Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Giải mã cuộc đọ sức giữa MiG-17 và F-4 ở Việt Nam</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Dù lạc hậu hơn về mọi mặt nhưng những chiếc tiêm kích MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn giành được những thắng lợi trước F-4 Mỹ.
[*]Kỳ lạ tiêm kích Việt Nam trên tàu sân bay Mỹ
[*]Giải mã trận tiêm kích Việt Nam oanh tạc tàu chiến Mỹ
[/list]

Nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Vladimir Ilyin đã có bài viết tổng kết về cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-17 và MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam với “con ma” F-4 của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Dưới đây là nội dung của phần cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-17 với F-4:
Chiều ngày 2/8/1964, tàu khu trục Maddox Hải quân Mỹ đã ngang nhiên vi phạm lãnh hải Việt Nam. Hành động đó liên tục bị Hải quân Việt Nam theo dõi và giám sát chặt chẽ, có lúc tàu Maddox vào sâu tới 6 hải lý và đã bị các tàu phóng lôi của Việt Nam đánh đuổi tại khu vực đông Hòn Nẹ trong lãnh hải Việt Nam.
Tiếp đó, Mỹ tuyên bố vào đêm 4/8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam một lần nữa lại vô cớ tấn công khu trục Maddox và Tơ-nơ-gioi của Mỹ đang hoạt động bình thường trên vùng biển quốc tế (đây là điều bịa đặt). Vin vào cớ này, ngày 5/8, Mỹ tiến hành chiến dịch “Mũi tên xuyên” huy động 2 biên đội tàu sân bay Constellation và Ticonderoga với hàng chục máy bay tấn công các căn cứ hải quân ở miền Bắc. Các máy bay tiêm kích F-4B từ tàu sân bay USS Constellation (CVA-64) đã yểm trợ các máy bay cường kích. Đây là những phi vụ chiến đấu đầu tiên của F-4 Phantom ở miền Bắc Việt Nam.
f4mig17_kienthuc_4701_bwfb.jpg
Tiêm kích hạm F-4B chuẩn bị cất cánh thực hiện phi vụ ở miền Bắc Việt Nam.


Tuy nhiên trong năm 1964, Việt Nam chỉ phải chịu một ít các trận ném bom hạn chế về quy mô. Trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh trên không quy mô, Mỹ phải bố trí lại quân đội và gia tăng lực lượng ở khu vực.
Đến đầu tháng 2/1965, đã có 3 tàu sân bay Mỹ tập trung gần bờ biển Việt Nam với 238 máy bay và 33 tàu hộ tống bảo vệ. Ngày 8/2, từ đảo Okinawa đã bắt đầu chuyển đơn vị tiên của lính thuỷ đánh bộ Mỹ đến căn cứ ở Đà Nẵng, trong đó có 15 tiêm kích F-4B. Đồng thời tại các căn cứ không quân ở miền Nam Việt Nam và Đài Loan các phi đội Không quân Mỹ có biên chế máy bay F-100, F-105 và F-4C đã được bắt đầu triển khai. Ngày 2/3, Mỹ bắt đầu chiến dịch không quân quy mô Sấm Rền kéo dài đến 31/10/1968.
Ở giai đoạn đầu của các hoạt động tác chiến, F-4 của Mỹ được huy động cả để hộ tống máy bay tiêm kích, cả để đánh mục tiêu dưới đất. F-4B của hải quân chủ yếu được dùng để hộ tống các máy bay cường kích hạm AD-6 Skyraider và A-4 Skyhawk và làm hàng rào phòng không cho các liên binh đoàn tàu sân bay chống đòn đánh lại có thể có của Không quân Nhân dân Việt Nam.
f4mig17_kienthuc_4702_srcz.jpg
Thời kỳ đầu chống chiến tranh phá hoại, Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ có mấy chục chiếc MiG-17F mà quân Mỹ gọi là "cổ lỗ sĩ".


Về phía lực lượng tiêm kích phòng không của Không quân Nhân dân Việt Nam, lúc này chỉ có 25 tiêm kích MiG-17F (nguồn Nga khẳng định là mẫu J-5 được Trung Quốc sản xuất dựa trên MiG-17F), vài chiếc MiG-15bis của Liên Xô, cũng như các máy bay ném bom Il-28.
So với F-4, MiG-17 của Việt Nam thua kém về nhiều mặt khi mà không có radar, chỉ có kính ngắm (quan sát xa 15km trong điều kiện thời tiết tốt), trang bị pháo 23-30mm không có tên lửa và tốc độ cận âm. Trong khi đó, F-4 trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm xa, có 8 giá treo mang được tên lửa đối không tầm ngắn – trung, đạt tốc độ siêu âm.
Nhưng nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô và Trung Quốc, người Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra chiến thuật sử dụng các máy bay tiêm kích của mình cho phép trong điều kiện thậm chí kẻ địch có ưu thế nhiều lần về số lượng vẫn đánh cho chúng những đòn đau.
Theo đó, các nhóm MiG nhỏ bay tuần tiễu ở độ cao nhỏ, ngoài vùng phát hiện của radar địch (người Mỹ dùng máy bay tuần tiễu radar tầm xa - một loại tiền thân của máy bay AWACS hiện đại, cũng như các trạm điều hành không quân đặt trên tàu chiến đi tuần gần bờ biển Bắc Việt Nam và có các đài radar mạnh). Khi phát hiện máy bay địch, các máy bay MiG bất ngờ tấn công vào đội hình chiến đấu, dùng pháo bắn vào các máy bay cường kích mang đầy bom.
Ngày 2/4/1965, lần đầu tiên các máy bay F-4 Phantom đã đối đầu với máy bay tiêm kích MiG-17 của Việt Nam, những cuộc đụng độ đã không có kết quả (không có máy bay bị bắn rơi).
Trận chiến đấu thực sự với sự tham chiến của F-4 đã xảy ra ngày 9/4. Theo cách diễn giải của Mỹ, nó đã diễn ra như sau: Lúc 8h40 phút máy bay tiêm kích của Hải quân Mỹ F-4B cất cánh từ tàu sân bay USS Ranger bị 4 chiếc MiG-17 của Việt Nam tấn công trên biển. Một trong số đó bị tên lửa Sparrow bắn rơi, song ngay sau đó một chiếc MiG khác bám đuôi Phantom và bằng một loạt pháo đã tiêu diệt nó. Kíp lái máy bay Mỹ gồm phi công T. Murphy và hoa tiêu R. Fagan thiệt mạng.
f4mig17_kienthuc_4703_pzfl.jpg
Tranh vẽ MiG-17 bắn cháy "con ma siêu thanh" F-4.


