Hạng B2
27/4/13
145
0
16
grenade nói:
sau này mấy chiếc F16, 15, 18 bình xăng cải biến để trên cánh sát thân để giảm drag force.. F 18 có lợi thế hơn F 35 là bay nhanh hơn: Mach +1.8, thực tế pilot nói bay dc Mach 2.0, và quan trọng là có hai engines, trong khi F 35 chỉ có 1, bay trên biển mà chỉ có 1 máy ko an toàn
drag force thì khi uống đủ rồi thả hết CFT là xong thôi mà bác ! dogfight thì chắc là phải thả rồi
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
blackadamx nói:
grenade nói:
sau này mấy chiếc F16, 15, 18 bình xăng cải biến để trên cánh sát thân để giảm drag force.. F 18 có lợi thế hơn F 35 là bay nhanh hơn: Mach +1.8, thực tế pilot nói bay dc Mach 2.0, và quan trọng là có hai engines, trong khi F 35 chỉ có 1, bay trên biển mà chỉ có 1 máy ko an toàn
drag force thì khi uống đủ rồi thả hết CFT là xong thôi mà bác ! dogfight thì chắc là phải thả rồi
lúc mới cất cánh, pilot thường xài drop tank trước, để khi không chiến thì drop tank củng đã gần hết hay hết rùi.. nên có drop nó củng ko ảnh hưởng đến range, combat radius. nhiều khi drop tầm còn tăng lên thêm so với ko drop với empty tank,Khi dog fight lúc đó sẽ xài xăng bên trong máy bay. coi như ko có lãng phí xăng ..
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Bí ẩn radar trang bị trên tiêm kích J-10 Trung Quốc</h1>Radar điều khiển hỏa lực trên tiêm kích J-10 là một ẩn số lớn. Có thông tin là tiêm kích này sử dụng radar Zhuk của Nga nhưng cũng có nguồn lại cho rằng radar của J-10 là một phiên bản "sao chép" từ Israel.</h2>
1376105374408.jpg

Tiêm kích J-10.

Gần đây, có thông tin cho rằng tiêm kích “con cưng” J-10 của Không quân Trung Quốc được trang bị radar xung Doppler Zhuk của Nga. Nếu thông tin trên là chính xác, thực lực của J-10 sẽ được tăng lên đáng kể nhờ vào khả năng chỉ thị, tầm phát hiện mục tiêu của radar Zhuk.
Trước đây, theo thông tin từ các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, J-10 sử dụng loại radar KLJ-10 do Trung Quốc sản xuất dựa trên những công nghệ sẵn có trong nước. Tuy nhiên, theo tạp chí quốc phòng Jane’s, radar KLJ-10 là một thiết kế dựa trên radar N010 Zhuk của Nga.
Radar này có khả năng phát hiện 40 mục tiêu, theo dõi đồng thời 10 mục tiêu, có khả năng quét trong khi đang theo dõi (TWS), tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc. Phạm vi theo dõi mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 3m2 đạt khoảng 90km ở chế độ không đối không và khoảng 40km ở chế độ không đối đất.
Tầm phát hiện mục tiêu của radar KLJ-10 thấp hơn so với các tiêm kích thế hệ 4 đang có trong biên chế không quân các nước trong khu vực. Ngoài ra, cũng theo Jane’s, bộ vi xử lý tín hiệu của radar dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh; điểm mù của radar cũng tương đối lớn.
Gần đây trang mạng Chinadefence Mashup tiết lộ, thực tế thì J-10 được trang bị radar kiểm soát hỏa lực KLJ-3 được phát triển dựa trên các công nghệ của Israel, trong đó có radar EL/M-2035. Đây là một radar xung Doppler (trọng lượng chỉ 138kg) với bộ xử lý tín hiệu đa kênh, tầm nhìn xuống của radar đạt 46km.
Tuy nhiên, dự án phát triển rada EL/M-2035 đã bị Israel hủy bỏ cùng với chương trình phát triển loại tiêm kích sử dụng nó.
Sau đó, Israel giới thiệu một phát triển nâng cấp khác là radar EL/M-2032 với bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số. Tầm phát hiện mục tiêu ở chế độ không đối không của radar này lên đến 150km, chế độ không đối hải lên đến 300km. Hiệu suất của radar này vượt qua radar AN/APG-68V-9 được trang bị trên tiêm kích F-16L của Không quân Israel.
Trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ của radar EL/M-2035 và EL/M-2032, Trung Quốc đã phát triển thành radar KLJ-3.
KLJ-3 sử dụng một bộ đôi máy phát tín hiệu đèn chân không TWT, giúp radar có tương đương 2 đường truyền, cải thiện hiệu suất. KLJ-3 có khả năng hoạt động ở chế độ PRF cao và thấp, đồng nghĩa là đây là một radar đa chức năng.
Tuy nhiên, công nghệ của Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế nên hiệu suất của KLJ-3 thấp hơn so với nguyên bản EL/M-2032 của Israel. Tầm phát hiện mục tiêu ở chế độ không đối không khoảng 100km, chế độ không đối hải khoảng 130km với mục tiêu cỡ tàu khu trục trong điều kiện không bị gây nhiễu.
Hiệu suất này cũng gần tương đương với radar của các tiêm kích khác trong khu vực như Su-27, Su-30 nhưng kém hơn so với Su-30MKI của Ấn Độ, F-16, F-15 của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Một chi tiết khá thú vị là các thiết kế ăng ten của J-10 không thể sử dụng radar của Nga.
J-10 không có khả năng sử dụng radar của Nga trừ khi phải thiết kế lại ăng ten, củng có thể Trung Quốc muốn tạo nên sự khác biệt so với các tiêm kích khác mà họ đã mua của Nga.
1376105374414.jpg

