Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Vì sao F-35 của Nhật Bản giá đắt khét lẹt?</h1>(ĐVO) - Với việc tham gia sản xuất một số thành phần, giá thành F-35 dành cho Không quân lực lượng phòng vệ Nhật Bản đắt hơn phân nửa so với máy bay cùng loại được lắp ráp tại Mỹ.
Theo tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản), hai nhà thầu Nhật Bản sẽ cung cấp 24 thành phần để lắp ráp trên các máy bay cho không quân nước này, điều này đã đẩy giá thành của hai chiếc F-35 Lightning II đầu tiên lên đến 15,2 tỷ yên (154 triệu USD) cho mỗi chiếc.
Trong khi đó, mỗi chiếc F-35 tương tự được lắp ráp tại Mỹ chỉ vào khoảng 10,2 tỷ yên (103 triệu USD).

Về cơ bản, các thành phần của máy bay F-35 sẽ được sản xuất bởi Lockheed Martin và một số công ty khác tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và một số quốc gia tham gia phát triển dự án JSF.
Các máy bay thế hệ thứ năm này sẽ được lắp ráp tại Mỹ, Ý và Nhật Bản. Các thành phần do các công ty Nhật Bản sản xuất sẽ chỉ được lắp lên các máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, kết quả là, vì số lượng sản xuất hạn chế, dẫn đến chi phí cho mỗi sản phẩm cao hơn.
images1255692_Tang_hinh_co_F_35_nhat_aban_dat_hon_my_datviet.vn.jpg
Tành hình cơ thế hệ thứ 5 F-35Chính phủ Mỹ cho phép sản xuất tại Nhật Bản 24 thành phần của động cơ và radar được trang bị trên các máy bay F-35, chiếm 10% tổng giá trị của mỗi máy bay. Theo Washington, trong dự án có thể cho phép thêm một số thành phần được sản xuất tại Nhật Bản, thế nhưng nếu nhiều hơn nó sẽ đẩy giá thành của máy bay lên rất cao.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, công ty IHI sẽ sản xuất 17 thành phần của động cơ và tua bin, còn công ty Mitsubishi Electric sản xuất 7 thành phần của hệ thống radar bao gồm cả thiết bị thu tín hiệu.
Một số công ty khác của Nhật Bản, trong đó có Mitsubishi Heavy Industries-MHI rất mong muốn được sản xuất các thành phần cho máy bay F-35, đặc biệt là sản xuất các thành phần của thân vỏ, cánh máy bay và hệ thống càng.

Theo các điều khoản của hợp đồng đầu tiên được ký vào năm 2011, Mỹ cho phép các công ty Nhật Bản sản xuất không quá 40% các thành phần trên máy bay.

Nhằm đáp ứng nhu cầu này, năm 2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã phân bổ nguồn ngân sách 83 tỷ yên để xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc lắp ráp các máy bay F-35 tại nhà máy của MHI ở tỉnh Aichi, cũng như các hạ tầng khác liên quan đến dự án.
Theo một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Nhật Bản, có thể phân bổ thêm hàng chục tỷ yên nữa nếu như Nhật Bản được cung cấp một hạn ngạch sản xuất 40% các thành phần của máy bay.

Trong năm tài chính 2012, Nhật Bản đã mua 4 chiếc máy bay đa chức năng F-35 Lightning II với giá thành 10,2 tỷ yên mỗi chiếc. Thế nhưng trong năm tài chính 2013, theo kế hoạch sẽ mua 2 chiếc với giá lên đến 15,2 tỷ yên/mỗi chiếc.

Bây giờ nó đã trở nên rõ ràng rằng, việc gia tăng giá thành các máy bay có liên quan đến thỏa thuận về việc lắp ráp các máy bay F-35 tiếp theo và sản xuất các chi tiết cho các thành phần của chúng trên lãnh thổ Nhật Bản mà trước đó trong các thông cáo báo chí không được nhắc đến.

Trước đó, vào 11/4/2011, trước tình hình ở khu vực ngày càng trở nên phức tạp, nguy cơ tụt hậu so với các đối phương tiềm năng và mong muốn tăng cường sức mạnh lực lượng không quân của mình, Nhật Bản đã công bố đấu thầu cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ mới FX.

Tham gia đấu thầu có các hai hãng sản xuất máy bay hàng đầu nước Mỹ đó là Boeing và Lockheed Martin với hai loại máy bay tương tứng F/A-18E/F Super Hornet và F-35 Lightning II cùng với đối thủ đến từ Châu Âu, tập đoàn Eurofighter với máy bay EF-2000 Typhoon.

