Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Cách bảo vệ tốt nhất là dùng các cảm biến kolchuga, vera detect, track tagert. Ko sợ bất kì loại ARM nào
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
F 16 tuy chỉ có 1 máy nhưng củng rất đáng gờm cho Su 30 của Nga?
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Hàn Quốc tăng tầm bay chiến đấu cơ đối phó Nhật, Trung</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Hàn Quốc đã quyết định mở gói thầu mua 4 máy bay tiếp nhiên liệu trên không nhằm tăng tầm bay tiêm kích F-15K và KF-16.
[*]Tập trận Reg Flag, F-15K Hàn Quốc bay một mạch tới Mỹ
[*]AIM-120C-7: “sát thủ” diệt MiG Triều Tiên của Hàn Quốc
[/list]

Theo Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA), nước này sẽ triển khai 4 máy bay tiếp nhiên liệu trên không trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019 như một phần nỗ lực để mở rộng tầm hoạt động của những máy bay chiến đấu.
Gần đây, DAPA đã thông qua kế hoạch mua 4 máy bay tiếp dầu thế hệ mới hỗ trợ hoạt động của lực lượng máy bay chiến đấu F-15K và KF-16 của Không quân Hàn Quốc.
“Các nhà đấu thầu sẽ được mời tham gia cuộc đấu thấu gói thầu 4 máy bay tiếp dầu vào tháng 2/2014. Công ty trúng thầu sẽ được công bố vào tháng 10/2014 sau khi Hàn Quốc cân nhắc giữa giá và hiệu năng hoạt động”, người phát ngôn của DAPA Baek Yoon-hyung cho hay.
F15Ktangtam_KTO_4701_YCVS.jpg
KC-46 và MRTT A330 là 2 ứng viên sáng giá cho vị trí máy bay tiếp nhiên liệu trên không của Không quân Hàn Quốc.


“Khi triển khai các máy bay tiếp dầu, chiến đấu cơ của chúng tôi sẽ có khả năng tăng giờ bay thêm trung bình một giờ. Điều này giúp lực lượng không quân có thể thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ tuần tiễu tầm xa tới các vùng đảo như Dokdo và Ieodo”, ông Baek Yoon-hyung nói thêm.
Đảo Dokdo và đảo đá Ieodo đều là khu vực mà Hàn Quốc đang xảy ra tranh chấp với Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo quan chức Không quân Hàn Quốc, với máy bay tiếp dầu trên không, tiêm kích KF-16 của Hàn Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ kéo dài 70 phút và F-15K có thể thực hiện nhiệm vụ kéo dài 90 phút.
Ủy ban phụ trách mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc từ chối tiết lộ khoản ngân sách dành cho chương trình mua sắm 4 máy bay tiếp dầu. Tuy nhiên, nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng nước này cho hay dự án có thể được tài trợ khoảng 1,3 tỷ USD.
Các ứng viên tiềm năng cho dự án này bao gồm mẫu máy bay tiếp dầu MRTT A330 của Airbus và KC-46 của Boeing.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Su-24, Tu-22 “nhận” được tính năng máy bay thế hệ 5</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Hệ thống tự động hóa chỉ huy mới sẽ cho phép các máy bay ném bom thế hệ cũ Su-24, Tu-22 “nhận” được tính năng của máy bay thế hệ thứ 5.
[*]Ba oanh tạc cơ chiến lược “khủng” nhất châu Âu
[*]Mổ xẻ sức mạnh “kiếm sĩ” Su-24 Không quân Nga
[/list]

Module đầu tiên của hệ thống tự động hoá chỉ huy quân đội (ASU) sản xuất trong nước sẽ được giới thiệu ở triển lãm hàng không MAKS-2013 tại khu trưng bày của Công ty Gefest và T. Lần đầu tiên công chúng sẽ được thấy hoạt động của “bộ não” hệ thống SVP-24 (СВП– 24) (hệ thống máy tính bộ phận chuyên dùng) và module đặt trên mặt đất của nó.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc ứng dụng các công nghệ mới vào hệ thống hiệp đồng giữa các quân chủng cho phép Nga có được bước nhảy vọt trong chiến lược tiến hành trận đánh trên bộ và trên không.
su24thehe5_KTO_4701_GNDB.jpg
Máy bay cường kích thế hệ cũ Sukhoi Su-24 của Không quân Nga.


Phó Tổng giám đốc Gefest và T Dmitri Lomako cho biết: “Hệ thống máy tính bộ phận chuyên dùng dành cho không quân hiện được lắp đặt trên các máy bay cường kích Su-24 và ném bom chiến lược Tu-22. Hệ thống cho phép lựa chọn quỹ đạo bay của bom đạn tối ưu hơn cả và góc bắn đưa nó vào mục tiêu hiệu quả hơn cả, bám sát cơ động của mục tiêu, tránh các chướng ngại vật và hỗ trợ cơ động. Và đó vẫn chưa phải là hết các khả năng của SVP-24. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ bay, hệ thống còn được đồng bộ hoá với các module chỉ huy các đơn vị bộ binh trên mặt đất”.
Toàn bộ thông tin về tiến hành trận đánh, về tình trạng và sự bố trí các đơn vị nhờ chương trình đảm bảo phần mềm thống nhất được tích hợp vào dữ liệu “đám mây”. Việc trao đổi dữ liệu trong hệ thống diễn ra không có lời nói nhằm loại bỏ khả năng phạm lỗi do chất lượng liên lạc kém và yếu tố con người. Nhờ tín hiệu kỹ thuật số đã mã hoá chỉ cần 0,3 giây có thể truyền mệnh lệnh đồng thời lên màn hình các hệ thống chỉ huy của các lực lượng ở mặt đất và trên không.
“Toàn bộ dữ liệu trong chương trình đảm bảo phần mềm thống nhất được truyền theo tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số bằng các đài vô tuyến tiêu chuẩn thông thường có trên mọi vật thể bay. Thông tin đã mã hoá không tới tai nghe của các kíp lái, mà vào thẳng thiết bị trên máy bay, nơi sẽ tính toán và xử lí các thông tin đó. Sau đó kết quả sẽ được đưa vào thiết bị ngắm bắn”, ông Lomako nói thêm.
Tại MAKS-2013, hệ thống tự động hoá chỉ huy các đơn vị quân đội sẽ được giới thiệu trên các biến thể thực cho máy bay Su-24 và Tu-22 (SVP-24-22). Ngoài mô hình ảo sẽ trình diễn hoạt động của hệ thống khi hiệp đồng với đài mặt đất cùng các đơn vị chiến đấu thực trên không, gồm trực thăng Ka-50 và máy bay huấn luyện L-39.
su24thehe5_KTO_4702_XYEU.jpg
Sau nâng cấp với hệ thống tự động hóa chỉ huy mới, Su-24 và Tu-22 về tính năng gần như máy bay thế hệ thứ 5.


Việc hiện đại hoá được thực hiện theo quan điểm công nghệ thống nhất, điều có ý nghĩa kinh tế không nhỏ đối với Tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Việc chuyển sang ASU thống nhất không loại trừ sử dụng thiết bị cũ. Ví dụ, các máy bay ném bom đã nâng cấp Su-24 và Tu-22 về tính năng gần như máy bay thế hệ thứ 5, trong khi đó các cảm biến cũ vẫn được giữ nguyên, chỉ thay phần “bộ não” của máy bay. Việc ứng dụng SVP-24 làm tăng độ chính xác bom đạn không có điều khiển rẻ tiền khi sản xuất đến mức như của bom có điều khiển đắt tiền.
Phó Tổng công trình sư của nhà máy Mikhail Panin cho biết: “Vị trí của máy bay được chương trình sử dụng bản đồ kỹ thuật số của địa điểm xác định. Hệ thống không phụ thuộc vào thiết bị radar và vệ tinh, vị trí của máy bay được xác định dựa vào các cảm biến vẫn có trên máy bay và chương trình phần mềm của SVP-24. Số liệu độ cao được so sánh với dữ liệu đã nạp vào bản đồ địa hình của địa điểm. Ở thời điểm hiện nay không có xí nghiệp Nga nào có được các chỉ số về độ chính xác và độ tin cậy tương tự, và theo tôi được biết, cũng không có xí nghiệp nào ở nước ngoài”.
Cơ sở linh kiện quy cách hoá tạo khả năng thay thế các bộ phận cấu thành. Ngoài ra, nhờ mô hình toán học có thể khai thác trang bị kỹ thuật theo trạng thái - việc phân tích tự động kết quả của các cuộc thử trước cho phép kết luận về việc liệu có cần tiến hành thử nghiệm trong tương lai nữa hay không. Kết quả là trang bị kỹ thuật vẫn làm việc tốt sẽ vẫn được tiếp tục khai thác mà không cần phải tiến hành thêm các thử nghiệm.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
"Quái vật trên tàu sân bay" Mỹ X-47B trở lại</h1>Thứ năm 15/08/2013 14:32

ANTĐ - Ngày 13-8, Bộ Tư lệnh các hệ thống không quân của Hải quân Mỹ (NAVAIR) đã quyết định thay đổi kế hoạch không cho 2 chiếc máy bay không người lái thử nghiệm X-47B nghỉ hưu để tiếp tục sử dụng cho các chương trình bay thử tiếp theo.

“Sau khi xem xét kỹ nỗ lực thử nghiệm thành công của chương trình “Thử nghiệm máy bay chiến đấu không người lái” (UCAS-D) X-47B của Northrop Grumman, Hải quân Mỹ đã quyết định tạm dừng cho máy bay X-47B nghỉ hưu vì máy bay được đánh giá có cơ hội tiềm năng cho những nỗ lực thử nghiệm và kiểm chứng trên đất liền và trên biển” NAVAIR cho biết trong một tuyên bố.
Để tiếp tục chương trình này, ngày 14-8, Hải quân Mỹ đã trao 4 hợp đồng, mỗi hợp đồng trị giá 15 triệu USD, cho các tập đoàn Boeing, General Atomics Aeronautical Systems, Lockheed Martin, Northrop Grumman để thiết kế các mẫu khung máy bay cho dự án máy bay trinh sát và tấn công không người lái phóng từ tàu sân bay (UCLASS).
X-47B_bat_duoc_capham_tronglan_hacanh_dautien.jpg

Máy bay tiến công không người lái X-47B

Theo tuyên bố của hợp đồng, đánh giá thiết kế sơ bộ này là để hộ trợ UCLASS, một hệ thống “nhằm tăng cường khả năng hoạt động của tàu sân bay/liên đội không quân hạm bằng việc cung cấp một sự hiện diện trên toàn thế giới thông qua một hệ thống máy bay không người lái phóng trên biển, có khả năng trinh sát, giám sát, tình báo, xác định mục tiêu và tấn công bền bỉ” với phạm vi hoạt động lên tới 2.000 dặm.
Công nghệ cơ bản cho máy bay không người lái cất cánh từ tàu sân bay này đã được chứng minh bằng chương trình UCAS-D, với 2 chiếc máy bay X-47B đã cất cánh thành công lần đầu tiên trên tàu sân bay vào ngày 14-5 và lần đầu hạ cánh thành công đầu tiên hôm 10-7, đáp ứng thành công các yêu cầu của chương trình thử nghiệm.
Hải quân Mỹ có kế hoạch sẽ biên chế máy bay trinh sát và tấn công không người lái phóng từ tàu sân bay cho hạm đội vào năm 2020.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Xâm phạm không phận Nga, máy bay Trung Quốc không có đường về</h1>(Soha.vn) - Biên giới Nga giáp với Trung Quốc được phủ một lưới lửa phòng không dày đặc để đón lõng mọi máy bay xâm phạm.</h2>Sở hữu một lãnh thổ rộng lớn nên việc căng mình ra để bảo vệ đất nước là một bài toán hóc búa với Nga. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, Nga luôn 'ưu ái' thiết lập một hệ thống phòng không với những trang thiết bị khí tài hiện đại nhất có thể, bởi Nga chưa bao giờ hết nghi ngờ lòng tham của Trung Quốc với vùng Viễn Đông rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
Một hệ thống phòng không hoàn chỉnh bao gồm: hệ thống radar, hệ thống tên lửa và pháo phòng không, lực lượng không quân tiêm kích đánh chặn. Ở Viễn Đông, để đề phòng Trung Quốc, Nga cũng đã xây dựng đầy đủ các lực lượng như trên và được ưu tiên trang bị những khí tài, vũ khí hiện đại nhất.
"Mắt thần" soi lòng tham
Tới cuối năm 2012, Nga đã hoàn thành xây dựng 3 trạm radar mới, trong đó 2 trạm Voronezh-DM và Voronezh-M đã được đưa vào trực chiến tại tỉnh Leningrad và ở ngoại ô thành phố Irkutsk.

rlsvzg-1376379493385.jpg

Trạm radar cảnh báo sớm tối tân Voronezh-M của Nga


Trạm radar Voronezh-DM tại khu Krasnodar sẽ hoạt động vào thời gian tới và hoàn toàn có thể thay thế chức năng của trạm radar Gabala mà Nga từng thuê của Azerbaijan.
Trong năm 2013 này, Nga sẽ xây dựng cùng lúc thêm 3 trạm radar Voronezh mới tại Krasnodar, khu Altai và tỉnh Orenburg. Kế hoạch xây mới và tái trang bị các trạm radar sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Voronezh-M là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km. Trạm radar cảnh báo sớm tên lửa Voronezh-M được bố trí ở vùng Irkutsk thuộc Siberia. Với vị trí này, rõ ràng là Nga đang muốn nắm mọi động tĩnh từ Trung Quốc.
xbyvj-1376379622964.jpg

Vùng quan sát của trạm radar cảnh báo sớm tối tân nhất Voronezh-M ở vùng Irkutsk thuộc Siberia giúp Nga soi mọi động tĩnh từ Trung Quốc


Tất cả các mục tiêu trong tầm phát hiện của Voronezh-M đều được hiển thị rõ ràng lên một màn hình LCD cỡ lớn, độ phân giải cao để có thể đánh giá về đối phương. Nga đã lên kế hoạch xây dựng thêm 4 trạm radar này tại các khu vực Altai, Krasnoyarsk, Omsk và Orenburg.
Ngoài ra, còn hàng trăm các đài radar tầm ngắn hơn được Nga bố trí dọc biên giới vùng Viễn Đông, ngày đêm soi những động tĩnh từ Trung Quốc.
Tên lửa phòng không tối tân
Ngày 20/3/2013, Nga đã tiến hành cuộc tập trận lực lượng phòng không với hơn 500 hệ thống vũ khí phòng không, 50 máy bay chiến đấu và khoảng 2.000 binh lính, đã được triển khai tham gia một cuộc diễn tập phòng không quy mô lớn ở miền đông nước Nga.
Lực lượng phòng không Nga đã triển khai khoảng 500 hệ thống tên lửa phòng không các loại, gồm các hệ thống tên lửa đất đối không S-300, tên lửa phòng không Osa, Buk, Strela và Shilka, tên lửa phòng không vác vai Igla, và hệ thống tên lửa-pháo Pantsir-S.
Cuộc diễn tập phòng không quy mô lớn này, do tư lệnh Quân khu miền Đông, Đô đốc Konstantin Sidenko chỉ huy. Đây là cuộc diễn tập phòng không lớn nhất trong hàng chục năm qua. Có thể thấy rằng việc sẵn sàng chiến đấu ở khu vực miền Đông sát biên giới Trung Quốc luôn được Nga coi trọng một cách đặc biệt.
Qua cuộc tập trận, có thể thấy lực lượng khổng lồ các phương tiện phòng không hiện đại mà Nga bố trí sát biên giới Trung Quốc.
Không chỉ riêng công tác huấn luyện, việc đưa vào các trang bị mới cho quân khu Viễn Đông được Nga hết sức ưu tiên. Trong số các nơi được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất thế giới S-400 Triumf thì vùng Viễn Đông, giáp với Trung Quốc được 'ưu tiên' 2 trong 4 tổ hợp đầu tiên.
nga-khao-hoa-s-400-1376378541917.jpg

Vùng Viễn Đông sát biên giới Trung Quốc được ưu tiên tổ hợp S-400 Triumf


Không quân hiện đại
Sức mạnh lực lượng không quân của vùng Viễn Đông không ngừng được tăng cường. Cùng với mối quan hệ Mỹ - Nga trong thời kỳ Tổng thống Obama, mối quan hệ giữa Nga với khối NATO về cơ bản được cải thiện trong thế hòa hoãn. Nga tập trung sự chú ý trở lại vấn đề phòng vệ trên tuyến biên giới miền Đông.
Tạp chí "Bình luận Quân sự Hán Hòa" số tháng 4 dẫn lời một nhà quan sát quân sự ở Moscow (Nga) cho biết trong số 48 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 được giao cho không quân Nga bắt đầu từ năm 2012, có ít nhất một trung đoàn Su-35 được bố trí ở căn cứ 6968 thuộc khu vực Viễn Đông, cách biên giới Nga - Trung khoảng 299 km.
Cùng với trang bị Su-35, Không quân Nga còn dần từng bước trang bị các loại tên lửa đạn đạo đa năng như tên lửa không đối không tầm xa RVV-SD, tên lửa không đối hạm Kh31AD.
Sức mạnh chiến đấu tổng hợp của 48 chiếc Su-35 sẽ vượt qua sức mạnh chiến đấu của 100 chiếc Su-30MKK hoặc 150 chiếc Su-27SK (J-11) của Không quân Trung Quốc.
su-35-1376378894222.jpg

Máy bay hiện đại Su-35 sẽ giúp Không quân Nga giành thế thượng phong trước Trung Quốc


Trước đó, Nga cũng đã bố trí toàn bộ số máy bay Su-27 SM và Su-30M2 loại mới nhất vào hai trung đoàn ở căn cứ không quân 6987 và căn cứ không quân 6989, lần lượt cách biên giới Nga - Trung 308 km và 61 km.
Ở đây không thể không nhắc tới sức mạnh tác chiến của máy bay ném bom tầm xa Su-34 và MiG-29SMT. Trong năm 2009, Không quân Nga còn tiếp nhận 34 chiếc MiG-29SMT. Trong thời gian từ năm 2010 đến 2013, Sukhoi bàn giao cho Không quân Nga 32 chiếc máy bay ném bom Su-34.
Thượng tướng Zelin nhấn mạnh: Không quân Nga sẽ tiếp tục cải tiến chiến đấu cơ MiG-31. Với vùng Viễn Đông rộng lớn của Nga, nhiệm vụ của chiến đấu cơ MiG-31 là hết sức nặng nề. Ông nhấn mạnh, Không quân Nga đã và đang tiến hành cải tiến 108 chiếc MiG-31 thuộc 9 đại đội, nhất là với hệ thống radar "tìm và diệt" trang bị trên loại chiến đấu cơ này là nhiệm vụ quan trọng của Không quân Nga trong thời kỳ quá độ trước năm 2015.
Các máy bay đánh chặn MiG-31BM (được mệnh danh là “chó săn chồn”) là một phiên bản nâng cấp gần đây giới thiệu của MiG-31, được trang bị một hệ thống kiểm soát hỏa lực mới, mở rộng phạm vi phát hiện mục tiêu của máy bay lên tới 320 km và phạm vi tham gia lên đến 280 km.
Ngoài ra, MiG-31 cũng được bổ sung thêm các chế độ hoạt động mới, trang bị hệ thống điện tử hàng không và buồng lái mới cũng như hệ thống định vị và tên lửa mới, bao gồm tên lửa không - đối - không tầm xa K-37M có tầm bắn lên đến 222 km và tên lửa sử dụng radar chủ động R-77-1.
Không quân Nga đang triển khai kế hoạch mới cho máy bay MiG-31BM, bao gồm việc bố trí luân phiên các phi đội tại các sân bay quân sự và cả dân sự trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, nhưng trước hết sẽ là vùng Viễn Đông và vùng lãnh thổ phía Bắc.
Trong quá trình định vị lại như vậy, các máy bay MiG-31BM sẽ thường xuyên di chuyển ở các khu vực vùng sâu vùng xa để lấp đầy "khoảng trống" của các hệ thống tên lửa phòng không.
mig-31-1376379191175.jpg

Máy bay MiG-31 BM sẽ lấp đầy khoảng trống lưới lửa phòng không Nga


Cùng với việc chuẩn bị bố trí Su-35 tại căn cứ 6968, có thể nói, hầu hết máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga đều được bố trí ở khu vực gần biên giới Nga - Trung. Điều đó có nghĩa biên giới Nga - Trung vẫn là trọng tâm chú ý trong chiến lược không quân của Nga.
Về vấn đề này, một nhà quan sát quân sự ở Moscow thẳng thắn nói: “Không quân Trung Quốc và toàn bộ sức mạnh quân sự của nước này đã trở thành mối đe dọa lớn nhất trong số các nước mà Nga có đường biên giới chung. Nga ngăn cách với NATO bởi vùng đệm tự nhiên là Belarus và Ukraine còn với Trung Quốc thì không, nên việc không quân Nga tập trung mối quan tâm chiến lược ở Viễn Đông là điều tự nhiên".
Xét về tổng thể, theo tờ "Bình luận Quân sự Hán Hòa", nhờ sự có mặt của Su-35, không quân Nga sẽ giành lại được quyền kiểm soát trên không ở khu vực này. Đồng thời, nhờ được trang bị radar IRBIS với bán kính quét lên tới 400 km, về cơ bản, Nga có thể thám trắc toàn bộ vùng trời hai tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm cũng như một phần vùng trời tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc.
Với hệ thống radar tối tân, lưới lửa phòng không dày đặc và dàn máy bay hiện đại bố trí sát biên giới Trung Quốc, Nga luôn luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh với “người láng giềng khổng lồ nhiều âm mưu”.

<h1>T-50 huy hoàng với 2 khoang chứa vũ khí hiện đại</h1>Những hình ảnh độc mới nhất cho thấy, siêu chiến cơ T-50 của Nga đã sẵn sàng khi được trang bị đầy đủ vũ khí dưới 2 khoang bụng máy bay...</h2>
1376551282696.jpg

Trước thông tin Không quân Nga sẽ tiếp nhận chiến đấu cơ phản lực Sukhoi T-50 thế hệ thứ 5 trong quý 3 để chuẩn bị cho chương trình thử nghiệm quốc gia vào cuối năm 2013, báo chí Nga và TQ đã công bố những hình ảnh được cho rằng T-50 đã bắt đầu được trang bị vũ khí.

1376551282701.jpg

Theo đó, tờ CNJ của TQ cho rằng đây là lần đầu tiên hình ảnh T-50 của Nga lộ vũ khí ở khoang bụng, điều này cho thấy Moscow đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho thời điểm T-50 chính thức được biên chế trong lực lượng Không quân Nga.

1376551282704-7041c.jpg

Được xem là điểm nhấn với thiết kế trang bị vũ khí “ẩn“ bên trong thân máy bay đồng thời hạn chế trang bị móc treo vũ khí bên ngoài để bảo đảm khả năng tàng hình cũng như cơ động của máy bay, T-50 được trang bị 2 khoang chứa vũ khí ở phần bụng máy bay.

1376551282707.jpg

Với 2 khoang vũ khí, T-50 có thể mang được tối đa 10 tấn vũ khí, một con số đủ dùng cho những chiến dịch có quy mô lớn.

1376551282709.jpg

Báo chí TQ cũng cho biết thêm, Sukhoi T-50 có khả năng bay siêu tốc với vận tốc tối đa 2.600 km/giờ (tầm bay đối đa 5.500 km), nhanh hơn cả máy bay chiến đấu tối tân của Mỹ F-22 Raptor (2.410km/giờ). Ngoài ra giới truyền thông TQ còn tin rằng với thiết kế hạn chế trang bị vũ khí bên ngoài T-50 có sự linh động cũng như khả năng ẩn mình tốt hơn F-22 của Mỹ, khi loại chiến cơ này vẫn được trang bị khá nhiều móc treo vũ khí ở bên ngoài máy bay.

1376551282712.jpg

Hình ảnh T-50 tham gia cuộc thử nghiệm mới nhất chuẩn bị cho việc chuyển giao thử nghiệm chính thức cho quân đội Nga.

1376551282714.jpg

Tờ chinamil cho biết, xu hướng thiết kế máy bay thế hệ mới là hạn chế việc mang vũ khí bên ngoài, do đó các thiết kế của T-50 hay J-20 của TQ được cho là mang đến sự cách tân trong việc cho ra đời những thế hệ chiến cơ tân tiến nhất, tuy nhiên tờ báo này của TQ cũng thừa nhận trong khi J-20 của nước này chỉ có một khoang chứa vũ khí thì T-50 lại có 2 khoang chứa, điều đó đồng nghĩa với việc lượng “giáo“ mà T-50 có thể mang được trong mỗi chuyến hành quân sẽ lớn hơn J-20 khá nhiều.

1376551282718.jpg

Trước đó, báo chí Nga cũng khẳng định rằng, T-50 còn có khả năng siêu cơ động nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều được phát triển trên cơ sở động cơ kiểm soát vector lực đẩy đa chiều 117S. Đồng thời chiếc chiến cơ này còn là tiêm kích hiếm hoi trên thế giới có thể tiến hành hành trình siêu tốc mà không cần dùng đến buồng đốt 2 lần.

1376551282721.jpg

Chính vì lý do này mà T-50 có thể phát hiện mục tiêu tấn công ở khoảng cách tối đa 400 km, trong khi F-22 của Mỹ chỉ có 210 km.

1376551282725-66723.jpg

Cùng với khoang chứa vũ khí “rộng rãi“, T-50 còn được trang bị một loạt các hệ thống vũ khí mới phát triển dành riêng cho tiêm kích thế hệ 5 với nhiều đặc tính siêu việt.

1376551282728.jpg

Với những tính năng hiện đại của mình, cùng với số lượng gươm giáo cần thiết, rõ ràng T-50 đang được kỳ vọng là chiến đấu cơ sẽ mang lại vinh quanh cho Không lực Nga trong tương lai gần.

http://soha.vn/quan-su/t5...-20130815143242068.htm

 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.532
113
F 22 mang được 8 phi tiển, dấu trong bụng và bên hông..hơn T 50 2 trái