Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Siêu pháo đài bay B-1 Lancer nổ, lao xuống đất
<hr/>http://baotintuc.vn/the-gioi/my-sieu...0102518862.htm

Quote:
Một siêu máy bay ném bom chiến lược B-1 của không quân Mỹ đã gặp nạn, lao cắm xuống đất, nhưng rất may phi hành đoàn không có ai thiệt mạng.

Phát ngôn viên căn cứ không quân Ellsworth đóng tại Nam Dakota cho biết, vụ tại nạn xảy vào sáng ngày 19/8 tại khu vực gần Broadus, tiểu bang Montana. 2 phi công cùng 2 sĩ quan điều khiển hệ thống có mặt trên máy bay đã kịp bấm nút dù, thoát nạn.

Căn cứ Ellsworth là nơi đặt trụ sở của liên đội máy bay số 28 – đơn vị được giao vận hành 28 máy bay B-1 của không quân Mỹ.

B1+004.jpg
Trung tá Kevin Kennedy, chỉ huy trưởng liên đội máy bay số 28 cho biết họ "đang khẩn trương tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn đối với phi hành đoàn, gửi đội phản ứng đầu tiên tới hiện trường, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ tai nạn”. 4 sĩ quan trên đã được đưa đến bệnh viện ở Dakota, và thông tin ban đầu cho biết không có ai bị thương nặng.

Cư dân vùng Ekalaka cho phóng viên hãng tin CBS biết, còi báo động khẩn cấp tại thị trấn đã vang lên suốt tầm 9 - 10 giờ sáng ngày 19/8. Họ cũng đã nhìn thấy nhiều chiếc dù bung ra từ máy bay, tiếp sau đó là một tiếng nổ vang trời, trước khi chiếc máy bay gặp nạn cắm xuống đất. Nhiều giờ sau đó, người dân vẫn còn nhìn thấy các cột khói bốc lên nghi ngút.

Giới chức Mỹ đang khẩn trương điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.

B-1 được xem là siêu pháo đài bay, con át chủ bài của không quân Mỹ, với khoảng 60 máy bay loại này đang còn trong biên chế, thời hạn sử dụng đến năm 2030. Theo người phát ngôn không quân Mỹ, Allen Herritage, giá một chiếc B-1B là khoảng 283 triệu USD.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Hàn Quốc cho F-35 chầu rìa</h1>(ĐVO)- Sau khi cân nhắc, cuối cùng Hàn Quốc đã loại F-35 khỏi danh sách chạy đua cho gói thầu mua tiêm kích của nước này, hay còn gọi là chương trình F-X III.
Theo đó, Hàn Quốc đã chọn F-15 Silent Eagle của hãng Boeing và Eurofighter Tranche 3 Typhoon của AEDS vào “chung kết” sau phiên đấu thầu bổ sung kéo dài 3 ngày.
Một nguồn tin tiết lộ hai loại máy bay của Mỹ và châu Âu kể trên đã đáp ứng yêu cầu về giá của của Hàn Quốc, tức là khoảng 8,3 nghìn tỷ won (7,5 tỷ USD) cho 60 chiếc máy bay tiêm kích “thế hệ tiếp theo” mà Hàn Quốc muốn mua.
images1252984_F_35_baodatviet.vn.jpg
Tiêm kích F-35 của Lockheed Martin
Loại máy bay được chọn sẽ thay thế những chiếc F-4 và F-5 đã cũ hiện nay của Không quân Hàn Quốc.

Trong khi đó, ông Baek Youn-hyeong, người phát ngôn Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn quốc (DAPA) cho biết, một trong các mẫu dự thầu đã thỏa mãn yêu cầu về giá, song không tiết lộ chi tiết.
DAPA sẽ đánh giá lại cả 3 mẫu máy bay này một lần nữa trước phiên họp của một ủy ban do đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin làm Chủ tịch.
Mẫu máy bay thắng thầu sẽ được công bố vào tháng sau, song hiện chưa ấn định thời gian cụ thể. Ông Baek Youn-hyeong cũng nhấn mạnh, cả 3 mẫu sẽ tiếp tục được xem xét song bất kỳ mẫu nào vượt quá khung giá sẽ không thể ký hợp đồng F-X.

Bắt đầu từ ngày 18/6, DAPA đã tổ chức tổng cộng 55 phiên đấu thầu và kéo dài suốt 3 tuần. Tuy nhiên, cả Boeing, EADS và Lockheed Martin đều không thể đáp ứng yêu cầu về giá cả.
Đến ngày 5/7, Hàn Quốc đã buộc phải ngừng các phiên đấu thầu. Nếu không có hãng nào chịu thu hẹp khoảng cách về giá, DAPA sẽ tuyên bố gói thầu thất bại và bắt đầu lại từ đầu.
images1252985_F_15SE_baodatviet.vn.jpg
F-15SE của Boeing
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 của Lockheed Martin ngay từ đầu đã được Hàn Quốc quan tâm. Giới quân sự Hàn Quốc đánh giá cao mẫu máy bay này bởi có khả năng vượt qua radar của Triều Tiên.
Ngoài ra, việc lựa chọn F-35 cũng giúp tăng cường quan hệ giữa Hàn Quốc với Mỹ, “nước mẹ” của Boeing. Tuy nhiên, Lockheed Martin cho biết không thể hạ giá F-35 được vì loại máy bay này vẫn đang trong quá trình sản xuất và thử nghiệm song song.

Trong khi đó, DAPA đã từng đề xuất chi thêm tiền cho F-X III song đã bị Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc thẳng thừng từ chối.
Ngoài ra, Quốc Hội Hàn Quốc cũng đã phê duyệt cho quân đội nước này được mua sắm máy bay chiến đấu với mức giá trên 122 triệu USD mỗi chiếc. Tuy nhiên, giá của F-35 hiện cao hơn mức quy định này quá nhiều (153 triệu USD chưa kể vũ khí).

Trong khi đó, F-15SE tuy được phát triển dựa trên nguyên mẫu vốn được phát triển từ những năm 1970, song hiện cũng đạt chuẩn 4++. Loại máy bay này cũng có mức giá “mềm” hơn khoảng 100 triệu USD mỗi chiếc.
images1252986_eurofighters_typhoon_baodatviet.vn.jpg
Eurofighter Typhoon của châu Âu
Mẫu Eurofighter Typhoon của EADS cũng thuộc thế hệ 4++ và có mức giá dưới 123 triệu USD một chiếc. EADS từng tiết lộ sẵn sàng ký một hợp đồng riêng rẽ trị giá khoảng 2 tỷ USD để hợp tác cùng Hàn Quốc phát triển mẫu tiêm kích thế hệ 5.
Với hợp đồng này, EADS sẽ chuyển giao công nghệ cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá EADS ít có cơ hội chiến thắng bởi Hàn Quốc là một trong những đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ.

Để cạnh tranh với EADS, Boeing cũng tuyên bố sẵn sàng xây dựng tại Hàn Quốc nhà máy sản xuất các chi tiết của F-15SE, chuyển giao công nghệ và hợp tác với các đối tác Hàn Quốc. Giá trị dự kiến của hợp đồng này vào khoảng 1,4 tỷ USD.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Siêu tiêm kích Su-30SM sẽ trình diễn quốc tế</h1>(ĐVO) - Thông cáo báo chí của Tổng Công ty hàng không Irkut cho biết rằng, một chiến máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM lần đầu tiên sẽ tham gia trình diễn ở Triển lãm hàng không MAKS 2013.
"Tại sân bay của Viện nghiên cứu hàng không Gromov đã điều động một máy bay chiến đấu đa chức năng mới Su-30SM tới tham gia triển lãm hàng không MAKS-2013" - tuyên bố của Irkut cho biết.

