Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Su-24 sẽ tiêu diệt tàu chiến Mỹ?

(Soha.vn) - Tàu chiến của Mỹ sẽ hoạt động bên ngoài phạm vi tác chiến của các hệ thống phòng thủ bờ biển của Syria, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống hạm tối tân P-800 Yakhont.
Ủy ban chính sách đối ngoại Thượng viện Mỹ đã ủng hộ kế hoạch tấn công quân sự vào Syria của . Như vậy, việc tấn công quân sự vào sau cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hạm đội 5 và 6 Hải quân Mỹ đã bố trí quân ngoài khơi Địa Trung Hải và chỉ còn chờ lệnh khai hỏa. Theo như kế hoạch dự kiến ban đầu thì Mỹ sẽ chỉ sử dụng hạn chế các biện pháp quân sự đối với Syria bằng không quân và hải quân. Nhiều khả năng Mỹ sẽ tấn công Syria bằng tên lửa hành trình tấn công phóng từ các tàu chiến ngoài khơi Địa Trung Hải.

su241-b6641.jpg

Su-24 là máy bay thế hệ 3 đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống dẫn hướng và tấn công kỹ thuật số.


Tàu chiến của Mỹ sẽ hoạt động bên ngoài phạm vi tác chiến của các hệ thống phòng thủ bờ biển của Syria, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống hạm tối tân P-800 với tầm bắn 300km, tốc độ nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh.
Nếu muốn tấn công đáp trả hạm đội tàu chiến Mỹ, Syria phải sử dụng đến không quân. Trong biên chế Không quân Syria có một loại vũ khí có thể tạo nên những bất ngờ, thậm chí là thiệt hại lớn cho hạm đội tàu chiến Mỹ, đó là cường kích Su-24.
Fencer (Kiếm sĩ) là một cường kích ném bom tiền tuyến được thiết kế bởi tập đoàn Sukhoi cho Không quân Liên Xô vào năm 1983. Máy bay được thiết kế để đột nhập mạng lưới phòng không đối phương nhằm tiêu diệt các mục tiêu mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết và bất kể ngày đêm.
Máy bay được thiết kế theo kiểu cánh cụp cánh xòe để phù hợp với nhiệm vụ bổ nhào cắt bom ở độ cao thấp. Su-24 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Hệ thống nhắm mục tiêu PNS-24 kết hợp với thiết bị dẫn đường vô tuyến có thể thực hiện các chức năng sau: Cảnh báo địa hình, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu, nhắm mục tiêu cho tên lửa, phát hiện hoạt động radar của đối phương.
Ngoài ra hệ thống này còn được sử dụng để kiểm soát quá trình hạ cánh. Biến thể Su-24M được trang bị hệ thống nhắm mục tiêu PNS-24M, hệ thống mới được tích hợp thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu laser cùng với hệ thống dẫn hướng quang truyền hình cho vũ khí dẫn đường bằng kênh TV.
hieusu242-8bce5.jpg

Su-24 có thể mang theo tới 8 tấn vũ khí chuyên dùng cho tấn công mặt đất. Những vũ khí này hoàn toàn có thể gây thiệt hại nặng cho tàu chiến Mỹ.


Su-24 có thể mang theo 8 tấn vũ khí với các loại vũ khí chuyên dùng cho tấn công mặt đất như: Tên lửa dẫn hướng vô tuyến Kh-23 tầm bắn 5km, tên lửa Kh-25 dẫn đường bằng laser tầm bắn 20km, tên lửa dẫn hướng laser/TV Kh-29 tầm bắn 10km, tên lửa chống bức xạ Kh-31P tầm bắn 110km, tên lửa Kh-59 dẫn hướng bằng TV tầm bắn 90km, bom thông minh KAB-500/1500 cùng các loại bom thông thường và rocket không điều khiển.

Một trong những thế mạnh của Su-24 là khả năng hành trình tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, nhờ vào thiết kế cánh cụp cánh xòe độc đáo. Su-24 có thể đạt tốc độ tối đa tới 1.280km ở độ cao mực nước biển. Đây chính là điểm mạnh mà Không quân Syria có thể khai thác trong việc đột kích nhóm tác chiến tàu sân bay .
Syria có thể sử dụng Su-24 bay ở độ cao dưới tầm radar trên các tàu chiến Mỹ để bí mật tiếp cận đội hình chiến đấu. Khi đã lọt vào đội hình chiến đấu của tàu chiến Mỹ, những chiếc Su-24 sẽ bay vọt lên cao sau đó bổ nhào tấn công. Su-24 có thể tấn công theo kiểu hỗn hợp, một chiếc phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P để hút các trạm radar trên tàu chiến Mỹ, những chiếc còn lại sẽ phóng các loại tên lửa như Kh-25, Kh-29 và Kh-59. Những tên lửa này có cơ chế dẫn đường khác nhau nên rất khó vô hiệu hóa bằng các biện pháp tác chiến điện tử.
hieusu243-9aa92.jpg

Tận dụng lợi thế bay tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, những chiếc Su-24 của Syria có thể bí mật tiếp cận đội hình chiến đấu của Hải quân Mỹ và tung đòn tấn công khiến lực lượng này không kịp trở tay.​
Đây là chiến thuật mà Không quân Nga hay sử dụng, phóng đồng thời nhiều loại tên lửa có cơ chế dẫn đường khác nhau khiến đối phương gặp khó khăn trong việc tác chiến điện tử. Mỗi chiếc Su-24 có thể mang theo 4 quả tên lửa Kh-25, hoặc 3 tên lửa Kh-29, hoặc 2 tên lửa Kh-31P và 2 tên lửa Kh-59.
Với lối đánh này thì cho dù hệ thống đánh chặn của Mỹ khó lòng mà tiêu diệt hết được các tên lửa, chỉ cần một quả lọt qua lưới lửa phòng thủ trên chiến hạm của Mỹ cũng đủ gây tổn thất lớn cho các tàu chiến Mỹ.
Ngoài ra, Không quân Syria có thể sử dụng chiến thuật nghi binh khi cho một vài chiếc Su-24 bay ở độ cao lớn để thu hút sự chú ý của các radar và hệ thống phòng không trên tàu chiến Mỹ. Nhóm còn lại bay ở độ cao thấp hơn, bí mật tiếp cận tàu chiến Mỹ và bất ngờ tung ra đòn tấn công.
Những chiến thuật đột kích này hoàn toàn có thể gây ra bất ngờ và tổn thất lớn cho hạm đội tàu chiến Mỹ. Trong một cuộc tập trận vào năm 2000, Không quân Nga đã sử dụng Su-24 (biến thể trinh sát Su-24MR) bay ở độ cao rất thấp rồi bất ngờ tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân USS-Kitty Hawk của Hạm đội 7 ngoài khơi biển Nhật Bản trong một kịch bản tấn công giả định. Cuộc viếng thăm khiến tàu sân bay này được một phen thất kinh.

Như vậy có thể thấy rằng chiến thuật sử dụng Su-24 bay ở độ cao rất thấp rồi bất ngờ tiếp cận nhóm tàu chiến Mỹ hoàn toàn có thể tạo được bất ngờ lớn và gây tổn thất cho chiến hạm Mỹ. Tuy nhiên, để áp dụng chiến thuật này cùng đòi hỏi rất nhiều yếu tố và những rủi ro không nhỏ.
Để sử dụng chiến thuật này thì khả năng cảnh báo sớm và phát hiện từ xa vị trí hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ đột kích chỉ có thể thành công khi xác định được chính xác vị trí hoạt động của đối phương.

Về thực lực thì Syria không đủ khả năng để xác định nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ từ xa nhưng họ có thể nhờ Nga trợ giúp vấn đề này. Tàu do thám SSV-201 Priazovye của Nga đang hoạt động ngoài khơi Địa Trung Hải hoàn toàn có thể cung cấp thông tin về vị trí nhóm tàu chiến Mỹ và hỗ trợ dẫn đường khi cần thiết.

Một bất lợi khác cho Syria là Mỹ có hệ thống cảnh báo sớm và ngăn chặn từ xa rất hùng hậu. Vòng ngoài là các tiêm kích F/A-18 thường xuyên hoạt động để bảo vệ cho nhóm tác chiến bên dưới, trên các chiến hạm Mỹ sở hữu những hệ thống phòng không tối tân có thể tiêu diệt Su-24 trước khi nó kịp tấn công.
Lợi thế chắc chắn nghiêng về phía Mỹ nhưng điều đó không có nghĩa là Syria không có cơ hội. Vấn đề ở chổ là họ có dám làm điều đó hay không. Trong chiến tranh Việt Nam, ngay như MiG-17 cổ lỗ còn dám đột kích tấn công tàu khu trục Mỹ nói gì đến Su-24 hiện đại hơn rất nhiều lần.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Bác lựu hoặc bác heo rành cho em thông tí, radar TWS (track while scan) nó có khác gì radar search ko nhĩ ? theo em hiểu là nó cho phép track mục tiêu trong khi đang scan, nên tiện hơn hẳn là lắp nhiều radar, truyển tải tín hiệu từ radar này sang radar nọ nhiều lần. vd APG-63, Irbis-E, liệu có đúng ko ! và như vậy máy bay hiện nay thì có bao nhiêu radar ? theo em biết thì gồm 2 radar: FCR (gồm fire control và track+scane vd APG-77), RWR (warning ALR-94)
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.531
113
hỗng rành vụ này bác a`. he.he, cái nào rành thì nói..Mỹ muốn quánh Syria thì đầu tiên sẽ làm tê liệt hệ thống radar, sau đó sẽ phóng tomahawk. Su 24 khó có thể cất cánh khi ko có radar nhà dẫn đường , cho dù có bay độc lập thì củng bị radar trên mấy chiếc awacs của Mỷ phát hiện khi vừa cất cánh
 
Hạng B1
12/12/09
55
0
6
Trong trường hợp Rada của Syria bị vô hiệu hoá mà rada trên mấy chiếc tàu chiến Nga lại dẫn đường cho Su24 của Syria thì Mỹ sẽ phải làm sao ? Vì Nga đâu có bắn cái gì vô tàu Mỹ đâu. Chưa kể máy bay Syria bay gần tàu chiến Nga để phóng tên lửa thì Mỹ phản công như thế nào ?
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ lắp cánh mới cho "Lợn lòi"</h1>()- Không quân Mỹ vừa nhận thêm 56 bộ cánh bổ sung sử dụng cho máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II (biệt danh Lợn lòi) với nhiệm vụ chính là yểm trợ trực tiếp lực lượng lục quân.
Những bộ cánh này do Boeing cung cấp và được sử dụng để hiện đại hóa những chiếc A-10 và cho phép kéo dài thời hạn phục vụ của chúng tới năm 2035.
Tổng trị giá của 56 bộ cánh vừa nhận có tổng giá trị 212 triệu USD.

Theo kế hoạch, Không quân Mỹ đã đặt mua tổng cộng 242 bộ cánh để hiện đại hóa A-10. Việc sử dụng cánh mới sẽ giúp nâng cao khả năng sẵn sàng vận hành của máy bay thêm 4% và tiết kiệm cho Không quân Mỹ 1,3 tỷ USD bảo dưỡng kỹ thuật trong vòng 30 năm tới.
images1260610_A_10_baodatviet.vn.jpg
Máy bay cường kích A-10 "Lợn lòi" của Mỹ
A-10 là loại máy bay cường kích được Mỹ chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh với mục đích đối phó lực lượng lục quân của Liên Xô ở châu Âu, đặc biệt là các loại xe tăng.
Một cuộc chiến với Liên Xô trên thực tế đã không xảy ra, song A-10 đã trở thành loại máy bay chiến đấu nguy hiểm bậc nhất trong các cuộc chiến sau đó, như thời kỳ đầu của cuộc chiến ở Kuwait năm 1991, và các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.

Trước đây, Không quân Mỹ tuyên bố sẽ loại khỏi biên chế 102 chiếc A-10 và chỉ để lại 243 chiếc. Tuy nhiên, Mỹ cũng đang đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa A-10 lên phiên bản A-10C nhằm kéo dài thời hạn phục vụ tới năm 2028. Phần lớn những chiếc A-10C của Mỹ đều có thời hạn phục vụ trên 40 năm với hơn 16.000 giờ bay.
images1260611_A_10C_baodatviet.vn.jpg
Một chiếc A-10 được nâng cấp lên A-10C
Phiên bản nâng cấp sẽ được trang bị hệ thống điện tử mới cùng cải tiến về động cơ. A-10C sẽ cho phép phi công dẫn bắn và điều khiển hỏa lực tương tự như những chiếc tiêm kích hiện đại.
Buồng lái mới của A-10C được trang bị toàn bộ màn hình hiển thị màu với các bộ phận điều khiển đơn giản hơn.
Mỹ hiện đã trang bị cho A-10 các loại bom thông minh giúp tăng khả năng yểm trợ hỏa lực của máy bay.

Máy bay cường kích A-10 của Mỹ có một chỗ ngồi, nặng 23 tấn. Máy bay được trang bị 2 động cơ với vũ khí chính là pháo nhiều nòng 30 mm (GAU-8 Avenger).
Nhiệm vụ hàng đầu của A-10 khi được thiết kế là tiêu diệt các loại xe tăng của Liên Xô với các loại đạn xuyên giáp. Hiện nay, các máy bay A-10 của Mỹ chủ yếu được trang bị các loại đạn nổ phá cho pháo 1174 (30 mm).
images1260612_A_10_My_baodatviet.vn.jpg
Mỹ lên kế hoạch duy trì và tiếp tục nâng cấp phi đội gần 250 chiếc A-10
Ngoài pháo 30 mm, A-10 có thể mang theo tới 7 tấn bom và tên lửa, trong số đó hiện có các loại bom thông minh được dẫn đường bằng laser và GPS và tên lửa Maverick. Máy bay có thể được trang bị bổ sung thiết bị trinh sát và chỉ thị mục tiêu với camera có độ phân giải cao giúp phi công theo dõi hoạt động của đối phương cả ban ngày và ban đêm.

Tốc độ hành trình của A-10 là 560 km/h, song trên thực tế chúng có thể tuần tra với tốc độ 230 km/h và có thể mang thêm thùng nhiên liệu phụ nhằm tăng thời gian bay.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
LâmLan nói:
Trong trường hợp Rada của Syria bị vô hiệu hoá mà rada trên mấy chiếc tàu chiến Nga lại dẫn đường cho Su24 của Syria thì Mỹ sẽ phải làm sao ? Vì Nga đâu có bắn cái gì vô tàu Mỹ đâu. Chưa kể máy bay Syria bay gần tàu chiến Nga để phóng tên lửa thì Mỹ phản công như thế nào ?


Hoàn toàn có thể sảy ra, vì Su-24 và các tàu chiến Nga sử dụng chung datalink mà :)việc radar hoặc Ka-31 AEW dẫn Kh-31A ko còn là mới mẻ nữa, mà Mỹ thì ko thể bắn vào tàu Nga rồi (dĩ nhiên là có thể bắn). Mà radar Su-24 hoàn toàn ko liên quan gì tới radar mặt đất hoặc tàu chiến, nó có thể tự chiến đấu mà ! nhưng nói chung cũng phải có AWAC
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h1>Mỹ có thể đánh Syria bằng những vũ khí chưa từng được nhắc tới</h1>(Soha.vn) - Mỹ có ít nhất 2 lý do để hạn chế tối đa thương vong cho thường dân Syria. Và họ có những vũ khí đặc biệt để đạt được điều đó mà vẫn phá hủy được các mục tiêu.</h2>Trong trường hợp Mỹ quyết định tấn công Syria thì một trong những ưu tiên chính sẽ là làm cách nào hạn chế tối đa thiệt hại gây ra cho dân thường và các cơ sở dân sự.
Điều này là do 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất, thiệt hại nhân mạng cho dân thường càng cao thì sự phản đối của dân chúng Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế sẽ càng tăng. Nó cũng có thể khiến nhiều người chuyển sang ủng hộ chế độ của ông Assad hơn.
Thứ hai, những thiệt hại không cần thiết đối với các hệ thống cơ sở hạ tầng dân sự sẽ làm tăng phí tổn tái thiết sau chiến tranh. Nếu có thể thay thế chế độ hiện nay bằng một chế độ thân Mỹ hơn thì Mỹ cũng sẽ phải chịu một phần kinh phí tái thiết.
Do đó, Mỹ có thể dựa vào một số loại vũ khí được thiết kế đặc biệt cho mục đích giảm thiểu thiệt hại không mong muốn. Đó không phải là Tomahawk hay một số vũ khí mà giới bình luận liên tục mổ xẻ trong những ngày qua, mà là những thứ hầu như chưa từng được nhắc đến.
Cách đơn giản nhất để giảm khả năng sát thương của vũ khí là loại bỏ một phần hoặc toàn bộ số chất nổ bên trong.
Bom bêtông
Trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1, dùng bêtông để thay thế cho toàn bộ số thuốc nổ bên trong nhiều quả bom dẫn đường bằng laser. Chúng được dùng để tiêu diệt các vị trí phòng không của Iraq được đặt bên trong các khu dân cư đông đúc. Bom dẫn đường bằng laser có độ chính xác rất cao, có thể rơi chính xác ngay vào mục tiêu cần tiêu diệt, thường là súng hoặc các giàn tên lửa phòng không. Khi đó, chỉ cần động năng của một quả nặng 460kg rơi tự do là đủ để tiêu diệt mục tiêu.
Bom BLU-126B

BomBLU126B-9a19a.jpg

Bom BLU-126B

BLU-126B là một phiên bản đặc biệt của bom đa dụng loại 230kg. Thay vì chứa 90 kg chất nổ như bom thông thường, BLU-126B chỉ có 13kg. Phần chất nổ còn lại được thay thế bằng vật liệu khác để đảm bảo tổng khối lượng của quả bom không đổi. BLU-126B chỉ có sức công phá tương đương một quả đạn pháo loại 155mm. Nó có thể được gắn thêm các bộ dẫn đường bằng laser hoặc GPS, để tấn công chính xác các mục tiêu có kích thước nhỏ.
Một cách tiếp cận khác là chế tạo những mẫu vũ khí mới với kích thước nhỏ hơn.
Bom thông minh mini GBU-39B
GBU-39B là loại bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh, được sử dụng lần đầu tại Iraq từ năm 2006. Trước đó, loại bom thông minh nhỏ nhất mà quân đội Mỹ sử dụng nặng 230kg, với 130kg chất nổ. GBU-39B chỉ nặng gần một nửa, 130kg, và lượng chất nổ còn ít hơn nhiều, chỉ 17kg. Do đó, nó có thể được dùng để tấn công các mục tiêu bên trong các khu đô thị đông đúc, xung quanh có nhiều dân thường. Hoặc nó có thể tiêu diệt một phần cụ thể của một công trình mà không cần phải phá sập toàn bộ công trình đó.
GBU39B-e8081.jpg

GBU-39B trong thử nghiệm tiêu diệt mục tiêu kiên cố.


Mặc dù có kích thước nhỏ, GBU-39B có những đặc tính rất đáng nể. Nó được thiết kế với hình dáng thuôn dài và một đầu xuyên bằng thép cứng. Do đó, nó có thể xuyên thủng hơn 2m bêtông cốt thép, nghĩa là tương đương với loại bom xuyên kiểu cũ BLU-109 nặng gần 1 tấn. Ngoài ra, nó còn được trang bị một cặp cánh có thể bung ra sau khi rời máy bay. Do đó, GBU-39B có thể lướt đi trong không trung và tấn công mục tiêu cách xa đến 80km.
Ngoài việc thu nhỏ kích thước, một cách khác để giảm tầm sát thương là thay đổi cấu tạo của quả bom.
Vũ khí sát thương giới hạn (FLM)
FLM được tạo ra bằng cách dùng những loại bom có sẵn, thay thế phần vỏ thép bằng vỏ sợi carbon, và chất nổ được trộn chung với bột tungsten. Khi bom nổ, những mảnh sợi carbon sẽ ít gây sát thương hơn mảnh bằng thép. Tungsten là một kim loại rất nặng, gấp 2.5 lần thép. Vì vậy nó không thể bay xa được, và giúp hãm sóng xung kích từ vụ nổ. FLM có bán kính sát thương chỉ khoảng một nửa so với vũ khí thông thường cùng loại.
FLM-71849.jpg

FLM trong thử nghiệm tiêu diệt mục tiêu kích thước nhỏ.

Bom sát thương tuỳ biến (VEB)
Cùng một quả bom VEB có thể được điều chỉnh để có tầm sát thương khác nhau, tuỳ theo nhiệm vụ và mục tiêu. Nó có 3 mức cài đặt, trong đó mức nhỏ nhất có tầm sát thương bằng 40% của mức cao nhất. có thể chọn các mức này ngay trước khi thả bom, tuỳ vào tình hình thực tế khi đó.
Nguyên lý hoạt động của VEB dựa trên thực tế rằng không dễ để có thể kích nổ các loại chất nổ hiện đại. Khi bị đốt chúng sẽ cháy như một loại nhiên liệu thay vì phát nổ. Chất nổ bên trong VEB được chia thành nhiều ngăn nhỏ. Khi chọn chế độ sát thương thấp, chất nổ bên trong một số ngăn sẽ được đốt cháy từ từ, thay vì được cho kích nổ.