Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Trung Quốc biến "chiến trường" Syria thành bãi thử vũ khí</h1>
() - Mỹ tấn công vào Damascus, Trung Quốc biến Syria trở thành “thao trường” thử nghiệm radar của mình.
Theo Defense News, nếu Hoa Kỳ tấn công quân sự vào Syria, Trung quốc có thể đánh giá hiệu quả các radar và trạm tác chiến điện tử mà trước đó đã cung cấp cho đất nước này.

Theo nhà phân tích quân sự nổi tiếng Richard Fisher, Syria đã triển khai các trạm radar phát hiện tầm xa cơ động JYL-1 và JY-27 VHF, radar nhìn vòng bắt thấp Type 120 của Trung Quốc.

Trung Quốc có thể sử dụng các dữ liệu này trong cuộc xung đột với Mỹ về vấn đề Đài Loan. Thế nhưng như con dao hai lưỡi, những dữ liệu này cũng được Hoa Kỳ khai thác. Lầu Năm Góc có thể có được những thông tin về tính hiệu quả của các hệ thống của Trung Quốc và kiểm chứng những phương pháp của mình hòng xuyên thủng hệ thống phòng không mạnh của Trung Quốc đang được triển khai tại Syria.

Chuyên gia Richard Fisher cũng cho biết, Trung Quốc đã chuyển cho Syria “hạ tầng điện tử phòng thủ hiện đại, đây là phương tiện tối quan trọng cho sự sống còn của chế độ Assad”.

images1258334_radar_trung_quoc_vu_khi_quoc_phong_syria_chien_tranh_baodatviet.vn_1.jpg
Radar giám sát 3 tọa độ JYL-1 của Trung Quốc đã bí mật chuyển giao cho Syria vào năm 2006.

Một vấn đề được đặt ra, khả năng phòng thủ của Syria đã được Trung Quốc hiện đại hóa có thể là một mối đe dọa đối với các máy bay tấn công của Mỹ?

Theo Sean O’Connor, biên tập viên của IMINT & Analysis, Mỹ, hiện nay, Syria có 120 trận địa phòng không, được trang bị với sự pha trộn giữa SAM của Nga và Liên Xô trước kia S-75, S-125 và nhiều hệ thống tên lửa hiện đại khác như S-200, tổ hợp 2K12 klub, Buk-M2E cùng với 50 trạm radar khác nhau do Nga và Trung Quốc sản xuất.

Hệ thống radar hiện đại của Trung Quốc có thể phát hiện những máy bay hiện đại, kể cả máy bay tàng hình của Mỹ. Radar đặc biệt hiệu quả đó là JY-27 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 500 km, được cung cấp năm 2006.

Hiện nay các trạm radar này đang được triển khai ở phía nam và bắc thành phố Palmyra ở miền trung Syria. Phạm vi phát hiện các mục tiêu của trạm radar này không chỉ che phủ toàn bộ không phận Syria mà còn cả phần không gian một số nước lân cận.

Ngoài ra, Syria còn có các trạm radar ít mạnh mẽ hơn đó là dạng Type 120, là một phát triển sâu rộng của JY-29/LSS-1 2D, có khả năng theo dõi đồng thời 72 mục tiêu ở khoảng cách 200 km.

Hiện nay, Trung Quốc cũng đang triển khai 120 trạm radar này trong thành phần tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9, HQ-12. Thế nhưng ở Syria có thể sử dụng trạm radar này như tổ hợp tác chiến điện tử chuyên biệt. Hiện nay Syria đang sở hữu 4 trạm radar Type 120, chúng được triển khai ở Dar Izzahe, Baniyas, Tartus và Kafr Buhume.

Có một số vấn đề được đặt ra, liệu các radar do Trung Quốc phát triển có tương thích với các SAM của thời Xô Viết, “sự thiếu tương tác buộc phải sử dụng thông tin liên lạc bằng giọng nói để truyền dữ liệu. Đây là nguồn gốc của những lỗi tiềm tàng, bởi vì chúng có thể bị nhiễu âm, nếu như dữ liệu được truyền trong chế độ mở”, O’Connor nói.

images1258335_radar_trung_quoc_vu_khi_quoc_phong_syria_chien_tranh_baodatviet.vn_2.jpg
Dàn radar thế hệ mới của Trung Quốc trong một buổi duyệt binh

Mỹ chắc chắn cũng có những thông tin về radar của Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc vẫn còn thiếu thông tin về trạm tác chiến điện tử của Trung Quốc cũng như cách thức hoạt động của chúng, theo chuyên gia John Wise, chuyên gia Anh về radar và là tác giả trang web radar.org.uk.