Ngày 4/6, một biên đội MiG-17F trên bầu trời thành phố Vụ Bản đã tấn công 3 chiếc F-4B. Một F-4 Phantom đã tránh cuộc chiến và tăng tốc động cơ lên chế độ “tối đa” nhả khói bay về phía Đông. Hai chiếc máy bay Mỹ khác bị cuốn vào cuộc cận chiến quần đảo, những chiếc MiG cơ động ở đây có ưu thế, và các phi công Việt Nam đã ngay lập tức khai thác lợi thế này. Sau khi quay 180 độ, chiếc số 1 của biên đội Việt Nam từ cự li 1.000-1.200 m đã bắn vào một trong các máy bay Mỹ. Ngay sau đó anh này đã tiến tới cự ly 700 và lại bắn. Chiếc F-4B cố gắng cơ động cả độ cao và hướng bay để thoát khỏi lưới lửa. Chiếc tiêm kích thứ hai của Mỹ bay theo chiếc số 1, đã cố gắng tuyệt vọng cứu chỉ huy, định từ phía sau, ở cự ly 400-500 m tiêu diệt chiếc MiG (nhiệm vụ hoàn toàn không thể thực hiện được, bởi vì cự ly nhỏ nhất cho phép phóng tên lửa AIM-9 Sidewinder lớn hơn nhiều). Chiếc MiG số 2 bắn một loạt đạn pháo cản đường, và chiếc tiêm kích thứ hai của Mỹ buộc phải chạy khỏi vùng bị bắn bằng cách vòng sang bên và hạ độ cao. Chiếc F-4B ngay lập tức làm theo vì đã dính đạn bị thương (theo xác nhận của Việt Nam, chiếc F-4 Phantom này đã không về được sân bay của mình, nó đã rơi trên đất Lào).
Trận không chiến tiếp theo có sự tham gia của các máy bay F-4 Phantom xảy ra ngày 17/6 trên bầu trời thành phố Ninh Bình. Trong trận này, 4 chiếc MiG-17F đã tấn công từ bán cầu phía sau ở cự ly 100-600m. Họ đã hạ được 2 F-4B, trong khi người Mỹ đã không tỏ ra có gì cố gắng đặc biệt, họ đã rút khỏi trận đánh khá lộn xộn. Phía Việt Nam không bị mất mát gì, dù đội hình chiến đấu có bị phá vỡ và để mất khả năng chỉ huy biên đội. Trên đường về sân bay hai phi công Việt Nam đã buộc phải nhảy dù do hoàn toàn hết nhiên iệu, còn một chiếc MiG đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Hải Phòng.
f4mig17_kienthuc_4704_gqtq.jpg
F-4 có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 và tầm trung AIM-7 Sparrow.


Cũng ngày hôm đó, F-4 Phantom đã bắt đầu “mở tỉ số”: F-4B cất cánh từ tàu sân bay USS Midway đã bắn rơi trên bầu trời Hải Phòng một máy bay tiêm kích MiG-17. Ngày 10/7/1965, F-4C của Không quân Mỹ đã có chiến thắng đầu tiên, bắn rơi 2 MiG-17.
Sau đó các cuộc đụng độ trên bầu trời Bắc Việt Nam của MiG và F-4 Phantom trở thành hiện tượng bình thường. Ví dụ, ngày 20/9/1965 phía trên ga Kép (nằm ở Bắc Hà Nội) xuất hiện một tốp máy bay Mỹ, đài radar P-35 của Việt Nam phát hiện ra chúng. Một số F-4 Phantom mang bom đã tấn công ga. Một cặp F-4B yểm trợ các máy bay ném bom, bay tuần tra ở độ cao 3.000– 4.000m. Trên trời có biên đội trực chiến của Việt Nam gồm 4 chiếc MiG-17F.
Số 1 của cặp máy bay Việt Nam đầu tiên bổ nhào từ độ cao 6.000m và tấn công chiếc F-4B vừa đi vào chỗ ném bom khi phát hiện ra quân Mỹ bằng mắt thường. Phi công Việt Nam đã bắn từ cự ly 500m, sau đó F-4 Phantom đã vòng sang trái và hạ độ cao thoát ra khỏi khu vực bị ngắm bắn.
MiG-17 tiếp tục “bám đuôi” địch thủ và từ cự ly 400m bắn loạt thứ hai, F-4 Phantom bốc khói, nhưng vẫn tiếp tục bay. Loạt đạn dài thứ 3 từ cự ly 200m cuối cùng đã hạ chiếc F-4B. Các phi công Mỹ đã không nhảy dù được. Cặp MiG-17 thứ hai đã mở đầu trận đánh ở độ cao 3.000m, khi một chiếc máy bay Mỹ vừa thoát ra khỏi bổ nhào khi ném bom xong, còn chiếc thứ hai vừa bắt đầu bổ nhào để ném bom. Chỉ huy biên đội Việt Nam tấn công chiếc thứ nhất, bắn ở cự ly hơi xa 1.200m. Phi công Mỹ, khi phát hiện ra MiG bám đuôi, đã tăng tốc bỏ chạy.
f4mig17_kienthuc_4705_gzqn.jpg
Chỉ có pháo nhưng tiêm kích "cổ" MiG-17F với "bàn tay vàng, bộ óc thông minh" của phi công Việt Nam vẫn lập nhiều chiến công bắn hạ những tiêm kích tối tân hơn của Mỹ.