Ngày 19/12/2011, với sự “đề nghị” của chính phủ Mỹ, công ty Lockheed Martin với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 phiên bản cất cánh và hạ cánh bình thường đã được phía Nhật Bản công bố là người thắng thầu để cung cấp máy bay chiến đấu FX cho Không quân của lực lượng phòng vệ của mình.

Ngày 30/4/2012, Cơ quan Hợp tác an ninh và quốc phòng (DSCA) của Bộ quốc phòng Mỹ đã thông báo cho Quốc hội nước này về kế hoạch bán cho Nhật Bản 4 máy bay chiến đấu F-35 phiên bản cất cánh và hạ cánh thông thường và tiếp theo sẽ là 38 chiếc trong khuôn khổ chương trình “Bán hàng quân sự cho nước ngoài”. Toàn bộ thỏa thuận náy có giá trị lên đến 10 tỷ USD.

Phía Nhật Bản yêu cầu, trên máy bay được trang bị động cơ F-135 do công ty Pratt & Whitney chế tạo, cũng như việc cung cấp 5 bộ động cơ dự phòng, các thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, trinh sát và tình báo (C4I/CNI); hệ thống hỗ trợ toàn cầu tự động (ALGS), hệ thống thông tin tự động (ALIS); hệ thống mô phỏng bay, hệ thống vũ khí và trung tâm chuyển tiếp.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng yêu cầu phía Mỹ và nhà thầu cung cấp các phần mềm phát triển/tích hợp, các thiết bị cho bay kiểm tra, vận chuyển, phụ tùng và các bộ phận dự phòng, các thiết bị giảng dạy và kiểm tra, các dụng cụ, tài liệu kỹ thuật, đào tạo các cán bộ, hỗ trợ hậu cần kỹ thuật và các yếu tố liên quan khác.

Theo kế hoạch, những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này sẽ thay thế cho các máy bay “già nua” F-4EJ Phantom II Kai, sẽ được cho “nghỉ hưu” vào năm 2015. 4 chiếc F-35 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Không quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản vào tháng tư năm 2016.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tổng chi phí của chương trình, bao gồm cả việc mua 42 máy bay, bảo dưỡng, sửa chữa và bảo trì trong vòng 20 năm cũng như việc đào tạo cán bộ ước tính vào khoảng 1,6 nhìn tỷ yên (hơn 20 tỷ USD).

Đúng ra, việc mua máy bay F-35 chỉ là phương án “dự bị”, mục tiêu ban đầu của Tokyo là chiến đấu cơ tàng hình F-22A Raptor được phát triển bởi Lockheed Martin nhưng đã bị Washington thẳng thừng từ chối.

Ngoài ra, để “bắt kịp” với khu vực, Nhật Bản tài trợ cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình made in Japan ATD-X.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h2>Hệ thống màn hình trên mũ bay PAK FA T-50</h2>9:33 PM, 26/08/2013, Views: 815 | By VNH

VietnamDefence - Hãng khoa học-sản xuất Zvezda đang phát triển mũ bay cho phi công tiêm kích PAK FA Т-50 với hệ thống hiển thị thông tin trên mặt kính, Tổng giám đốc và Công trình sư trưởng của Zvezda, ông Sergei Pozdnyakov cho hay.
zsh10.jpg
ZSh-10 (topwar.ru)Theo ông Pozdnyakov, mũ bay mới được phát triển dựa trên mũ ZSh-10. Mũ bay mới sẽ được tích hợp hệ thống hiển thị thông tin trên mũ bay do Nhà máy dụng cụ Ryazan đang phát triển.

Các mẫu chế thử hệ thống này đã được chuyển giao cho Zvezda. Hãng này sẽ tiến hành đánh giá tính công thái học của mũ, thử nghiệm trên máy ly tâm trong ống thổi khí động.

Cả hệ thống được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được chuyển giao để thử nghiệm bay vào năm 2014.

Trước đó, có tin Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến điện tử KRET (Nga) sẽ giới thiệu tại triển lãm hang không MAKS-2013 hệ thống hiển thị thông tin chỉ thị mục tiêu cho tiêm kích Т-50.

Hệ thống hiển thị thông tin trên mũ bay với thuật toán xử lý hình ảnh cải tiến sẽ cho phép phi công máy bay chiến đấu nhìn thấy các mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm.

