Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tổng hợp các lỗi của F-35 từ đầu năm tới nay:

Siêu cơ F-35 sợ… sét đánh Thứ tư, 16/01/2013 10:47

Là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 với giá bán 'trên trời', nhưng F-35 không có khả năng chịu được sét đánh.

Vì vậy mà nó bị cấm hoạt động ở các khu vực hay có dông, thậm chí khi phát hiện ra dông tố, F-35 phải thoát ly khỏi khu vực này ít nhất 40km.

Hệ thống điện tử trên khoang của F-35 Lightning II không có khả năng kháng sét, dễ xảy ra cháy nổ, vẫn chưa phải là tất cả.

F-35 còn gặp vấn đề ở hệ thống tạo khí trơ (OBIGGS – giúp bơm vào bình chứa nhiên liệu giúp giảm tỷ lệ không khí trong khoang) thường xuyên hoạt động không ổn định.

Việc duy trì tỷ lệ không khí thấp trong bình nhiên liệu giúp giảm khả năng xảy ra cháy nổ khi máy bay F-35 bị trúng sét.

F-35

Cùng với đó, OBIGGS còn có thể dừng hoạt động bất ngờ khi máy bay F-35 thay đổi tốc độ bay và độ cao hoạt động.

Khi hoạt động thường xuyên, sức ép và nhiệt độ tại cánh và đuôi có thể gây bong tróc lớp sơn phủ tàng hình, thậm chí trong một số trường hợp, kết cấu này bị mất tác dụng.

Nhiều sai sót trong thiết kế của F-35 cũng bị phát hiện. Những sai sót này gây ra nhiều vấn đề khi F-35 chuyển trạng thái bay vượt ngưỡng tốc độ âm thanh và ngược lại.

Hiện tại, Lockheed Martin đang dự kiến thời điểm hoàn tất quá trình phát triển chiến đấu cơ F-35A vào năm 2016, F-35B năm 2018 và F-35C là năm 2017.
http://m.tinngan.vn/Sieu-co-F35-so%E...-0-378328.html

Mỹ tạm dừng thử nghiệm F-35B vì quá nhiều lỗi
surrender.gif



(ĐVO)- Theo thông tin từ cơ quan quản lý thử nghiệm của máy bay thuộc Lầu Năm góc công bố thì chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ đang trong thời gian bay thử nghiệm đã xuất hiên rất nhiều lỗi. Chính vì những lỗi mắc phải đơn vị thuộc Lầu Năm góc phụ trách phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II đã quyết định tạm dừng các chuyến bay thử của phiên bản F-35B cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (SVTOL). Lệnh tạm dừng trên có hiệu lực từ ngày 18/1.

Hiện chưa rõ thời điểm cho F-35B bay thử nghiệm trở lại. Cụ thể, lầu Năm góc quyết định tạm dừng các chuyến bay thử của F-35B sau khi một mẫu thử phiên bản này gặp trục trặc ở hệ thống cung cấp nhiên liệu khi đang bay tại căn cứ không quân Eglin, bang Florida. Căn cứ thông tin sơ bộ, chiếc F-35B trên gặp vấn đề ở điểm kết nối giữa ống cung cấp nhiên liệu và vòi phun trong buồng đốt.

Trong một số cuộc thử nghiệm khác hiệu suất của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-35, người ta đã phát hiện vết nứt trên thân và nhiều vấn đề khác. Mẫu thử nghiệm F-35B xuất hiện nhiều vết nứt mới ở vách ngăn phía dưới thân máy bay sau quá trình thử nghiệm tương đương 7.000 giờ bay.
images1177466_Khong_quan_My_quyet_dinh_tam_dung_thu_nghiem_F_35B_datviet.vn_1.jpg
Chiến đấu cơ F-35B Ngoài lỗi vết nứt trên thân, F-35B thử nghiệm cũng bộc lộ những vấn đề với động cơ nâng khi hạ cánh thẳng đứng. Trong các biến thể của dòng F35 thì chỉ có F-35B gặp phải nhiều lỗi, còn F-35A và F-35C không gặp phải vấn đề gì.

Tuy nhiên vấn đề với F-35 càng nghiêm trọng hơn khi cơ quan Kiểm định và đánh giá hoạt động của Lầu Năm Góc (OT&E) cũng đưa ra kết luận rằng, chiến đấu cơ F-35 Lightning II không có khả năng chịu sét đánh.
images1177467_Khong_quan_My_quyet_dinh_tam_dung_thu_nghiem_F_35B_datviet.vn_2.jpg
F-35B có thể cất cánh với đường băng cực ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Hiện tại máy bay đã bị cấm hoạt động tại các khu vực thường xuyên có dông, nó cũng bị cấm tiếp cận đến những khu vực này trong phạm vi 40km.
F-35B được biết đến là loại máy bay chiến đấu tàng hình cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng (Short Take-Off and Vertical Landing - STOVL). Thậm chí, F-35B có thể biến chiến hạm như tàu khu trục mang trực thăng lớp Hyuga của Nhật Bản trở thành các tàu sân bay thực sự.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-tam-dung-thu-nghiem-f-35b-vi-qua-nhieu-loi-2214275/


F-35 trục trặc về khí thải động cơ

Người ta phát hiện ra rằng nhiều hệ thống gần sàn đáp có thể bị hư hỏng do F-35B hạ cánh và cất cánh quá gần với các loại vũ khí, ăng-ten...

Các thành phần dưới sàn tàu yêu cầu bảo vệ tốt hơn ở mức nhiệt cao. Trên các tàu sân bay trực thăng nhỏ hơn (như lớp Wasp), người ta phát hiện ra rằng nhiều hệ thống gần sàn đáp có thể bị hư hỏng do F-35B hạ cánh và cất cánh quá gần với các loại vũ khí, ăng-ten, cửa thoát nhiên liệu, ống dẫn nhiên liệu, thuyền cứu sinh, lan can, lưới bảo vệ, một số thiết bị điện và hầu hết các thiết bị khác. Các thiết bị này được đảm bảo an toàn đối với máy bay AV-8B Harrier STOVL cũ. Bởi vậy, số thiết bị này sẽ phải được thay thế hoặc phải được bảo vệ tốt hơn.
images695578_F35chaua_Kienthuc_5_98059_04c6a.jpg
Tiêm kích F-35B Vấn đề cơ bản là kích thước của F-35B lớn hơn và sinh ra lượng khí nóng động cơ nhiều hơn so với máy bay AV-8B tham gia phục vụ từ những năm 1969. Đây là phiên bản đầu tiên được sử dụng chủ yếu bởi Hải quân Hoàng gia Anh và Thủy quân lục chiến Mỹ. Đó là chiếc máy bay 11 tấn mang theo khoảng 2 tấn vũ khí.
Trong những năm 1980, một phiên bản lớn hơn của AV-8B với khối lượng 14 tấn đã được phát triển, có thể mang tới 3 tấn vũ khí. Tuy rằng, phiên bản này có sinh ra nhiều nhiệt lượng hơn, nhưng chưa đủ để gây ra vấn đề lớn. Chiếc F-35B thay thế AV-8B sẽ là một máy bay 27 tấn có thể mang tới 6 tấn vũ khí và có khả năng tàng hình. Trong chế độ cất cánh thẳng đứng F-35B sẽ mang gấp 2 lần số vũ khí và hoạt động trên quãng đường gấp đôi so với Harrier (khoảng 800 km).
Trên đất liền, F-35B cũng gặp vấn đề đối với sàn thép đục lỗ (PSP) được sử dụng khi xây dựng nhanh sân bay. PSP là các tấm kim loại đục lỗ được sử dụng để nhanh chóng tạo ra đường băng trong mọi thời tiết, có thể đáp ứng cho máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng.
Lớp lót đường băng dã chiến đầu tiên trong Chiến tranh Thế giới thứ II được làm bằng thép hợp kim chống gỉ. Các tấm thép có lỗ hổng để thoát nước và các khớp nối để có thể dễ dàng liên kết với nhau. Trong vòng chưa đầy 2 ngày, các kỹ sư có thể xây dựng một đường băng dài hơn một cây số (vào khoảng 1,3 km) có thể đáp ứng cho các máy bay lên đến 28 tấn. Điều này có nghĩa máy bay ném bom 4 động cơ như chiếc B-17 và B-24 hay B-29 khi không mang vũ khí có thể hạ cánh trên đường băng này.
Hiện nay, PSP được cấu tạo dưới dạng các tấm kim loại có chiều dài 3 mét, rộng 38cm và nặng 20 kg mỗi tấm. PSP có thể đảm bảo cho các máy bay tải nặng nhưng không đáp ứng được với các máy bay ném bom hạng nặng như B-1/2/52. PSP gần đây đã gặp vấn đề với nhiệt lượng từ động cơ F-135 của F-35B. Việc điều chỉnh về khí thải của F135 cũng giúp bảo vệ PSP khỏi các hư hại nghiêm trọng này.


http://www.baomoi.com/F35-truc-trac-ve-khi-thai-dong-co/145/11219011.epi


Lốp tiêm kích F-35 mòn nhanh khủng khiếp!
too_sad.gif




(Soha.vn) - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết lốp của F-35 mòn với tốc độ "không thể chấp nhận nổi".

Phát ngôn viên của văn phòng chương trình F-35 thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, Joe DellaVedova cho biết lốp của biến thể F-35 dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “bị ăn mòn với tốc độ không thể chấp nhận được khi hoạt động như một máy bay chiến đấu bình thường.”
Ông DellaVedova tiết lộ Lầu Năm Góc đang làm việc với tập đoàn Lockheed Martin và Dunlop Tyres (đối tác sản xuất lốp cho dự án máy bay bay chiến đấu F-35) về thiết kế lốp mới dự kiến sẽ được giới thiệu vào năm tới. Loại lốp mà Dunlop hiện đang cung cấp đã được cải tiến, nhưng chất lượng vẫn không thể chấp nhận được.
anh-8f837.jpg

Máy bay chiến đấu F-35.​
Giám đốc đánh giá và kiểm tra hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, Michael Gilmore cho biết lốp của Dunlop Tyres “mòn nhanh hơn dự kiến” do thiết kế không hợp lý. Trong khi đó, John Butters, phát ngôn viên của Dunlop Tyres thừa nhận rằng những chiếc lốp ban đầu “có tốc độ mòn nhanh và mẫu sau đó mòn chậm hơn."
Ông Butters cho biết biến thể F-35B dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “đối mặt với một môi trường hoạt động thách thức”, đòi hỏi một loại lốp “có thể hoạt động mà không làm hư hại bề mặt hạ cánh”. Anh và Italia cũng dự dịnh mua biến thể tiêm kích này.
Bên cạnh vấn đề về lốp mòn quá nhanh, F-35 cũng gặp phải một loạt các vấn đề khác liên quan tới phần mềm sẵn sàng chiến đấu, mũ bảo hiểm của phi công và đội chi phí sản xuất. Đây là những thách thức mà Lầu Năm Góc phải giải quyết để giảm khoản kinh phí khổng lồ 1,1 nghìn tỷ USD ước tính dành cho hoạt động và hỗ trợ của phi đội 2.443 chiếc F-35 trong vòng 55 năm.
Chi phí hiện tại dành cho chương trình F-35 đã lên tới 391,2 tỷ USD, tăng 68% so với dự tính năm 2001. Đây cũng là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc.



Mỹ định vứt bỏ F-35 không thương tiếc
too_sad.gif



(ĐVO) - Lầu Năm góc sẵn sàng từ bỏ mua sắm các máy bay tiêm kích đắt tiền F-35 và hủy bỏ chương trình trị giá 391,2 tỷ USD.

F-35 là hệ thống vũ khí đắt tiền nhất của Lầu Năm góc. Chương trình mua sắm 2.443 chiếc F-35 ước trị giá 391,2 tỷ USD, cao hơn 68% so với dự kiến năm 2001. Và ở Mỹ ngày càng nhiều người lên án “sự lãng phí” này của Bộ Quốc phòng Mỹ trong hoàn cảnh phải tiết kiệm ngân sách như hiện nay.

Đến ngày 1/10, khi bắt đầu năm tài chính ở Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ phải quyết định những chương trình nào sẽ phải cắt giảm kinh phí. Khoản kinh phí quốc phòng phải cắt giảm là 50 tỷ USD.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, khi phát biểu trước giới báo chí, đã nói rằng, Lầu Năm góc có thể sẽ phải lựa chọn giữa “một sức mạnh nhỏ hơn nhiều” và “kỳ nghỉ” 10 năm cho quá trình hiện đại hóa các hệ thống vũ khí trang bị.

Tuy nhiên, trước đó có tin Bộ Quốc phòng Mỹ đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với công ty Lockheed Martin về việc mua lô sản xuất loạt nhỏ tiêm kích F-35 Lightning II thứ 6 và thứ 7 gồm tổng cộng 71 chiếc F-35, trị giá hơn 7 tỷ USD. Các máy bay này sẽ được đặt mua cho Mỹ, Australia, Italia, Nauy và Anh.
images1246625_f_352.baodatviet.vn.jpg

F-35 là máy bay chiến đấu đắt tiền nhất trong lịch sử
Mặc dù F-35 là máy bay chiến đấu đắt tiền nhất trong lịch sử, nhưng chất lượng của nó còn lâu mới hoàn thiện. Tháng 2/2013, khi thử nghiệm một mẫu chế thử, đã phát hiện vết nứt trong một lá cánh turbine của động cơ máy bay.
Tháng 4/2013, giới quân sự Mỹ tỏ ý nghi ngờ các máy bay này có thể chống chịu được các cuộc tấn công mạng tinh vi.

Các đối tượng bị chỉ trích khác còn có mũ bay của phi công không hoạt động như mong muốn và phần mềm cần để tác chiến mà vẫn còn nằm trên những bản vẽ.

Mỹ là quốc gia chi nhiều tiền nhất cho quốc phòng. Kinh phí sản xuất F-35 tăng mạnh làm nhiều chính trị gia bực tức. Tại Quốc hội Mỹ, có những ý kiến cho rằng, giới quân sự Mỹ nên nghĩ đến chuyện chấm dứt chương trình.

Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ khẳng định, chính các nghị sĩ Mỹ đang đòi Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục mua sắm xe tăng và duy trì các hạm tàu và máy bay không còn cần thiết. Và mặc dù Lầu Năm góc tỏ ra thất vọng với các tiêm kích đắt tiền F-35, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ khó từ bỏ chúng nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội.
images1246624_f_35.baodatviet.vn.jpg

Máy bay F-35 của quân đội Mỹ
F-35 với ba biến thể được sử dụng trong không quân, hải quân và thủy quân lục chiến, là một máy bay một chỗ ngồi, có khả năng hoạt động tàng hình được trang bị với một hệ thống kỹ thuật tối tân.

Trong đó, biến thể của thủy quân lục chiến F-35B cũng có khả năng thực hiện cất cánh ngắn và hạ cánh theo phương thẳng đứng, trong khi vẫn duy trì các hoạt động thông thường như các máy bay khác. Các nhà quân sự Mỹ kỳ vọng F-35B sẽ biến các tàu sân bay trực thăng của Mỹ có năng lực mạnh mẽ không thua kém các hàng không mẫu hạm chủ lực.

"F-35 là một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng nó còn hơn cả một máy bay tàng hình" - Đại tá Art Tomassetti của thủy quân lục chiến- một phi công, người đã tham gia chương trình JSF kể từ năm 1998, nói - "Nó có khả năng tàng hình và khả năng quan sát thấp. F-35 là tập hợp tất cả những thứ mà máy tính và kỷ nguyên kỹ thuật số ngày nay có thể trang bị và duy trì hoạt động cho máy bay.

F-35 là một sự kết hợp hoàn hảo của tàng hình, cảm biến và một hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số mạnh mẽ, làm cho nó không chỉ dễ dàng cho phi công điều khiển bay, mà còn dễ dàng để xác định và bắn hạ các mục tiêu trên không."

Được quảng bá là máy bay đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới được trang bị hệ thống sensor cho phép nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cách xa 800 dặm ở mọi góc độ (360 độ) nhưng:

Pilot F-35 có điểm mù không nhìn được phía sau:
F-35 fighter jet plagued by poor visibility, Pentagon report warns

Experienced fighter pilots say the F-35, billed as one replacement for Canada's air force, has poor visibility, making it tough to spot enemies.

OTTAWA—The F-35 jet, eyed as Canada's fighter of the future, may have a fatal flaw — a blind spot that prevents pilots from “checking their six” or easily watching for an enemy behind them, a new report says.

“Aft visibility could turn out to be a significant problem for all F-35 pilots in the future,” the report warns.

http://www.thestar.com/news/canada/2013/03/06/f35_fighter_jet_plagued_by_poor_visibility_pentagon_report_warns.html

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Hồ sơ mật:

Tiêm kích F-35B Mỹ có nguồn gốc từ Nga?</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích tàng hình F-35B của Mỹ được cho có nguồn gốc từ sự hợp tác bí mật giữa Cục Thiết kế Yakovlev (Nga) và Tập đoàn Lockheed Martin.
Xem F-35B hạ cánh thẳng đứng trong đêm
"Nội thất" tiêm kích tối tân F-35 mà châu Á "khao khát"
[/list]

Ít ai biết rằng, các hệ thống quạt nâng độc đáo và ống xả vector cho phép F-35B cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) đã được thiết kế gần ba thập kỷ trước đây bởi Phòng Thiết kế Yakovlev (Liên Xô) cho máy bay chiến đấu siêu âm của họ, Yak-141.

Tốc độ ... và nhiều hơn nữa

Không giống như mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn rất thành công của Anh là Sea Harrier, thiết kế Yakovlev Yak-38 của Liên Xô gặp nhiều vấn đề trong vận hành.

Do đó, để phục vụ cho kế hoạch phát triển lực lượng Hải quân Xô viết của Đô đốc Gorshkov, năm 1975 Yakovlev được lệnh nghiên cứu, thiết kế mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn mới.
yak41F35_KTo_4701.jpg
Thiết kế tiêm kích siêu thanh cất hạ cánh thẳng đứng Yak-141.Yêu cầu đặt ra là loại máy bay mới có một sự kết hợp chưa từng có giữa tốc độ siêu âm, khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và đường băng ngắn, cùng tầm hoạt động lớn.

Vai trò chính của nó là để bảo vệ hạm đội hải quân của Liên Xô và các tuyến đường vận tải. Máy bay sẽ không chỉ hoạt động từ tàu sân bay, mà sẽ được sử dụng rộng rãi ở những nơi và những lúc không đảm bảo được điều kiện đường băng.

Thiết kế của Yakovlev đã bỏ các cấu hình hai động cơ phổ biến của Yak-38 và Sea Harrier vào “sọt rác”. Thay vào đó họ chỉ bố trí một động cơ duy nhất, có thể xoay 95 độ xuống với hai động cơ đẩy bổ sung nằm ở giữa thân máy bay, ngay phía sau trọng tâm. Các động cơ bổ sung sẽ được sử dụng khi cất hạ cánh thẳng đứng và khi bay treo. Các kĩ sư Yakovlev đặc biệt ưu tiên độ ổn định khí động học cho loại máy bay này, tránh lặp lại sai lầm ở Yak-38.

12 kỉ lục thế giới


Năm 1977, Yakovlev được “bật đèn xanh” để phát triển và nghiên cứu đầy đủ với tên gọi Yak-141. Đến tháng 3/1987, tiêm kích Yak-141 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Trong tháng 4/1991, phi công thử nghiệm Andrei Sintsyn thiết lập 12 kỷ lục thế giới trên chiếc Yak-141.
yak41F35_KTo_4702.jpg
Động cơ chính có thể xoay đổi hướng và 2 động cơ phụ ở phía dưới gần buồng lái trên chiếc Yak-141.Yak-141 trang bị một động cơ phản lực Soyuz R-79V-300 và 2 động cơ đẩy phụ RD-41 cho phép đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 1,7, tầm bay 1.400km, trần bay 15.500m. Máy bay mang được các loại tên lửa không đối không, không đối đất có điều khiển, bom và rocket

Nhưng những rắc rối sau đó đã sớm dìm chết loại máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn Yak-141.

Ngày 5/10/1991, mẫu thử nghiệm Yak-141 bị rơi trong khi cố hạ cánh trên tàu sân bay. Sau đó là cuộc khủng hoảng kinh phí sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Yakovlev không có nguồn tài chính để tiếp tục dự án, Yak-141 rơi vào quên lãng.

Hợp tác với Lookheed Martin


Cố gắng để tồn tại sau khi Liên Xô sụp đổ, Yakovlev bắt đầu tìm kiếm những đối tác nước ngoài “giàu có” tiếp tục ấp ủ những dự án máy bay mới. Và họ đã thành công khi thu hút hãng Aermacchi Italy cùng hợp tác phát triển máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực thế hệ mới.

Ngoài ra, Yakovlev đã đạt được thỏa thuận thành công với Lockheed Martin trong chương trình Yak-141.

Thời điểm này, Lockheed Martin đang loay hoay phát triển thiết kế tiêm kích cạnh tranh với hãng Boeing trong chương trình tìm kiếm máy bay chiến đấu Liên quân (Joint Strike Fighter – JSF) thay thế F-16/18, A-10.

Theo nhà phân tích hàng không Bill Gunston cho biết, quan hệ đối tác giữa Lockheed - Yakovlev bắt đầu vào cuối năm 1991.

Lockheed với tiềm lực tài chính của mình đã chi gần 400 triệu USD để Yakovlev cung cấp 3 mẫu thử nghiệm Yak-141 và bổ sung một mẫu thử nghiệm tĩnh để kiểm tra những cải tiến trong thiết kế và hệ thống điện tử.
yak41F35_KTo_4703.jpg
Tiêm kích F-35B với kiểu động cơ có nét tương đồng với Yak-141.Trên cơ sở công nghệ tiên tiến từ Yak-141, Lockheed Martin đã đưa nó vào mẫu thử nghiệm tiêm kích X-35 cạnh tranh với mẫu Boeing X-32 trong chương trình JSF. Và đương nhiên, thừa hưởng lại thiết kế đạt mức hoàn hảo từ Yak-141, X-35 đã giành chiến thắng trước X-32.

Mẫu thử công nghệ X-35 sau này được hoàn thiện với tên gọi mới là F-35 gồm 3 biến thể chính: F-35A trang bị cho Không quân Mỹ; F-35B cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ và F-35C hoạt động trên tàu sân bay. Trong đó, chiếc F-35B thừa hưởng công nghệ động cơ của Yak-141.

Sự tương đồng giữa chiếc F-35B và Yak-141 không chỉ trong các thiết bị, vòi phun và quạt. Hai máy bay thậm chí trông rất giống nhau, như “anh em sinh đôi” sinh ra riêng rẽ. Điều này là khó có một sự trùng hợp vì dưới vỏ bọc của máy bay Mỹ là một trái tim Nga.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tướng Mỹ chê UAV "Chim ăn thịt" và "Thần chết"</h1>(Vũ khí) - Máy bay không người lái mà Mỹ đang sử dụng chống khủng bố đều không thích hợp cho hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu khác. Đây là tuyên bố của Tư lệnh Không quân Mỹ Michael Hostage.
Phát biểu của vị tướng 4 sao này được đưa ra tại một hội thảo của liên hiệp các lực lượng không quân. Theo đó, các loại máy bay không người lái (UAV) của Mỹ như MQ-1 Predator (Chim ăn thịt) và MQ-9 Reaper (Thần chết) không thể so sánh với bất kỳ máy bay chiến đấu nào bởi máy bay chiến đấu có tầm bay cao hơn và tốc độ nhanh hơn.
Tướng Hostage nói: “Predator và Reaper là vô dụng trong môi trường chiến đấu hiện nay. Tôi không thể điều Predator hay Reaper tới eo biển Hormuz mà không điều máy bay chiến đấu đi kèm để bảo vệ”.
images1268271_Tuong_M_Hostage_baodatviet.vn.jpg
Tướng 4 sao Michael Hostage, Tư lệnh Không quân MỹForeign Policy đã đưa ra dẫn chứng là hồi đầu năm nay, Không quân Mỹ đã phải sử dụng tiêm kích tàng hình F-22 để chặn nhiều máy bay F-4 của Iran khi chúng tiếp cận một chiếc UAV Predator của Mỹ trên eo biển Hormuz. Hồi cuối năm ngoái, các máy bay chiến đấu của Iran cũng đã tấn công nhưng bắn trượt một chiếc Predator của Mỹ trong khu vực này.

Bộ Quốc phòng Mỹ trước đây đã đặt hàng mua 65 chiếc MQ-1 và MQ-9 để đưa vào trực chiến trên toàn thế giới từ năm 2013. Nhưng ngay từ đầu, Không quân Mỹ đã tỏ ra hoài nghi với kế hoạch này bởi khả năng sẵn sàng chiến đấu rất thấp của các UAV trên.
images1268272_MQ1_Predator_baodatviet.vn.jpg
UAV MQ-1 Predator của MỹTheo Tướng Hostage, giới lãnh đạo Không quân Mỹ đã cố gắng thuyết phục Bộ Quốc phòng rằng 65 chiếc UAV này không phải là thứ mà Mỹ cần hoặc có thể trông chờ ở những nơi mà đối phương sử dụng máy bay chiến đấu để đối đầu.
Tư lệnh Không quân Mỹ cho rằng trong tương lai những chiếc UAV chỉ nên sử dụng cho nhiệm vụ theo dõi mục tiêu. Tuy nhiên, các cơ quan hoạch địch quân sự Mỹ lại muốn đưa chúng vào tác chiến và ông không thể làm điều đó trong thời điểm hiện tại.
images1268273_MQ9_Reaper_baodatviet.vn.jpg
UAV MQ-9 Reaper của MỹMột quan chức khác của Không quân Mỹ được Foreign Policy dẫn lời cũng bày tỏ sự ủng hộ quan điểm của Tướng Hostage khi cho rằng ngoài Afghanistan, nơi các UAV của Mỹ có thể dễ dàng “bay lượn”, thì Không quân Mỹ nên thay thế Predator và Reaper bằng các mẫu UAV “thông minh” hơn.

Chỉ huy cơ quan tình báo Không quân Mỹ, Trung tướng Bob Otto, nói: “Quan điểm của tôi là chúng ta không thể tự cho phép mình giữ và duy trì toàn bộ nguồn lực (UAV) này và phải hiểu rằng cần thiết phải cắt giảm một phần”. Tướng Bob Otto cho rằng nên dành tiền để đầu tư cho các hệ thống UAV có khả năng tốt hơn để tác chiến với các mục tiêu được bảo vệ tốt.

Trong khi đó, Tướng Hostage nhận định tới năm 2020, Không quân Mỹ cần có các loại máy bay trinh sát mới để không tụt hậu so với các đối thủ là Nga và Trung Quốc. Hai nước này hiện đã sản xuất và xuất khẩu những máy bay tàng hình tương lai.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga biến tên lửa R-77 thành vũ khí đất đối không

(Kienthuc.net.vn) - Tập đoàn KTRV (Nga) đang phát triển biến thể tên lửa đất đối không dựa trên “sát thủ diệt chim sắt” R-77.

Tại triển lãm hàng không MAKS 2013, Nga lần đầu giới thiệu biến thể đất đối không của tên lửa không đối không tầm trung – xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77.
Hệ thống tên lửa R-77 đối đất được phát triển bởi Tập đoàn Almaz-Antey và Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật (KTRV). Loại vũ khí đối đất cải tiến này nặng 163kg, tầm bắn 16km, độ cao diệt mục tiêu 9km.
Phương án cải tiến này tương tự cách mà người Mỹ áp dụng với tên lửa AIM-120, nó cũng được phát triển biến thể không đối đất trang bị cho hệ thống phòng không NASAMS của Na Uy. Với Trung Quốc, họ đã phát triển biến thể đất đối không từ mẫu không đối không tầm xa PL-12.
“Một số khách hàng nước ngoài rất quan tâm tới loại tên lửa này cũng như ứng dụng của nó trong chiến đấu”, Tổng Giám đốc KTRV Boris Obnosov cho biết.
Tên lửa đối không R-77.
Bên cạnh đó, ông này cũng tiết lộ rằng kể từ triển lãm MAKS 2011, KTRV đã hoàn thành hàng chục thử nghiệm cấp nhà nước về các loại tên lửa mới hay các mẫu nâng cấp. Ví dụ như biến thể mới của tên lửa không đối hạm Kh-31AD và tên lửa chống radar Kh-31PD.
Ngoài ra, KTRV đã có nhiều bước tiến trong việc phát triển biến thể bom thông minh loại 250kg, 500kg và 1.500kg. “Các mẫu bom này được trang bị hệ thống quang ảnh nhiệt, hệ thống radar chủ động và dẫn đường bằng vệ tinh Glonass hay GPS”, ông Obnosov cho biết thêm.
Hiện tại, KTRV tiếp tục sử dụng động cơ phản lực từ công ty Motor-Sich Ukraine. Tuy nhiên, hãng cũng dần sử dụng nhiều hơn các động cơ phản lực do công ty NPO Saturn, nga chế tạo, bao gồm 64 dự án mới nhất. Đặc biệt, biến thể mới của tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 sẽ dùng động cơ nội địa nhằm tăng tầm bắn.
Ông này cũng cho biết việc phát triển thế hệ tiếp theo phương tiện bay siêu thanh là một trong những ưu tiên của KTRV.
"Chúng tôi đang nói về mẫu vũ khí đạt tốc độc siêu thanh Mach 4.5, trong tương lai có thể tăng lên tới Mach 6-7 và sau đó là vượt qua Mach 10-12”, ông này nói.
Ông Obnosov cho rằng việc mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực sẽ tạo nên sự khác biệt cũng như đổi mới trong việc phát triển công nghệ tên lửa mới. Hiện KTRV đã có hợp tác với Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc trong phát triển các hệ thống vũ khí mới.

Xét về tầm bắn thì LY-60/PL-10 của TQ có tầm bắn 18km tức là xa nhất so với với R-77 SAM 16km và NASAMS 15km , loại SLAMRAAM thì đã hủy bỏ từ lâu. Nhưng nói chung vũ khí của TQ thường khoa trương lên rất nhiều lần mà thực tế thì như radar bán cho Ecuador đã thấy rõ
http://www.strategypage.com/htmw/htada/20110111.aspx
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.528
113
uAV nói chung hiệu quả trong công tác rình,săn tìm và diệt theo kiểu đột kích vào mục tiêu có giới hạn, nói nôm na như đánh du kích chứ ko phải oanh tạc mục tiêu lớn như các fmáy bay ixed wing các
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
"Sát thủ diệt tăng" A-10 bị khai tử
<hr/>
Quote:
a10cmoody_20100329-dbe5a.jpg
Hôm qua, ngày 25/9, lịch sử hào hùng của "sát thủ diệt tăng" A-10 thuộc không quân Mỹ đã chính thức đi đến hồi kết.
Máy bay cường kích A-10 của không quân Mỹ được thiết kế để làm nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt xe tăng cũng như xe bọc thép của quân địch trên chiến trường. Tuy nhiên, kể từ nay, mẫu máy bay huyền thoại của không quân Mỹ chỉ còn là trong ký ức. Ngày hôm qua, 25/9, không quân Mỹ đã quyết định nói lời vĩnh biệt với "sát thủ diệt tăng" nổi tiếng.

Được biết, A-10 bị "khai tử" vì không quân Mỹ cần phải cắt giảm ngân sách quốc phòng. Cùng bị khai tử với A-10 đợt này còn có hạm đội máy bay chở dầu tiếp nhiên liệu KC-10.

aa108-47821.jpg
Được thiết kế từ đầu thập niên '70 của thế kỷ trước và lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ vào năm 1977, A-10 đã tham gia rất nhiều cuộc chiến khác nhau như chiến tranh vùng Vịnh và Afghanistan. A-10 không chỉ sở hữu khả năng "săn tăng" mà còn là đồng đội hỗ trợ đắc lực cho lực lượng bộ binh Mỹ. Chính vì thế, mẫu máy bay với thiết kế miệng cá mập kỳ lạ ở mũi đã trở thành người bạn thân thiết của rất nhiều người lính Hoa Kỳ.

A-10 đi kèm súng Avenger GAU-8 khá "khủng". Đây là mẫu súng lớn nhất được phép sử dụng trên 1 chiếc máy bay.

Máy bay cường kích A-10 còn được trang bị 2 động cơ tua-bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric TF34 cho phép đạt tốc độ cận âm. Ngoài ra, A-10 còn sở hữu pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30 mm Gatling có uy lực mạnh và tốc độ bắn nhanh, hơn 3.500 viên/phút. Pháo 7 nòng hoàn toàn có khả năng uy hiếp xe tăng và thiết giáp nhẹ bằng đạn xuyên giáp.

a1018-47821.jpg
Từ trước đến nay, đã có không ít người chê A-10 xấu xí. Tuy nhiên, trên thực tế, đây được xem là mẫu máy bay thú vị nhất trong danh sách máy bay phục vụ quân đội Hoa Kỳ với ngoại hình khá "dễ thương".

Dù thích hay không, mọi người chắc chắn cũng sẽ luôn nhớ đến A-10, từ những tín đồ của các phương tiện quân sự đến trẻ em xem phim hoạt hình hay chơi điện tử. Nhờ thiết kế độc đáo, A-10 đã bước vào cả phim ảnh và trò chơi với hình ảnh hàm răng cá mập ngay ở mũi máy bay.

Việc từ bỏ một mẫu máy bay thân thuộc là điều vô cùng đáng tiếc đối với không quân Mỹ, đặc biệt khi A-10 đã chiếm trọn trái tim của những ai sinh ra và lớn lên trong thập niên '70.

Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh hào hùng trong quá khứ của mẫu máy bay đặc biệt A-10:

a101-47821.jpg


a1010-47821.jpg


a1012-47821.jpg

Nạn nhân của A-10

a1014-47821.jpg


a1016-47821.jpg


a102-47821.jpg


a107-47821.jpg

Phần mũi vô cùng đặc biệt

a109-47821.jpg

Súng đại liên 30 mm GAU-8 Avenger với 1.174 viên đạn của A-10 trở thành ác mộng với nhiều xe tăng.
Nguồn: Autopro
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga thử nghiệm động cơ phản lực mới</h1>(Vũ khí) - Cục thiết kế thử nghiệm Liulky là cái nôi phát triển, sản xuất và thử nguyên mẫu động cơ phản lực kích đốt xung (Pulse Detonation Engine, PDE) với hỗn hợp nhiên liệu đốt cháy hai giai đoạn.
Theo Hãng thông tấn ITAR–TASS, lực đẩy động cơ đo được trung bình khoảng 100kg, thời gian hoạt động liên tục khoảng hơn 10 phút. Đến cuối năm 2013, cục thiết kế đang lên kế hoạch sản xuất và thử nghiệm động cơ phản lực loại này với kích thước chuẩn.
images1268506_Dongco_baodatviet.vn_2.jpg
Động cơ mới cho máy bay tiêm kích được Nga thử nghiệmTheo nhà thiết kế động cơ phản lực Alexander Tarasov, trong quá trình thử nghiệm đã mô phỏng các chế độ hoạt động đặc trưng của động cơ tua bin phản lực và động cơ thuận dòng. Giá trị đo được của lực đẩy và mức tiêu hao nhiên liệu tốt hơn 30-50 % so với động cơ phản lực không khí thông thường. Trong quá trình thử nghiệm đã thực hiện tắt mở liên tục động cơ mới, ngoài ra còn kiểm soát lực đẩy.
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm thu được trong quá trình thử nghiệm cũng như phân tích sơ đồ cấu trúc mạch, cục thiết kế Liulky dự định đề xuất phát triển một loạt động cơ phản lực kích đốt xung. Trong đó có thể sẽ sản xuất động cơ phản lực tuổi thọ ngắn cho máy bay không người lái, tên lửa và động cơ máy bay siêu thanh.

Trong tương lai, dựa trên công nghệ mới có thể phát triển động cơ cho các hệ thống hàng không vũ trụ và máy bay động cơ đẩy kết hợp có khả năng bay trong không gian và xa hơn nữa.

Theo đánh giá của cục thiết kế, động cơ mới sẽ làm tăng lực đẩy máy bay lên 1,5-2 lần. Ngoài ra khi sử dụng động cơ mới phạm vi bay hoặc khối lượng vũ khí có thể tăng lên 30-50%. Khối lượng của động cơ mới sẽ nhỏ hơn so với các động cơ phản lực thông thường 1,5-2 lần .

Thực tế là Nga đang đẩy nhanh tiến độ để chế tạo tạo ra một động cơ phản lực kích đốt xung, thông tin được đưa ra trong báo cáo tháng 3/2011 của giám đốc viện nghiên cứu và sản xuất liên doanh Saturn Ilya Fedorov, trong đó có cục thiết kế thử nghiệm Liulky. Các thông tin chính xác liên quan đến các loại động cơ phản lực kích đốt xung không được Fedorov nói rõ .

Hiện nay có 3 loại động cơ phản lực xung lượng là động cơ có van, không van và kích đốt. Hoạt động của những động cơ dựa trên khả năng cấp nhiên liệu và chất oxi hóa theo chu kỳ vào buồng đốt để đốt cháy hỗn hợp phụt qua các vòi phun tạo thành lực đẩy phản lực. So với động cơ phản lực thông thường nó khác biệt ở chỗ kích đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu tạo lực đẩy lan truyền nhanh hơn tốc độ âm thanh.

Động cơ phản lực không khí được phát triển vào những năm cuối thế kỷ XIX do kỹ sư Thụy Điển Martin Wiberg chế tạo. Động cơ được đánh giá là đơn giản và chi phí sản xuất thấp vì quá trình đốt nhiên liệu hiệu quả thấp.
Lần đầu tiên một loại của động cơ mới đã được sử dụng thương mại trong chiến tranh thế giới thứ hai trên tên lửa hành trình của Đức Fau -1, khi đó đã sử dụng động cơ Argus As- 014 của công ty Argus - Werken.
images1268510_Dongcokichdotquay_baodatviet.vn_3.jpg
Công nghệ động cơ kích đốt quay được Mỹ phát triểnHiện nay, một số công ty quốc phòng lớn trên thế giới đang tham gia nghiên cứu chế tạo động cơ tiêm kích phản lực hiệu suất cao, đặc biệt là các công ty hàng đầu của Pháp SNECMA và Mỹ General Electric, Pratt & Whitney.
Trong năm 2012, phòng thí nghiệm nghiên cứu của Hải quân Mỹ thông báo ý định phát triển một động cơ phản lực kích đốt quay (Rotating Detonation Engine, RDE) để thay thế động cơ tuabin khí đẩy thông thường trên các chiến hạm, giúp siêu tiết kiệm nhiên liệu nhưng vẫn đạt hiệu suất cao.
Động cơ kích đốt quay khác kích đốt xung ở chỗ việc đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu sẽ diễn ra liên tục, hỗn hợp khí nén tạo ra sẽ di chuyển vào buồng đốt hình khuyên, trong đó hỗn hợp nhiên liệu lại được bơm vào để đốt.

Các bác nào rành động cơ chém cái coi :D
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Viễn cảnh kinh hoàng khi các tiêm kích Mỹ biến thành UAV cảm tử</h1>Thứ tư 25/09/2013 16:20

ANTĐ - Không quân Mỹ và tập đoàn chế tạo hàng không Boeing vừa tuyên bố thử nghiệm thành công chuyến bay không người lái đầu tiên đối với một chiếc F-16 Fighting Falcon. Đây là thành công thứ 2, tiếp theo thành công của vụ thử nghiệm F/A-18D Hornet bay bằng phần mềm điều khiển của máy bay tấn công không người lái trên tàu sân bay X-47B.
Vụ thử nghiệm bay không người lái của F-16 Fighting Falcon đã được thực hiện vào tuần trước tại sân bay của căn cứ Không quân Tydall, bang Florida. Chiếc máy bay được lệnh cất cánh từ đường băng và hoàn thành một số nhiệm vụ mô phỏng trên bầu trời Vịnh Mexico sau đó hạ cánh an toàn. Để thực hiện điều này, đội ngũ kỹ sư của Boeing đã cải tiến một chiếc máy bay phản lực F-16 Fighting Falcon đã nghỉ hưu chuyển thành một chiếc máy bay không người lái điều khiển xa, nhưng nó vẫn bảo lưu tính năng bay ở chế độ có người lái.
Chiếc F-16 Fighting Falcon được thử nghiệm đã thực hiện tốt nhiệm vụ bay ở tốc độ siêu âm, dễ dàng hạ cánh và vận hành bình thường mà không cần phi công điều khiển ngồi trên cabin. Khi được sử dụng để huấn luyện nó vẫn được gắn theo một quả bom. Mục đích mang theo quả bom này là để đề phòng trường hợp F-16 mất kiểm soát, người điều khiển có thể sử dụng điều khiển xa để phá hủy nó, không để đâm xuống đất.
F-16 Fighting Falcon được cải biên thành phiên bản không người lái có tên gọi mới là "QF-16 Full Scale Aerial Target". Hiện đã có 6 chiếc QF-16 Full Scale Aerial Target được cải tiến xong. Tên gọi này cho thấy nó sẽ được sử dụng cho mục đích huấn luyện, đặc biệt là nhằm rèn luyện khả năng không chiến cho các phi công lái tiêm kích phản lực có người lái.


QF-16-Full-Scale-Aerial-Target.jpg

Máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon lần đầu tiên bay không người lái với tốc độ siêu âm


Nhiều khả năng “QF-16 Full Scale Aerial Target” sẽ được dùng để thay thế có các máy bay không người lái Q-4 trong huấn luyện chiến đấu của không quân Mỹ sau khi nó xảy ra một loạt các vụ tai nạn. Tuy nhiên với tính năng bay không người lái, nó hoàn toàn có thể biến thành 1 loại UAV cảm tử. Khả năng này là rất hiện thực không chỉ với F-16 mà còn cả F/A-18 trên tàu sân bay vì chúng đã nhiều lần bay thử bằng các phần mềm bay không người lái trên tàu sân bay.
Dự án thử nghiệm phần mềm cất, hạ cánh của máy bay chiến đấu không người lái X-47B trên tàu sân bay do Bộ tư lệnh các hệ thống không quân của hải quân Mỹ (NAVAIR) chủ trì kéo dài từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7/2012. Khi đó, hải quân Mỹ sử dụng nguyên mẫu thay thế là tiêm kích hạm F/A-18D Hornet.
Sau một số cải tiến, Nhóm làm việc của Phòng các dự án hệ thống chiến đấu không người lái trên không của hải quân Mỹ (UCAS-D) đã sử dụng một phần mềm điều khiển trên X-47B tích hợp trong phần cứng điều khiển của máy bay F/A-18D Hornet để làm nguyên mẫu thay thế. Thử nghiệm được tiến hành trên tàu sân bay CVN-69 Eisenhower và tàu sân bay CVN-75 Hary Truman.


FA-18D-Hornet.jpg

Tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75) đã thử nghiệm thành công phần mềm cất, hạ cánh tự động của X-47B trên nguyên mẫu F/A-18D Hornet


Ngày 18-07-2012, Chi đội Thử nghiệm và Đánh giá thiết bị bay của hải quân Mỹ (VX-23) đã phóng và thu hồi thành công một chiếc F/A-18D được cài đặt và sử dụng phần mềm điều khiển bay của X-47B trong phần cứng điều khiển. Họ đã sử dụng 4 máy phóng khác nhau để phóng tiêm kích hạm lên và thu hồi thành công. Đồng thời, họ còn thử nghiệm tích hợp phần mềm này với trung tâm quản lý giao thông trên không và các phần mềm điều khiển bay trên tàu sân bay.
Sự thành công của các dự án thử nghiệm máy bay chiến đấu có người lái, bay theo chế độ bay tự động và bay có điều khiển của UAV liệu có mở đường cho xu thế sử dụng chúng làm UAV cảm tử sau khi nghỉ hưu? Với lượng bom đạn từ 6-8 tấn, nếu được lập trình bay tự động hoặc điều khiển xa để tấn công cảm tử, đâm xuống một mục tiêu nào đó với tốc độ siêu âm thì hậu quả sẽ rất kinh khủng. Viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra và Mỹ lại một lần nữa trở thành nước đi đầu?

Hàn Quốc loại nốt F-15SE vì khả năng tàng hình kém</h1>Thứ tư 25/09/2013 07:48
ANTĐ - Ngày 24-9, Hàn Quốc đã quyết định loại máy bay chiến đấu F-15 Silent Eagle của Boeing là máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của nước này, do ứng cử viên này được đánh giá là không đủ khả năng chiến đấu chống lại những hành động khiêu khích từ Triều Tiên.
Trong số 3 ứng cử viên, bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Lockheed Martin và Eurofighter Typhoon của EADS, thì Boeing F-15 Silent Eagle đã được chọn làm ứng cử viên máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo duy nhất của nước này. Tuy nhiên, máy bay đã bị loại bỏ tại cuộc họp của ủy ban mua sắm quốc phòng do Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin chủ trì, Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) cho biết trong một tuyên bố.
Cơ quan mua sắm vũ khí này cho rằng họ sẽ khởi động lại dự án này ngay khi có thể, dự kiến ​​sẽ phải mất hơn một năm để nối lại quá trình mua sắm này.
Hàn Quốc đã xúc tiến một thỏa thuận trị giá 8,3 nghìn tỷ won (7,2 tỷ USD) để mua 60 chiếc máy bay chiến đấu để thay thế cho các phi đội máy bay chiến đấu F-4 và F-5 trong 5 năm kể từ năm 2017. Đây là một hợp đồng nhập khẩu vũ khí lớn nhất trong lịch sử nước này.
Maybay_chiendau_F-15.jpg

Hàn Quốc đã loại nốt ứng viên cuối cùng là F-15 Silent Eagle của Boeing

F-15 của Boeing là ứng cử viên duy nhất có mức giá dưới mức ngân sách 8,3 nghìn tỷ Won, nhưng đã không được lựa chọn do thiếu khả năng tàng hình.
Được biết, vừa qua 17 vị cựu tham mưu trưởng không quân Hàn Quốc qua các thời kỳ đã nhóm họp và nhất trí gửi thư kiến nghị đến Tổng thống Park Geun-hye, đề nghị trong xét tuyển ứng viên máy bay chiến đấu trong tương lai của không quân Hàn Quốc phải đặc biệt coi trọng tính năng tàng hình và đặt nó làm tiêu chí xét tuyển đầu tiên.
Ông Kim Min-seok, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, cho biết: "Dự án máy bay chiến đấu này sẽ được tái khởi động do mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, tình hình an ninh gần đây và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hàng không".