Nói chung phải nhận định, cho đến khi MiG-21 chưa tham chiến và chưa bắt đầu sử dụng rộng rãi các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, Không quân Mỹ đã “hành xử một cách không cẩn thận” trên bầu trời Việt Nam, không coi số MiG-17 ít ỏi là mối đe doạ thực sự.
Ví dụ, các máy bay F-4 Phantom khi làm nhiệm vụ yểm trợ đã mang bom. Còn các phi công Việt Nam thì cố gắng giữ MiG-17 ở độ cao thấp, ở đó các máy bay nhỏ sơn mầu nguỵ trang khó bị nhận thấy bằng mắt thường và thực tế là vô hình đối với radar trên máy bay của người Mỹ. Bất ngờ tấn công các máy bay tiêm kích– ném bom, các phi công Việt Nam buộc chúng phải vứt bỏ bom và, chiếm lấy cự ly gần, bắn các máy bay Mỹ bằng pháo. Các máy bay hộ tống bay ở hành lang với độ cao lớn hơn thường là không kịp tham chiến với máy bay MiG.
Điều này đã buộc quân Mỹ phải thay đổi chiến thuật và giảm các tốp máy bay yểm trợ xuống độ cao thấp (khi bay cùng hoặc thấp hơn các máy bay tiêm kích Việt Nam, F-4 Phantom có thể “nhìn” thấy MiG bằng radar của mình hoặc bằng mắt thường trên nền trời). Dùng tốc độ lớn hơn, F-4 tiến đến gần đối thủ và hạ bằng tên lửa, sau đó cũng nhanh chóng rút khỏi trận đánh. Nếu giao tranh chuyển thành “quần đảo” thì ưu thế thuộc về các phi công Việt Nam, họ bay đến sát đối thủ tới cự ly dưới 1.000m, khi đó chỉ với tên lửa F-4 thực chất không có gì để cứu mình.
f4mig17_kienthuc_4706_ezar.jpg
Tiêm kích F-4 của Hải quân Mỹ.


Tuy nhiên, không lâu sau người Mỹ đã lại hoàn thiện chiến thuật: một số F-4 Phantom chấp nhận trận đánh gần, một biên đội để bị kéo vào quần đảo, còn biên đội khác nhanh chóng chiếm lĩnh độ cao và từ cự ly vài km tấn công các máy bay MiG bằng tên lửa Sparrow. Bị mất 6 máy bay trong tình huống trên, các phi công Việt Nam chuyển sang chiến thuật đã được kiểm nghiệm trước đó là đánh đòn bất ngờ từ vị trí “phục kích” và nhanh chóng rút khỏi trận đánh.
Cuối năm 1966, theo tư vấn của các chuyên gia quân sự Liên Xô, Không quân Nhân dân Việt Nam đã đưa tuyến đánh chặn ra sát biên giới của đất nước, nơi các máy bay Mỹ bay theo đội hình chiến đấu dày đặc, gây khó khăn cho tác chiến cơ động. Một điểm mới nữa là phục kích trên mặt đất được đưa ra với sự tham gia của người Trung Quốc: MiG-17 cất cánh từ sân bay dự bị gần nơi chiến đấu và nhanh chóng tấn công đối phương đang bay trong đội hình dày đặc, sau đó nhanh chóng hạ độ cao và mang màu sơn nguỵ trang giống địa hình, MiG trở về sân bay căn cứ.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Giải mã cuộc đọ sức giữa MiG-17 và F-4 ở Việt Nam</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Dù lạc hậu hơn về mọi mặt nhưng những chiếc tiêm kích MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn giành được những thắng lợi trước F-4 Mỹ.
[*]Kỳ lạ tiêm kích Việt Nam trên tàu sân bay Mỹ
[*]Giải mã trận tiêm kích Việt Nam oanh tạc tàu chiến Mỹ
[/list]

Nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh Vladimir Ilyin đã có bài viết tổng kết về cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-17 và MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam với “con ma” F-4 của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Dưới đây là nội dung của phần cuộc đối đầu giữa tiêm kích MiG-17 với F-4:
Chiều ngày 2/8/1964, tàu khu trục Maddox Hải quân Mỹ đã ngang nhiên vi phạm lãnh hải Việt Nam. Hành động đó liên tục bị Hải quân Việt Nam theo dõi và giám sát chặt chẽ, có lúc tàu Maddox vào sâu tới 6 hải lý và đã bị các tàu phóng lôi của Việt Nam đánh đuổi tại khu vực đông Hòn Nẹ trong lãnh hải Việt Nam.
Tiếp đó, Mỹ tuyên bố vào đêm 4/8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam một lần nữa lại vô cớ tấn công khu trục Maddox và Tơ-nơ-gioi của Mỹ đang hoạt động bình thường trên vùng biển quốc tế (đây là điều bịa đặt). Vin vào cớ này, ngày 5/8, Mỹ tiến hành chiến dịch “Mũi tên xuyên” huy động 2 biên đội tàu sân bay Constellation và Ticonderoga với hàng chục máy bay tấn công các căn cứ hải quân ở miền Bắc. Các máy bay tiêm kích F-4B từ tàu sân bay USS Constellation (CVA-64) đã yểm trợ các máy bay cường kích. Đây là những phi vụ chiến đấu đầu tiên của F-4 Phantom ở miền Bắc Việt Nam.
f4mig17_kienthuc_4701_bwfb.jpg
Tiêm kích hạm F-4B chuẩn bị cất cánh thực hiện phi vụ ở miền Bắc Việt Nam.


Tuy nhiên trong năm 1964, Việt Nam chỉ phải chịu một ít các trận ném bom hạn chế về quy mô. Trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh trên không quy mô, Mỹ phải bố trí lại quân đội và gia tăng lực lượng ở khu vực.
Đến đầu tháng 2/1965, đã có 3 tàu sân bay Mỹ tập trung gần bờ biển Việt Nam với 238 máy bay và 33 tàu hộ tống bảo vệ. Ngày 8/2, từ đảo Okinawa đã bắt đầu chuyển đơn vị tiên của lính thuỷ đánh bộ Mỹ đến căn cứ ở Đà Nẵng, trong đó có 15 tiêm kích F-4B. Đồng thời tại các căn cứ không quân ở miền Nam Việt Nam và Đài Loan các phi đội Không quân Mỹ có biên chế máy bay F-100, F-105 và F-4C đã được bắt đầu triển khai. Ngày 2/3, Mỹ bắt đầu chiến dịch không quân quy mô Sấm Rền kéo dài đến 31/10/1968.
Ở giai đoạn đầu của các hoạt động tác chiến, F-4 của Mỹ được huy động cả để hộ tống máy bay tiêm kích, cả để đánh mục tiêu dưới đất. F-4B của hải quân chủ yếu được dùng để hộ tống các máy bay cường kích hạm AD-6 Skyraider và A-4 Skyhawk và làm hàng rào phòng không cho các liên binh đoàn tàu sân bay chống đòn đánh lại có thể có của Không quân Nhân dân Việt Nam.
f4mig17_kienthuc_4702_srcz.jpg
Thời kỳ đầu chống chiến tranh phá hoại, Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ có mấy chục chiếc MiG-17F mà quân Mỹ gọi là "cổ lỗ sĩ".


Về phía lực lượng tiêm kích phòng không của Không quân Nhân dân Việt Nam, lúc này chỉ có 25 tiêm kích MiG-17F (nguồn Nga khẳng định là mẫu J-5 được Trung Quốc sản xuất dựa trên MiG-17F), vài chiếc MiG-15bis của Liên Xô, cũng như các máy bay ném bom Il-28.
So với F-4, MiG-17 của Việt Nam thua kém về nhiều mặt khi mà không có radar, chỉ có kính ngắm (quan sát xa 15km trong điều kiện thời tiết tốt), trang bị pháo 23-30mm không có tên lửa và tốc độ cận âm. Trong khi đó, F-4 trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm xa, có 8 giá treo mang được tên lửa đối không tầm ngắn – trung, đạt tốc độ siêu âm.
Nhưng nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô và Trung Quốc, người Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra chiến thuật sử dụng các máy bay tiêm kích của mình cho phép trong điều kiện thậm chí kẻ địch có ưu thế nhiều lần về số lượng vẫn đánh cho chúng những đòn đau.
Theo đó, các nhóm MiG nhỏ bay tuần tiễu ở độ cao nhỏ, ngoài vùng phát hiện của radar địch (người Mỹ dùng máy bay tuần tiễu radar tầm xa - một loại tiền thân của máy bay AWACS hiện đại, cũng như các trạm điều hành không quân đặt trên tàu chiến đi tuần gần bờ biển Bắc Việt Nam và có các đài radar mạnh). Khi phát hiện máy bay địch, các máy bay MiG bất ngờ tấn công vào đội hình chiến đấu, dùng pháo bắn vào các máy bay cường kích mang đầy bom.
Ngày 2/4/1965, lần đầu tiên các máy bay F-4 Phantom đã đối đầu với máy bay tiêm kích MiG-17 của Việt Nam, những cuộc đụng độ đã không có kết quả (không có máy bay bị bắn rơi).
Trận chiến đấu thực sự với sự tham chiến của F-4 đã xảy ra ngày 9/4. Theo cách diễn giải của Mỹ, nó đã diễn ra như sau: Lúc 8h40 phút máy bay tiêm kích của Hải quân Mỹ F-4B cất cánh từ tàu sân bay USS Ranger bị 4 chiếc MiG-17 của Việt Nam tấn công trên biển. Một trong số đó bị tên lửa Sparrow bắn rơi, song ngay sau đó một chiếc MiG khác bám đuôi Phantom và bằng một loạt pháo đã tiêu diệt nó. Kíp lái máy bay Mỹ gồm phi công T. Murphy và hoa tiêu R. Fagan thiệt mạng.
f4mig17_kienthuc_4703_pzfl.jpg
Tranh vẽ MiG-17 bắn cháy "con ma siêu thanh" F-4.


Ngày 4/6, một biên đội MiG-17F trên bầu trời thành phố Vụ Bản đã tấn công 3 chiếc F-4B. Một F-4 Phantom đã tránh cuộc chiến và tăng tốc động cơ lên chế độ “tối đa” nhả khói bay về phía Đông. Hai chiếc máy bay Mỹ khác bị cuốn vào cuộc cận chiến quần đảo, những chiếc MiG cơ động ở đây có ưu thế, và các phi công Việt Nam đã ngay lập tức khai thác lợi thế này. Sau khi quay 180 độ, chiếc số 1 của biên đội Việt Nam từ cự li 1.000-1.200 m đã bắn vào một trong các máy bay Mỹ. Ngay sau đó anh này đã tiến tới cự ly 700 và lại bắn. Chiếc F-4B cố gắng cơ động cả độ cao và hướng bay để thoát khỏi lưới lửa. Chiếc tiêm kích thứ hai của Mỹ bay theo chiếc số 1, đã cố gắng tuyệt vọng cứu chỉ huy, định từ phía sau, ở cự ly 400-500 m tiêu diệt chiếc MiG (nhiệm vụ hoàn toàn không thể thực hiện được, bởi vì cự ly nhỏ nhất cho phép phóng tên lửa AIM-9 Sidewinder lớn hơn nhiều). Chiếc MiG số 2 bắn một loạt đạn pháo cản đường, và chiếc tiêm kích thứ hai của Mỹ buộc phải chạy khỏi vùng bị bắn bằng cách vòng sang bên và hạ độ cao. Chiếc F-4B ngay lập tức làm theo vì đã dính đạn bị thương (theo xác nhận của Việt Nam, chiếc F-4 Phantom này đã không về được sân bay của mình, nó đã rơi trên đất Lào).
Trận không chiến tiếp theo có sự tham gia của các máy bay F-4 Phantom xảy ra ngày 17/6 trên bầu trời thành phố Ninh Bình. Trong trận này, 4 chiếc MiG-17F đã tấn công từ bán cầu phía sau ở cự ly 100-600m. Họ đã hạ được 2 F-4B, trong khi người Mỹ đã không tỏ ra có gì cố gắng đặc biệt, họ đã rút khỏi trận đánh khá lộn xộn. Phía Việt Nam không bị mất mát gì, dù đội hình chiến đấu có bị phá vỡ và để mất khả năng chỉ huy biên đội. Trên đường về sân bay hai phi công Việt Nam đã buộc phải nhảy dù do hoàn toàn hết nhiên iệu, còn một chiếc MiG đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Hải Phòng.
f4mig17_kienthuc_4704_gqtq.jpg
F-4 có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 và tầm trung AIM-7 Sparrow.


Cũng ngày hôm đó, F-4 Phantom đã bắt đầu “mở tỉ số”: F-4B cất cánh từ tàu sân bay USS Midway đã bắn rơi trên bầu trời Hải Phòng một máy bay tiêm kích MiG-17. Ngày 10/7/1965, F-4C của Không quân Mỹ đã có chiến thắng đầu tiên, bắn rơi 2 MiG-17.
Sau đó các cuộc đụng độ trên bầu trời Bắc Việt Nam của MiG và F-4 Phantom trở thành hiện tượng bình thường. Ví dụ, ngày 20/9/1965 phía trên ga Kép (nằm ở Bắc Hà Nội) xuất hiện một tốp máy bay Mỹ, đài radar P-35 của Việt Nam phát hiện ra chúng. Một số F-4 Phantom mang bom đã tấn công ga. Một cặp F-4B yểm trợ các máy bay ném bom, bay tuần tra ở độ cao 3.000– 4.000m. Trên trời có biên đội trực chiến của Việt Nam gồm 4 chiếc MiG-17F.
Số 1 của cặp máy bay Việt Nam đầu tiên bổ nhào từ độ cao 6.000m và tấn công chiếc F-4B vừa đi vào chỗ ném bom khi phát hiện ra quân Mỹ bằng mắt thường. Phi công Việt Nam đã bắn từ cự ly 500m, sau đó F-4 Phantom đã vòng sang trái và hạ độ cao thoát ra khỏi khu vực bị ngắm bắn.
MiG-17 tiếp tục “bám đuôi” địch thủ và từ cự ly 400m bắn loạt thứ hai, F-4 Phantom bốc khói, nhưng vẫn tiếp tục bay. Loạt đạn dài thứ 3 từ cự ly 200m cuối cùng đã hạ chiếc F-4B. Các phi công Mỹ đã không nhảy dù được. Cặp MiG-17 thứ hai đã mở đầu trận đánh ở độ cao 3.000m, khi một chiếc máy bay Mỹ vừa thoát ra khỏi bổ nhào khi ném bom xong, còn chiếc thứ hai vừa bắt đầu bổ nhào để ném bom. Chỉ huy biên đội Việt Nam tấn công chiếc thứ nhất, bắn ở cự ly hơi xa 1.200m. Phi công Mỹ, khi phát hiện ra MiG bám đuôi, đã tăng tốc bỏ chạy.
f4mig17_kienthuc_4705_gzqn.jpg
Chỉ có pháo nhưng tiêm kích "cổ" MiG-17F với "bàn tay vàng, bộ óc thông minh" của phi công Việt Nam vẫn lập nhiều chiến công bắn hạ những tiêm kích tối tân hơn của Mỹ.


Nói chung phải nhận định, cho đến khi MiG-21 chưa tham chiến và chưa bắt đầu sử dụng rộng rãi các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, Không quân Mỹ đã “hành xử một cách không cẩn thận” trên bầu trời Việt Nam, không coi số MiG-17 ít ỏi là mối đe doạ thực sự.
Ví dụ, các máy bay F-4 Phantom khi làm nhiệm vụ yểm trợ đã mang bom. Còn các phi công Việt Nam thì cố gắng giữ MiG-17 ở độ cao thấp, ở đó các máy bay nhỏ sơn mầu nguỵ trang khó bị nhận thấy bằng mắt thường và thực tế là vô hình đối với radar trên máy bay của người Mỹ. Bất ngờ tấn công các máy bay tiêm kích– ném bom, các phi công Việt Nam buộc chúng phải vứt bỏ bom và, chiếm lấy cự ly gần, bắn các máy bay Mỹ bằng pháo. Các máy bay hộ tống bay ở hành lang với độ cao lớn hơn thường là không kịp tham chiến với máy bay MiG.
Điều này đã buộc quân Mỹ phải thay đổi chiến thuật và giảm các tốp máy bay yểm trợ xuống độ cao thấp (khi bay cùng hoặc thấp hơn các máy bay tiêm kích Việt Nam, F-4 Phantom có thể “nhìn” thấy MiG bằng radar của mình hoặc bằng mắt thường trên nền trời). Dùng tốc độ lớn hơn, F-4 tiến đến gần đối thủ và hạ bằng tên lửa, sau đó cũng nhanh chóng rút khỏi trận đánh. Nếu giao tranh chuyển thành “quần đảo” thì ưu thế thuộc về các phi công Việt Nam, họ bay đến sát đối thủ tới cự ly dưới 1.000m, khi đó chỉ với tên lửa F-4 thực chất không có gì để cứu mình.
f4mig17_kienthuc_4706_ezar.jpg
Tiêm kích F-4 của Hải quân Mỹ.


Tuy nhiên, không lâu sau người Mỹ đã lại hoàn thiện chiến thuật: một số F-4 Phantom chấp nhận trận đánh gần, một biên đội để bị kéo vào quần đảo, còn biên đội khác nhanh chóng chiếm lĩnh độ cao và từ cự ly vài km tấn công các máy bay MiG bằng tên lửa Sparrow. Bị mất 6 máy bay trong tình huống trên, các phi công Việt Nam chuyển sang chiến thuật đã được kiểm nghiệm trước đó là đánh đòn bất ngờ từ vị trí “phục kích” và nhanh chóng rút khỏi trận đánh.
Cuối năm 1966, theo tư vấn của các chuyên gia quân sự Liên Xô, Không quân Nhân dân Việt Nam đã đưa tuyến đánh chặn ra sát biên giới của đất nước, nơi các máy bay Mỹ bay theo đội hình chiến đấu dày đặc, gây khó khăn cho tác chiến cơ động. Một điểm mới nữa là phục kích trên mặt đất được đưa ra với sự tham gia của người Trung Quốc: MiG-17 cất cánh từ sân bay dự bị gần nơi chiến đấu và nhanh chóng tấn công đối phương đang bay trong đội hình dày đặc, sau đó nhanh chóng hạ độ cao và mang màu sơn nguỵ trang giống địa hình, MiG trở về sân bay căn cứ.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.516
113
Rafale nói:
Khám phá “lính gác trời” E-3 Sentry của Mỹ
(Kienthuc.net.vn) - Là chỗ dựa cảnh báo lẫn chỉ huy cực kì quan trọng của các loại máy bay chiến đấu, E-3 Sentry giống như một "con mắt thần" rất lợi hại trên bầu trời.
  • “Mắt thần” của Không quân Trung Quốc
  • Porubschik: vũ khí điện tử “đánh sập” radar Mỹ


    Từ năm 1954-1982, Quân đội Mỹ tin tưởng vào loại máy bay EC-121 “Ngôi sao cảnh giác” làm nhiệm vụ cảnh báo sớm trên không (AEW).
    Máy bay AEW được phát triển nhằm nhiệm vụ chỉ huy và dẫn đường từ trên không cho tất cả các lực lượng tác chiến thông qua khả năng kết nối thông tin với các loại máy bay, phương tiện mặt đất và tàu chiến, đó là minh chứng cho thời đại phát triển vượt bậc về điện tử và xử lý với sự nâng cao về khả năng dò tìm, theo dõi và nhận diện.
    Những chiếc máy bay như EC-121, do đó hoạt động như một “chỉ huy” quan sát toàn cục chiến trường từ trên cao, các phiên bản máy bay “Ngôi sao cảnh giác” dựa trên dây chuyền “Constellation” của hãng Lookheed đã được sản xuất với số lượng 236 chiếc, với sự dễ nhận biết ở cánh quạt 3 lá và thân máy bay to một cách kỳ dị, chúng đã tham gia tác chiến khá hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam và là mục tiêu “săn đón” của lực lượng phòng không không quân miền Bắc.
    e3-kienthuc-7_jsib.jpg
    Máy bay cảnh báo sớm EC-121 trong chiến tranh Việt Nam là loại vũ khí lợi hại của không quân Mỹ

    Sau đó, Không quân Mỹ đã lên kế hoạch ra đời một dòng máy bay cảnh báo sớm AEW mới có khả năng tác chiến vượt trội để thay thế cho loại EC-121. Công nghệ động cơ phản lực cánh quạt lúc này đã cho phép một máy bay to hơn có thể bay xa, bay cao hơn thế hệ trước và loại máy bay Boeing-707 đã được chọn làm khung thân cho hệ thống radar tân tiến mới.
    Có hai hệ thống sau đó được thử nghiệm lên 2 chiếc Boeing-707 mẫu, một radartừ Westinghouse và một loại khác từ Hughes, sau đó radar của Wsetinghouse chính thức được chọn và đã ra đời chiếc máy bay E-3 Sentry (lính canh gác). Có 68 chiếc E-3 Sentry đã được sản xuất từ năm 1977 đến 1992, định danh đầy đủ của của mẫu máy bay mới này là “cảnh báo sớm và chỉ huy trên không – AEW&C” hay còn được viết tắt là AWACs.
    e3-kienthuc-5_ocat.jpg
    "Lính gác trời" E-3 Sentry.

    Về cấu trúc, E-3 giữ hầu hết những đặt điểm của chiếc Boeing-707 chở khách với thiết kế cánh đặt thấp, một cánh đuôi đứng hay hệ thống càng đáp 8 bánh sau và 2 bánh trước, còn sự khác biệt chính là khoang chở khách nay được đặt làm nơi làm việc của kíp sĩ quan điện tử và máy móc của họ hay rõ ràng nhất chính là cái “đĩa” radar xoay gắn trên thân máy bay, tốc độ xoay của “đĩa” này là 6 vòng/phút.
    E-3 Sentry dài 46,3m, sải cánh hai bên là 44,4m và cao 12,6m, nó có khối lượng cất cánh tối đa đạt tới 157 tấn.
    E-3 Sentry sử dụng 4 động cơ phản lực Pratt & Whitney T3D (là loại động cơ sử dụng trên máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52H Stratofortress và máy bay vận tải C-131 Starlifter). Lô sản xuất đầu tiên mang tên E-3A với 24 chiếc sử dụng động cơ TF-33 và radar AN/APY-1, sau đó là E-3B rồi tới E-3C với radar hiện đại hơn AN/APY-2 (có thể quét mục tiêu trên trời, mặt đất, biển trong bán kính 300-400km) và lắp đặt thêm khoang chỉ huy kíp bay. Còn E-3D và E-3F là phiên bản xuất khẩu cho không quân Anh và sau đó là Pháp.
    Bản E-3D cho Không quân Anh sử đụng động cơ CFM-56 và được kí hiệu “Sentry AEW.1”, bản E-3F dành cho Pháp với những tùy chọn riêng theo Pháp yêu cầu. Có một điều thú vị là Iran cũng đặt mua 3 chiếc E-3 Sentry cho không quân của họ, tuy nhiên cuộc cách mạng hồi giáo năm 1979 ở Iran đã chấm dứt mọi quan hệ quân sự giữa Mỹ và quốc gia Hồi giáo này.
    e3-kienthuc-1_oqhi.jpg
    E-3 Sentry là chỗ dựa quan trọng của máy bay chiến đấu liên quân NATO

    Phiên bản E-3 Sentry mới nhất là loại E-3G đang được Boeing thử nghiệm những nâng cấp sâu ở hệ thống điện tử và hiệu suất tác chiến, trong đó có thể kể đến những thứ như buồng lái kiểu cũ sẽ được thay thế hoàn toàn bởi buồng lái mới “hoàn toàn màn hình số” để theo kịp xu hướng các loại máy bay thế hệ 5.
    Tác chiến trên E-3 Sentry là kíp phi công 4 người cùng đội ngũ chuyên viên tác chiến điện tử từ 13 đến 19 người.
    Sức mạnh đến từ 4 động cơ Pratt&Whitney TF33-PW-100A cho E-3 Sentry đạt tốc độ tối đa 981km/h với tầm hoạt động 7.400km ở độ cao 12.500m.
    Thời gian hoạt động liên tục 8 giờ trên không đảm bảo tốt các hoạt động tác chiến liên tục, hơn nữa nó còn có thể được tiếp dầu trên không từ máy bay KC-135 Stratotanker giúp tăng đáng kể khả năng quần thảo trên bầu trời cho E-3.
    e3-kienthuc-3_gkwv.jpg
    Hệ thống hiển thị thông tin bên trong E-3C.


    e3-kienthuc-4_rqzh.jpg
    Sĩ quan điều khiển hệ thống.


    Từ khi ra đời, E-3 đã đóng vai trò quan trọng trong tất cả các cuộc chiến mà Mỹ tham gia như chiến dịch Lá chắn Sa mạc năm 1990 ở vịnh Péc-xích, sau đó là bài kiểm tra sức mạnh trong chiến dịch bão táp sa mạc năm 1991, nơi chứng kiến lực lượng không quân hùng mạnh của Saddam Hussein bị loại bỏ hoàn toàn cho đến những chiến dịch gần đây nhất của liên quân NATO là thiết lập và tiêu diệt Không quân Lybia năm 2011.

  • E 3 là phiên bản từ B 707
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Oanh tạc cơ PAK DA Nga vượt hơn B-2 Mỹ?</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Đi sau Mỹ trong phát triển máy bay ném bom tàng hình, nhưng người Nga có thể sẽ phát triển mẫu máy bay thành công hơn so với B-2 đắt đỏ.

Theo tờ Indrus, lực lượng vũ trang Nga tiếp tục nâng cấp lực lượng vũ khí chiến lược. Nước này đang chuẩn bị phát triển và sản xuất máy bay ném bom chiến lược tầm xa tàng hình (định danh chương trình là PAK DA). Các chuyên gia cho rằng có thể đây là mẫu sao chép máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ.
Theo truyền thông Nga, công ty sản xuất máy bay Tupolev của Nga đang bắt đầu phát triển máy bay ném bom chiến lược nhằm thay thế Tu-95 và Tu-160 hiện đang trong biên chế. Loại máy bay mới sẽ có tốc độ cận âm và được trang bị hệ thống để giảm thiểu khả năng bị phát hiện trên radar.
pakda_kienthuc_4701_uujg.jpg
Phác họa máy bay tàng hình PAK DA.


