Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ không phải sợ những vũ khí ăn xổi, copy của TQ</h1>(Vũ khí) - Tạp chí Jane’s Defence Weekly của Anh vừa cho biết, gần đây Mỹ luôn phát triển vũ khí trang bị mới theo hướng khắc chế vũ khí Trung Quốc nhưng trên thực tế, về lĩnh vực vũ khí không đối không thì Trung Quốc còn xa mới theo kịp Mỹ.

Gần đây Trung Quốc mới trình làng một số loại tên lửa không đối không mới làm người Mỹ cảm thấy bị “đe dọa”. Nhưng do trình độ kỹ thuật còn hạn chế, tên lửa không đối không của Trung Quốc vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết so với nguyên mẫu của Nga nên người Mỹ không cần phải lo lắng.

Bài báo viết, hiện nay các loại máy bay chiến đấu tiền tuyến của Trung Quốc như J-11A và J-11B đều được trang bị 2 loại tên lửa không đối không tầm trung và tầm xa là PL-11 và PL-12 nhưng các loại radar bán chủ động sử dụng để điều khiển chúng vẫn theo công nghệ lạc hậu hơn phương Tây rất nhiều.

Trong số này, PL-12 là tên lửa không đối không tầm trung mới nhất thuộc thế hệ thứ 4 của Trung Quốc, sử dụng radar điều khiển bán chủ động. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sở hữu các tên lửa R-27, R-73 và R-77 tính năng tốt hơn và đáng tin cậy hơn của Nga. Nhưng các loại tên lửa số lượng có hạn và chỉ được trang bị trên các máy bay nhập khẩu từ Nga là Su-27 và Su-30.

images1264681_janes_danh_gia_gay_soc_ve_ten_lua_doi_khong_trung_quoc_baodatviet.vn1.jpg
Máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc trang bị tên lửa R-27


Bài báo của Jane’s cho biết, tên lửa không đối không tầm ngắn của Trung Quốc bao gồm tên lửa PL-5 và PL-8 nhưng hiện nay người ta mới chỉ thấy chúng thể hiện tính năng trên các video quảng cáo của Trung Quốc chứ cũng không ai kiểm chứng được tính năng tác chiến của nó đến đâu và có thể so sánh với các tên lửa Sidewinder tiên tiến nhất của Mỹ hay không?

PL-5 được nghiên cứu, phát triển trên cơ sở tên lửa không đối không R-3 của Nga nhưng PL-8 lại được phát triển theo nguyên mẫu tên lửa không đối không Python của Israel. Tuy 2 loại tên lửa này mấy năm gần đây được Trung Quốc nỗ lực cải tiến, nâng cấp nhưng khó có thể biến một loại tên lửa công nghệ lạc hậu trở thành một trong các loại tên lửa tiên tiến trên thế giới.

images1264682_janes_danh_gia_gay_soc_ve_ten_lua_doi_khong_trung_quoc_baodatviet.vn2.jpg
Tuy Trung Quốc đang triển khai nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, nhưng vẫn phải nhập khẩu rất nhiều tên lửa và các loại động cơ của Nga

Bài báo nhấn mạnh, về căn bản Mỹ không cần phải lo lắng về các loại vũ khí tác chiến trên không của Trung Quốc. Tuy người Trung Quốc cũng có nhiều tiến bộ, nhưng những điểm yếu căn bản của họ khó có thể bù đắp bằng sự chắp vá về công nghệ. Sự phát triển của một nền công nghệ vũ khí phải có nền tảng vững chắc và sự tích lũy lâu dài chứ không phải là sự ăn xổi và chộp giật.

Cuối cùng Jane’s đánh giá, nhận xét các loại vũ khí của Trung Quốc chỉ là “vật trang trí” thì hơi quá nhưng thực sự nó vẫn còn khoảng cách rất xa so với Nga, Mỹ. Một minh chứng không thể chối cãi là việc Trung Quốc liên tục phải nhập các loại tên lửa, từ đối không, đối đất cho đến đối hải của Nga. Đây là điều rất đáng xấu hổ đối với một cường quốc quân sự thứ 3 trên thế giới.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.529
113
chừ lo vô hiệu hóa mở võ khí hóa chất củng phê lắm. tốn rất nhiều tiền và time, mà chưa bie1t chúng bị phân tán nơi nao
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ cân nhắc loại biên máy bay cường kích A-10</h1>Thứ hai 16/09/2013 15:57

ANTĐ - Do phải đối mặt với việc cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng và mong muốn tiếp tục những kế hoạch ​​mua sắm hiện tại, Không quân Mỹ đang cân nhắc loại biên toàn bộ phi đội máy bay tiếp dầu KC- 10 và máy bay tấn công mặt đất A-10.

Theo các nguồn tin quân sự và quốc phòng, máy bay chiến đấu F-15C Eagle và kế hoạch mua máy bay trực thăng tìm kiếm và cứu nạn chiến đấu mới (CRH) trị giá 6,8 tỷ USD cũng nằm trong kế hoạch này.
Trong khi những đề xuất mua có thể rất lâu nữa mới thực hiện được, thì những lựa chọn này cho thấy những quyết định đầy khó khăn mà ban lãnh đạo Không quân Mỹ phải đối mặt khi lực lượng này đang phải vật lộn với khả năng phải cắt giảm hàng tỷ USD trong thập kỷ tới.
Kế hoạch chi tiêu năm 2015 của Không quân Mỹ sẽ phải được chuyển lên Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng trước ngày 23-9.
Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng phải phê chuẩn đề xuất ngân sách này trong những tháng tới trước khi chuyển kế hoạch chi tiêu cuối cùng lên quốc hội vào tháng 2.
Maybay_A-10.jpg

Máy bay cường kích A-10

Tuy nhiên, trong một tuyên bố qua e-mail, nữ phát ngôn viên Không quân Ann Stefanek cho biết chưa có quyết định được đưa ra.
"Khi Không quân lập kế hoạch cho ngân sách tương lai, chúng tôi sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn để hoàn thành sứ mệnh trong phạm vi nguồn lực có sẵn" bà Stefanek nói.
Những kế hoạch cắt giảm máy bay này, đặc biệt là phi đội 340 chiếc máy bay A-10, trong đó, một nửa thuộc biên chế của Không quân Vệ binh Quốc gia, chắc chắn sẽ được Quốc hội đưa ra bàn bạc kỹ lưỡng. Năm ngoái, Không quân đề xuất cắt giảm 5 phi đội A-10 đã gặp phải sự phản đối quyết liệt tại Quốc hội và từ các thống đốc bang.
Các nguồn tin quân sự cho rằng, Lục quân Mỹ quan tâm đến việc sở hữu máy bay cường kích A-10 nếu Không quân quyết định cho loại máy bay 2 động cơ, hoạt động từ những năm 1970, này nghỉ hưu.
Maybay_KC-10.jpg

Máy bay tiếp dầu KC-10

Hiện tại, Không quân Mỹ đang được biên chế 59 chiếc máy bay tiếp dầu KC-10. Loại máy bay 3 động cơ này có thể tiếp dầu cho cả các máy bay quân sự của Không quân, Hải quân và đồng minh trong một phi vụ xuất kích.
Phi đội máy bay chiến đấu F-15C Eagle cũng nằm trong danh sách cắt giảm này. Tuy nhiên, chưa rõ Không quân Mỹ sẽ cắt giảm bao nhiêu chiếc trong tổng số khoảng 250 chiếc F-15C Eagle mà lực lượng này đang sở hữu.
Các lãnh đạo Không quân cũng muốn thảo luận về khả năng chuyển bớt máy bay và nhân viên sang Không quân vệ binh quốc gia và Không quân dự bị. Quốc hội sẽ là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng về những vấn đề này.

Nga sẽ cho nghỉ hưu 250 “cá sấu bay” Mi-24</h1>(Kienthuc.net.vn) - Tương lai gần, Nga có ý định cho nghỉ hưu 250 trực thăng chiến đấu huyền thoại Mi-24 và thay bằng 300 chiếc Mi-28N hiện đại hơn.
[*]Chuyên gia Trung Quốc so sánh trực thăng Z-9 và Mi-24
[*]“Săm soi” trực thăng nguy hiểm nhất của Nga
[/list]

Động thái đầu tiên của kế hoạch lớn này là việc Không quân Nga gần đây đã đặt mua 60 trực thăng huấn luyện chiến đấu Mi-28UB. Bởi Mi-28N hiện đại và cũng phức tạp hơn nhiều so với Mi-24 và do đó yêu cầu phi công được đào tạo tay nghề cao hơn và tốt hơn.
Biến thể Mi-28UB có cơ cấu điều khiển kép, cho phép giáo viên hướng dẫn ngồi ở vị trí của phi công điều khiển vũ khí cũng có thể kiểm soát máy bay. Mỗi phi đoàn sẽ nhận được 4-6 chiếc Mi-28UB để huấn luyện chuyển loại. Nga có kế hoạch thay thế tất cả của Mi-24 bằng Mi-28 vào năm 2015.
250mi24_kienthuc_4701_HEND.jpg
"Cá sấu bay" Mi-24.


Trực thăng chiến đấu huyền thoại Mi-24 đã phục vụ liên tục 40 năm qua. Đây là chiếc trực thăng nặng tới 12 tấn, dựa trên thiết kế của trực thăng vận tải Mi-8/17. Người Mĩ cũng đã làm điều tương tự với trực thăng UH-1 Huey trong những năm 1960. Nhưng thay vì được thiết kế lại một cách triệt để cho nhiệm vụ chiến đấu như AH-1 Cobra hay AH-64 Apache. Mi-24 vẫn có thể làm nhiệm vụ chở quân và vận tải hàng hóa bên cạnh khả năng chiến đấu mạnh mẽ. Điều này biến Mi-24 trở thành trực chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới.
Nhưng “người kế thừa” Mi-24 là Mi-28 lại khác, nó được thiết kế từ những năm 1980 loại bỏ hoàn toàn khoang chở quân. Mi-28 ra đời nhằm đối phó, cạnh tranh với trực thăng chiến đấu AH-64 Apache.
250mi24_kienthuc_4702_JVJO.jpg
"Thợ săn đêm" Mi-28N sẽ thay thế cho "cá sấu" Mi-24 trong tương lai gần.


Thiết kế Mi-28N “Night Hunter” là biến thể chiến đấu mới nhất, hiện đại nhất của dòng Mi-28. Thậm chí nó được đánh giá ngang ngửa với AH-64D Apache của Mỹ.
Mi-28N được bổ sung thêm hệ thống cảm biến nhìn đêm FLIR và nhiều khí tài khác phục vụ cho khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, tấn công ban đêm. Đặc biệt, trên đỉnh cánh quạt được trang bị thêm radar sóng mm để tăng khả năng phát hiện, theo dõi mục tiêu mặt đất.
Mi-28N trang bị một pháo bắn nhanh 2A42 cỡ 30mm với cơ số 250 đạn và 2 cánh nhỏ trên thân với những giá treo mang lượng lớn vũ khí gồm: 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 40 đạn rocket S-8 hoặc 10 đạn S-130 hoặc 2 thùng súng máy 23mm. Ngoài ra, Mi-28N có thể mang được tên lửa không đối không Igla-V và R-73 để tác chiến chống mục tiêu trên không khi cần.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.529
113
Loại A 10 ra khỏi ko quân uổng quá, em này diệt du kích , xe tăng là khỏi chê, giá rẽ, nồi đồng cối đá
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.428
113
grenade nói:
Loại A 10 ra khỏi ko quân uổng quá, em này diệt du kích , xe tăng là khỏi chê, giá rẽ, nồi đồng cối đá
VN mà có khoảng 200 em A10 này thì ngon lành cành đào hen a Lựu ...:D
 
Hạng D
17/2/08
1.623
2
38
Da Nang City
Alabama nói:
grenade nói:
Loại A 10 ra khỏi ko quân uổng quá, em này diệt du kích , xe tăng là khỏi chê, giá rẽ, nồi đồng cối đá
VN mà có khoảng 200 em A10 này thì ngon lành cành đào hen a Lựu ...:D
50 con cũng đủ làm mấy thằng có âm mưu đen tối sợ teo chim rồi :D
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h1>B-1B mang bom thông minh phá tan xác thuyền cướp biển</h1>(Soha.vn) - Máy bay ném bom B1-B với độ chính xác tuyệt vời đã tấn công chuẩn xác mục tiêu di động trong một cuộc thử nghiệm tại Vịnh Mexico.</h2>Bức ảnh trên được các thành viên thuộc Phi đội Kiểm tra và Đánh giá (TES) số 337 của Không quân Mỹ chụp lại tại vịnh Mexico vào ngày 6/9 nhưng tới bây giờ mới được công bố. Nội dung bức ảnh mô tả một phần cuộc thử nghiệm dành cho máy bay ném bom B1-B, một trong những lực lượng nòng cốt của Phi đội ném bom không quân.
B-1B được các phi công gọi với biệt danh thân mật là “Bone” và chủ yếu được biết đến là những máy bay ném bom siêu âm có khả năng tấn công mục tiêu một cách nhanh chóng với độ chính xác tối đa. Tuy nhiên, sau khi chuyển từ sứ mệnh mang vũ khí hạt nhân sang mang bom thông thường, B-1B chủ yếu tập trung tấn công các mục tiêu mặt đất. Trong khi đó, Không quân Mỹ muốn chứng minh chiếc máy bay còn có thể làm được nhiều điều hơn thế.

GBU10_soha_vn-af8d3.jpg

Bom thông minh GBU-10 tấn công trúng mục tiêu

Vì vậy, phi đội TES 337 được giao nhiệm vụ tấn công những chiếc tàu nhỏ tại vịnh Mexico nhằm “đánh giá và phát triển chiến thuật hàng hải”. Nhiệm vụ của B1-B là xác định mục tiêu, khóa mục tiêu và phá hủy những chiếc thuyền cao tốc nhỏ thường được cướp biển sử dụng.
Vượt qua bài kiểm tra đánh giá lần này, B1-B cho thấy nó là loại máy bay ném bom đáng tin cậy trong việc tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, sử dụng các loại vũ khí hiện có.
Chương trình đánh giá và phát triển chiến thuật yêu cầu sử dụng nhiều loại bom khác nhau, bao gồm loại bom thông minh JDAM trọng lượng 50lb (227kg) hoặc 1 tấn, và bom thông minh dẫn đường bằng laser GBU-54. Loại bom trong bức ảnh trên là bom thông minh dẫn đường bằng laser GBU-10.
GBU10a_soha_vn-bb7d9.jpg

Mục tiêu bị phá hủy hoàn toàn

Sự chuẩn xác hoàn hảo của B-1B và các loại bom thông minh đã khiến con thuyền chỉ còn sót lại những mảnh gỗ vụn.
Trước đó, Không quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa chống tàu tầm xa LRASM được phóng từ máy bay ném bom B-1B, nhằm tăng cường khả năng tác chiến của B-1 và khả năng sử dụng nó như một phương tiện mang tên lửa chống tàu.
Các bài kiểm tra thành công cho thấy B-1B hoàn toàn có thể hỗ trợ các đơn vị tàu chiến và các nhóm đổ bộ, nó có thể được sử dụng trong các sứ mệnh tương lai như chống cướp biển ngoài khơi Somalia, nơi cướp biển thường xuyên dùng những chiếc thuyền nhỏ để tấn công tàu chở dầu và chở hàng.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
grenade nói:
Loại A 10 ra khỏi ko quân uổng quá, em này diệt du kích , xe tăng là khỏi chê, giá rẽ, nồi đồng cối đá

Có đồ thay rồi bác
(Soha.vn) - Công ty liên doanh Textron Airland (Mỹ) vừa giới thiệu mẫu máy bay tấn công hạng nhẹ Scorpion, có thể thay thế cho các máy bay A-10 và F-15C của Không quân nước này.</h2>Chủ tịch và giám đốc điều hành của Textron, ông Scott Donnelly ngày hôm qua (16/9) cho biết chiến đấu cơ hạng nhẹ Scorpion đang trong giai đoạn cuối cùng của các cuộc thử nghiệm tích hợp và dự định sẽ thực hiện chuyến thử nghiệm trước cuối năm nay. Ông tiết lộ hệ thống thoát hiểm và động cơ của máy bay đã được thử nghiệm thành công.
Công ty liên doanh Textron Airland (Textron và Airland hợp tác thành lập) từng giới thiệu mẫu thiết kế của Scorpion tại hội nghị thường niên của Hiệp hội không quân và vũ trụ Mỹ tại Maryland vào tháng 1/2012. Họ tin tưởng loại máy bay tấn công hạng nhẹ này có thể cạnh tranh được trên thị trường trong nước và quốc tế.
Scorpion được trang bị động cơ phản lực kép và buồng lái dành cho hai người người dù chỉ có một phi công điều khiển. Scorpion có thể mang theo nhiều loại thiết bị khác nhau từ bình nhiên liệu dự phòng tới tên lửa Hellfire.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Scorpion, như Embraer Super Tucano và Beechcraft AT-6 được thiết kế với động cơ cánh quạt để giảm chi phí. Tuy nhiên, ông Donnelly bày tỏ sự tự tin rằng thiết kể của Scorpion có giá tương đương một máy bay cánh quạt, trong khi có nhiều tính năng hơn. Ông dự tính một giờ bay của Scorpion chỉ khoảng 3.000 USD, rẻ hơn những loại chiến đấu cơ F-16 hay F-35.
Trong khi đang đàm phàn với những khách tiềm năng, Textron chưa xác định các thị trường cụ thể cho máy bay Scorpion. Mặc dù vậy khu vực Trung Đông và Thái Bình Dương được cho là những mảnh đất mầu mỡ dành cho máy bay tấn công hạng nhẹ trước đây.
Tình trạng cắt giảm ngân sách toàn cầu dường như làm tăng rủi ro cho một công ty phát triển máy bay mới trong khi chưa có đơn đặt hàng, nhưng ông Donnelly cho rằng điều này sẽ giúp công ty của ông thâm nhập vào thị trường toàn cầu.
“Chúng tôi biết Mỹ và các quốc gia đối tác đang gặp khó khăn về ngân sách, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có đơn đặt hàng”, ông Donnelly nhận định. “Chúng tôi cung cấp giải pháp cho mọi người gặp khó khăn về ngân sách và vẫn có nhu cầu. Đây không phải là một đối thủ cạnh tranh với F-35.”
Ở thị trường trong nước, nhóm phát triển Scorpion cũng đang quan tâm tới chương trình thay thế máy bay huấn luyện T-X của Không quân Mỹ. Ông Donnelly cho rằng bằng cách thay đổi từ 2 xuống 1 động cơ và cải tiến cánh, Scorpion có thể phù hợp với những yêu cầu của chương trình máy bay huấn luyện T-X, có trị giá lên tới hàng tỷ USD.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Không quân Mỹ Whit Peters cho rằng Scorpion có thể là nền tàng để thay thế cho phi đội A-37 trên thế giới cũng như phi đội A-10 và F-15C của Không quân Mỹ. Cả hai phi đội này đang có khả năng bị cắt giảm do thiếu kinh phí.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
"Đại bàng tàn tật" F-35: Nỗi xấu hổ nghìn tỉ đô của nước Mỹ
<hr/>Quote:
Dự án F-35 định mệnh của Lầu Năm góc đang gặp từ khó khăn này đến khó khăn khác. Trong khi những chiếc máy bay này không bị cấm bay, chúng không được phép bay trong thời tiết xấu, trong các nhiệm vụ chiến đấu và cả vào buổi đêm. Không những vậy, chi phí ngày càng gia tăng và lịch sản xuất ngày càng bị đẩy lùi.

Hãy cùng tìm hiểu "nỗi hổ thẹn" đắt giá của nước Mỹ qua những nhận định dưới đây của tờ Gizmodo:


710099.jpg

F-35: tiêm kích tàng hình và siêu âm


F-35 là gì

F-35 có tên đầy đủ Lockheed Martin F-35 Lightning II, đặt tên theo các máy bay tiêm kích Lightning nổi tiếng trong Thế chiến thứ 2. F35 là một dòng máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, một động cơ có khả năng tấn công mặt đất, do thám và chiến đấu không đối không với khả năng tàng hình do Lockheed Martin xây dựng.

Hiện nay F-35 có 3 phiên bản:



- F-35A: Phiên bản cất cánh và hạ cánh thông thường.


710137.jpg

F-35A là phiên bản cơ bản của F-35



- F-35B: Có khả năng cất cánh trên khoảng cách ngắn và hạ cánh thẳng.


710149.jpg

F-35B trong thử nghiệm hạ cánh thẳng đứng đầu tiên



- F-35C, phiên bản được trang bị cho hàng không mẫu hạm.


710155.jpg

F-35C thử nghiệm cất cánh từ bệ phóng từ trường



F-35 là sản phẩm của chương trình Tiêm kích Phối hợp JSF được phát triển bởi liên minh Mỹ, Anh, Australia, Hà Lan và đồng minh của các quốc gia này, với mục tiêu là thay thế phần lớn các mẫu tiêm kích hiện tại bằng một thế hệ tiêm kích mới.

Sau một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Boeing và Lockheed Martin, Lockheed Martin X-35 đã đánh bại Boeing X-32 và được lựa chọn để phát triển thành sản phẩm cuối F-35 Lightning II cho JSF, với chi phí mỗi năm lên tới 12,5 tỉ USD và tổng chi phí vòng đời của chương trình lên tới 1,1 nghìn tỉ USD. Tuy vậy, dự án JSF và F-35 hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và hoàn toàn có thể thất bại.



Không kiểm soát được chi phí

Vấn đề lớn đầu tiên của JSF là mức giá F-35 hiện đang tăng chóng mặt. Theo Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Hoa Kỳ (G.A.O), một đơn vị khá độc lập với các đơn vị khác của chính quyền Mỹ, mức giá của mỗi chiếc F-35 vào thời điểm năm 2011 được dự kiến sẽ chỉ rơi vào mức 81 triệu USD. Đến thời điểm hiện tại, mức giá đó đã tăng lên 161 triệu USD. Điều này khiến cho quá trình sản xuất hàng loạt F-35, vốn được hi vọng sẽ bắt đầu vào năm 2012, sẽ phải đợi tới năm 2019 hoặc muộn hơn mới có thể bắt đầu.

Văn phòng Quản lý JSF không đồng ý với quan điểm của G.A.O. Theo Văn phòng này, G.A.O đã không tính tới việc F-35 có tới 3 phiên bản khác nhau, và cũng đã không nhận ra rằng sau quá trình làm quen ban đầu, chi phí dành cho F-35 sẽ giảm xuống. Văn phòng Quản lý JSF cho rằng, mức chi phí "thực tế" của F-35 là 120 triệu USD, một mức giá sẽ càng ngày càng giảm khi đi vào sản xuất hàng loạt.


710159.jpg

F-35A nhìn từ trên xuống



Winslow Wheeler, thành viên của Dự án Quản lý của Chính phủ Mỹ và cũng là một quan chức lâu năm của G.A.O, bất đồng sâu sắc với quan điểm của JSF: "Giá thật của mỗi chiếc F-35, khi các ngài thôi không nói ra những điều vớ vẩn nữa, là 219 triệu USD hoặc hơn, và con số này rất có thể sẽ tiếp tục tăng".



Công nghệ mới không hoạt động tốt

Mức giá cao (và càng ngày càng tăng) sẽ là chấp nhận được trong trường hợp F-35 là một thành tựu về mặt công nghệ. Rất tiếc, sự thật không phải là như vậy. Các công nghệ mới, "đột phá" không thể hoạt động được.



710133.jpg

Phi công cùng mũ bay siêu cấp của F-35


Điển hình nhất trong số các "đột phá" này là chiếc mũ bảo hộ với màn hình tích hợp tân tiến. Theo Pierre Sprey, một nhà thiết kế máy bay nổi tiếng của Mỹ, kể cả trong trường hợp các nhà thiết kế có thể giải quyết các vấn đề về tần số và nhiễu tín hiệu, độ phân giải của video hiển thị trên mũ bay vẫn là "kém cỏi đến mức gây chết người" nếu so sánh với mắt người, trong trường hợp F-35 phải đối mặt với máy bay địch.

"Ngay từ khi bắt đầu, họ đã nên nhận ra rằng sẽ có một vấn đề lớn về điện toán và một vấn đề lớn về độ phân giải", ông Sprey khẳng định. "Tại sao drone bắn nhầm phải các đám cưới tại Afghanistan? Vì độ phân giải quá thấp. Điều đó là hoàn toàn có thể biết được trước khi phát triển mũ bay". Nhà thiết kế này kết luận, chiếc mũ bay của F-35 là "một thất bại toàn diện từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc".



710121.jpg

Cận cảnh mũ bay của F-35



Chính phủ không biết phân bổ trách nhiệm một cách hợp lý

Sau khi Trung tướng Christopher C. Bogdan lên nắm quyền kiểm soát JSF vào tháng 12 năm ngoái, ông đã nhanh chóng đem cả chương trình này và nhà thầu chính, Lockheed Martin ra thanh tra. Đội ngũ quản lý của JSF và nhà thầu Lockheed Martin đều đã bị qui kết mắc nhiều thiếu sót trên nhiều phương diện.


710163.jpg

Trung tướng Bogdan, người tiếp quản JSF vào tháng 12/2012



Vấn đề lớn nhất của JSF là tất cả mọi trách nhiệm và thiệt hại đều sẽ chỉ gây tổn hại cho chính phủ Mỹ. Trách nhiệm không được phân bổ hợp lý, dẫn đến tình trạng lúc nào nhà thầu Lockheed Martin cũng sẽ thu lời và chính phủ ngày càng ngập trong đống hóa đơn.

Trung tướng Bogdan gần đây đã đưa ra một tuyên bố như sau:

"Khi chúng ta ký hợp đồng này vào năm 2001, tất cả mọi rủi ro đều sẽ do chính phủ gánh chịu. Rủi ro chi phí. Rủi ro kỹ thuật. Một ví dụ hoàn hảo: Trong chương trình phát triển, chúng ta sẵn sàng trả cho Lockheed Martin bất cứ khoản phí nào để họ hoàn thành một nhiệm vụ. Nếu họ không làm được, chúng ta trả tiền để họ sửa sai lầm đó. Họ không mất cái gì cả".


710113.jpg


Nói một cách chính xác, F-35 có thể cất cánh, nhưng không quân Mỹ không thể sử dụng F-35 trong các cuộc chiến thực sự. F-35 là một chú đại bàng không gẫy cánh (và thậm chí là đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp hoạt động tốt) nhưng vẫn bị xếp vào loại tàn tật nặng: Từ lỗi cánh gió cho tới cảm biến hoạt động không nhạy, hệ thống điện đầy lỗi và các vết nứt trên cấu trúc xuất hiện ngày càng nhiều. Không chỉ gia tăng chi phí, càng ngày chương trình F-35 càng bị đẩy lùi so với lịch trình ban đầu.



Tiền vốn bị đem "rải" một cách không hợp lý vì mục đích chính trị

Các nhà chính trị gia đóng vai trò gây vốn cho JSF đã cố gắng hết sức để các đồng đô la kinh phí của Lầu Năm Góc được "rải đều" trên toàn nước Mỹ. Đây là sai lầm lớn thứ 4 của chính phủ Mỹ.


710129.jpg



"Quy trình chính trị" đứng đằng sau chương trình JSF chưa bao giờ ngừng lại. JSF đã được "thiết kế" để đem rải các đồng vốn một cách cực kỳ bất hợp lý: Có tới hơn 1.400 nhà thầu phụ độc lập hoạt động trong chương trình này. Các nhà thầu phụ (và các đồng đô la kinh phí) được chia đều trong các khu vực có ý nghĩa quan trọng với các cuộc bầu cử. Ngay cả khi kinh phí bị đội lên rất nhiều lần, các kỳ hạn không được tuân thủ và các sai lầm nghiêm trọng về mặt thiết kế xuất hiện ngày càng nhiều, quá trình rải vốn này cũng sẽ không ngừng lại.

Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu F-35 có thể trở thành tiêm kích tương lai của Hoa Kỳ hay không. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ khẳng định, lực lượng của họ sẽ được hoàn thiện và sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015, trong khi Không quân và Hải quân Mỹ "cần thêm một vài năm nữa". Thế nhưng, thực tế là cách đây không lâu họ cũng từng đề ra cột mốc cho việc hoàn tất dự án là năm 2012, cột mốc đó giờ đây đã được xác nhận chỉ là một tuyên bố sáo rỗng.

http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-...n-ti-do-cua-my