"Máy bay chiến đấu Su-30SM được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Irkut lần đầu tiên tham gia triển lãm hàng không. Tại triển lãm sắp tới, Su-30SM sẽ thực hiện duy nhất một màn trình diễn nhào lộn", thông cáo báo chí của Irkut nêu rõ.

Máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30SM là một phát triển mới nhất của dòng máy bay chiến đấu Su-30MKI sản xuất cho Không quân Ấn Độ, máy bay được tích hợp hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến hơn để trang bị cho riêng Không quân Nga.
images1253195_Sieu_tiem_kich_Su_30SM_trinh_dien_datviet.vn.jpg
Su-30SM sẽ lần đầu tiên tham gia Triển lãm hàng không MAKS-2013Hiện nay, những chiến đấu cơ Su-30SM đang được Công ty Cổ phần Irkut sản xuất theo một hợp đồng cung cấp 60 chiếc Su-30SM cho Bộ Quốc phòng Nga. Trong đó, những chiếc Su-30SM đầu tiên đã được Không quân Nga tiếp nhận vào cuối năm 2012.

Theo Tổng Công ty hàng không Irkut, vào ngày 28/6 vừa qua, Irkut đã ký kết một biên bản sơ bộ để thực hiện các chuyến bay đặc biệt với máy bay Su-30S, tham gia trong các cuộc diễu hành của Không quân Nga trong tương lai.

Su-30SM có khả năng siêu cơ động, được trang bị một radar với ăng ten điều khiển mảng pha và 2 động cơ phản lực điều khiển lực đẩy vector đa chiều. Phi công điều khiển máy bay có khả năng phát hiện và tấn công đồng thời nhiều mục tiêu ở cả trên không và dưới mặt đất.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
MiG-29 SMT Nga và Mirage F1 Pháp so tài</h1>Thứ ba 20/08/2013 11:12

ANTĐ - Ngày 19-8, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng không quân Nga và không quân Pháp đã bắt đầu tiến hành một cuộc diễn tập không quân chung kéo dài 4 ngày tại miền trung nước Nga.
Cuộc diễn tập chiến thuật diễn ra các tại khu vực Nizhny Novgorod và Tver của Nga sẽ kéo dài đến hết ngày Thứ 5 (22-8), thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Nga, Đại tá Igor Klimov, cho biết trong một cuộc họp báo.
Theo ông Igor Klimov, Không quân Pháp đã triển khai các máy bay chiến đấu Mirage F1 đến Nga để tham gia diễn tập huấn luyện, cùng các máy bay chiến đấu MiG-29SMT Fulcrum-E của Nga, tuy nhiên, ông không cho biết Pháp đã triển khai bao nhiêu chiếc.
Maybay_MiG-29SMT.jpg

Máy bay chiến đấu MiG-29SMT Fulcrum-E của Nga

Trong khuôn khổ cuộc diễn tập, máy bay chiến đấu MiG-29SMT Fulcrum-E và máy bay chiến đấu Mirage F1 sẽ luyện tập các chuyến bay nhóm theo đội hình và tấn công các mục tiêu dưới mặt đất, trong khi các phi hành đoàn của cả Nga và Pháp sẽ cùng bay trên các máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29UBM, ông cho biết.
Khoa mục diễn tập này sẽ được tiến hành sau khoa mục diễn tập huấn luyện phi công và khoa mục diễn tập phối hợp chỉ huy và kiểm soát chung giữa không quân 2 nước, ông Klimov cho biết thêm.

 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Nga mua “đền” Mikoyan 16 chiếc MiG-29SMT</h1>Thứ tư 21/08/2013 06:23

ANTĐ - Ngày 20-8, Nhật báo Kommersant dẫn lời một nguồn tin quân sự cao cấp cho biết, Bộ Quốc phòng Nga và công ty sản xuất máy bay MiG đã đạt được thỏa thuận cung cấp 16 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29SMT cho không quân từ nay đến năm 2016.

Thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm duy trì hoạt động của nhà sản xuất máy bay chiến đấu này sau khi Bộ Quốc phòng Nga công bố tạm dừng hợp đồng mua 37 chiếc máy bay chiến đấu MiG-35 cho đến sau năm 2016.
"Công ty MiG sẽ có 3 năm để hoàn thiện thiết kế máy bay chiến đấu MiG-35 và chuẩn bị sẵn sàng chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng loạt", nguồn tin giấu tên nói với nhật báo Kommersant.
"Trong khi đó, chúng tôi sẽ tiếp tục biên chế và vận hành máy bay chiến đấu MiG-29SMT, loại máy bay đã phục vụ trong Không quân Nga, và đồng thời hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất máy bay của chúng tôi", nguồn tin cho biết.
Maybay_Mig-29SMT_tai_Trienlam_MAKS-2011.jpg

Biên đội máy bay chiến đấu MiG-29SMT


Các nguồn tin thuộc Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất (UAC), trong đó có công ty MiG, đã xác nhận thỏa thuận sắp tới này và cho biết thêm rằng, một lựa chọn mua thêm một lô máy bay chiến đấu MiG-29SMT thứ 2 sẽ được đề xuất với quân đội nước này.
Thỏa thuận này có giá trị lên đến 16 tỷ rúp (485 triệu USD), một nguồn tin giấu tên thuộc UAC nói với nhật báo Kommrersant.
29SMT là loại máy bay chiến đấu mới nhất và hiện đại nhất, mà công ty MiG chế tạo cho Bộ Quốc phòng Nga. Đây là một phiên bản nâng cấp của dòng máy bay chiến đấu MiG-29 thế hệ đầu với nhiều điểm cải tiến, bao gồm thùng nhiên liệu bổ sung trên lưng được mở rộng hơn, giúp máy bay đạt tầm bay tối đa lên đến 2.100km (chỉ sử dụng nhiên liệu do máy bay mang theo, chưa cần tiếp dầu trên không).
Buồng lái được thiết kế nâng cao sử dụng hệ thống cần điều khiển kiểu phương Tây (HOTAS) mới, nên máy bay có tầm nhìn tốt hơn so với những dòng máy bay chiến đấu trước đó. Trong buồng lái còn có 2 màn hình màu LCD đa năng (6 và 8 inch) và 2 màn hình LCD đơn sắc khác nhỏ hơn.
Maybay_Mig-29SMT1.jpg

Dàn vũ khí khủng của Mig-29SMT

Tiềm năng của các hệ thống dẫn đường của máy bay sẽ được tăng thêm rõ rệt, thông qua việc lắp đặt một hệ thống định vị vệ tinh, cũng đã thành công thông qua các thử nghiệm trên máy bay chiến đấu MiG-29SMT. Những khả năng của hệ thống máy tính trên máy bay và các hệ thống điều khiển vũ khí cũng được củng cố và tăng cường.
Máy bay được trang bị radar Zhuk-ME nâng cấp, có đặc tính tương tự như trên MiG-29M. Hai động cơ RD-33 nâng cấp, có lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội đạt 8.300kgf (81,4kN) mỗi chiếc.
Trọng tải vũ khí tăng lên 4.500kg trên 6 giá treo dưới cánh và 1 giá treo ở bụng. Đặc biệt, ngoài các hệ thống vũ khí do Nga sản xuất, MiG-29SMT còn có thể sử dụng hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của các nước khác.