Cũng theo ông, Hoa Kỳ và NATO có một lợi thế rõ ràng trong lĩnh vực chiến tranh điện tử, sử dụng hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại. Chuyên gia cũng cho rằng, các lực lượng NATO có rất nhiều kinh nhiệm trong chiến tranh điện tử, đã được thử nghiệm nhiều lần trong các bài huấn luyện trên đất liền và trên biển.

Chỉ có điều, liệu quân đội Syria có thể làm chủ được các hệ thống radar và trạm tác chiến điện tử do Trung Quốc phát triển và liệu Assad có những thông tin về nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp của hệ thống phòng không Lybia trong cuộc chiến chống lại lực lượng NATO vào năm 2011.

Theo O’Connor, nói cho cùng, hệ thống phòng không “pha trộn” của Syria sẽ không thể chống đỡ nổi một hành động quân sự quy mô lớn của Mỹ và các đồng minh. Mặc dù có việc triển khai các hệ thống mới của Trung Quốc, nhưng Syria vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ “già nua” của Nga và Liên Xô.

“Phần lớn hệ thống phòng không của Syria không phải là mối đe dọa nhiêm trọng cho các máy bay hiện đại, mặc dù bất kỳ mối đe dọa nào cũng cần phải được xem là một nguy hiểm tiềm tàng”, O’Connor nói.

Vị chuyên gia này lưu ý, không nên tính đến một số thiệt hại do quân nổi dậy gây ra đối với hệ thống phòng không của Syria, cuộc nội chiến ở đất nước này tác động không đáng kể đến hệ thống phòng không, quân đội chính phủ vẫn kiểm soát được hầu hết các trạm tác chiến điện tử và hệ thống phòng không.

Liệu không quân Hoa Kỳ mất bao nhiêu máy bay trên không phận Syria? Được biết, trong tháng 12/1983, phòng không Syria bắn rơi hai máy bay của Mỹ, A-7E Corsair và A-6E Intruder. Chỉ có điều đó là năm 1983.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.531
113
"C-17 Globemaster III do Mỹ sản xuất có khả năng chuyên chở tới 80 tấn hàng hóa và 150 binh sĩ trang bị đầy đủ vũ khí".

cái này ko chính xác rùi... C17 chở 77.5 tấn or 150 binh sỉ chứ ko thể chở cả hai cùng lúc


 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Boeing “thắng đậm” khi bán 60 tiêm kích cho Hàn Quốc</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Boeing sắp đạt được hợp đồng bán 60 chiếc máy bay chiến đấu F-15 Silent Eagle trị giá hơn 7 tỷ USD cho Hàn Quốc.
[*]
[*]
[/list]

Hai hãng quốc phòng khác là Lockheed Martin và Eurofighter đã thất bại trong thương vụ này do đề xuất mức giá vượt quá mức ngân sách cho phép của Hàn Quốc là 7,4 tỷ USD.
“Vấn đề ở đây là chúng tôi không thể ký hợp đồng với bất cứ nhà thầu nào đưa hồ sơ dự thầu với mức giá dự toán vượt quá ngân sách”, ông Oh Tae-shik – người đứng đầu Ủy ban quản lý chương trình Mua sắm Quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) cho biết ngày 28/8 trong cuộc họp báo với truyền thông trong nước.
“Nhà thầu duy nhất đưa ra mức giá dưới mức ngân sách cho phép sẽ được đưa vào vòng đánh giá cuối cùng”, ông Tae-shik cho hay.
DAPA sẽ tổ chức cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin vào giữa tháng 9 để lựa chọn nhà thầu cuối cùng.
f15sehanquoc_kienthuc_4701_SNPO.jpg
Hàn Quốc mua 60 tiêm kích thế hệ mới để thay thế cho các loại F-4 và F-5.


