung cấp như Digital Globe vào chương trình Google Earth, phổ biến rộng rãi ảnh dữ liệu có độ phân giải cao. Vì vậy, bất kỳ ảnh dữ liệu nào bị kiểm duyệt trong Google Earth đều là từ nguồn bên ngoài.

Hiệu quả tổng thể
Về tổng thể, hiệu quả của những biện pháp che giấu và đánh lừa theo chủ trương của nhà nước và do quân đội thực hiện đối với việc phân tích ảnh dữ liệu chụp từ vệ tinh, tùy thuộc bản thân những biện pháp đó.
Trong nhiều trường hợp, những biện pháp che giấu, đánh lừa do quân đội thực hiện thường có hiệu quả hơn nhiều so với những biện pháp kiểm duyệt của chính phủ hay theo luật.
Những thủ thuật đánh lừa trong quân sự như sử dụng các hệ thống mồi bẫy (mục tiêu giả) hay ngụy trang các công trình kiến trúc, thường có hiệu quả nhất.
Hiện thời, các biện pháp ngăn chặn và đánh lừa đang sử dụng là một trở ngại đối với các chuyên viên phân tích. Tuy nhiên, nếu xác định được bản chất của những biện pháp đó, họ có thể khắc phục bằng cách tổng hợp dữ liệu ảnh từ các nguồn thu khác nhau.
Sử dụng nhiều nguồn tình báo là cách tốt nhất để bảo đảm thu thập thông tin chính xác và khả dụng trong trường hợp đối phương áp dụng các kỹ thuật chống trinh sát chụp ảnh từ vệ tinh.

Cái này thì JDAM, JSOW, JAGM, TLAM...bó tay
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
chiêu lừa này có từ thời WW2..xem ra chừ vẫn còn hiệu quả
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
heocon0504 nói:
grenade nói:
vai trò của cobra và AH 64 dc phân định như thế nào? em thấy Cobra rất cơ động nhờ thân hình dẹp..
AH-1 phát sinh từ ý tưởng thay thế đám OH-13 trong chiến tranh Triều tiên và ra đời theo nhu cầu quân Mỹ trong chiến tranh VN , lúc này USMC ( US Marine Cops ) nhận thấy cần thiết 1 mẫu trực thăng chiến đấu với hỏa lực mạnh để hỗ trợ hiệu quả cho thủy quân lục chiến theo kiểu " trực thăng vận "
Ngoài ra thì TOW ra đời nên có 2 mẫu lựa chọn để trở thành gun-ship chính của Allied : AH-56 Cheyenne và AH-1 Cobra , AH-1 Cobra thắng với lại khá hiệu quả trong chiến tranh Iran-Iraq , cũng lúc này thì AH-64 Apache bắt đầu nghiên cứu
Như vậy AH-64 thừa hưởng tính năng của Cobra nhưng ko chỉ sử dụng ở USMC mà trang bị toàn bộ cho USAF luôn .
Bên Nga hình như có Ataka có thể so sánh với các loại Hellfire C/K bác nhĩ ?
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Có bác nào hứng thú vấn đề này ko ? em thấy có 2 kiểu tác động của air missile đầu nổ cận thông thường (ko nói tới h2k).

1 là kiểu tác động nổ văng mảnh fragmentation warhead
bff1b032-5b6e-4a3e-843a-4ec70f8ab376.Large.jpg

48N6-Warhead-Shaped-Charge-1S.jpg

2 là kiểu tác động nổ văng mảnh tỏa ra, hay còn lại là nổ văng liên kết continuous-rod warhead

image1048.jpg

Continuous-rod-warhead.gif


So với Frag warhead, em thấy rod warhead tác động lớn hơn, hiệu quả hơn nhờ tạo vòng tăng bán kính sát thương ! từng có ghi nhận F-14A của Iran bắn hạ tới 3 chiếc Mig 23 của Iraq, có lẽ cũng nhờ chức năng này của AIM-54 !
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Có điều lạ là Ka-50/52, Mi-24/35, Mi-28N đều do biên chế thuộc không quân Nga (RuAF), trong khi đó AH-64D, AH-1Z lại biên chế cho lục quân Mỹ (US Army) và thủy quân lục chiến Mỹ (US Marine). Vậy giờ Ka-52K lên tàu Mistral thì vẫn do RuAF chỉ huy chăng !
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
S-125: 'Sát thủ' diệt máy bay tàng hình của Việt Nam


(Soha.vn) - Ai có thể ngờ rằng một loại tên lửa phòng không lạc hậu như S-125 lại khiến máy bay ném bom tàng hình F-117A của Mỹ phải tan xác.

S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3 GOA) là hệ thống phòng không tầm thấp đến trung được phát triển và đưa vào sử dụng tại Liên Xô từ năm 1961. S-125 là sự bổ sung và tăng cường sức chiến đấu cho tổ hợp tên lửa phòng không S-75.
Hệ thống tên lửa phòng không này có nhiều điểm mạnh hơn so với S-75. Đạn tên lửa S-125 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn nên khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như thời gian triển khai nhanh hơn. Mỗi bệ phóng S-125 được trang bị 4 đạn tên lửa nên mang lại lợi thế hỏa lực mạnh hơn.
Đạn tên lửa S-125 được thiết kế với khả năng cơ động cao hơn so với S-75, có thể tấn công các mục tiêu có khả năng cơ động cao. Hệ thống S-125 có thể tấn công các mục tiêu bay thấp, các mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS nhỏ hơn, khả năng kháng nhiễu của hệ thống cao hơn.

Tại Việt Nam, cùng với S-75, S-125 vẫn là hệ thống phòng không tầm trung chủ lực. (Trong ảnh: Công tác bảo quản đạn tên lửa S-125). Ảnh: QĐND​
Mỗi hệ thống S-125 bao gồm: 4 bệ phóng bán cố định 5P71/5P73 với 4 đạn tên lửa/bệ phóng, radar cảnh giới P-15 Flat Face, radar đo độ cao PRV-11, radar điều khiển hỏa lực SRN-125 Low Blow, xe buồng điều khiển trung tâm và xe tiếp đạn.
S-125 đời đầu sử dụng đạn tên lửa 5V24 với phạm vi hoạt động khoảng 25km, tầm cao 18km, đầu đạn nặng 60kg. Các biến thể về sau sử dụng đạn tên lửa 5V27 với tầm bắn tối đa khoảng 35km tầm cao 25km, đầu đạn nặng 70kg khi nổ tạo ra 4.500 mảnh vỡ.
Vào đầu những năm 1970, S-125 đã được bí mật chuyển đến Việt Nam để chuẩn bị tham chiến chống lại các cuộc tập kích đường không của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, khi nổ ra chiến dịch Điện Biên Phủ trên không vào tháng 12/1972, S-125 vẫn đang trong quá trình lắp ráp thiết bị nên chưa kịp tham chiến.
Khi khẩu đội S-125 đầu tiên sẵn sàng chiến đấu thì chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đã kết thúc. S-125 đã tuột mất cơ hội đối mặt với B-52 tại chiến trường Việt Nam. Nếu khẩu đội S-125 được triển khai hoạt động trước chiến dịch, chắc chắn nó có thể khiến thêm rất nhiều máy bay ném bom B-52 và các máy bay chiến thuật khác phải tan xác trên bầu trời Việt Nam.
Tên lửa lạc hậu 'quật ngã' máy bay tàng hình
Tương tự như S-75, S-125 được liệt vào hàng các loại tên lửa có công nghệ lạc hậu, là đồ bỏ, hàng phế thải. Tuy nhiên, hệ thống phòng không được cho là “đồ bỏ” này lại lập nên một chiến công chấn động thế giới khi bắn rơi một chiếc máy bay ném bom tàng hình tiên tiến của Không quân Mỹ trong chiến tranh Kosovo vào năm 1999.
Ngày 27/03/1999, lữ đoàn phòng không số 250 thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân Serbia đã đón lõng và bắn hạ một chiếc máy bay ném bom tàng hình F-117A Night Hawk của Không quân Mỹ. Vào thời điểm đó, F-117A được đánh giá là máy bay ném bom hiện đại bậc nhất thế giới.
F-117A vừa có khả năng tàng hình, vừa được trang bị rất nhiều công nghệ tối tân cả trong tấn công và phòng thủ, một loại máy bay gần như bất khả xâm phạm. Song với một chiến thuật hợp lý của lực lượng phòng không Serbia, F-117A vẫn trở thành bại tướng dưới tay S-125.
Sự kiện này khẳng định một chân lý, một hệ thống vũ khí cho dù đã lạc hậu nhưng nếu được đặt vào một chiến thuật hợp lý vẫn có thể giành chiến thắng trước các loại vũ khí công nghệ cao.

Tên lửa S-125 'khai hỏa'. Ảnh: VOV​
Tại Việt Nam, S-125 cùng với S-75 vẫn là hệ thống phòng không tầm trung chủ lực. Để S-125 không già nua theo năm tháng, hệ thống tên lửa phòng không này vẫn liên tục được nâng cấp lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn.
Theo Ausairpower, hệ thống S-125 của Việt Nam đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn S-125 Pechora 2T/2TM. Đây là gói nâng cấp được thực hiện bởi Tetraedr (đơn vị phát triển Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125-2TM), Cộng hòa Belarus thực hiện. Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.
S-125 sau khi nâng cấp lên tiêu chuẩn 2T/2TM có thể tiêu diệt các mục tiêu đường không trong phạm vi 35km, tầm cao 25km. Xác suất tiêu diệt mục tiêu máy bay chiến thuật đạt từ 85-96%, tên lửa hành trình đạt từ 30-80%, trực thăng đạt 40-85%.
Gói nâng cấp này là một phần trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Belarus. Ngoài ra, một gói nâng cấp S-125 rất hiệu quả là S-125 Pechora 2M. Điểm mạnh của gói nâng cấp này là bệ phóng tên lửa được trang bị lên khung gầm xe tải hạng nặng MZKT-8022.
Radar điều khiển hỏa lực SRN-125, phòng điều khiển trung tâm đều được trang bị lên khung gầm xe tải mang lại khả năng cơ động rất cao. Gói nâng cấp này đạt được hầu hết các tiêu chí của tác chiến phòng không công nghệ cao. Theo các nguồn tin không chính thức, lực lượng phòng không Việt Nam có khoảng 100 bệ phóng tên lửa S-125 cùng với 1.500 đạn tên lửa.
Được nâng cấp lên tiêu chuẩn S-125 Pechora 2M, S-125 của Việt Nam sẽ nâng cao hơn nữa khả năng tác chiến. Hệ thống phòng không tầm trung di động S-125 Pechora 2M sẽ bổ sung và tạo nên sự tương tác với hệ thống phòng không tầm xa di động S-300, từ đó xây dựng mạng lưới phòng không hiệu quả, đủ sức hạ gục bất kỳ lực lượng không quân nào xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
[blockquote]Mỹ thử biến thể của "ong bắp cày" tàng hình F-18

Quý 3/2013 được xem là thời điểm Mỹ sẽ tiến hành thử nghiệm biến thể chiến đấu cơ F-18 tàng hình được trông chờ sẽ thay thế được F-35...