Biến thể J-10B sẽ được trang bị một radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA.

Tuy vậy, cũng cần phải nói thêm rằng, thông tin về loại radar sử dụng trên tiêm kích J-10 vẫn còn khá mơ hồ. Có thể Trung Quốc đang thử nghiệm nhiều loại radar khác nhau cho J-10 để đánh giá hiệu suất sử dụng cũng như sự tương thích với các hệ thống điện tử “chắp vá” của loại tiêm kích này.Biến thể J-10B sẽ được trang bị một radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA. Thông số kỹ thuật của loại radar này không được công bố nhưng nó được kỳ vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn cho năng lực các tiêm kích “con cưng” của Không quân Trung Quốc.

Theo các bác thì là Zhuk hay ?
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Scorpion: “vị cứu tinh” của Quân đội Nga khi GLONASS “mù”</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Trong thời chiến, nếu hệ thống định vị toàn cầu GLONASS bị gây nhiễu, Quân đội Nga sẽ dùng tổ hợp dẫn đường tầm xa Scorpion để xác định tọa độ.
[*]EyeBall R1: “quả bóng do thám” độc đáo của lính Nga
[*]Porubschik: vũ khí điện tử “đánh sập” radar Mỹ
[/list]

Bộ Quốc phòng đã bắt đầu thay các hệ thống radar dẫn đường tầm xa trên mặt đất RSDN-10 bằng các tổ hợp mới, Scorpion. Trong trường hợp chiến tranh, các hệ thống xác định toạ độ mặt đất này sẽ thay các hệ thống định vị toàn cầu GPS và GLONASS vũ trụ. Chương trình đổi mới được xác định cho đến năm 2020 và đã được bắt đầu trong năm nay từ 3 hệ thống của mạch Zabaikal.
Đại diện Viện Dẫn đường Vô tuyến Yuri Kupin cho biết: “Trong thời gian có các hoạt động tác chiến, mọi tín hiệu vệ tinh truyền qua vũ trụ đều bị chế áp mạnh bằng cái gọi là “nhiễu trắng”. Nga, Mỹ và nhiều nước trang bị các máy bay mang thiết bị chuyên dụng có khả năng dùng nhiễu khống chế toàn bộ không gian vô tuyến điện gần Trái Đất. Trong tình huống đó, Scorpion có nhiệm vụ thay thế cho GLONASS”.
dinhviscorpion_KTO_470_MLOC.jpg
Trong thời chiến, hệ thống định vị chính xác cao như GLONASS hay GPS đều có thể bị gây nhiễu.


Các hệ thống dẫn đường tầm xa hiện nay đã được chế tạo từ những năm 1940-1950 và làm một phần chức năng xác định toạ độ (với sai số 150-800m), những chức năng này hiện đã chuyển cho GLONAS và GPS. Hiện nay do các thiết bị bị hao mòn và chăm sóc phức tạp nên RSDN-10 thực tế không còn được sử dụng, phần lớn các trạm đã bị huỷ. Việc thay các hệ thống mặt đất trước hết là do yêu cầu cần đảm bảo an ninh quốc gia trong phần dẫn đường vô tuyến.
Trong nhiều năm qua, Nga đã sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học những năm qua để chế tạo hệ thống RSDN mới. Scorpion có thể đảm bảo khu vực hoạt động rộng lớn (1.000km so với 600km trước đây). Ngoài ra, RSDN-10 không có LKKS - trạm hiệu chỉnh kiểm tra khu vực được đặt ở khoảng cách xa, điều đó làm cho sóng vô tuyến không xâm nhập được vào vùng lãnh thổ đối phương tiềm tàng và làm cho hệ thống dẫn đường vô tuyến trở nên không phát hiện ra được.
“Những người sử dụng chủ yếu các trạm này, hiện có trong trang bị của Phòng không và Không quân là ném bom tần xa và Hải quân. Họ nhận được tín hiệu thời gian chuẩn xác và đồng bộ hoá thiết bị thông qua các mạng này”, ông Kupin nói.
dinhviscorpion_KTO_4701_ZCKI.jpg
Hệ thống Scorpion có thể thay thế tạm thời vai trò của GLONASS khi bị "mù".


Khác với các trạm cũ, Scorpion có thể tự động duy trì các thông số của tín hiệu phát, có thể được điều khiển từ một điểm duy nhất và có thể chế áp các xung vô tuyến dư. Các máy thu của hệ thống có thể được lắp đặt trên máy bay, trên các trang bị kỹ thuật mặt đất, biển và sông. Còn một ưu thế nữa của Scorpion là hệ thống có khả năng đồng bộ hoá các trạm với hệ thống GLONASS, điều này làm tăng hiệu quả của chúng lên nhiều.
Nguyên Tư lệnh Không quân Petr Deinekin cho biết: “Phi hành đoàn lái máy bay ném bom tầm xa không bao giờ chỉ sử dụng dữ liệu của một hệ thống để xác định địa điểm. Chúng tôi bao giờ cũng sử dụng tổng hợp các phương tiện xác định chính xác vị trí của máy bay. Cũng phải có cả hệ thống dẫn đường độc lập, sao cho phi công không bị phụ thuộc vào các phương tiện kỹ thuật vô tuyến và vũ trụ, những hệ thống có thể bị chế áp vì nhiễu. Đúng là, vấn đề độ chính xác dẫn đường là một trong những vấn đề quan trọng của thới chiến và thời bình”.
dinhviscorpion_KTO_4702_GBRU.jpg
Độ chính xác dẫn đường góp một phần quan trọng khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.


Ngoài việc đưa vào sử dụng các thiết bị radar hiện đại nhất, nước Nga có kế hoạch hiện đại hoá các hệ thống cũ. Hãng Rosoboronpostavka đã đặt sửa chữa phục hồi các tổ hợp RSDN-10 Alpha. Việc cải tiến nâng cấp được thực hiện trong khuôn khổ chương trình mục tiêu liên bang “Các hệ thống dẫn đường toàn cầu” và phù hợp với “Kế hoạch dẫn đường vô tuyến Nga cho giai đoạn 2008-2025”. Ngân sách của bộ Quốc phòng chi cho các mục đích này khoảng 50 triệu Rub.
Việc đưa Scorpion vào hoạt động diễn ra theo 4 giai đoạn: 2013-2015 sẽ thay 3 hệ thống của mạch Zabaikal; 2016-2017 thay 4 hệ thống của mạch Bắc Kavkaz; 2017-2019 thay 4 hệ thống ở Viễn Đông và 2019-2020 thay 3 hệ thống mạch Nam Ural.
Bên cạnh các hệ thống mới dẫn đường tầm xa, Quân đội Nga sẽ được trang bị các máy thu không quân chống nhiễu PPA-S/V, những máy thu này có thể thu tín hiệu GLONASS, GPS, toàn bộ RSDN mặt đất và Scorpion.

Không biết Mỹ có loại tương tự chưa !
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Đây là F-16C block 52 Pakistan, Ba Lan...

1374721436-chien-dau-co.jpg


Đây là F-16E block 60 UAE....
1354563.jpg


Chỉ # chỗ lưng có 2 cục nổi lên ? có bác nào biết là gì không vậy ?

 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
“Họ hàng” tiêm kích F-16 ở Đông Nam Á</h1>(Kienthuc.net.vn) - Bên cạnh dòng Su-27/30, F-16 cũng là một trong những loại tiêm kích được ưa chuộng ở Đông Nam Á với một số quốc gia sử dụng.</h2>
F16dNa_KTo-1.jpg


F-16 là máy bay tiêm kích đa nhiệm do hãng General Dynamics và Lockheed Martin hợp tác phát triển cho Không quân Mỹ. Đây được xem là một trong những tiêm kích thành công nhất của Mỹ trên thị trường xuất khẩu. Khoảng trên 4.000 chiếc đã được chế tạo từ năm 1976 và hoạt động tại 24 quốc gia tính tới ngày nay.
F16dNa_KTo-2.jpg

F-16 thiết kế với một động cơ phản lực, cửa hút gió nằm dưới bụng máy bay. Máy bay có thể đạt tốc độ tới 2.400km/h, bán kính chiến đấu 550km.
F16dNa_KTo-3.jpg

F-16 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại và hệ thống hỏa lực đa năng (tên lửa, không đối không, không đối đất, chống tàu, chống radar, bom) cho phép tấn công nhiều mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.
F16dNa_KTo-4.jpg

Hiện nay, ở khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia sử dụng các biến thể của F-16 gồm: Singapore, Indonesia và Thái Lan. Trong khi, Indonesia và Thái Lan sử dụng biến thể F-16A/B đời đầu thì Singapore trang bị những chiếc F-16C/D hiện đại hơn rất nhiều về hệ thống điện tử, hỏa lực. Trong ảnh là một chiếc F-16D Block 52+ của Không quân Singapore.
F16dNa_KTo-5.jpg

Trong ảnh là biến thể F-16C Block 52 một chỗ ngồi của Không quân Singapore. Loại này được trang bị hệ thống định vị toàn cầu/dẫn đường quán tính cải tiến. Máy bay có thể mang thêm nhiều vũ khí tiên tiến hơn gồm: tên lửa chống radar AGM-88 Harm; bom thông minh JDAM; bom lượn tinh khôn JSOW. F-16CJ trang bị động cơ cải tiến F110-GE-129.
F16dNa_KTo-6.jpg

Trong ảnh là biến thể F-16D Block 52+ 2 chỗ ngồi của Singapore. Loại này được trang bị hệ thống ngắm tích hợp trên mũ bay DASH-3, thùng dầu phụ 600 Gallon, trang bị được tên lửa đối không tầm trung AIM-120 và tên lửa chống radar AGM-88 Harm.
F16dNa_KTo-7.jpg

Biến thể F-16A Block 15 OCU (OCU là nâng cấp khả năng hoạt động) một chỗ ngồi của Không quân Indonesia được trang bị động cơ F100-PW-220 cải tiến với các giao diện điều khiển số, buồng lái được nâng cấp, dùng máy tính mạnh hơn. Máy bay có thể mang được tên lửa không đối đất AGM-65, tên lửa đối không tầm trung AIM-120 và tên lửa chống tàu AGM-119.
F16dNa_KTo-8.jpg

Biến thể F-16B Block 15 OCU của Indonesia có cấu hình tương tự bản F-16A nhưng thiết kế với 2 chỗ ngồi.
F16dNa_KTo-9.jpg

Biến thể F-16A Block 15 một chỗ ngồi của Không quân Thái Lan trang bị radar điều khiển hỏa lực cải tiến AN/AGP-66 cùng một vài điểm thay đổi trong thiết kế khung thân máy bay.
F16dNa_KTo-10.jpg

Biến thể F-16B Block 15 với cấu hình tương tự nhưng thiết kế 2 chỗ ngồi.
F16dNa_KTo-11.jpg

Thái Lan đã quyết định nâng cấp 12 chiếc F-16A và 6 chiếc F-16B lên chuẩn MLU (nâng cấp giữa thời gian sử dụng) dựa theo gói F-16C/D Block 50. Theo đó, những chiếc F-16 MLU trang bị loại radar điều khiển hỏa lực mới AN/PG-68(v)9, hệ thống tác chiến điện tử ALQ-213, thiết bị phòng vệ ALE-47.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
blackadamx nói:
Đây là F-16C block 52 Pakistan, Ba Lan...

1374721436-chien-dau-co.jpg


Đây là F-16E block 60 UAE....
1354563.jpg


Chỉ # chỗ lưng có 2 cục nổi lên ? có bác nào biết là gì không vậy ?
thì em đã nói rùi, chỗ đó là bình xăng. ko có drop duoc,thiết kế vậy tầm của internal fuel tank sẽ xa hơn.. drag force ít hơn so với drop tank..
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
F16dNa_KTo-6.jpg


chiếc này sao cái lưng nổi có cái sóng vuông nổi lên, để làm chi vậy
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
S-300 có thể bị 'quật ngã' chỉ bằng một loạt đạn?

(Soha.vn) - S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không có uy lực nhất trên thế giới hiện nay, tuy nhiên, nó cũng có những yếu huyệt nhất định.

Yếu vì quá phổ biến
Trước hết phải khẳng định rằng, S-300 là một trong những hệ thống phòng không thành công nhất: uy lực mạnh, tác chiến điện tử tốt, có thể chống được cả máy bay tàng hình và tên lửa. Do đó, dễ hiểu vì sao S-300 được nhiều quốc gia lựa chọn là thành phần nòng cốt trong hệ thống phòng không của mình.
Hiện có tới 16 nước sở hữu S-300, trong đó có những quốc gia sử dụng số lượng rất lớn như Trung Quốc với 40 tổ hợp S-300 bao gồm các biến thể S-300PMU1/S-300PMU2 và hơn 60 tổ hợp HQ-9 được xem là phiên bản nội địa của S-300, tổng số tên lửa ở mức hơn 1.600, với khoảng 300 bệ phóng.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1
Tuy nhiên, việc phổ biến rộng rãi cũng là một yếu điểm nhất định của S-300. Rất nhiều nước có thể hiểu rõ tường tận điểm mạnh yếu của S-300 và dùng hiểu biết này khắc chế hệ thống phòng không của nước khác.
"Mắt thần" chính là yếu huyệt
Hệ thống radar điều khiển của S-300 được đánh giá hết sức hiện đại. Radar tối tân cho phép nó theo dõi đồng thời 100 mục tiêu trong khi giám sát chặt chẽ và phát lệnh bắn hạ 6 mục tiêu được cho là nguy hiểm nhất, với 12 tên lửa. Những phiên bản S-300 tối tân nhất được chế tạo nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa còn được trang bị radar 64N6F BIG BIRD, cho phép nó phát hiện ra tên lửa đạn đạo khi nó cách nơi đặt radar 1.000 km.
Tuy nhiên, radar lại chính là yếu huyệt của S-300. Với phương châm tấn công phủ đầu, hệ thống phòng không và lực lượng không quân chính là những mục tiêu đầu tiên. Trong đó, việc tiêu diệt các đài radar của tổ hợp phòng không là nhiệm vụ của loạt đạn đầu tiên trong đợt tấn công đầu tiên. Khi không có radar điều khiển, không chỉ riêng S-300 mà toàn bộ các hệ thống phòng không khác đều bị vô hiệu hóa nhanh chóng.
Vậy có thể bố trí một cách bí mật vị trí tổ hợp S-300, đặc biệt là radar để đảm bảo sức sống cho tổ hợp hay không? Mặc dù có thể làm được nhưng điều này cũng có rất nhiều khó khăn, bởi:
Tổ hợp S-300 khá cồng kềnh, mỗi tổ hợp S-300 có hơn 10 xe tải cỡ lớn 4 trục, dài 12m, nặng hơn 40 tấn. Các xe trong tổ hợp là một thành phần trong hệ thống liên hoàn, bao gồm xe chỉ huy, xe điều khiển, xe radar, xe bệ phóng, các trạm nguồn điện, khí nén…khó có thể phân tán một cách nhỏ lẻ như các máy bay hay pháo binh… Khi cơ động cũng rất dễ bị phát hiện.
Ví dụ: Biên chế của mỗi tiểu đoàn S-300PMU-1 gồm: hệ thống điều khiển và chỉ huy 83M6E, đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E(1), đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E và 12 xe mang phóng tự hành 5P85SE (mỗi xe chở 4 đạn) cùng các thành phần hỗ trợ khác.​

Trận địa tên lửa S-300PMU1 của Trung Quốc (ảnh chụp từ vệ tinh)​
Do vậy, với các phương pháp tình báo, trinh sát bằng con người hay các phương tiện kỹ thuật, đối phương có thể xác định được chính xác (hoặc chí ít là sơ bộ) vị trí bố trí các tổ hợp S-300. Đặc biệt, nếu đối phương là những nước đã từng sở hữu S-300 thì càng hiểu về nguyên tắc tổ chức trận địa S-300. Qua đó, có thể thấy việc đảm bảo tuyệt đối bí mật vị trí là khó thực hiện.
Tuy nhiên, trong tác chiến hiện đại, việc giữ bí mật không nhất thiết là phải giấu kín lực lượng của mình gồm những phương tiện nào, tính năng kỹ thuật, vị trí sơ bộ ra sao… bởi những thông tin này gần như là mở đối với thời đại công nghệ và mối quan hệ quốc tế đan xen phức tạp.
Điều bí mật ở đây là tọa độ bố trí, tần số làm việc, phương án tác chiến, phương pháp tác chiến điện tử…Việc đảm bảo sức sống cho "mắt thần" của S-300 sẽ thiên về điều này.
Tất nhiên đối phương cũng có cách. Phương án truy tìm "mắt thần" S-300 mà đối phương có thể áp dụng là sử dụng máy bay trinh sát, vệ tinh (nếu hệ thống S-300 đã bố trí ở trận địa không được ngụy trang cẩn thận) hoặc sử dụng một lực lượng ban đầu “nhử” mắt thần S-300 lộ diện. Sau đó, sử dụng vũ khí chuyên dùng phá hủy các thành phần trong tổ hợp mà đặc biệt là hệ thống radar.
Bây giờ, cuộc đấu chính là giữa S-300 và các vũ khí chuyên dùng này. Một tổ hợp S-300PMU1 có thể có thông số kỹ thuật là tiêu diệt mục tiêu trong độ cao từ 10m đến 27 km, tầm xa hiệu quả 150 km, nhưng điều ai cũng biết là có vùng chết. Mà vùng chết này lại thay đổi theo cách bố trí trận địa.
Trước hết là sự che khuất của địa hình, địa vật. Đối phương có thể lợi dụng địa hình để đột nhập tiêu diệt hệ thống.
Tiếp đó là ảnh hưởng của độ cao trận địa. Vị trí của hệ thống phòng không đặt càng sát mực nước biển thì tầm tác chiến sẽ bị giảm xuống tương ứng với độ cao của mục tiêu.
Ví dụ, nếu radar của hệ thống S-300PMU1 đặt ở vị trí sát mực nước biển, khi đó tương ứng với một mục tiêu ở độ cao tối thiểu mà hệ thống có thể tác chiến là 10m thì tầm xa tối thiểu là 13km. Còn để đạt được tầm bắn xa nhất 150km, thì mục tiêu khi đó phải ở độ cao gần 2.500m.
Khi đặt bộ phát radar lên giá đỡ thì các con số sẽ thay đổi. Ví dụ, nếu tháp anten ở độ cao 23.8m, thì hệ thống có thể nhắm bắn một mục tiêu ở độ cao 10m từ khoảng cách 33km, thay vì 13km. Nếu ở độ cao 38.8m thì con số này là 39km.
Ngược lại, độ cao tối thiểu của mục tiêu để S-300PMU1 phát huy tầm bắn tối đa 150km giảm từ 2.500m xuống còn 1.900 và 1.800m.​

Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E của tổ hợp S-300PMU1

Đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E của tổ hợp S-300PMU1
Như vậy, nếu đối phương bay thấp và sử dụng tên lửa chống radar sẽ dễ gây ra tổn thương cho hệ thống "mắt thần" của S-300. Ta có thể thấy tầm bắn của tên lửa chống radar Kh-31P được trang bị trên các máy bay Su-27, Su-30 của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.. có tầm bắn lên đến 110km; AGM-88 HARM của Mỹ là hơn 90 km. Phương thức dẫn đường cũng không đơn giản là bám theo tín hiệu radar mà có thể nhớ cả vị trí radar khi tín hiệu bị mất do tắt đài radar đột ngột.



Tên lửa Su-30MKK và Kh-31P của Trung Quốc
Ngoài ra, các loại tên lửa hành trình đối đất, tên lửa đạn đạo, bom dẫn đường, bom thông thường... cũng là những vũ khí có thể uy hiếp không chỉ đài radar mà cả tổ hợp.
Mặc dù S-300 có thể chống tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhưng xác suất chỉ là 0,7. Xác suất này được tính với số lượng đạn lớn. Với một tổ hợp chỉ có thể chiến đấu với 6 mục tiêu, nếu đối phương sử dụng lực lượng đông, nhiều vũ khí cùng lúc thì việc đối phó khi chỉ có một tổ hợp S-300 đơn độc sẽ khá khó khăn.
Bảo vệ "mắt thần" bằng cách nào?
Tất nhiên S-300 không bao giờ đơn độc. Để bảo vệ "mắt thần" của S-300, cần có phương án tác chiến, bố trí một cách linh hoạt. Đây chính là điều cốt yếu làm nên sức mạnh của vũ khí. Điều này chỉ có con người mới làm được.
Thứ nhất cần làm tốt công tác giữ bí mật, dự báo sớm tình huống. Bí mật trong bố trí, phương án tác chiến.
Thứ hai phối hợp tác chiến hiệp đồng chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống phòng không bao gồm: radar cảnh giới, tên lửa phòng không tầm xa, tầm trung và tầm thấp, lực lượng pháo cao xạ, súng máy phòng không, không quân…tạo ra thế trận liên hoàn, bọc lót lẫn nhau không cho đối phương đủ thời gian tìm diệt mắt thần S-300. Nhất là trên các hướng, khu vực trọng điểm.
Thứ ba là tăng cường khả năng tác chiến điện tử để có thể vô hiệu hóa tên lửa đối phương, chế áp lực lượng tập kích đường không, sử dụng nghi binh để thu hút hỏa lực…
Nếu đáp ứng được những yêu cầu này thì không chỉ mắt thần của S-300 mà toàn bộ thành phần chủ yếu của hệ thống phòng không sẽ được bảo toàn trước đòn phủ đầu, từ đó sẽ làm phá sản kế hoạch chiến tranh của đối phương.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
chỉ cần bắn trúng 1 xe tải thì chắc S 300 cũng bị vô hiệu quá. or đối phương có thể dùng máy bay cỗ lỗ cỡ như F 4, F 14 ko người lái mang phi tiễn bay vào vùng có S300. S 300 bắn lên.. thế là lộ diện vị trí...