Lockheed Martin đã không thành công trong việc nộp hồ sơ dự thầu cho 60 chiếc F-35 do mức giá quá cao của mẫu máy bay này. Mẫu máy bay Typhoon của hãng Eurofighter cũng chịu chung số phận với F-35 mặc dù trước đó mẫu máy bay này được đánh giá là ứng cử viên cạnh tranh với F-15 Silent Eagle của Boeing.
“Xem xét những bản dự thảo hợp đồng của Eurofighter, chúng tôi thấy một vài điều khoản đã được thỏa thuận trước đó giữa 2 bên từ những lần thương thảo trước đó đã bị thay đổi. Chúng tôi không thể chấp nhận điều này”, Phát ngôn viên của DAPA cho biết.
Theo người phát ngôn này, Eurofighter đã hứa hẹn sẽ chỉnh sửa 15 chiếc Typhoon thành máy bay 2 người lái theo yêu cầu của DAPA. Tuy nhiên, trong bản dự thảo cuối cùng, hãng này đã hạ số lượng phiên bản chỉnh sửa xuống chỉ còn 6 chiếc nhằm hạ giá toàn hợp đồng xuống dưới 7,4 tỷ USD. Ngoài ra, hãng cũng thay đổi giá của một số loại vũ khí được tích hợp.
Nếu hợp đồng được DAPA ký với Boeing, đây sẽ là chiến thắng thứ 3 của hãng này trong dự án mua máy bay chiến đấu F-X của Hàn Quốc. Chương trình F-X nhằm mua 120 máy bay chiến đấu hiện đại nhằm thay thế các phi đội F-4 và F-5 của Không quân Hàn Quốc.
f15sehanquoc_kienthuc_4702_URTE.jpg
Hàn Quốc đã từng mua của Boeing 60 chiếc F-15K.


Trước đó, Boeing đã giành được 2 hợp đồng cung cấp 60 máy bay chiến đấu F-15K cho Không quân Hàn Quốc.
Ông Howard Berry – giám đốc chương trình Hàn Quốc của Boeing tự tin cho rằng Silent Eagle là sự lựa chọn đúng cho Hàn Quốc về mặt giá cả và hiệu năng.
“Silent Eagle được xây dựng theo cuộc cách mạng các tính năng chiến đấu đã được chứng minh của gia đình F-15 với hàng loạt các sự cải tiến cho phép Boeing đem đến mẫu máy bay có sự cân bằng chưa từng có giữa khả năng sống sót và khả năng tấn công”, ông Berry cho hay
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
“Siêu ong bắp cày” F/A-18E/F có thể tàng hình</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Biến thể mới nhất của dòng tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet được tăng cường khả năng tàng hình và tăng tầm hoạt động.
[*]
[*]
[/list]

Theo tạp chí Flight Global, Tập đoàn Boeing gần đây đã giới thiệu biến thể mới nhất của F/A-18E/F Super Hornet (Siêu ong bắp cày) với những sửa đổi trong thiết kế giúp tăng cường khả năng tàng hình và tầm hoạt động.
Tại cơ sở thử nghiệm tại St Louis (bang Missouri), Boeing đã giới thiệu biến thể mới của F/A-18E/F được trang bị thêm bình nhiên liệu hòa nhập khí động CFT (Conformal Fuel Tank), một khoang vũ khí có thể tháo dời và đặc biệt chúng được “gọt dũa” để giảm bề mặt phản xạ radar.
“Có vẻ như vậy là để trang bị thí điểm”, Ricardo Traven - phi công trưởng phụ trách bay thử nghiệm nói. Mẫu tiêm kích mới có thể mang thêm các bình CFT chứa 680kg nhiên liệu và 930 kg vũ khí trong thùng đựng.
“Đó là một phần trong các mục tiêu cần vươn tới”, Paul Summers, Giám đốc Chương trình F/A-18E/F và EA-18G của Boeing cho biết.
fa18tanghinh_kienthuc_4701_KGWZ.jpg
Biến thể mới nhất của tiêm kích hạm F/A-18E/F với 2 khoang chứa nhiên liệu đặt ở mặt trên gốc cánh và thùng chứa vũ khí nằm dưới bụng.


Theo ông này thì các bình nhiên liệu hòa nhập khí động được thiết kế rất tốt để không làm tăng lực cản ở tốc độ hành trình cận âm lên tới Mach 0,84. Không những thế, trong thực tế thì khi đạt đến khoảng vận tốc Mach 0,6 thì máy bay có gắn các bình CFT thậm trí còn tạo ra một sức cản nhỏ hơn so với những máy bay bình thường.
Vấn đề tăng lực cản bắt đầu xuất hiện khi máy bay bay vượt âm, tuy nhiên theo ông Mike Gibbons - Phó giám đốc chương trình F/A-18E/F và EA-18G, sức cản này là rất nhỏ nếu so với việc mang 1 thùng nhiên liệu phụ ở bụng máy bay.
Mặc dù vậy, ông Summers cho biết là các mẫu bình nhiên liệu hòa nhập khí động đang được lắp trên những mẫu tiêm kích F/A-18E/F không phải là loại bình được phê duyệt trang bị chính thức. Chúng tuy có thiết kế khí động tốt nhưng chưa đáp ứng được lượng nhiên liệu bổ sung cần thiết cho các nhu cầu nhiệm vụ của F/A-18 E/F. Biến thể bình CFT sản xuất chính thức sẽ nặng 395kg và mang được 1.588kg nhiên liệu, giúp tăng tầm hoạt động thêm 481km.
Cũng giống như bình nhiên liêu CFT, khoang vũ khí dời cũng được thiết kế rất tốt về mặt khí động, nhưng nó chưa thực sự sẵn sàng. Boeing mới chỉ thực hiện các bài kiểm tra đóng mở khoang này ở tốc độ Mach 1,6.
Ông Summers - Phó giám đốc chương trình F/A-18E/F và EA-18G cho biết, biến thể chính thức của khoang vũ khí này dự kiến sẽ nặng khoảng 408kg và chứa được 1.134kg bom đạn. Tuy có sức chứa lớn nhưng lực cản mà nó mang lại cũng chỉ tương đương thùng nhiên liệu rời thông thường.
fa18tanghinh_kienthuc_4702_ERYC.jpg
Ảnh đồ họa mô tả cách thức F/A-18 phóng tên lửa chứa trong khoang vũ khí dời.


Đặc biệt, thiết kế mới khiến cho bề mặt phản xạ sóng radar của F/A-18E/F giảm đi tới 50%. Tuy không phải là một máy bay tàng hình nhưng những cải tiến mới đã làm giảm rất nhiều độ bức xạ radar vốn đã rất thấp theo chiều chiếu vào mặt trước của chiến đấu cơ này.
“Và tuy không tương đương như một máy bay tàng hình thực thụ nhưng nó hoàn toàn “đủ tốt” để đảm đương được hầu hết các nhiệm vụ trong lai của Hải quân trong các vùng không phận xảy ra xung đột”, Gibbons nói.
Summers cho biết mẫu máy bay thử nghiệm đã cất cánh được 15 lần và tích lũy 25 giờ bay. Theo kế hoạch thì nó còn phải trải qua 9 chuyến bay nữa với 14 giờ bay cần tích lũy.
Cũng đang có những kế hoạch trang bị thêm trên F/A-18E/F một hệ thống liên lạc, tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại và tăng sức mạnh của 2 động cơ phản lực General Electric F414 lên 20%.
Những khả năng rất hứa hẹn có được từ dự án nâng cấp F/A-18 của Boeing khiến dự án được Hải quân Mỹ rất ủng hộ. Đầu năm nay, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Đại úy Frank Morley, thuộc Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Không lực Hải quân, người phụ trách quản lý F/A-18 nói rằng cả chỉ huy của ông và Chủ nhiệm Tác chiến Hải quân Mỹ đều đang tích cực hỗ trợ các chương trình của Boeing.
Trong thực tế, các quan chức Boeing cho rằng, biến thể tác chiến điện tử EA-18G có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ những cải tiến so với máy bay Super Hornet bình thường.
fa18tanghinh_kienthuc_4703_XVOJ.jpg
F/A-18E/F vẫn tiếp tục là tiêm kích hạm xương sống của Hải quân Mỹ trong nhiều năm nữa.


Boeing bày tỏ tham vọng có thể mang đến một làn gió mới trên thị trường vũ khí với chương trình nâng cấp này và kiếm về thêm 1 tỉ USD từ các hợp đồng tính từ nay đến năm 2020. Tất nhiên, nếu quân đội tỏ ra hào hứng và nhanh chóng chóng thì điều này là hoàn toàn khả thi.
Chi phí sản xuất của phiên bản nâng cấp lần này dự kiến sẽ cao hơn 10% so với biến thể Super Hornet Block II hiện nay .
F/A-18E/F Super Hornet là mẫu tiêm kích tiên tiến hoạt động trên tàu sân bay biên chế cho Hải quân Mỹ từ năm 1999. Chúng được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet.
Máy bay được trang bị radar quét mảng pha điện tử AN/APG-79 tiên tiến, hoạt động đa chế độ, theo dõi và dẫn bắn tên lửa diệt nhiều mục tiêu cùng lúc. F/A-18E/F thiết kế với 11 điểm treo mang tổng cộng hơn 8 tấn vũ khí gồm tên lửa, bom hàng không có điều khiển.

Trong tương lai gần, F/A-18E/F sẽ vẫn đóng một vai trò không thể thay thế trong lực lượng Hải quân Mỹ khi chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II chậm trễ và kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm góc mới được công bố gần đây.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
J-11: tiêm kích “nhái” Su-27 có thể tàng hình</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc được cho là đang nỗ lực phát triển biến thể tiêm kích J-11 có thể tàng hình để đối phó với tiêm kích F-15 Silent Eagle của Hàn Quốc.
[*]
[*]
[/list]

Theo tờ Want Daily, để cạnh tranh với tiêm kích F-15 Silent Eagle (F-15SE) Hàn Quốc, Trung Quốc đã quyết định nâng cấp tiêm kích J-11 với khả năng tàng hình của máy bay thế hệ thứ 5.
Tờ JoongAng Ilbo cho biết, tiêm kích F-15SE do Tập đoàn Boeing thiết kế nâng cấp từ mẫu F-15K có những khả năng tương tự như mẫu F-35. Dù mẫu F-15SE không phải là lựa chọn tốt nhất của chương trình tiêm kích tàng hình Hàn Quốc, nhưng giá cả của F-35 vượt xa ngân sách của nước này.
j11tanghinh_kienthuc_470_GCFW.jpg
J-11 sẽ có biến thể tàng hình.


Sự xuất hiện của F-15SE là thách thức lớn với Không quân Trung Quốc trong cuộc xung đột trên không tiềm năng. Vì thế, Trung Quốc đã bắt đầu thiết kế lại mẫu tiêm kích đa năng J-11 được chế tạo trên cơ sở mẫu Su-27SK của Nga để có khả năng tàng hình tương tự F-15SE.
Mũi chứa radar, nắp kính buồng lái, cánh đuôi đứng và các bộ phận quan trọng trên J-11 sẽ được cải tiến mạnh trên biến thể nâng cấp nhằm nâng cao tính tàng hình.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h1>Trung Quốc phác thảo cuộc chiến thực sự tại Syria</h1>Khốc liệt với sự tham gia của những loại vũ khí mạnh nhất giữa 2 bên và chủ yếu là cuộc chiến trên không là những gì sẽ diễn ra tại Syria...</h2>
1378256359327.jpg

Sự mô tả tới từng chi tiết này đã được báo chí TQ đưa tin thông qua những hình vẽ phác thảo về một cuộc chiến không khoan nhượng trên không giữa quân đội với liên quân Mỹ-Anh cùng các quốc gia đồng minh.

1378256359331.jpg

Cuộc chiến sẽ chỉ diễn ra giới hạn trên không và có thể lan ra biển tuy nhiên cuộc chiến trên mặt đất vẫn là cuộc nội chiến trong nước, tuy nhiên không vì cuộc chiến được giới hạn mà mất đi tính chất khốc liệt của nó. Thậm chí báo chí TQ còn mô phỏng hình ảnh chiến cơ Mig-29 của nước này bắn hạ của Mỹ, cùng với đó đội tàu chiến cơ động của Syria cũng góp phần đẩy xa những khu trục hạm của Mỹ tới sát bờ biển hơn.

1378256359334.jpg

Tờ CNJ của TQ cho biết, đội của Syria dù không được đánh giá cao nhưng cũng đủ sức hạ gục tàu sân bay của Mỹ nếu có cơ hội, thậm chí đội tàu ngầm của Syria còn được xem là con bài tẩy nhằm tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến ở tương lai.

1378256359336.jpg

Do cuộc chiến được xác định chỉ diễn ra trên không nên những tinh hoa sức mạnh của lực lượng phòng không không quân Syria sẽ được huy động để bảo vệ đất nước. Đã có nhiều phân tích liên quan tới sức mạnh phòng không của Syria, nhưng truyền thông TQ tin rằng Damascus hoàn toàn có cơ sở để thắng Mỹ cùng liên quân.

1378256359338.jpg

Tờ CNJ của TQ cho biết, viễn cảnh một cuộc chiến khốc liệt sẽ xảy ra chứ không phải là một cuộc chịu trận từ quân đội chính phủ của Syria, Syria sẽ không phải là một Iraq thứ 2 khi đơn độc trong cuộc đối đầu với Mỹ và phương Tây, chính quyền Damascus vẫn không hề tỏ ra bị cô lập vào thời điểm hiện tại, hơn thế chính quyền vẫn còn được lòng một bộ phận không nhỏ người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

1378256359340.jpg

Tờ “quân giải phóng ND Trung Hoa“ cũng cho biết, quân đội chính phủ Syria với hệ thống phòng 3 tầng của mình sẽ bảo đảm nhiệm vụ đón lõng bất kỳ một cuộc tập kích đường không nào của Mỹ và phương Tây, trong bối cảnh hiện tại báo chí TQ tin rằng Damascus đủ sức cầm chân liên quân ít nhất là 2 tháng và từng đó là thời gian cần thiết để phương Tây cảm thấy “nản“ khi tấn công Syria.

1378256359341.jpg

Một cuộc tấn công chớp nhoáng và ngay lập tức giành được thế thượng phong, chiếm lĩnh trận địa đường không, cắt đứt mọi tuyến liên lạc của Damascus với thế giới là điều liên quân đang muốn thực hiện, tờ chinamil nhận định.

1378256359343.jpg

Tuy nhiên, tờ chinamil cũng tin rằng, nếu không đánh nhanh thắng nhanh được tại cuộc chiến với Syria thì Mỹ và liên quân sẽ vấp phải sự phản đối từ trong cũng như ngoài nước và điều này được xem là thế bất lợi đối với người Mỹ đến lúc đó Nga và TQ sẽ có cơ hội “tấn công“ Washington trên bàn ngoại giao.

1378256359345.jpg

Rõ ràng cũng thông qua việc mô phỏng một cuộc chiến nảy lửa sắp diễn ra tại Syria, Bắc Kinh cũng ngầm thể hiện sự ủng hộ đối với quốc gia này bằng việc tỏ rõ sự tin tưởng Mỹ sẽ bị sa lầy và nhận lấy thảm bại tại chiến trường này.

1378256359347.jpg

Dù mong muốn Washington gặp khó tại Syria, nhưng Bắc Kinh vẫn chỉ lên tiếng ủng hộ Damascus mà không đưa ra bất kỳ động thái cụ thể nào, điều đó cho thấy Bắc Kinh vẫn đang chơi con bài 2 mặt đối với Syria trong bối cảnh hiện tại, tờ japanmil của Nhật nhận định.

1378256359349.jpg

Hình ảnh mô phỏng cuộc chiến sắp diễn ra tại Syria trên báo chí TQ, trong hình là cảnh chiến cơ của Mỹ bị gục ngã trước sức mạnh phòng không của quân đội Syria.


Nga phải nhờ UAE phát triển UAV tấn công</h1>() - Nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga vừa xác nhận rằng, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE) và Nga đang lên kế hoạch cùng phát triển một máy bay không người lái tấn công dựa trên loại trực thăng Berkut VL của Nga.
Theo đó, Phòng thiết kế hàng không Berkut của Nga và công ty Adcom Systems của UAE đang cân nhắc lấy loại máy bay trực thăng hạng nhẹ Berkut VL làm một mô hình để phát triển một máy bay không người lái trang bị trên tàu sân bay và bay tới các khu vực xa xôi, đích thân Giám đốc phát triển Berkut, ông Dmitry Rumyantsev nói với hãng tin RIA Novosti hôm 2/9.

Đại diện của Adcom Systems, ông Karim Badir xác nhận rằng, công ty này đang cân nhắc sử dụng trực thăng Nga làm cơ sở để phát triển một máy bay tấn công không người lái mới.
images1258800_UAE_nga_phat_trien_UAV_datviet.vn_01.jpg
Máy bay trực thăng hạng nhẹ Berkut VLBerkut VL là một trực thăng siêu nhẹ 2 người ngồi, được trang bị một động cơ Conver VAZ hoặc Lycoming. Trực thăng này có tầm bay 600 km.

Adcom Systems là một nhà phát triển và sản xuất các thiết bị quân sự hàng đầu của UAE về các phương tiện không người lái chiến đấu, hệ thống radar và các hệ thống thông tin tiên tiến.

Trước đó, các phương tiện truyền thông Nga loan báo thông tin rằng, do không thể tự phát triển được các mẫu UAV đáp ứng yêu cầu quân sự, Bộ Quốc phòng Nga đã bắt buộc phải mua máy bay không người lái do UAE sản xuất.

Các nguồn tin xác nhận, Nga đang thảo luận với UAE để mua được ít nhất 2 mẫu United 40 Block 5 do công ty ADCOM Systems chế tạo.
images1258801_UAE_nga_phat_trien_UAV_datviet.vn_02.jpg
UAV tầm xa United 40United 40 là hệ thống máy bay không người lái tầm xa, trần bay cao được thiết kế có khả năng đánh giá chiến trường theo thời gian thực, hoạt động trinh sát, đặc biệt và chuyển tiếp liên lạc. UAV có thể mang được 10 tên lửa không đối đất.

Mẫu UAV được tiết lộ triển lãm vũ khí IDEX ở Abu Dhabi trong tháng 2, và mẫu máy bay này lần đầu thử nghiệm trong tháng 3/2013. Đơn giá của UAV khoảng 20-30 triệu USD.

Quân đội Nga nhấn mạnh cần các hệ thống trinh sát tiên tiến kể từ sau vụ xung đột quân sự với Gruzia vào năm 2008, khi đó tính hiệu quả trong các hoạt động quân sự của Nga đã bị cản trở nghiêm trọng do thiếu thông tin tình báo đáng tin cậy.
 
Hạng B2
29/9/12
137
513
113
37
Các chuyên gia cho e hỏi xíu, chiếc F15 SE mà Boeing mới ký với Korea có ngon ko? Nếu đem ra so sánh thì có thể so nó với chiếc nào và nhiệm vụ chính của nó là gì?
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
grenade nói:
"C-17 Globemaster III do Mỹ sản xuất có khả năng chuyên chở tới 80 tấn hàng hóa và 150 binh sĩ trang bị đầy đủ vũ khí".

cái này ko chính xác rùi... C17 chở 77.5 tấn or 150 binh sỉ chứ ko thể chở cả hai cùng lúc
Bác Lựu có link gì nói về việc radar AESA có thể thay thế jamming pod/ECM ko !
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Không quân Mỹ sẽ dùng loại bom nào tấn công Syria?</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Ngoài “quân tiên phong” Tomahawk, Mỹ cũng có thể sử dụng các loại bom thông minh cho cuộc tấn công quy mô vào Syria.
[*]
[*]
[/list]

Theo trang mạng Strategypage, có thể một chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào Syria sắp diễn ra. Mỹ, như cách họ vẫn làm, là “kẻ đi tiên phong” cho các cuộc tấn công. Vấn đề là người Mỹ sẽ thực hiện tấn công như thế nào trước những đe dọa không nhỏ từ hệ thống phòng không dày đặc và nhiều bí ẩn của Syria?
Có lẽ người Mỹ đã rút ra được nhiều điều quý giá từ đồng minh thân cận nhất của mình tại Trung Đông, Israel. Chỉ tính trong năm nay, máy bay chiến đấu của Không quân Israel đã thực hiện tới 5 vụ tấn công vào lãnh thổ Syria mà không gặp bất cứ tổn thất gì.
bomsyria_kienthuc_4701_LCWM.jpg
Lưới phòng không Syria tuy tồn tại điểm yếu nhưng vẫn khiến Mỹ phải lo ngại.


Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công đó là các máy bay Israel đã sử dụng vũ khí tầm xa chính xác cao, họ không cần phải mạo hiểm xâm nhập không phận Syria mà chỉ cần bay ở khu vực biên giới để tấn công. Và gần như chắc chắn, Mỹ cũng sẽ làm điều tương tự trong chiến dịch tại Syria.
Với Mỹ, để thực hiện chiến thuật tấn công từ xa là không mấy khó khăn nếu không muốn nói là dễ dàng. Kho vũ khí của họ chứa đầy bom liệng có điều khiển và tên lửa hành trình.
Một trong những loại vũ khí mà Mỹ có thể sử dụng trong chiến dịch không kích Syria là các loại bom thông minh. Những quả bom trang bị thêm bộ dẫn đường vệ tinh hiện đại giúp nó đạt độ chính xác cực cao. Thậm chí, một số bom còn gắn thêm cánh để bay như tên lửa mà không cần động cơ.
Đầu tiên là bom JDAM (Joint Direct Attack Munition), tuy không phải là vũ khí mới nhưng là loại bom câm "thông minh" hơn. JDAM mang những đặc điểm của một loại bom tiêu chuẩn, sử dụng những cánh vây điều khiển và hệ thống định vị GPS để tấn công mục tiêu chính xác với bán kính lệch mục tiêu 13m, có khối lượng từ 226-900 kg. Mức giá của bom JDAM khá rẻ, chỉ khoảng 26.000 USD.
bomsyria_kienthuc_4702_EFOQ.jpg
Bom thông minh JDAM.


Tiếp theo là bom liệng JSOW (Joint Standoff Weapon), được phát triển từ JDAM có gắn thêm cánh lái lớn và bộ dẫn đường hiệu quả hơn. Những trái bom JSOW có tầm hoạt động từ 22-130km.
JSOW sử dụng hệ dẫn quán tính (INS) kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) phát hiện mục tiêu từ xa. Chúng hiệu quả hơn trong việc tấn công các mục tiêu di động, tầm hoạt động cũng lớn hơn. Hiện nay, JSOW có giá khá đắt, 460.000 USD/quả.
Hai dòng bom trên đều đang được Mỹ phát triển biến thể nâng cấp mang tên JDAM-ER và JSOW-ER. Chữ ER là viết tắt của từ Extended Range dịch ra là tăng tầm.
bomsyria_kienthuc_4703_ZXGE.jpg
Bom liệng thông minh JSOW-ER.


Thứ ba là tên lửa không đối đất AGM-158 JASSM (Joint Air-to-Surface Standoff Missile) có chiều dài gần 4 m, trọng lượng 1 tấn có khả năng tiêu diệt hầm hào bê tông vững chắc. Chúng có giá từ 500.000 USD (biến thể có tầm bắn 400km) tới 930.000 USD/quả (đối với biến thể JASSM-ER tăng tầm lên 900km).
Tên lửa AGM-158 JASSM có trọng lượng tổng thể 1.045 kg với phần đầu nổ 455 kg cùng động cơ phản lực. Loại tên lửa này được trang bị module chống cướp quyền điều khiển và có khả năng chọc thủng trận địa phòng không, tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng của đối phương.
Chúng là kình địch với các hệ thông phòng không tiên tiến như S-300 vì khả năng bay xa, ở độ cao thấp, độ bộc lộ trước sóng radar tương đối nhỏ, máy thu GPS có khả năng chống nhiễu và đầu tự dẫn hồng ngoại khiến chỉ số bán kính lệch mục tiêu nhỏ hơn 3m.
bomsyria_kienthuc_4704_CHKS.jpg
Tên lửa hành trình không đối đất AGM-158 JASSM.


Ngoài ra, họ vũ khí này còn có biến thể bom JDAM cỡ đường kính nhỏ, có giá 75.000 USD/quả. Bom được trang bị cho quân đội Mỹ từ tháng 9/2006. Biến thể được đưa vào trang bị đầu tiên cho Quân đội Mỹ là GBU-39/B. Bom có trọng lượng khá nhỏ, chỉ 130 kg, đường kính gần 190 mm, chiều dài gần 1,8m.
Bom có khả năng tiêu diệt khá chính xác các loại mục tiêu với sai số vòng tròn xác suất là 5-8m nhờ bộ dẫn GPS và các kênh quán tính. Tuy nhiên, chúng chủ yếu dùng để tiêu diệt các hầm hào, công sự bê tông và các mục tiêu vô cùng kiên cố. Trái bom có thể xuyên qua gần 3m bê tông tiêu chuẩn để đưa một đầu đạn 17kg vào bên trong. Tầm bay của bom từ máy bay phóng tới mục tiêu có thể đạt 110km.
Thế hệ tiếp theo của bom này là SDB II (GBU-40 của Boeing hay GBU-53 của Raytheon) có thêm hệ thống nhận dạng mục tiêu và cảm biến ảnh nhiệt, cho phép bom tiêu diệt cơ động như xe tăng và các phương tiện kỹ thuật mặt đất khác, trong thời tiết xấu.
GBU-53 có kênh truyền dữ liệu mã hóa liên lạc với các hệ thống của không quân (Link 16) cho phép tiêu diệt mục tiêu động. Kênh liên lạc đó cho phép điều khiển chuyển động của bom SDB nhờ mạng máy tính trên khoang. Bom thế hệ SDB II có giá khoảng 90.000 USD/quả.
bomsyria_kienthuc_4705_IARR.jpg
Bom đường kính nhỏ lắp trên máy bay tiêm kích.


SDB có thể trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress, B-1 Lancer, B-2 Spirit; tiêm kích F-15E Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon, F-22 Raptor, F-35 Lightning II, cũng như cường kích A-10 Thunderbolt II.
Chúng được xếp trên các giá bom chuyên dụng BRU-61/A chứa 4 quả bom này. Một “bó bom 4 quả” như vậy chiếm gắn một vị trí trên mấu treo trong khoang vũ khí hoặc trên giá treo ngoài cánh (tiêm kích).
Trang mạng Strategypage nhận định, với các loại vũ khí tầm xa chính xác, Mỹ có khả năng tấn công trực tiếp vào hệ thống phòng không, không quân hùng hậu và các mục tiêu trọng yếu như các kho vũ khí hóa học của Syria mà vẫn đảm bảo an toàn tối đa cho lực lượng của mình. Cuộc tấn công có thể kéo dài trong vài ngày.
Những đánh giá về kết quả và hiệu quả của cuộc tấn công sẽ được xác nhận bởi các máy bay trinh sát và vệ tinh. Mục tiêu của chiến dịch đường không rõ ràng là để bẻ gãy “nanh vuốt” vũ trang, làm tê liệt hoàn toàn khả năng kháng cự và “trả đũa” của chính quyền tổng thống Bashar al-Assad.
Theo đánh giá của phương Tây thì Syria rất ít có cơ hội để chống lại một cuộc tấn công bằng các vũ khí tầm xa hiện đại như vậy. Ngay cả việc họ gây nhiễu hệ thống GPS cũng khó có tác dụng, Mỹ là bậc thầy của chiến tranh điện tử, hơn nữa các đầu thu tín hiệu GPS trên bom lượn và tên lửa đều được nâng cấp khả năng chống nhiễu tốt và cho dù chúng không hoạt động thì vẫn còn những hệ thống dẫn đường thay thế như hệ dẫn quán tính INS.