Báo chí TQ cho biết, Washington đã chính thức tiến hành thử nghiệm phiên bản biến thể của “ong bắp cày“ F-18 trước thời điểm mà nước này đưa ra, việc làm này được lý giải là do Mỹ muốn nhanh chóng sở hữu biến thể mới này để tạo thêm sức mạnh khi F-35 vẫn chưa đáp ứng được nhiều kỳ vọng.
Theo ông Mike Gibbons, Giám đốc chương trình máy bay F/A-18 và EA-18G nói rằng, chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet đã được lắp đặt thêm thùng nhiên liệu phụ hình bảo giác ở bên ngoài và một giá vũ khí được bọc ngoài ở dưới bụng sẽ là những thay đổi cơ bản nhất để giúp F-18 có sức mạnh ngang tầm với siêu chiến cơ F-35.
Báo chí TQ còn trích lời của ông Mike Gibbons cho rằng: “kế hoạch thử nghiệm máy bay F/A-18E/F Super Hornet mới với vũ khí và thùng nhiên liệu phụ để trình diễn các đặc điểm của máy bay về khả năng giảm tiết diện phản xạ mặt cắt ngang (RCS) và kiểm tra dữ liệu trong đường hầm gió về sức đẩy của máy bay, đây là những thông số quan trọng trước khi mẫu thiết kế này được sản xuất hàng loạt“.
Tiêm kích F/A- 18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet.
Hải quân Mỹ dự kiến sẽ nâng cấp các chiến đấu cơ Super Hornet của họ để tăng khả năng chiến đấu của không lực hải quân trong bối cảnh chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II chậm trễ và kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm góc mới được công bố gần đây.
Tuy nhiên, báo chí TQ tin rằng lý do ẩn sau việc Mỹ quyết định tăng tốc cho biến thế mới của F-18 là việc Washington muốn dồn toa số F-35 xuất xưởng mới cho Nhật.
Thông tin một chiều trên chưa thực sự có nhiều căn cứ khi Nhật và cả Mỹ đều không có bất kỳ một phản hồi chính thức nào về vấn đề trên.
Hệ thống vũ khí và vấn đề nhiên liệu là điều được quan tâm nhất trong biến thể mới của chiếc siêu chiến cơ “ong bắp cày“.
Tuy có tầm bay cũng như vận tốc hạn chế hơn so với Su-33 của Nga hay J-15 của Trung Quốc (nhái Su-33) có tốc độ tối đa 2.700 km/h và tầm bay 3.500 km, nhưng “Siêu ong bắp cày” của Mỹ lại có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 11 giá treo trong khi máy bay của Nga (hay Trung Quốc) chỉ có thể mang được 6 tấn vũ khí trên 12 giá treo.
Thông tin Mỹ sớm lộ kế hoạch thử nghiệm F-18 biến thể mới càng khẳng định thêm thông tin Washington đang nỗ lực tách tốp so với phần còn lại của thế giới trong việc làm chủ bầu trời, qua đó có thêm điều kiện để “trợ giúp“ các đồng minh thân cận của mình. Ở một khía cạnh khác tiết kiệm kinh phí nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả là điều mà Lầu năm góc cũng cần nghĩ tới trong bối cảnh hiện nay.


http://www.baomoi.com/My-thu-bien-th...9/11663958.epi[/blockquote][blockquote]Các bác thấy sao ạ ? em thấy chẳng có gì khác ngoài pod stealth ! như vậy với AIM-9X Block 3 chuyển đổi mode trở về basic LOBL, thì có lẽ là dành cho F/A-18E/F SH này đây[/blockquote]
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
sau này mấy chiếc F16, 15, 18 bình xăng cải biến để trên cánh sát thân để giảm drag force.. F 18 có lợi thế hơn F 35 là bay nhanh hơn: Mach +1.8, thực tế pilot nói bay dc Mach 2.0, và quan trọng là có hai engines, trong khi F 35 chỉ có 1, bay trên biển mà chỉ có 1 máy ko an toàn
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
còn về range thì khi máy bay cất cánh trên A/C. nó ko bao h chở đầy xăng, chỉ mang vừa đủ để đạt đc độ cao cần thiết, sau đó sẽ có máy bay khác lên tiếp xăng, F18 củng làm nhiệm vụ tiếp xăng luôn.. như vậy sẽ giúp máy bay dc tiếp xăng bay xa hơn là mang max fuel load khi cất cánh