 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Nga mua 'kính chiếu yêu' cho cường kích bom Su-34</h1>(ĐVO) - Hãng sản xuất máy bay Sukhoi của Nga vừa ký kết một hợp đồng trị giá 1,5 tỷ rub (47 triệu USD) để cung cấp 184 bộ phát đáp radio nhận dạng "bạn - thù" cho các máy bay tiêm kích bom Su-34 Fullback.
Theo Phó Tổng Giám đốc Radiopribor, ông Igor Nasenkov cho biết rằng, các bộ pháp đáp nhận dạng "bạn - thù" sẽ được công ty Radiopribor ở Kazan sản xuất và cung cấp cho Không quân Nga vào năm 2020.

Ông Nasenkov tiết lộ rằng, gần đây, Radiopribor cũng đã ký một hợp đồng cung cấp 1.080 hệ thống thu phát tín hiệu điều khiển cho tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).

Trong năm 2014, Radiopribor cũng sẽ cung cấp 21 bộ hỏi đáp cho hệ thống radar nâng cấp trên hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2 theo một hợp đồng trị giá 240 triệu rub.
images1253190_Nga_trang_bi_them_tinh_nang_Su_34_datviet.vn_1.jpg
Su-34 được đánh giá là một trong những chiếc máy bay cường kích - ném bom hàng đầu thế giới hiện nay.Bộ phát đáp radio hoạt động theo nguyên tắc gửi đi một tín hiệu bằng tần số vô tuyến đến một hệ thống phát đáp vô tuyến khác để xác nhận xem máy bay trang bị bộ pháp đáp đó là bạn hay thù. Trong các hoạt động không chiến hỗn độn, bộ phát đáp tín hiệu radio nhận dạng bạn thù có vai trò rất quan trọng, nó được ví như một 'kính chiếu yêu' giúp phi công lái máy bay có thể biết được máy bay nào cùng đội và máy bay nào không thuộc về phe mình.

Theo chương trình tái trang bị vũ khí nhà nước Nga tới năm 2020, Không quân Nga sẽ nhận được tổng cộng 124 máy bay tiêm kích bom Su-34. Một phiên bản máy bay 2 người ngồi được phát triển lên từ loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27.

Trong tương lai, Su-34 sẽ dẫn dần thay thế cho tất cả những máy bay tấn công Su-24 đã lỗi thời mà hiện đang phục vụ trong không quân và hải quân Nga hiện nay.

Su-34 được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích - ném bom hàng đầu thế giới hiện nay. Su-34 được thiết kế để dần dần thay thế cho loại máy bay cường kích Su-24 trong biên chế của không quân Nga trong tương lai. Được thiết kế với nhiệm vụ chính là tấn công mặt đất, song Su-34 vẫn sở hữu một khả năng không chiến vượt trội do có thể mang được tên lửa đối không.

Su-34 là loại máy bay chiến đấu đầu tiên của của Nga được trang bị radar với tầm phát hiện mục tiêu là 250 km, radar này có khả năng lập bản đồ mặt đất ở cự ly 150 km.

Su-34 có khả năng mang tải trọng vũ khí rất lớn, 12 điểm treo dưới cánh có thể mang 8 tấn bom, tên lửa đối không, đối đất, đối hải các loại. Nó được giới quân sự Nga đặt cho biệt danh là “Xe tăng bay” bởi sức mạnh hỏa lực khủng khiếp.
 
Tập Lái
4/8/13
15
1
0
grenade nói:
blackadamx nói:
grenade nói:
F 35 thấy tương lai còn bấp bênh quá.. hải quân Mỹ vẫn chưa nhận dc chiếc nào đến h này. Hơn nữa em nó chỉ có 1 engine, hải quân pilot thì thích máy bay có hai engines cho an toàn
1 engine thì Mỹ và đồng minh còn cả đống F-16C/E mà bác !


F 16 ko dùng cho navy bác à.. lý do các pilot navy thích máy bay bay hai máy là lý do an toàn khi phải bay ngoài biển
A-6 với A-7 là máy bay 1 động cơ đấy thôi
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Nga và Trung Quốc bắt tay sản xuất trực thăng siêu "lực sĩ"
<hr/>Quote:
Đại diện Ủy ban Nga-Trung, Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogozin cho biết, hai bên có thể hợp tác sản xuất trực thăng hạng nặng, có tải trọng gấp đôi so với Mi-26-"ông vua" trực thăng mang tải.



wol_error.gif
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.
wol_error.gif
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x533.
wol_error.gif
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 800x533.
922Mi262.jpg

Trực thăng Mi-26T tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.


“Cuối cùng chúng tôi cũng biết rằng phía Trung Quốc muốn có một chiếc trực thăng hạng nặng, có tải trọng gấp đôi so với Mi-26”, ông Dmitri Rogozin cho biết.

Mi-26 hiện là trực thăng vận tải lớn nhất thế giới. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là 56 tấn và tải trọng lên tới 20 tấn. "Ông hoàng" trực thăng mang tải này từng lập kỷ lục thế giới khi vận chuyển một chiếc Tu-124SH nặng 18 tấn năm 1986.
“Nếu phía Nga muốn có những đặc tính kỹ thuật khác xa so với Mi-26 thì hẳn nhiên là chúng tôi phải chế tạo ra một loại trực thăng hạng nặng mới”- Rogozin cho hay.
Ông Dmitri Rogozin cũng hi vọng dự án chế tạo trực thăng hạng nặng của 2 bên sẽ thành công, và phủ định ý kiến cho rằng loại trực thăng như thế hiện trên thị trường thế giới không có nhu cầu.

Theo lời ông, các chuyên gia Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc hợp tác với phía Nga để chế tạo và sản xuất loại trực thăng mới này.

http://danviet.vn/nga-va-trung-quoc-...43744p1c32.htm
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Mỹ định vứt bỏ F-35 không thương tiếc
<hr/>http://baodatviet.vn/quoc-phong/ky-t...-tiec-2351889/

Quote:
Lầu Năm góc sẵn sàng từ bỏ mua sắm các máy bay tiêm kích đắt tiền F-35 và hủy bỏ chương trình trị giá 391,2 tỷ USD.

F-35 là hệ thống vũ khí đắt tiền nhất của Lầu Năm góc. Chương trình mua sắm 2.443 chiếc F-35 ước trị giá 391,2 tỷ USD, cao hơn 68% so với dự kiến năm 2001. Và ở Mỹ ngày càng nhiều người lên án “sự lãng phí” này của Bộ Quốc phòng Mỹ trong hoàn cảnh phải tiết kiệm ngân sách như hiện nay.

images1246623_f_351.baodatviet.vn.jpg

Lầu Năm góc sẵn sàng từ bỏ mua sắm các máy bay tiêm kích đắt tiền F-35 và hủy bỏ chương trình trị giá 391,2 tỷ USD.​
Đến ngày 1/10, khi bắt đầu năm tài chính ở Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ phải quyết định những chương trình nào sẽ phải cắt giảm kinh phí. Khoản kinh phí quốc phòng phải cắt giảm là 50 tỷ USD.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, khi phát biểu trước giới báo chí, đã nói rằng, Lầu Năm góc có thể sẽ phải lựa chọn giữa “một sức mạnh nhỏ hơn nhiều” và “kỳ nghỉ” 10 năm cho quá trình hiện đại hóa các hệ thống vũ khí trang bị.

Tuy nhiên, trước đó có tin Bộ Quốc phòng Mỹ đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với công ty Lockheed Martin về việc mua lô sản xuất loạt nhỏ tiêm kích F-35 Lightning II thứ 6 và thứ 7 gồm tổng cộng 71 chiếc F-35, trị giá hơn 7 tỷ USD. Các máy bay này sẽ được đặt mua cho Mỹ, Australia, Italia, Nauy và Anh.

images1246625_f_352.baodatviet.vn.jpg

F-35 là máy bay chiến đấu đắt tiền nhất trong lịch sử​
Mặc dù F-35 là máy bay chiến đấu đắt tiền nhất trong lịch sử, nhưng chất lượng của nó còn lâu mới hoàn thiện. Tháng 2/2013, khi thử nghiệm một mẫu chế thử, đã phát hiện vết nứt trong một lá cánh turbine của động cơ máy bay.

Tháng 4/2013, giới quân sự Mỹ tỏ ý nghi ngờ các máy bay này có thể chống chịu được các cuộc tấn công mạng tinh vi.

Các đối tượng bị chỉ trích khác còn có mũ bay của phi công không hoạt động như mong muốn và phần mềm cần để tác chiến mà vẫn còn nằm trên những bản vẽ.

Mỹ là quốc gia chi nhiều tiền nhất cho quốc phòng. Kinh phí sản xuất F-35 tăng mạnh làm nhiều chính trị gia bực tức. Tại Quốc hội Mỹ, có những ý kiến cho rằng, giới quân sự Mỹ nên nghĩ đến chuyện chấm dứt chương trình.

Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ khẳng định, chính các nghị sĩ Mỹ đang đòi Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục mua sắm xe tăng và duy trì các hạm tàu và máy bay không còn cần thiết. Và mặc dù Lầu Năm góc tỏ ra thất vọng với các tiêm kích đắt tiền F-35, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ khó từ bỏ chúng nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội.

images1246624_f_35.baodatviet.vn.jpg

Máy bay F-35 của quân đội Mỹ​
F-35 với 3 biến thể được sử dụng trong không quân, hải quân và thủy quân lục chiến, là một máy bay một chỗ ngồi, có khả năng hoạt động tàng hình được trang bị với một hệ thống kỹ thuật tối tân.

Trong đó, biến thể của thủy quân lục chiến F-35B cũng có khả năng thực hiện cất cánh ngắn và hạ cánh theo phương thẳng đứng, trong khi vẫn duy trì các hoạt động thông thường như các máy bay khác. Các nhà quân sự Mỹ kỳ vọng F-35B sẽ biến các tàu sân bay trực thăng của Mỹ có năng lực mạnh mẽ không thua kém các hàng không mẫu hạm chủ lực.

"F-35 là một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng nó còn hơn cả một máy bay tàng hình" - Đại tá Art Tomassetti của thủy quân lục chiến- một phi công, người đã tham gia chương trình JSF kể từ năm 1998, nói - "Nó có khả năng tàng hình và khả năng quan sát thấp. F-35 là tập hợp tất cả những thứ mà máy tính và kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay có thể trang bị và duy trì hoạt động cho máy bay.

F-35 là một sự kết hợp hoàn hảo của tàng hình, cảm biến và một hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số mạnh mẽ, làm cho nó không chỉ dễ dàng cho phi công điều khiển bay, mà còn dễ dàng để xác định và bắn hạ các mục tiêu trên không".

F-35 sao cũng lận đận như Mig 35 nhĩ ?!
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Nga mua... S-300 giả</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Nga đã thông qua khoảng 20 loại mô hình thiết bị quân sự bơm hơi giả.
[*]9K113 Konkurs: tên lửa Nga diệt xe tăng Nga
[*]Nga sẽ từ bỏ máy bay vận tải Antonov?
[/list]

Nga_RMCW.jpg

Theo "Interfax", người đứng đầu phòng thí nghiệm khoa học của "RUSBAL" Yuri Stepanov đã cho biết như vậy. Theo ông, cho đến nay, quân đội đã đặt mua các hệ thống tên lửa phòng không S-300 giả.
Trong lô hàng đầu tiên, bộ quốc phòng sẽ được bàn giao 5 hệ thống phòng không bơm hơi. "Mô hình này mô phỏng các thiết bị thực tế về bước sóng quang học, nhiệt và radar. Đối với các phương tiện do thám, chúng giống như thiết bị thật,” ─ ông Stepanov nói.