Hạng B2
28/8/13
618
5
18
<h1>Lốp tiêm kích F-35 mòn nhanh khủng khiếp!</h1>(Soha.vn) - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết lốp của F-35 mòn với tốc độ "không thể chấp nhận nổi".</h2>Phát ngôn viên của văn phòng chương trình F-35 thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, Joe DellaVedova cho biết lốp của biến thể F-35 dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “bị ăn mòn với tốc độ không thể chấp nhận được khi hoạt động như một máy bay chiến đấu bình thường.”
Ông DellaVedova tiết lộ Lầu Năm Góc đang làm việc với tập đoàn Lockheed Martin và Dunlop Tyres (đối tác sản xuất lốp cho dự án máy bay bay chiến đấu F-35) về thiết kế lốp mới dự kiến sẽ được giới thiệu vào năm tới. Loại lốp mà Dunlop hiện đang cung cấp đã được cải tiến, nhưng chất lượng vẫn không thể chấp nhận được.

anh-8f837.jpg

Máy bay chiến đấu F-35.

Giám đốc đánh giá và kiểm tra hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, Michael Gilmore cho biết lốp của Dunlop Tyres “mòn nhanh hơn dự kiến” do thiết kế không hợp lý. Trong khi đó, John Butters, phát ngôn viên của Dunlop Tyres thừa nhận rằng những chiếc lốp ban đầu “có tốc độ mòn nhanh và mẫu sau đó mòn chậm hơn."
Ông Butters cho biết biến thể F-35B dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ “đối mặt với một môi trường hoạt động thách thức”, đòi hỏi một loại lốp “có thể hoạt động mà không làm hư hại bề mặt hạ cánh”. Anh và Italia cũng dự dịnh mua biến thể tiêm kích này.
Bên cạnh vấn đề về lốp mòn quá nhanh, F-35 cũng gặp phải một loạt các vấn đề khác liên quan tới phần mềm sẵn sàng chiến đấu, mũ bảo hiểm của phi công và đội chi phí sản xuất. Đây là những thách thức mà Lầu Năm Góc phải giải quyết để giảm khoản kinh phí khổng lồ 1,1 nghìn tỷ USD ước tính dành cho hoạt động và hỗ trợ của phi đội 2.443 chiếc F-35 trong vòng 55 năm.
Chi phí hiện tại dành cho chương trình F-35 đã lên tới 391,2 tỷ USD, tăng 68% so với dự tính năm 2001. Đây cũng là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
phuocgia nói:
Rafale nói:
grenade nói:
đọc vô thấy toàn chê Mỹ ko hè,,
Tại vì F-35 nó nhiều lỗi quá, chủ yếu để bọn Lốc kít ăn tiền thôi
bằng chứng đâu bác? có tài liệu của BQP Mỹ ko? ;)
Cụ thể, phi đội F-35 giờ bay trong điều kiện hạn chế ngặt nghèo:
- Trần bay không quá 40.000ft (thiết kế cho phép tới 60.000ft)
- Gia tốc lượn vòng khống chế 4,6G (thiết kế cao hơn 5G, giờ chính thức lầu 5 cạnh rút xuống 4,6G cho bản A, 5G cho bản B)
- Thời gian tăng tốc từ 0,8 lên 1,2G chính thức được phép dài hơn F16 block 50 là 8 giây trên bản A, 12 giây trên bản B. Ngoại trừ các chuyến bay thử đặc biệt được giám sát chặt cho các máy bay vừa được chỉnh sửa, các F-35 còn lại bị giới hạn ở tốc độ dưới âm (0,9M)
- Góc tấn giới hạn trong bay tập là 18 độ, lầu 5 góc giảm yêu cầu, cho phép giảm góc tấn tới hạn của F-35 xuống 50 độ, tương đương F-18 (bản E/F)
- Tất cả các phi công đều chỉ được bay trong điều kiện khí tượng hạn chế (tốt) cụ thể là trời nắng đẹp, cấm bay trong mây, đặc biệt là mây tích điện (vì F-35 ko có chống sét thì phải), cấm bay trong mưa, cấm bay đêm, cấm bay trong điều kiện can nhiễu tự nhiên như bão từ mạnh.
- Các F-35 bị cấm bay trong đội hình cự ly gần, cấm bay biểu diễn, cấm các hình thức cơ động có thể đưa máy bay vào trạng thái stall.

Đó là thực tế của cỡ 100 F-35 đã giao hoặc trên dây chuyền ở thời điểm này. Chưa máy bay nào có thể hoạt động theo thiết kế. Phi công và giáo viên chuyển loại cho rằng việc chuyển loại từ block 1, 2 (giai đoạn phát triển) lên block 3 (giai đoạn trực chiến) cũng sẽ mất nhiều thời gian, vì các thay đổi liên tục cả phần mềm lẫn phần cứng của các phiên bản.

Nói chung, chương trình F-35 đang quá nhiều vấn đề, và hy vọng thử chiến thuật này nọ chắc là phải đợi tới thời hạn combat ready (rải từ 2016 hay 2018 tùy phiên bản, đấy là gia hạn của nhà 5 xó) may ra các phi công F-35 mới được cởi bỏ các giới hạn bay để thử nghiệm chiến thuật. Tuy nhiên, việc cắt giảm tính năng bay kém hơn hoặc bằng các máy bay hiện đang phục vụ làm nhiều giặc lái già không tin vào chuyện có thể chiếm ưu thế, vì cả vượt trội về cơ động, vượt trội về tải vũ khí, vượt trội về sensor... đều chưa chứng minh được điểm nào.

Các lỗi thì có hàng trăm lỗi (cỡ hơn 700) yêu cầu phải sửa đổi quá trình chế tạo hoặc chế tạo/thiết kế lại toàn bộ. Điển hình là lỗi quá nhiệt cánh đuôi ngang khi bay tốc độ cao, lỗi nứt cánh phải sớm (chưa tới 30% số giờ bay yêu cầu đã xuất hiện nứt vượt cho phép), lỗi bộ máy phát tích hợp (Intergrated Power Pack - IPP) không đủ tin cậy, đã phải tháo bỏ và thay bộ mới cho 16 máy bay trong quá trình thử nghiệm, lỗi gây nguy cơ cháy của khoang máy tính do dùng chất tải nhiệt bắt cháy, lỗi quá nhiệt khung và cửa xả động cơ so với thiết kế (vì lỗi này nên phải kéo dài thời gian gia tốc lên siêu âm), lực cản không khí khi mở cửa khoang vũ khí vượt quá dự tính, hệ thống ghế phi công không được tự động kích hoạt trong một số trường hợp gây nguy hiểm cho phi công, vùng quan sát của phi công quá hẹp, chủ yếu tập trung ở phía trước song cũng bị hạn chế nhiều giống như ở Mig-25/31.... Đó là các lỗi cơ bản, trên biến thể B và C còn nhiều lỗi liên quan tới các cấu trúc đặc thù như quạt nâng, móc cáp...

F-35 xây dựng đội ngũ trên quy trình tân tiến là máy bay đang giai đoạn thử nghiệm được đưa vào sản xuất loạt nhỏ ngay. Sau khi nhận các lô hàng này, dĩ nhiên phải xây dựng hạ tầng, đào tạo phi công và kỹ thuật mặt đất trong khi vẫn tiếp tục thử nghiệm và cải tiến, cải lùi. Phi công đào tạo ra dù chưa bay được bắn được cũng vẫn phải duy trì bay, và đi học lại mỗi lần upgrade phần mềm, đội mặt đất phải học thêm khi có cải tiến, hoặc thay thế, hoặc nhận máy bay lô sản xuất sau. Tất cả các việc đó duy trì song vẫn không đạt trạng thái chiến đấu được. Ngược lại đó, với "Su-35 hiện đại hóa sâu" thì các mẫu thử đều là độ lại khung thân tồn kho, lắp thêm đầu DVD với MP3, cảm biến lùi.... để cải thành, nên có 8 cái cũng là thường, vì triển vọng nếu không bán được hàng, 7 mẫu kia sẽ thành prototype của Su-37 hoặc Su-41 gì đó. Nếu so sánh thì nên lấy T-50 hoặc mẫu T-10 chẳng hạn, số mẫu thử nghiệm thường rất ít, phải qua được thử nghiệm quốc gia (thử bay, thử bắn xong, tính năng kỹ thuật được chấp nhận nghiệm thu), được chấp nhận trang bị mới sản xuất loạt và đào tạo phi công, rồi mới bay thử nghiệm chiến thuật.

hị hị, em phải cái là hơi bị sợ các chuyên gia và đốc tờ Tây, nên có biết đâu. Có gì bác khai sáng cho em với. Còn cái bọn nói nhảm ấy gồm các thành phần này bác ạ, chả hiểu chúng nó có hiểu biết gì mà cứ chém linh tinh bác nhỉ? Đây, em đưa ổ chúng nó ra cho bác chửi này:

Đầu bảng: Dr. J.Michael Jilmore, DOT&E, http://www.defense.gov/bios/biographydetail.aspx?biographyid=233 . Thằng này chính phủ mèo cho nó ở trang riêng, bác cứ vào thẳng trang của nó ắt là có địa chỉ thư tín để mắng.
Các lâu nhâu:
Giovanni de Briganti, lý lịch ở đây: http://www.aviationtoday.com/debriganti_bio.html. Thằng này là chủ bút một số thứ, bác cần cứ vào thẳng ướp sai của nó mà dạy dỗ ạ!
Pierre M. Sprey và Winslow T. Wheeler, 2 thằng này chắc Bô Inh mua nên viết nhiều bài về F-35 cực thối, do không tìm được trang lý lịch, em cóp tạm về vậy:
"Pierre M Sprey, together with John Boyd and Everest Riccioni, conceived and shaped the F-16; Sprey also led the technical side of the US Air Force’s A-10 design concept team
Winslow T. Wheeler spent 31 years working on Capitol Hill with senators from both political parties and the Government Accountability Office, specializing in national security affairs. Currently, he directs the Straus Military Reform Project of the Center for Defense Information in Washington and is author of The Wastrels of Defense"

Dave Majumda: thằng này hình như theo Hồi giáo, trông râu rậm mặt đen bác ạ, chắc là nó cũng chả biết gì mà cứ múa thợ qua mắt rìu, bác nhỉ!
(Dave Majumdar is a freelance Aviation and Defense writer. Majumdar has written for several aviation and defense related publications before coming to Examiner. Majumdar has degree a Strategic and Security Studies and is a private pilot.)

còn hàng xâu nữa cơ ạ, tỷ như David Cenciotti, Dr. Dennis Jensen (chắc thằng này mua bằng).... rồi đám Karlo Koop này nọ, thôi em chả đủ sức để nhắc.

Bên lá cải thì có vài thằng như tạp chí lá cải Flight International (địa chỉ Flight International) là thằng đáng ngờ nhất, vì nó dám đăng rất nhiều bài, khẳng định nó đã phỏng vấn các phi công bay F-35, kể cả phi công thử nghiệm của nhà thầu, và đăng bài bố láo. Chắc thằng này và những thằng tương tự do Bô Inh bơm tiền bác nhỉ, chỉ có đăng khơi khơi thế, mà éo có tên phi công nào, láo, bác cứ dạy dỗ nó nhiệt tình, em vỗ tay cổ vũ ạ.

pig-that-ate-the-pentagon-lockheed-martin.jpg

http://defenseissues.word...f-35-and-its-troubles/
http://defensetech.org/20...start-flight-training/
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Theo em thấy, hiện nay có 2 tiêu chuẩn cho KQ các quốc gia trên thế giới.

1-Tiêu chuẩn đối thủ, thường là Su-27 hoặc MiG-29
2-Tiêu chuẩn máy bay thế hệ thứ 5, thường so sánh với F-22
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.528
113
vậy thì tại sao các nước lại xúm nhau order mua F 35 khi thấy em nó có quá nhiều lỗi , yếu điểm, hạn chế, chả lẽ mua về để trưng bày chơi
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
grenade nói:
vậy thì tại sao các nước lại xúm nhau order mua F 35 khi thấy em nó có quá nhiều lỗi , yếu điểm, hạn chế, chả lẽ mua về để trưng bày chơi


Anh mới nhận 2 chiếc bay thử (đã phát hiện lỗi khi đáp cánh cho TSB, giờ tới lốp mòn), Hà Lan, Úc, Isarel vẫn chưa nhận chiếc nào, Thổ thì cancel rồi bác
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Raptor vs Phantom
55.gif


Chiến đấu cơ Mỹ 'giễu cợt' tiêm kích Iran
<hr/>(TNO) Một chiếc F-22 Raptor, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm của Không quân Mỹ, hồi tháng 3 tại Vịnh Ba Tư, đã bay sát máy bay chiến đấu của Iran mà không hề bị phát hiện. Phi công Mỹ thậm chí đã có hành động chế giễu phi công Iran.

Vụ việc nói trên được trang tin The Aviationist (Mỹ) hôm 19.9 dẫn lời Tướng Mark Welsh, tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tiết lộ.

Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ

F-22.jpg

3.jpg


Chiến đấu cơ F-4 Phantom của Không quân Iran

Theo ông Welsh, vào tháng 3, hai chiến đấu cơ F-4 Phantom của Iran đã truy đuổi một chiếc máy bay do thám không người lái MQ-1 Predator của Mỹ, vốn đang bay trong không phận quốc tế ở Vịnh Ba Tư, bên ngoài Iran.

Tuy nhiên, tiêm kích Iran đã rút lui ngay sau khi bất ngờ nhận được cảnh báo từ hai chiến đấu cơ Raptor hộ tống chiếc Predator.

“Anh ấy (phi công lái F-22 Raptor) đã bay ngay sát bên dưới máy bay của họ (F-4 của Iran) để xem xét vũ khí của đối phương mà không hề bị phát hiện. Và rồi anh ấy bay lên phía bên trái của máy bay Iran và gửi tín hiệu cho họ, nói rằng “các anh nên quay về nhà đi”, ông Welsh thuật lại.

Thông tin máy bay chiến đấu F-4 của Iran định ngăn chặn máy bay MQ-1 Predator của Mỹ cũng đã được Phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little xác nhận vào đầu năm 2013, theo The Aviationist.

Được biết, vụ việc nói trên diễn ra chỉ vài tháng sau khi hai tiêm kích Sukhoi Su-25 của quân đội Iran được cho là đã cố bắn hạ một chiếc MQ-1 của Mỹ khi máy bay này đang bay trong không phận quốc tế, cách Iran khoảng 26 km, nhưng không thành công.

Sau vụ tấn công, Lầu Năm Góc đã quyết định cử chiến đấu cơ theo hộ tống các máy bay do thám không người lái.


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...kich-iran.aspx


Bay sau ass, F-4 ko có MAWS như Su-30 nên đành chịu thôi, gặp Su-27,30 nó rear-fire thì F-22 ăn R-xx :D,

Đợt trước thì F-4 bị Pan bắn hạ ở Syri, nói chung F-4 là fighter rẻ rách nhất của KQ Mỹ

attachment.php

J-11B-MAWS-Apertures-1S.jpg

F-22-Tyndall-crash-site.jpg

 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.528
113
F 4 xưa quá rùi, Mỹ đã cho về hưu rùi, bay sát dưới cánh để pilot thấy dc vũ khí dưới cánh F4 thì chứng tỏ bay rất gần... ko phát hiện do pilot bị khuất tầm nhìn... chứ bay phía sau, phía dưới cánh thì làm sao radar F 4 phát hiện được