Nguồn: Interfax, Lenta, 26.8.2013.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h1>Vì sao chiến đấu cơ Mỹ không dám "bén mảng" vào không phận Syria?</h1>(Soha.vn) - Theo các chuyên gia, hệ thống phòng không của Syria hiện nay hoạt động hiệu quả hơn bất kỳ hệ thống phòng không nào mà quân đội Mỹ từng phải đối mặt kể từ khi họ tổ chức một chiến dịch oanh kích Serbia hồi năm 1999.</h2>25 lữ đoàn phòng không, 150 dàn tên lửa
Theo ước tính của các nhà phân tích phương Tây trước khi cuộc nội chiến nổ ra, Syria có khoảng 25 lữ đoàn phòng không cùng khoảng 150 dàn tên lửa đất đối không. Các hệ thống này đã liên tục được củng cố trong những năm gần đây và mức độ suy giảm do chiến sự vẫn chưa được xác nhận.
Syria hiện vẫn có nhiều hệ thống tên lửa phòng không di động và điều này có nghĩa là quân đội của ông Assad có thể di chuyển đến những vị trí mà Mỹ không thể ngờ tới.
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho rằng, nếu thực sự muốn hạ gục được sức mạnh của hệ thống phòng không Syria, cuộc tấn công này cần kết hợp sức mạnh của ít nhất 2 tàu sân bay Mỹ.
4.000 khẩu pháo phòng không
Said Amminov, một chuyên gia quân sự Nga cho rằng: hiện nay, khả năng phòng không của Syria là rất mạnh với hơn 900 hệ thống phòng không và 4.000 khẩu pháo phòng không các loại, tạo thành hệ thống phòng không dày đặc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều tổ hợp hiện đại như: hệ thống Pantsyr-S1; hệ thống Pechora 2M; 2 hệ thống Buk M-2E và 48 tổ hợp S-200 “Angara” do Liên Xô cũ sản xuất và một số bệ phóng được cho là của loại tên lửa phòng không tối tân S-300 của Nga.
Pechora 2M là biến thể nâng cấp rất hiện đại của hệ thống S-125 Neva/Pechora (hay SAM-3, tên ký hiệu NATO là SA-3 Goa). Trong quá khứ, hệ thống S-125 Neva/Pechora của Nam Tư đã bắn hạ một chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vào ngày 27-3-1999 và một chiếc F-16 của NATO vào ngày 2-5 trong chiến tranh Kosovo.

s125petrora-6157e.jpg

Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora

Trong các cuộc chiến tranh khác, SA-3 và các hệ thống SAM khác đã bắn hạ nhiều máy bay không người lái của NATO và Mỹ.
Pechora 2M được nâng cấp mạnh về radar và tên lửa, nó sử dụng tên lửa 5V27D và 5V27DE, tầm bắn từ 3,5 đến 35 km, độ cao tối đa trên 20 km.
Hệ thống Buk M-2E là biến thể hiện đại nhất của hệ thống Buk, ra đời năm 2008, có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng tên lửa 9M317 (Nato gọi là SA-17 Grizzly) có tầm bắn 3 - 50km, độ cao tối đa 25km với vận tốc đạt tới Mach4.
bukm2e-2fb81.jpg

Hệ thống tên lửa phòng không Buk M-2E

Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm 1 xe chỉ huy, 1 trạm trinh sát/khóa mục tiêu và điều khiển đặt trên xe TAR, 6 xe phóng tên lửa, mỗi xe mang 4 quả tên lửa trên bệ, cùng 4 quả dự trữ. Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của tổ hợp từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây.
Còn hệ thống Pantsyr-S1 (Nato gọi là SA-22 Greyhound) là tổ hợp phòng không tích hợp pháo phòng không tự động 30mm 2A72, radar và tên lửa đối không 57E6-1. Loại tên lửa này có vận tốc 1300m/s (tương đương mach4), tầm bắn 20km, trần bắn tối đa 15km. Các nhà sản xuất vũ khí Nga khẳng định hệ thống này có thể bắn hạ cả máy bay tàng hình, UAV tàng hình và tên lửa hành trình.
PantsirS1-5822b.jpg

Hệ thống phòng không hỗn hợp pháo – tên lửa Pantsir-S1

Ngoài ra, còn có thông tin Trung Quốc bán hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ 9 (HQ-9) cho Iran vào năm 2007 khi hợp đồng mua S-300 của Nga đổ vỡ và Iran đã cung cấp loại tên lửa này cho Syria
HQ-9 được coi là có tính năng tiệm cận với Patriot của Mỹ và S-300 của Nga, với tầm bắn tối đa 200km, vận tốc siêu âm 4.2 Mach, độ cao tác chiến tối đa 30km. Mỗi tiểu đoàn tên lửa được trang bị 32 quả đạn (chưa tính đạn dự phòng) và 1 lữ đoàn có số lượng là 192 quả.
hq9-a29a7.jpg

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9

Với độ cao, tầm bắn xa và hiệu quả tác chiến, HQ-9 có thể bắn hạ nhiều máy bay tối tân trên thế giới, đồng thời có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình ở giai đoạn cuối với khoảng cách tác chiến 30km. Trong thử nghiệm nó đã bắn hạ tên lửa M-9 (phiên bản xuất khẩu của tên lửa DF-15) với chiến thuật đánh chặn hình chữ T, không đón đầu.
100.000 quả tên lửa
Theo ước tính từ phía Israel, quân đội Syria sở hữu khoảng 100.000 quả tên lửa. Hàng ngàn quả trong số đó, như tên lửa Scud D, được cho là rất mạnh mẽ, có thể chạm tới bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Israel. Ngoài ra, quân đội Syria còn có tên lửa đất đối đất tầm trung SS-23 của Nga, có thể mang 120 kg vật liệu nổ.
scud-51273.jpg

Hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ - 9 (HQ-9)

Mặc dù cuộc nội chiến chống lại lực lượng phiến quân trong 2 năm rưỡi đã khiến quân đội của chính phủ Assad tiêu hao nhiều vũ khí. Tuy nhiên, Nga vẫn tiếp tục chuyển nhiều vũ khí cho Syria như các loại rocket, tên lửa chống tăng, các loại vũ khí hạng nhẹ và đạn dược. Bên cạnh đó, quân đội Syria cũng nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Iran.
Trong một động thái mới nhất, Hải quân Mỹ đang tăng cường số lượng tàu khu trục mang tên lửa hành trình tại Địa Trung Hải từ ba lên bốn tàu, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Syria.
Với cách triển khai lực lượng như vậy, các chuyên gia cho rằng cuộc tấn công nhiều khả năng sẽ được tiến hành từ tàu chiến Mỹ hoặc máy bay chiến đấu có khả năng bắn tên lửa từ bên ngoài không phận Syria, do đó tránh được hệ thống phòng không của nước này. Từ đó cũng có thể thấy, hệ thống phòng không mạnh mẽ của Syria đã phần nào khiến Mỹ và đồng minh bất an.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.531
113
chưa vào trận chưa biết.. hồi đó Irac củng dc xem là có sức mạnh quân sự số 1 ở Trung Đông, cuối cùng thì ra sao ai củng rõ..
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.428
113
xxmagicxx nói:
Chiến đấu cơ Mỹ không dám, mà chiến đấu cơ Do Thái bay vào như chốn không người. Chiên za nào giỏi quá.
24.gif
Bơm oxy liều cao mà, bệnh của các nước cùng hệ ...
21.gif

 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
<h2>Bài học chiến tranh không quân NATO ở Libya</h2>10:01 PM, 15/11/2012, Views: 26613 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Phân tích hoạt động tác chiến của NATO trong chiến dịch không kích ở Bắc Phi.
typhoons-vs-libya1.jpg

Một năm đã trôi qua kể từ khi cuộc can thiệp quân sự vào Libya bắt đầu, nên ta đã có thể phân tích chiến thuật của liên quân NATO. Nhất là khi thấp thoáng phía trước còn hai điểm nóng nữa là Iran và Syria, nơi cũng có thể lặp lại các thủ đoạn đã được kiểm nghiệm thực tế.

Đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Libya là các cuộc không kích của máy bay NATO. Mỹ và NATO trong 40 năm qua đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm tác chiến chống các hệ thống phòng không được xây dựng trên cơ sở các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô cũ kỹ S-75, S-125, S-200 và Kvadrat. Một hệ thống phòng không như thế đã bị chế áp ngon lành bởi Israel ở Li-băng, cũng như bởi lực lượng Mỹ và NATO ở Iraq và Nam Tư. Hiện nay, một hệ thống phòng không như vậy có thể coi hầu như vô dụng chống lại các quân đội hiện đại của phương Tây và nhanh chóng bị chế áp.

Lực lượng không quân NATO

Trước khi mở màn chiến dịch, NATO đã tập kết một lực lượng không quân và hải quân lớn ở tương đối gần bờ biển Libya. 25 tàu chiến và tàu ngầm của liên minh phương Tây, trong đó có 3 tàu Hải quân Mỹ trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và các tàu hỗ trợ của các hạm đội 2 và 6 của Mỹ, bao gồm tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65), các tàu đổ bộ chở trực thăng USS Kearsarge (LHD-3) và USS Ponce (LPD-15), kỳ hạm (tàu tham mưu) USS Mount Whitney (LCC/JCC 20). Đã thành lập một lực lượng máy bay trinh sát và tác chiến điện tử hùng mạnh.

Chiến dịch Bình minh Odyssey (Odyssey Dawn) mở đầu đêm 20, rạng sáng 21.3.2011 bằng các cuộc tấn công ồ ạt của máy bay, tên lửa vào các mục tiêu đơn lẻ trên lãnh thổ Libya.

Cuộc tấn công đầu tiên tiến hành thành 3 đợt. Trong cuộc tấn công tiếp theo, các đòn không kích chuyển thành từng loạt thực hiện cả ban đêm lẫn ban ngày. Mục tiêu chính của đồng minh NATO là các hệ thống tên lửa phòng không S-200 của quân đội Gaddafi có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 300 km và gần 50 tên lửa phòng không Kub, loại đã được phòng không Serbia sử dụng bắn rơi một tiêm kích F-16 của Mỹ năm 1995.

Hệ thống phòng không tích hợp của Libya, cũng giống như ở Iraq, có gần 30 bệ phóng tên lửa đất đối không, được kết nối với 15 hệ thống radar cảnh báo sớm trên bờ Địa Trung Hải.

Theo Lầu Năm góc, chúng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay quân sự nước ngoài ở trong không phận Libya hoặc ở gần đó.

Đặc điểm tác chiến của không quân NATO

Ngày 31.3.2011, chiến dịch Odyssey Dawn đã kết thúc khi chiến dịch United Protector (Người bảo vệ thống nhất) bắt đầu. Trên thực tế, Libya đã biến thành trường thử để các vũ khí mới của NATO thử nghiệm chiến đấu. Ví dụ, lần đầu tiên được thử nghiệm là tên lửa hành trình chiến thuật Tomahawk Block IV, tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon của Không quân Anh, một trong những máy bay hiện đại nhất hiện nay.

Các máy bay Tornado đã tấn công bằng các tên lửa hành trình Storm Shadow. Ngày 29.3, đã lần đầu tiên sử dụng trong điều kiện chiến đấu máy bay chi viện hỏa lực cho lục quân được vũ trang hạng nặng АС-130U. Lần đầu tiên thể hiện mình là máy bay tác chiến điện tử trên hạm EA-18G Growler của Hải quân Mỹ khi tham gia rải nhiễu chống các radar của Libya.

tornado-view.jpg
Các đòn không kích của NATO (ảnh chụp từ một tiêm kích Tornado)
Đêm mồng 3, rạng sáng mồng 4.6, lần đầu tiên các trực thăng Apache của Không quân Anh triển khai trên tàu sân bay trực thăng HMS Ocean (L12) và các trực thăng Pháp Tiger và Gazelle tham chiến.

Một đặc điểm khác sử dụng chiến lược không quân NATO là vũ khí xuyên giáp có uranium nghèo. Các loại đạn này đã được sử dụng chủ yếu trong ngày đêm đầu tiên của chiến dịch ở Libya. Một số quả bom ném xuống Libya có trọng lượng gần 2 tấn. Các tên lửa chính xác cao AASM của Pháp đã được sử dụng để tiêu diệt một đoàn xe thiết giáp ở khu vực Benghazi, miền đông Libya. Chúng cũng được dùng để tiêu diệt một hệ thống tên lửa phòng không S-125. Hơn nữa, tên lửa được phóng từ ngoài tầm bắn hiệu quả của S-125.

Sử dụng tên lửa hành trình

tomahawks.jpg
Tên lửa hành trình TomahawkCuộc tấn công vào Libya mở màn bằng các tên lửa hành trình phóng từ biển và từ máy bay.

Ngày 19.3, các tàu hải quân Mỹ và Anh đã phóng tổng cộng 112 tên lửa hành trình Tomahawk và theo thông báo đã tiêu diệt 20/22 mục tiêu bị tấn công.

Sau đó, tên lửa hành trình được phóng với số lượng ít hơn nhiều. Được chọn làm mục tiêu cho tên lửa hành trình tấn công tiêu diệt là các sở chỉ huy quân chính phủ, dinh thự của ông Muammar Gaddafi, Bộ Tư lệnh Không quân Libya ở Mitiga ở phía đông Tripoli, căn cứ không quân Ghardabiya, các đầu mối thông tin và căn cứ hải quân, các rada phòng không và các cơ sở thông tin liên lạc, các vị trí đóng quân và triển khai quân đội trung thành với ông Gaddafi, các đại đội tên lửa chống hạm cơ động.

Các tên lửa Tomahawk đã được phóng từ 5 tàu Mỹ, trong đó có 2 tàu tuần dương và 3 tàu ngầm thuộc lực lượng Hải quân Mỹ hoạt động ở Địa Trung Hải (cách đường bờ biển 50-150 km).

Hoạt động không kích của máy bay ném bom chiến lược Mỹ

Các máy bay ném bom chiến lược tàng hình В-đã không kích sân bay chính của Libya, cách không xa Tripoli, tiêu diệt các hăng-ga kiên cố chứa các máy bay tiêm kích và máy bay ném bom của Không quân Libya bằng bom có điều khiển.

B-2 đã thả 40 quả bom xuống mục tiêu chiến lược này. Các máy bay ném bom đã bay liên tục 25 giờ, 4 lần được tiếp dầu trên không.

Các máy bay В-2 được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhất ở Libya. Chúng đã không kích bằng các quả bom có điều khiển cỡ 2.000 bảng (907 kg) GBU-31B/ JDAM. Theo Bộ Chỉ huy Không quân Mỹ, tất cả các mục tiêu dự định đã bị tiêu diệt với độ chính xác yêu cầu.

Các máy bay B-2 có hiệu quả sử dụng cao nhờ khả năng điều chỉnh nhiệm vụ bay ngay khi đang bay trên không và khả năng lập trình lại cho các quả bom mang theo để tấn công các mục tiêu khác mà chúng được chỉ định trong thời gian thực.

Tính chất hoạt động tấn công của không quân

Hoạt động tấn công của Không quân Pháp và Không quân Mỹ diễn ra theo đúng quy trình chuẩn. Trinh sát sơ bộ - lập khu vực kiểm tra thường xuyên bằng các máy bay chỉ huy/báo động sớm - tiến vào khu vực mục tiêu - rải nhiễu tại các tuyến hỏa lực hiệu quả của phòng không Libya - phân phối các mục tiêu - tấn công - rút lui.

Trong chiến dịch ở Libya, người ta đã thao dượt các kịch bản chiến thuật khác nhau cho máy bay Typhoon, rèn dũa việc bảo đảm chỉ thị mục tiêu bằng laser đối với các mục tiêu mặt đất được chọn để tiêu diệt. Mặc dù các phi công lái loại máy bay này có khả năng độc lập chỉ thị mục tiêu bằng laser, nhưng đa số các phi vụ chiến đấu được thực hiện bằng các biên đội 2 máy bay: một chiếc Typhoon cộng với một chiếc Tornado, khi một máy bay tiến hành dẫn vũ khí bằng laser, còn chiếc thứ hai tấn công vào mục tiêu đã định. Điều đó đã cho phép bộ chỉ huy không quân huy động nhiều loại vũ khí hàng không, trong khi giữ lại được các vũ khí chính xác đắt tiền nhất để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi bảo đảm gây tổn thất phụ nhỏ nhất.

Các mục tiêu tấn công của không quân NATO là: các trận địa quân đội chính quy Libya, các sở chỉ huy và đầu mối thông tin của quân đội Libya, các phương tiện phòng không, các lực lượng quân đội rút về các khu vực miền bắc Libya, các bệ phóng tên lửa chiến dịch-chiến thuật, các cơ sở sản xuất và cất giữ vũ khí, đạn dược thông thường, tòa nhà trung tâm thông tin và khu nhà chính phủ ở Tripoli, tòa nhà nghị viện, tình báo quân sự, đài phát thanh quốc gia và hãng thông tấn, tổ hợp khu dinh thự kiên cố Bab al-Azizia, các sân bay, hệ thống radar của sân bay Tripoli, trạm radar gần thành phố Marsa al-Brega, các hệ thống cấp điện. Rõ ràng là không phải ngẫu nhiên mà tòa nhà đại sứ quán CHDCND Triều Tiên đã bị tấn công.

Hoạt động của máy bay trinh sát

rc135.jpg
Máy bay trinh sát điện tử RC-135Rivet JointỞ giai đoạn đầu chiến dịch, người ta đã huy động ít nhất là 5 máy bay trinh sát của các nước NATO.

Các máy bay trinh sát điện tử RC-135 Rivet Joint làm nhiệm thu chặn thu các cuộc gọi của quân đội Libya và truyền thông tin nhận được tới máy bay không người lái (UAV) Global Hawk đang tuần tiễu ở độ cao lớn.

Chiếc UAV chĩa khí tài theo dõi vào địa điểm đóng quân của các đơn vị tăng-thiết giáp và xác định các tọa độ tương đối của nó, sau đó truyền thông tin tọa độ cho các chuyên gia phân tích ở trung tâm mặt đất, rồi họ gửi thông tin đến sở chỉ huy để đưa ra thông tin chỉ thị mục tiêu.

Từ đó, các tọa độ được gửi lên một máy bay chỉ huy/báo động sớm E-3 Sentry, để máy bay này dẫn các tiêm kích F-16, Harrier và các máy bay chiến đấu khác hay các UAV tiến công đến các mục tiêu.

Chưa bao giờ có một số lượng trang bị kỹ thuật không quân đủ loại và hiện đại như thế được sử dụng với cường độ cao như vậy và đồng thời trong một chiến dịch quân sự, điều đó đặt ra những yêu cầu cực kỳ cao về chất lượng hoạt động của các hệ thống chỉ huy, và trước hết là các hệ thống, tự động hóa chỉ huy, thông tin và trinh sát cấp chiến thuật.

Đánh nhầm quân nhà và dân thường Libya

NATO trong những năm gần đây đã chú trọng ứng dụng các phương tiện kỹ thuật để loại trừ tổn thất bởi hỏa lực quân nhà. Vì thế việc xảy ra các cuộc không kích vào dân thường và quân nhà trong điều kiện gần như hoàn toàn không có đối kháng là điều kỳ lạ và không thể tha thứ đối với liên quân được trang bị những phương tiện trinh sát hiện đại nhất.

Dưới đây là một số ví dụ. Nạn nhân của bom đạn NATO ở khu vực thành phố Marsa al-Brega nằm cách Tripoli 800 km về phía đông là hai tay súng nổi dậy và hai bác sĩ, 14 người bị thương và 6 người mất tích. “Chúng tôi đã cảnh báo trước NATO là chúng tôi đưa các xe tăng từ Benghazi tiến đến Ajdabiya, còn sau đó là đến Marsa al-Brega. Nếu đây là cuộc tấn công của NATO, thì đó là sai lầm, mà đúng hơn là “hỏa lực quân nhà””, một đại diện quân nổi dậy phát biểu sau cuộc tấn công.

Trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của trực thăng NATO ở ngoại ô Benghazi, hạ tầng của một công ty quân sự tư nhân Pháp mà quân nổi dậy thuê mướn đã bị tiêu diệt. Người ta không nói có bao nhiêu người chết do cuộc tấn công này, chỉ biết rằng xác của họ đã lập tức được một trực thăng quân sự chuyển về Pháp.

Ngày 6.8, các đại diện quân nổi dậy Libya tuyên bố rằng, các lực lượng NATO đã tiêu diệt một đoàn vận tải vũ khí chạy từ nước Chad láng giềng. Đoàn vận tải gồm 100 lạc đà và đang chở các súng máy hạng nặng, cối và đạn dược. Đòn không kích nhằm vào đoàn vận tải xảy ra trong sa mạc, cách biên giới Chad 100 km. “Những con lạc đà cháy thui, tất cả vũ khí bị hủy diệt” - quân nổi dậy cho biết.

Ngày 8.8, tên lửa đã rơi xuống các nhà ở và một bệnh viện ở làng Madjer gần Zlitan (cách Tripoli 160 km về phía đông). Tổng cộng, đã có 20 đàn ông, 32 phụ nữ và 33 trẻ em thiệt mạng trong vụ này.

Theo Hội Chữ thập Đỏ Libya, hơn 1.100 dân thường đã bị giết bởi các vụ oanh kích của NATO, trong đó có 400 phụ nữ và trẻ em. Từ ngày 19.3, khi không kích bắt đầu, đến ngày 26.3, đã ghi nhận có 718 dân thường bị chết và 4.067 người bị thương, 433 người trong số đó bị thương nặng.

Bộ trưởng y tế trong Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya thừa nhận mới đây, trong cuộc nội chiến vừa qua, hai phía đã có không dưới 30.000 người thiệt mạng (theo các đánh giá khác là 50.000), hơn 50.000 người bị thương, gần 4.000 người bị coi là mất tích. Tất cả những con số này là rất tương đối và chúng sẽ được điều chỉnh dĩ nhiên là theo hướng tăng lên.

Kết quả chiến dịch không kích

Trong chiến dịch United Protector từ ngày 31.3 đến 1.10.2011, tổng số phi suất của máy bay liên minh quốc tế trên bầu trời Libya là 23.938. Trong số đó có 8.941 phi vụ chiến đấu. Tức là để bảo đảm cho một phi vụ của máy bay tấn công, đã có 2 máy bay khác xuất kích để bảo vệ và bảo đảm cho cuộc tấn công (trinh sát, tác chiến điện tử, chỉ thị mục tiêu, chỉ huy chiến đấu, tiếp dầu trên không, chở hàng...).

Điều đó cho thấy khối lượng nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động tác chiến đang tăng lên. Các chuyến bay trên bầu trời Libya sau ngày 1.7 diễn ra với cường độ trung bình 80-100 lần chiếc/ngày đêm. Trong những ngày đêm đơn lẻ, số lượng chuyến bay lên đến 140.

Không quân chiến đấu NATO đã thể hiện những mặt mạnh của liên minh trên bầu trờ Libya: trinh sát hiệu quả, khả năng tấn công các mục tiêu nhận dạng được chỉ vài phút sau khi phát hiện, chỉ thị mục tiêu chính xác cao cho phép nâng cao tỷ trọng sử dụng bom đạn có điều khiển lên đến 85%.

Theo thông tin của NATO, kể từ khi bắt đầu chiến dịch, đã tiêu diệt gần 570 căn cứ quân sự, boong-ke và các mục tiêu khác của Libya, 355 tên lửa phòng không, hơn 500 xe tăng và xe thiết giáp khác, gần 860 kho đạn. Nếu tin vào con số thống kê này, hiệu quả tác chiến của NATO là cực kỳ cao, song các phi công máy bay chiến đấu có thể xác nhận rằng, trong các lần phi vụ chiến đấu thường không thể phát hiện cả kẻ địch lẫn thả bom.

Thực tế, các kết quả chiến tranh đã chứng tỏ rằng, ít ra là trong vài năm nữa, những thành công như thế của không quân sẽ không phải là quyết định.

Tổn thất

Tại cuộc họp kín ở Quốc hội Đức, một chuyên gia quân sự Đức dẫn các nguồn tin cậy cho biết, tổn thất của các cơ quan đặc vụ Anh ở Libya không phải là 35 lính như Bộ Quốc phòng Anh thông báo mà là từ 1.500-2.000. Cần cộng thêm vào số này 200-500 lính Pháp thiệt mạng, Mỹ không dưới 200 và Qatar hơn 700 lính.

Những con số này đã không được thông báo trên báo chí và thậm chí không được thảo luận.



Nguồn: Anatoly Tsyganok, SP, 1.4.2012
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Alabama nói:
xxmagicxx nói:
Chiến đấu cơ Mỹ không dám, mà chiến đấu cơ Do Thái bay vào như chốn không người. Chiên za nào giỏi quá.
24.gif
Bơm oxy liều cao mà, bệnh của các nước cùng hệ ...
21.gif

Hệ gì nói rõ ra xem con troll ghẻ ? lần trước tranh luận kĩ thuật thì ko được, chỉ chăm chăm đợi người # chửi là đi mách lẻo vs mod. Syri là Tư bản đấy con zai
51.gif


xxmagicxx nói:
Chiến đấu cơ Mỹ không dám, mà chiến đấu cơ Do Thái bay vào như chốn không người. Chiên za nào giỏi quá.
Chỗ đó có SAM ko cu ? và hãy xem đường bay của Syri. Mod nên quan tâm tới những thành phần thích gây war này

 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
18/8/13
85
10
8
TP.HCM
Mấy bài này hay quá,

Có bài nào nói về sức mạnh của Quân đội Việt nam không,cho tui tham khảo với.

Cám ơn