Thượng tướng Valery Gerasimov - Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cho biết, việc phát triển mẫu máy bay PAK DA nhằm thay thế Tu-95MS và Tu-160 sẽ bắt đầu vào năm 2014. Theo kế hoạch này, PAK DA sẽ được đưa vào sản xuất vào năm 2020.
Một quan chức bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, PAK DA sẽ được trang bị các vũ khí dẫn đường đang được phát triển bao gồm cả vũ khí siêu vượt âm.
Ông Boris Obnosov - Giám đốc Tập đoàn tên lửa chiến dịch – chiến KTRV cho biết, tên lửa siêu vượt âm cho mẫu máy bay ném bom mới đã bắt đầu được sản xuất số lương nhỏ. Việc sản xuất loạt sẽ bắt đầu vào năm 2020.
Theo những thông tin kể trên, vai trò của mẫu máy bay trong tác chiến cũng dần lộ rõ: “một chiếc máy bay mang tên lửa tàng hình hoặc một chiếc máy bay siêu thanh có khả năng thâm nhập vào hệ thống phòng không nhờ tốc độ cao”.
pakda_kienthuc_4702_ntoa.jpg
Nga dự tính PAK DA sẽ trang bị tên lửa siêu vượt âm.


Tuy nhiên, các phương án kỹ thuật cho phép việc phát triển một mẫu máy bay ném bom tàng hình cỡ lớn bay ở tốc độ siêu thanh vẫn chưa tồn tại. Một chiếc máy bay tàng hình nhỏ, bay ở tốc độ cận âm và mang theo tên lửa siêu thanh với chức năng tuần tiễu hay tấn công mục tiêu với vũ khí tốc độ cao sẽ thực tế hơn. Đây cũng là lý do Mỹ không sử dụng máy bay ném bom siêu âm B-1 cho vai trò của B-2.
Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu sự tương tự giữa PAK DA và B-2. Từ góc nhìn kỹ thuật, việc sao chép một mẫu máy bay tương tự sẽ chỉ dừng ở việc quan sát các định luật động lực học và một số định luật khác để định nghĩa khả năng vận hành của máy bay và công nghệ hàng không.
Tuy xuất phát sau, nhưng người Nga thường đưa ra những kết quả bất ngờ. Các nguyên lý khí động học của F-15 tương tự với Su-27. Các nhà thiết kế Nga bắt đầu chậm hơn nhưng đã sản xuất được một mẫu máy bay thành công hơn.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.516
113
quan trọng là anh sản xuất dc bao nhiêu chiếc khả dụng. chứ chỉ có vài chiếc để thí nghiệm thì củng vô ích cho nền nền quốc phòng.. Đúng là thế hệ sau máy bay tàng hình của Nga có thể hơn B 2 của Mỹ, dưng lúc đó Mỹ đã phát minh ra những thế hệ sau tiên tiến hơn B 2 nhiều lần..
 
Tập Lái
9/10/13
4
0
3
35
Vũ khí thì chưa chắc hiện đại hơn thì hiệu quả hơn, khi đưa vào thực tế còn phụ thuộc vào trình độ và các phương pháp tác chiến của người sử dụng nữa
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.516
113
Apache vẫn còn lợi hại
http://soha.vn/quan-su/apache-ngay-cang-nguy-hiem-hon-voi-vu-khi-chinh-xac-20131026093057823.htm
Ngày 25/10, 4 máy bay quân sự cùng 5 tàu hải quân Trung Quốc đã tiến vào khu vực giữa đảo Okinawa và Miyako.</h2>
Trung tâm chỉ huy Quân đội Mỹ (CENTCOM) hôm 15/10 đã xác nhận rằng, họ đã thử nghiệm thành công Hệ thống vũ khí tiên tiến chính xác cao (APKWS) vào đầu năm 2013 trên các máy bay cánh cố định và trình diễn thành công khả năng công nghệ trên hệ thống vũ khí mới này.

1382754223746.jpg

Apache của Mỹ

Các cuộc thử nghiệm bao gồm cả phóng đạn rocket từ dưới đất và trên không, dựa trên các máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt, AV-8B Harrier và F-16.
"Thành công từ các cuộc thử nghiệm này cho thấy rằng, một phi công máy bay có thể phóng đồng thời 7 quả đạn rocket có trọng lượng nhẹ hơn một quả bom 500 pound, cho phép tăng cường độ chụm cho một lần tấn công đơn lẻ", ông Bill Hammmersley, quản lý kỹ thuật chương trình APKWS cho biết trong một tuyên bố.
Được phát triển bởi hãng BAE Systems, hệ thống rocket tiên tiến độ chính xác cao APKWS đã đạt được cột mốc lớn vào ngày 4 và 5/9 vừa qua, khi lần đầu tiên loại vũ khí này đã được phóng đi từ một trực thăng tấn công AH-64D Apache ở trường thử Yuma, bang Arizona. Từ khoảng cách xa 1.500 đến 5.000m và tốc độ máy bay là 278km/giờ, 8 đạn APKWS tấn công chính xác đồng thời một mục tiêu trong bán kính 1m.
Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đang sử dụng APKWS ở chiến trường Afghanistan và đã bắn hơn 110 rocket này vào các mục tiêu khác nhau.
Trong khi Quân đội Mỹ vẫn chưa đặt mua hệ thống APKWS, các quan chức BAE Systems nói rằng, họ hy vọng NATO và các quốc gia khác đang sử dụng trực thăng Apache như Anh, Isreal và Saudi Arabia sẽ quan tâm đến APKWS.
Đạn rocket độ chính xác cao APKWS không phải là thành phần mới được phát triển cho trực thăng Apache, trong tháng 6 vừa qua, Quân đội Mỹ cũng đã chi thêm 27 triệu USD để mua 500 thiết bị nhìn đêm mới cho các phi công lái trực thăng mạnh nhất thế giới này.
Các thiết bị nhìn đêm mới sẽ thay thế cho những ống kính nhìn đêm cồng kềnh mà kíp lái Apache đang sử dụng. Phi công sẽ sử dụng một kính mắt để quan sát ban đêm và trong môi trường bị giảm tầm nhìn. Thiết bị nhìn đêm mới cũng sẽ được kết nối mạng, cho phép các phi công và phi đội của họ có thể truy cập luồng video, hình ảnh trực tiếp từ các thành phần khác.
Với hệ thống rocket độ chính xác cao và thiết bị nhìn đêm mới, AH-64D Apache vốn đã mạnh nhất thế giới, nay lại càng trở nên nguy hiểm hơn.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ nghiên cứu “lưới” chống tên lửa đặt trên không</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Các cơ quan quốc phòng Mỹ đang bắt đầu nghiên cứu hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo AWL ở trên không.
[*]Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á?
[*]Ảnh tuyệt đẹp lính Mỹ chiến đấu trong đêm
[/list]

Tạp chí Inside Defense cho hay, Không quân Mỹ, Cục phòng thủ tên lửa (MDA) và Cục nghiên cứu các dự án tiên tiến (DARPA) của Bộ quốc phòng Mỹ đang phối hợp triển khai dự án nghiên cứu hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo trên không mang tên Airborne Weapon Layer (AWL).
Gần đây, Trung tâm quản lý Vòng đời Ứng dụng của Không quân Mỹ (AFLCMC) nằm ở căn cứ Eglin, tiểu bang Florida đã cấp một phần khoản kinh phí lớn trong hợp đồng nghiên cứu AWL cho các hãng Boeing, Lockheed Martin, Raytheon. Điều này cho thấy Mỹ đang tiếp tục xúc tiến công tác triển khai khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo từ trên không.
Chuyên gia kỹ thuật của AWL- ông Mark Schreffler cho biết, những hợp đồng nghiên cứu này sẽ hoàn thành vào trước tháng 6/2014, mục đích chủ yếu là để thiết lập tính khả thi của dự án mua hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo đặt trên không, thay vì trực tiếp khởi động dự án.
phongthutl_kienthuc_4701_blss.jpg
Ảnh minh họa.


Ông cho rằng, DARPA đang lãnh đạo dự án nghiên cứu này, mà căn cứ không quân Eglin tham gia vào sẽ thúc đẩy phát triển khái niệm “chuỗi sát thương” chống tên lửa đạn đạo.
“Nhà thầu sẽ nghiên cứu về yêu cầu chi phí của loại tên lửa này, công nghệ quan trọng của những công việc này là thiết bị cảm biến. Do dự án nghiên cứu này bao hàm toàn bộ chuỗi sát thương, vì vậy không chỉ sẽ nghiên cứu về giá thành mà còn phải nghiên cứu về khả năng hoàn thành nhiệm vụ”, ông này cho biết.
Ông này còn tiết lộ, lý do mà công ty Boeing, Lockheed Martin và Raytheon có được hợp đồng nghiên cứu AWL là vì các công ty này đều đệ trình kế hoạch khái quát trong công tác phân tích giá thành hiệu quả AWL (do Không quân Mỹ phối hợp với MDA thực hiện) từ năm 2011. Sau khi hoàn thành công việc nghiên cứu của quy định hợp đồng, công việc tiếp theo sẽ do DARPA và phía Quân đội Mỹ xác định, “nếu chính phủ lựa chọn thiết lập một dự án mua, thì sẽ đưa ra một yêu cầu đối với doanh nghiệp”.
Khái niệm AWL được suy ra từ chương trình “vũ khí lade” (ABL) - dự án sử dụng máy bay chở khách Boeing 747 cải tiến mang vũ khí lade đánh chặn tên lửa đạn đạo. Do được cho rằng không có lợi về kinh tế và tính khả thi trong tác chiến không, vì vậy năm 2011 chương trình này bị hủy bỏ.
phongthutl_kienthuc_4702_qjdm.jpg
Tiêm kích F-15, F-35 sẽ là một trong những thành tố cấu thành nên AWL.


Theo kế hoạch, Không quân Mỹ và MDA phải đệ trình báo cáo vắn tắt kết quả phân tích giá thành hiệu quả của AWL cho Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 6/2013, nhưng thực tế thời gian đệ trình là ngày 15/7. Từ các tài liệu công khai có sẵn gần đây có thể thấy, Không quân Mỹ có thể sử dụng máy bay F-15 hoặc máy bay chiến đấu khác thực hiện tuần tra, hình thành AWL, phối hợp tác chiến với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis đặt trên tàu chiến.
Tài liệu này còn đặc biệt chỉ ra, máy bay chiến đấu F-15 và F-35, máy bay ném bom B-1 và máy bay không người lái MQ-9 cũng như máy bay tác chiến của Hải quân đều có thể là nền tảng của AWL.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga nâng tầm sức mạnh của máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95 MS</h1>Chủ nhật 01/12/2013 07:10

ANTĐ - Mạng “Tin tức công nghiệp quốc phòng Nga” ngày 29-11 đưa tin, Nga đã hoàn thành thử nghiệm sơ bộ máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95MC phiên bản cải tiến và chuẩn bị bước vào giai đoạn thử nghiệm cấp quốc gia.

Ông Mikhail Pogosyan, Chủ tịch tập đoàn chế tạo hàng không liên hợp (United Aircraft) của Nga, đã báo cáo trong hội nghị về vấn đề phát triển hàng không Nga khẳng định, Nga đã hoàn thành thí nghiệm sơ bộ về cải tiến hiện đại hóa máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MC (Tu-95MS), hiện đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thí nghiệm cấp quốc gia.
Tu-160 (Tiếng Nga: Ty-160) là máy bay ném bom chiến lược tầm xa siêu âm do cục thiết kế Tupolev (Туполев) Liên Xô nghiên cứu chế tạo, nó vốn được dùng để thay thế cho Tu-22 Backfire thực hiện nhiệm vụ ném bom chiến lược cùng với Tu-95.
tu_160.jpg

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga

Tu-160 là chương trình máy bay ném bom chiến lược cuối cùng trước khi Liên Xô giải thể, được bay thử lần đầu tiên vào ngày 18-12-1981. Loại máy bay này do Liên Xô sản xuất thực tế chỉ có 35 chiếc, hiện nay có 16 chiếc đang sử dụng trong không quân Nga.
Ông Mikhail Pogosyan còn cho biết thêm, công tác hiện đại hóa máy bay vận tải và máy bay quân sự khác cũng đang triển khai tích cực, đặc biệt là công việc nâng cấp sức mạnh tấn công của máy bay tiêm kích bom Su-34.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.516
113
chỉ có 16 chiếc TU 160 còn hoạt động so với 66 chiếc B1B của Mỹ
 
Last edited by a moderator: