Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Chờ MiG-35, Nga đặt mua 16 'huyền thoại' MiG-29 cải tiến</h1>(ĐVO) - Bộ Quốc phòng Nga đã đồng ý mua 16 chiến đấu cơ MiG-29SMT của Công ty hàng không MiG vào năm 2016, nhật báo Kommersant trích dẫn nguồn tin cấp cao trong Bộ Quốc phòng cho biết hôm thứ Ba (20/8).
Thỏa thuận này là một phần trong những nỗ lực của chính phủ Nga để giữ được thị trường máy bay chiến đấu sau sự chậm trễ về hợp đồng mua 37 chiến đấu cơ MiG-35 sau năm 2016.

"Hiệp hội hàng không MiG sẽ có 3 năm để thiết kế máy bay MiG-35 và chuẩn bị vận hành trơn tru dây chuyền sản xuất", nguồn tin nói với Kommersant trong điều kiện giấu tên.

"Trong khi chờ đợi hợp đồng MiG-35, chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau trên MiG-29SMT, máy bay này đã phục vụ trong Không quân Nga và đồng thời hỗ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất máy bay của chúng tôi", nguồn tin cho biết.
images1253661_nga_mua_mig_29smt_datviet.vn.jpg
Tiêm kích MiG-29SMTCác nguồn tin trong ngành Công nghiệp Hàng không Quốc gia Nga (UAC), bao gồm cả công ty MiG đã xác nhận rằng thỏa thuận sắp tới sẽ tạo ra thêm một lựa chọn cho Bộ Quốc phòng Nga mua thêm một lô MiG-29SMT thứ hai để trang bị cho không quân.

Tổng giá trị của thỏa thuận có thể lên tới 16 tỷ rub (485 triệu USD), một nguồn tin giấu tên của UAC nói với Kommersant.

Không quân Nga hiện đang sử dụng 28 máy bay chiến đấu MiG-29SMT sau khi số máy bay này bị Algeria từ chối tiếp nhận trong năm 2007 do "chất lượng kém".

Số 28 máy bay MiG-29SMT "chất lượng kém" sau đó đã được tân trang và đại tu lại bằng các thiết bị mới, qua khâu kiểm tra kỹ lưỡng trước khi gia nhập Không quân Nga.

MiG-29SMT là một trong những máy bay chiến đấu mới nhất và hiện đại nhất mà Công ty Mikoyan chế tạo cho Bộ Quốc phòng Nga. Đây là một phiên bản nâng cấp của những chiếc MiG-29 thế hệ đầu với nhiều điểm cải tiến, bao gồm thùng nhiên liệu bổ sung trên lưng mở rộng hơn, giúp máy bay đạt tầm bay tối đa lên đến 2.100km (với nhiên liệu bên trong).

Buồng lái nâng cao thiết kế HOTAS, 2 màn hình màu LCD đa năng (6 và 8 inch) và 2 màn hình LCD đơn sắc khác nhỏ hơn. Radar Zhuk-ME được nâng cấp có đặc tính tương tự như trên MiG-29M. Động cơ RD-33 nâng cấp, có lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội đạt 8.300kgf (81,4kN) mỗi chiếc.

Trọng tải vũ khí tăng lên 4.500kg trên 6 giá treo dưới cánh và 1 giá treo ở bụng. Đặc biệt, ngoài các hệ thống vũ khí do Nga sản xuất, MiG-29SMT còn có thể sử dụng hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của các nước khác.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.531
113
Nga chừ còn duy trì nhiều kiểu Sukhoi và Mig quá, na ná nhau. Mỹ hiện chỉ có F 15,16, 18, 22,35 và A10. Nga thì Su 22,27,30,35, Mig 29,31, 27, 25......
 
Hạng C
17/2/11
790
8
18
48
grenade nói:
Nga chừ còn duy trì nhiều kiểu Sukhoi và Mig quá, na ná nhau. Mỹ hiện chỉ có F 15,16, 18, 22,35 và A10. Nga thì Su 22,27,30,35, Mig 29,31, 27, 25......


uhm, đơn giản là Mỹ nhiều tiền, trong 1 thời gian ngắn có thể mua vải trăm chiếc. 1 thế hệ máy bay ra đời cần 5-10 năm, mỗi năm SX dc 40-50 cái cho mỗi loai: tiêm kích, cường kích, ném bom....
Trong khi bọn Nga ít tiền, BQP Nga mỗi năm chỉ mua dc 30-50 chiếc các loại, nên 1 loại kéo dài 5-10 năm ra loại mới mà chỉ sx được chừng 100 con. Nghèo thường đi với khổ :)

 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Nga thử nghiệm trực thăng siêu tốc Rachel vào năm 2018</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Theo Tạp chí Flight Global, Nga có kế hoạch thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu trực thăng siêu tốc RACHEL vào cuối thập kỷ này.
[*]“Săm soi” trực thăng nguy hiểm nhất của Nga
[*]RAH-66: trực thăng tàng hình có “1-0-2” trên thế giới
[/list]

Trực thăng vận tải siêu tốc RACHEL được biết đến lần đầu tiên tại triển lãm hàng không Farnborough (Đức) năm 2012. “Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopter) có kế hoạch thực hiện chuyến bay đầu tiên của RACHEL vào năm 2018”, Giám đốc điều hành Dmitry Petrov cho hay.
Trực thăng thế hệ mới RACHEL sẽ có khả năng mang từ 21-24 người với tốc độ bay lên tới 380km/h. Tốc độ này vượt xa tốc độ 278km/h của chiếc AgustaWestland AW101 có khả năng chở theo 30 khách. Và nó cũng vượt xa nhiều mẫu trực thăng khác trên thế giới đang hoạt động, như Mi-8/17/24/28 của Nga hay UH-1, UH-60 hay AH-64 của Mỹ.
racheltructhang_kto_470_PDRY.jpg
Nếu thành công, trực thăng siêu tốc RACHEL sẽ thay thế trực thăng Mi-8/17 phục vụ trong Quân đội Nga.


Ông Petrov cũng cho biết mẫu máy bay này sẽ cần được sản xuất số lượng lớn thay vì chỉ là một sản phẩm với giá đắt.
Ngoài biến thể chở khách thông thường, Russian Helicopter cũng sẽ có thêm một số biến thể đặc biệt cho các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, tuần tra và di tản. Tuy nhiên, ông Petrov từ chối tiết lộ thêm những thông tin về cấu hình của RACHEL.
RACHEL được thiết kế với hi vọng thay thế “gia đình” trực thăng Mi-8/17 đã có tuổi thọ lâu đời cũng như phát triển song song với mẫu trực thăng hạng nặng Mi-38.
Theo ông Petrov, mẫu máy bay mới này đang được Russian Helicopter thương thảo với những khách hàng tiềm năng.
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Động cơ mới cho chiến đấu cơ Nga</h1>(ĐVO) - Động cơ mới của Ufim cho chiến đấu cơ thế hệ thứ năm sẽ trình diễn tại triển lãm MAKS-2013

Phái đoàn của Hiệp hội công nghiệp động cơ Ufim (UMPO) tại triển lãm MAKS-2013 sẽ trình diễn mô hình sản phẩm 117S chính là động cơ AL-41F-1S mới nhất cho chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.

images1254809_117S_baodatviet.vn_3.jpg
Động cơ mới cho chiến đấu cơ Su-35
Động cơ AL-41F-1S là một phần trong đơn đặt hàng quốc phòng của Nga trang bị cho chiến đấu cơ Su-35.

Triển lãm của tổng công ty chế tạo động cơ năm nay sẽ được tổ chức theo nguyên tắc phân loại. Ngoài sản phẩm 117S UMPO cũng sẽ trình bày mô hình động cơ RD-33MK và AL-31FN.

images1254810_117S_baodatviet.vn_4.jpg


Ngoài ra, những mẫu sản phẩm của UMPO có thể được giới thiệu thông qua các dự án thực hiện với các công ty đối tác từ các đơn vị khác như động cơ trực thăng, động cơ cho hàng không dân dụng.

Đặc biệt, trong triển lãm cũng sẽ trưng bày gới thiệu động cơ PD-14 thiết kế cho máy bay MS-21 trong tương lai được phát triển bởi công ty động cơ máy bay Nga và động cơ VK-2500 cho trực thăng Mi-8/ Mi-17 được phát triển và sản xuất tại nhà máy Klimov.

AntonRTI ( Theo arms-expo.ru )
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
Vityaz - Tổ hợp tên lửa uy lực gấp 3 lần S-300

Thứ bảy 24/08/2013 06:15
ANTĐ - Nguồn tin từ Công ty Almaz-Antei cho biết, Nga sẽ thay thế hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện có trong trang bị bằng hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350E. Tổ hợp còn có tên gọi là 50R6A Vityaz.


Theo thiết kế, Vityaz trang bị radar mảng pha, sóng X MFMTR, có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc và dẫn bắn đồng thời 8 mục tiêu.
Vityaz có thể tác chiến độc lập hoặc tác chiến theo cụm lực phòng không chiến dịch. Vityaz mang tới 16 đạn tên lửa (trong khi hệ thống S 300 chỉ có 4 đạn) với 12 kênh điều khiển. Tổng cơ số tên lửa sẵn sàng chiến đấu của mỗi tổ hợp Vityaz từ 30-144 quả.
Hỏa lực Vityaz mạnh gấp nhiều lần và tính linh hoạt của hệ thống rất cao. Cơ cấu thủy lực chuyển cụm đạn phóng từ tư thế nằm ngang sang tư thế phóng thẳng (trạng thái hành quân sang chiến đấu) không quá 5 phút.
Hệ thống Vityaz sẽ bổ sung cho đội hình tên lửa phòng không như Morfey, S-400 và S-500 tạo thành lưới phòng thủ không gian của Nga, có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi từ 5km đến 400km ở độ cao từ 5 mét trở lên.
Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm 1 trạm điều khiển bắn, 1 trạm radar cảnh giới (nhìn vòng 50N6A) thông báo sơ bộ 3 tọa độ mục tiêu. Radar ngắm bắn bắt bám máy bay hay tên lửa đối phương. Phân đội hỏa lực gồm 3 xe phóng cùng các xe tiếp đạn.
Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 3 lớp, mỗi lớp 4 ống phóng thẳng đứng hoặc bố trí cụm 2 lớp, mỗi lớp gồm 5 ống phóng trên khung xe tải vượt địa hình.
Các xe phóng tên lửa, xe chỉ huy đều liên thông qua hệ thống datalink chia sẻ mục tiêu, hiệp đồng khu vực hỏa lực, bắn chi viện, bắn bồi…
Vityaz có thể sử dụng đạn tên lửa tầm trung 9M96E/E2, dẫn đường hệ quán tính với radar chủ động thiết bị đầu cuối, có tầm bắn xa 120 km, hay đạn tầm ngắn 9M100. Đạn tên lửa 9M96E là "hit-to-kill" sử dụng cánh mũi và véc-tơ lực đẩy cơ động với quá tải G và cơ động tốc độ góc rất cao. Đầu đạn nhỏ 24kg nổ phân mảnh.
Bộ Quốc phòng Nga mới đây công bố Vityaz sẽ phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga vào năm 2014. Tới năm 2020, quân đội Nga sẽ mua khoảng 30 tổ hợp tên lửa này.

Đúng là PAC-3 + S-300 vừa tính linh hoạt, mobile sam của S-300 + số lượng fixed sam của PAC-3 (16 quả)
 
Tập Lái
4/8/13
15
1
0
grenade nói:
Nga chừ còn duy trì nhiều kiểu Sukhoi và Mig quá, na ná nhau. Mỹ hiện chỉ có F 15,16, 18, 22,35 và A10. Nga thì Su 22,27,30,35, Mig 29,31, 27, 25......
Nga đã thải loại từ lâu với Su-22 và Mig-23/27
Mig-25 cũng đã thải loại từ lâu , ko còn trực chiến nữa
Su-27 đang dần thay các bản Su-27S sang Su-27SM3 tương tự như Su-30SM là các phiên bản hiện đại hơn
Còn Mig-29 cũng bỏ các dòng 9.13 , các bản Mig-29S thay thế bằng Mig-29SMT
Mig-31 lên bản Mig-31BM
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Nga sản xuất nhiều model nhưng ko hiệu quả nên củng thảy hồi dần
 
Hạng B2
27/4/13
145
0
16
heocon0504 nói:
grenade nói:
Nga chừ còn duy trì nhiều kiểu Sukhoi và Mig quá, na ná nhau. Mỹ hiện chỉ có F 15,16, 18, 22,35 và A10. Nga thì Su 22,27,30,35, Mig 29,31, 27, 25......
Nga đã thải loại từ lâu với Su-22 và Mig-23/27
Mig-25 cũng đã thải loại từ lâu , ko còn trực chiến nữa
Su-27 đang dần thay các bản Su-27S sang Su-27SM3 tương tự như Su-30SM là các phiên bản hiện đại hơn
Còn Mig-29 cũng bỏ các dòng 9.13 , các bản Mig-29S thay thế bằng Mig-29SMT
Mig-31 lên bản Mig-31BM


Su-27 của bác là Flanker B phải ko nhĩ ! còn Mig 29 9.13 là loại gì nhĩ !bản Mig 29A/B chăng !
 
Last edited by a moderator: