Nga đình chỉ bay Su-25 sau vụ rơi tan xác</h1>
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Nga đã đình chỉ tất các các chuyến bay của Su-25 ở Quân khu phía Nam cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây ra tai nạn đối với máy bay cường kích ở Kuban. Ngoài ra các nhà điều tra của Bộ Quốc phòng đang nghi ngờ về khả năng vi phạm các quy định về an toàn và đào tạo bay cho các phi công.
Cường kích cơ Su-25 của Không quân Nga đã bị rơi vào tối thứ hai (theo giờ địa phương) trong một chuyến bay huấn luyện thường nhật và rất may là máy bay không mang theo vũ khí.
Chiếc máy bay đã bị rơi cách sây bay Primorsko-Axtarsk thuộc Krasnodar 49 km về phía đông bắc. Máy bay hoàn toàn bị phá hủy, rất may không có thương vong trên mặt đất.
Cường kích Su-25Trong khu vực của vụ tai nạn của Su-25, đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể của viên phi công xấu số, Đại úy Alexei Nazarov và máy bay bị phát nổ, đây là thông báo của Thiếu tướng Igor Konashenkov, người đứng đầu trung tâm báo chí và thông tin Bộ Quốc phòng Nga.
“Đội cứu hộ tai nạn cường kích Su-25 đã tìm thấy thi thể phi công", ông nói, "theo báo cáo từ hiện trường, viên phi công đã cố gắng điều khiển máy bay ra khỏi ngôi làng gần đó và hạ cánh trên mặt đất. Máy bay tiếp xúc với mặt đất và phát nổ”. Theo số liệu sơ bộ, viên phi công đã không có đủ thời gian để rời khỏi máy bay.
Trước đó, một nguồn tin từ dịch vụ khẩn cấp trong khu vực cho biết, máy bay được điều khiển bởi Đại úy phi công và nguyên nhân của tai nạn có thể là do mất định hướng trên không.
Su-25 được phát triển bởi Phòng thiết kế Sukhoi từ những năm 70 của thế kỷ trước. Nó đã trở thành một máy bay cường kích tiền tuyến chính, được thiết kế để hỗ trợ bộ binh trên chiến trường cả ban ngày và ban đêm.
Đồng thời, theo các chuyên gia, Su-25 là một trong những máy bay chiến đấu tin cậy nhất, phần lớn các vụ tai nạn của dòng máy bay này có liên quan đến yếu tố con người.
Vào tháng 8/2012, một chiếc Su-25 đã bị rơi ở vùng Novogrudsky của Belarus. Máy bay bị rơi khi thực hiện chuyến bay theo kế hoạch ở khu vực thao trường hàng không. Trong chuyến bay hoàn thiện kỹ thuật lái máy bay và dẫn đường hàng không ở độ cao thấp và rất thấp. Vụ tai nạn gây ra cái chết của viên phi công.
Tháng 8/2010 một máy bay loại này cũng bị rơi ở khu vực Baikal, đó là chiếc máy bay huấn luyện-chiến đấu cường kích Su-25 bị rơi trong chuyến bay chuyển sân, từ sân bay Steppe đến sân bay Domna ở khu vực Baikal. Phi công đã nhảy dù và sống sót.
Tư lệnh Không quân Nga, đại tướng Alexandr Zelin cho biết, nguyên nhân của vụ tai nạn là một va chạm giữa các máy bay với nhau trong một chuyến bay biên đội, lỗi do phi công.
Vụ tai nạn trước đó đối với cường kích Su-25 xảy ra vào tháng 3/2008 ở Primorye, trong khu vực Novoselskoe Spassky gần hồ Hanka.
Máy bay phát nổ trên bầu trời thao trường quân sự và rơi trên ngọn đồi trọc. Phi công, trung tá Sergei Yakovenko không có thời gian đễ thực hiện động tác nhảy dù và đã bị chết. Cuộc điều tra sau vụ tai nạn, nguyên nhân được đưa ra là máy bay số 1 bị “bắn” bởi tên lửa “vô tình” của phi công điều khiển máy bay số 2 (máy bay kèm sau).
Su-27, MiG-31 phóng tên lửa điều khiển trong huấn luyện</h1>
(Lực lượng vũ trang) - Trong đợt huấn luyện tại Primorye (Quân khu miền Đông), các phi công lái chiến đấu cơ Su-27 và MiG-31 đã sử dụng tên lửa điều khiển dẫn đường để tiêu diệt mục tiêu.
Vào tháng 9, các phi công chiến đấu cơ của các đơn vị đóng quân tại sân bay "Trung tâm - góc " đã thực hiện các chuyến bay với tên lửa điều khiển tại bãi tập ở Primorye .
Chiến đấu cơ Su-27 mang tên lửa điều khiển dẫn đường trong đợt huấn luyệnCác ê-kíp phi công lái Su- 27 và MiG- 31 đã hoàn thành nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt mục tiêu với việc sử dụng vũ khí mang treo cả đơn lẻ, cả theo đôi.
Có khoảng hơn 30% ê-kíp phi công tham gia trong các lần bắn thử, tham gia bay khoảng 15 đơn vị kỹ thuật hàng không.
Việc phóng tên lửa được thực hiện từ độ cao hơn 10. 000 m từ Su-27, được trang bị thiết bị đặc biệt để mang treo bom. Đợt huấn luyện sử dụng bom không khí làm mục tiêu giả trên không dạng vòng với các phần tử phát sáng. Ê-kíp bay đã phóng tên lửa không đối không vào các mục tiêu ở khoảng cách khác nhau.
Các chuyến bay huấn luyện được thực hiện vào cả ngày và ban đêm, thực hiện các kỹ thuật tác chiến từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả trên biển với các mục tiêu di động.
Chỉ huy cuộc diễn tập, Đại tá Alexander Oduev cho biết, cường độ của các chuyến bay so với cùng kỳ năm ngoái tăng 20%. Đặc biệt chỉ huy căn cứ không quân nhấn mạnh là rằng, tất cả các phi công trẻ tốt nghiệp năm ngoái đều tham gia vào các chuyến bay huấn luyện được trang bị sử dụng tên lửa điều khiển dẫn đường.
Theo kết quả huấn luyện, tất cả phi công trẻ vượt qua đợt huấn luyện sẽ được phép trực chiến trên không tại biên giới Viễn Đông của Liên bang Nga.
Vì sao Hàn bất ngờ chối mua tiêm kích F-15SE Mỹ?</h1>
(Lực lượng vũ trang) - Ngày 24/9, tại cuộc họp của Ủy ban Quản lý Chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Hàn Quốc đã chính thức thông báo, tiêm kích F-15SE không còn nằm trong chương trình mua sắm của Không quân Hàn Quốc.
Hàn Quốc từ chối F-15SE
Tuyên bố trên được đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwang-jin thông báo. Trước đó, trong gói mua sắm trị giá 8.300 tỷ won (khoảng 7,34 tỷ USD), DAPA đã cân nhắc ba loại máy bay chiến đấu, gồm F-15SE của Boeing, F-35 của Lockheed Martin, Eurofighter Typhoon của Tập đoàn hàng không vũ trụ quốc phòng Châu Âu (EADS).
Sau khi cân nhắc, cuối cùng Hàn Quốc đã loại F-35 khỏi danh sách chạy đua cho gói thầu mua tiêm kích của nước này, hay còn gọi là chương trình FX-3. Lý do được phía Hàn Quốc đưa ra là giá mời thầu của F-35 quá cao.
Khi vào chung kết, cùng chung số phận với F-35 là Eurofighter Typhoon của Tập đoàn hàng không vũ trụ quốc phòng Châu Âu (EADS) và F-15SE của hãng Boeing coi như là người chiến thắng.
Một nguồn tin tiết lộ hai loại máy bay của Mỹ và châu Âu kể trên đã đáp ứng yêu cầu về giá của của Hàn Quốc cho 60 chiếc máy bay tiêm kích “thế hệ tiếp theo” mà Hàn Quốc muốn mua. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có máy bay F-15SE là ứng cử viên duy nhất cho gói mua sắm này của chính phủ Hàn Quốc.
Tiêm kích F-15SETại gói thầu FX-3, Boeing đã giới thiệu cung cấp cho Hàn Quốc phiên bản mới nhất của dòng chiến đấu cơ F-15 là F-15SE Sillent Eagle. Đại diện hãng Boeing khẳng định, nếu F-15SE thắng thầu, Hàn Quốc sẽ tham gia sản xuất linh kiện cho dòng máy bay này và được chuyển giao một số công nghệ hàng không mới. Việc hợp tác trên sẽ “tái đầu tư“ lại cho Hàn Quốc khoảng 1,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, ứng cử viên cuối cùng là F-15SE cũng bị DAPA từ chối.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của DAPA ngày 24/9, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Kim Min-Seok cho biết, DAPA đã xem xét toàn diện tình hình an ninh, các diễn biến trong khu vực cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hàng không, và đa số các thành viên trong ủy ban này cho rằng máy bay F-15SE không đủ các tính năng chiến đấu đáp ứng các yêu cầu hiện nay.
Quyết định này đã đưa chính phủ Hàn Quốc sẽ phải khởi động lại chương trình mua sắm nhằm thay thế đội máy bay chiến đấu F-4 và F-5. Một nhóm quan chức thuộc Bộ quốc phòng và DAPA sẽ xem xét nhiều lựa chọn, trong đó có khả năng điều chỉnh số lượng máy bay, tăng ngân sách và mua kết hợp nhiều loại máy bay khác nhau.
Tương lai của Không quân Hàn Quốc
Ngày 23/9, hãng thông tấn của Nhật- Kyodo News, đã có bài bình luận, đánh giá Hàn Quốc đang bế tắc trong kế hoạch phát triển năng lực tác chiến của lực lượng không quân.
Hiện nay, Hàn Quốc đang lựa chọn một thế hệ máy bay chiến đấu mới để trang bị cho lực lượng không quân bắt đầu từ năm 2017, tuy nhiên sự lựa chọn của họ vẫn mang tính bất định.
Trong quá trình tranh thầu ở Hàn Quốc, F-15SE của hãng Boeing là loại máy bay chiến đấu duy nhất đáp ứng đủ yêu cầu dự toán ngân sách của chính phủ Hàn Quốc không quân nước này. Tuy nhiên đằng sau lựa chọn này vẫn có rất nhiều vấn đề.
Bài báo cho biết, dù F-15SE là phiên bản mới nhất của tiêm kích dòng F-15, tuy nhiên về khả năng tàng hình của loại máy bay là tương đối thấp, trong khi đó Không quân Hàn Quốc đề nghị mua sắm loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của hãng Lockheed Martin là F-35A nhưng cuối cùng yêu cầu của họ không được thỏa mãn, còn lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản lại được phép mua sắm F-35A thậm chí là có thể cả F-35B.
Bài báo cho biết thêm, tuy ban đầu hãng Boeing dự định sẽ trang bị những tính năng tàng hình nhất định cho F-15SE, nhưng sau đó, chính phủ Mỹ tập trung đầu tư nghiên cứu vào 2 dự án máy bay chiến đấu tàng hình hoàn toàn mới thuộc thế hệ thứ 5 là F-35 và F-22 nên công tác nghiên cứu phát triển F-15SE không hoàn thiện, dẫn đến tính năng tàng hình thấp, còn thua kém F-35 rất xa.
Từ lâu, không quân Hàn Quốc cũng ý thức được sự yếu kém của không quân nước mình so với Nhật Bản và Trung Quốc, nhất là khi 2 nước này liên tục công bố những tiến triển vượt bậc trong các dự án máy bay chiến đấu tàng hình nên rất lo lắng.
Vì vậy, một số cựu quan chức Quốc phòng gửi thư kiến nghị đến Tổng thống Park Geun-hye, đề nghị trong xét tuyển ứng viên máy bay chiến đấu trong tương lai của không quân Hàn Quốc phải đặc biệt coi trọng tính năng tàng hình.
Theo phân tích của Kyodo News, nguyện vọng này khó có thể được thực hiện vì khi vận động tranh cử, nữ Tổng thống Park Geun-hye đã cam kết tăng cường các nguồn lực để bảo đảm an sinh xã hội nên không thể đầu tư quá nhiều cho quốc phòng.
Vì vậy, tương lai không quân Hàn Quốc chỉ còn hy vọng vào dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của nước mình là KFX, vốn không có nhiều tiến triển khả quan.