Hạng F
22/10/09
8.170
32.523
113
nhưng thực tế thì trực thăng của Mỹ luôn chứng tỏ sự hữu hiệu, đắc dụng của mình của hơn trực thăng của Nga
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
hong_linh nói:
@rafael: đang nói F15 thì Bác lại qua f22/35. Còn nếu nga hay Bác coi f22/35 **** ra gì, thì việc gì phài lẽo đẽo làm theo sau thằng mỹ mười mấy năm mà còn chưa có thứ gì ra hồn?
Sao chưa có gì ra hồn Su-34 mới đánh nhau ở Gruzia rồi kìa ? muốn so đồ mới phải ko vậy F15SE, F22/35 đánh nhau chưa mà biết là nó hơn Su-35 ?
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Bác lựu đạn nghĩ sao ? Stinger hoặc SA-7 khi sử dụng trong mội trường rừng rậm có hạn chế như thế này



The ADA unit will encounter the following problems in a jungle environment:

Increased missile problems due to humidity.
Reduced detection and identification ranges.
Requirement for teams to be positioned closer together.
Requirement for more teams to provide balanced fires and mutual support for a particular asset.
Reduced range of FM radios.
Extensive use of wire communications or special wavelength antennas.
Proper individual sanitation to avoid health risks.
Canopy effect on GBS.

http://www.globalsecurity.org/military/library/policy/army/fm/44-44/Appf.htm
.
Nên thường thấy pic dùng các loại manpad ở ngoài địa hình thoáng

sa7-grail.jpg

1280px-FIM-92_Stinger_USMC.JPG

 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
10 máy bay Liên Xô rơi nhiều nhất ở Afghanistan</h1>(Kienthuc.net.vn) - Trong chiến tranh Afghanistan những năm 1980 có đến 113 chiếc máy bay chiến đấu các loại của Liên Xô bị bắn hạ.</h2>
banroi_kienthuc%20%281%29_xfej.jpg


Cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan kéo dài từ năm 1979-1989 được xem là cuộc chiến dài nhất và tổn thất nhiều nhất của Liên Xô kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, lực lượng phiến quân Mujahideen đã gây cho Quân đội Liên Xô khá nhiều tổn thất. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Afghanistan có trụ sở tại Washington DC (Mỹ), trong cuộc chiến này, lực lượng quân đội Liên Xô đã tổn thất khoảng 14.543 người, trong các tổn thất về vũ khí trang bị có khoảng 125 máy bay các loại bị bắn rơi trong đó có 113 máy bay cánh bằng (số còn lại là trực thăng).
banroi_kienthuc%20%282%29_abua.jpg

Đầu tiên, máy bay cường kích Su-25 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Với khả năng bay tốc độ cận âm rất tốt tại độ cao thấp, Su-25 tỏ ra rất lợi hại trong nhiệm vụ chống tăng và chi viện hỏa lực trên chiến trường. Trong chiến tranh Afghanistan, Su-25 được sử dụng cho nhiệm vụ săn lùng các căn cứ của lực lượng phiến quân Mujahideen.
banroi_kienthuc%20%283%29_ugud.jpg

Với khả năng trang bị hỏa lực mạnh, trong suốt cuộc chiến này Su-25 đã phóng tổng cộng 139 tên lửa dẫn đường các loại chưa tính các loại bom và rocket không điều khiển vào các vị trí của phiến quân. Mỗi chiếc Su-25 thực hiện hơn 360 phi vụ/năm, đây cũng là loại máy bay được sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến này.
banroi_kienthuc%20%284%29_cgzn.jpg

Có khoảng 50 máy bay Su-25 được luân phiên triển khai làm nhiệm vụ và đã thực hiện hơn 60.000 phi vụ trong suốt cuộc chiến này. Tuy nhiên do thường xuyên thực hiện các phi vụ tấn công tầm thấp nên Su-25 cũng là loại máy bay bị săn lùng nhiều nhất. Tổng cộng có 36 chiếc Su-25 bị rơi trong chiến tranh, trong đó có 21 chiếc bị bắn hạ số còn lại bị rơi do sự cố kỹ thuật.
banroi_kienthuc%20%285%29_wvfk.jpg

Thứ 2, Su-17 cũng là một máy bay cường kích có vai trò tương tự như Su-25, so với Su-25 thì Su-17 lạc hậu hơn do nó được chế tạo vào những năm 1960. Với thiết kế cánh cụp-cánh xòe độc đáo, Su-17 tỏ ra rất lợi hại trong các phi vụ bổ nhào cắt bom.
banroi_kienthuc%20%286%29_nlly.jpg

Su-17 cũng được sử dụng với vai trò săn lùng các khu vực tiền đồn của lực lượng phiến quân Mujahideen, đây là loại máy bay duy nhất được sử dụng từ đầu cho đến cuối cuộc chiến. Tuy nhiên, từ khi loại tên lửa phòng không vác vai Strela-2 (trong ảnh) nhập lậu từ Ai Cập và tên lửa FIM-42 và FIM-92 do Mỹ viện trợ cho phiến quân Afghanistan thì Su-17 nhanh chóng trở thành mồi ngon cho các loại tên lửa này. Có 34 máy bay Su-17 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này, đến cuối cuộc chiến, Su-17 đã được thay thế bằng MiG-27 có độ cao hoạt động lớn hơn để tránh các tên lửa phòng không vác vai.
banroi_kienthuc%20%287%29_xdyo.jpg

Thứ 3, tiêm kích đánh chặn MiG-21 là mẫu máy bay bảo vệ không phận nhanh nhẹn, nó có khả năng thực hiện những phi vụ đột kích đánh chặn đội hình máy bay chiến đấu của đối phương rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, MiG-21 đã trở nên lạc hậu so với những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 đời đầu nên đã có 21 chiếc MiG-21 đã bị bắn hạ và gặp sự cố trong cuộc chiến.
banroi_kienthuc%20%288%29_eowi.jpg

Thứ 4, tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 được sử dụng với vai trò phòng không và cả tấn công mặt đất. Tuy nhiên, các phi công sử dụng MiG-23 đã kết luận rằng, thiết kế cánh cụp cánh xòe của nó không phù hợp với điều kiện tại Afghanistan. Mặt khác, tốc độ bay khá nhanh của nó trong khi hệ thống điện tử chưa đủ độ tinh vi nên tiêm kích này gặp nhiều hạn chế trong việc tấn công chính xác. 11 máy bay MiG-23 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này.
banroi_kienthuc%20%289%29_wlbs.jpg

Thứ 5, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng trung 4 động cơ An-12, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến chiến trường và chở thương binh hay liệt sĩ từ chiến trường về Liên Xô. 10 máy bay An-12 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến.
banroi_kienthuc%20%2810%29_ejca.jpg

Thứ 6, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng nhẹ 2 động cơ An-26, có khả năng chở theo 40 người hoặc 5.500kg hàng hóa. An-26 cũng được sử dụng với vai trò vận chuyển hàng hóa, binh lính đến các khu vực chiến trường và sơ tán thương binh. Máy bay này có trần bay khá thấp khoảng 7.500m nên rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất, 6 chiếc An-26 đã bị rơi trong cuộc chiến này.
banroi_kienthuc%20%2811%29_xfal.jpg

Thứ 7, máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76 được trang bị 4 động cơ phản lực, chuyên thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng hóa quân sự đặc biệt như các loại xe thiết giáp, xe quân sự, pháo binh, đạn dược đến chiến trường. Il-76 có thể chở theo tải trọng hàng hóa từ 42-60 tấn tùy theo biến thể, IL-76 đã chứng minh được hiệu quả rất cao trong cuộc chiến này. Ít nhất 2 chiếc IL-76 đã bị rơi trong đó không loại trừ khả năng bị bắn hạ.
banroi_kienthuc%20%2812%29_smws.jpg

Thứ 8, máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử Yak-28, được sử dụng ở Afghanistan cho vai trò trinh sát. Mặc dù số lượng sản xuất của Yak-28 là khá lớn và được sử dụng rộng rãi trong Không quân Liên Xô và một số nước khác nhưng nó lại không được công nhận một cách chính thức trong các đơn vị chiến đấu. Đã có 2 chiếc Yak-28 đã mất trong cuộc chiến tại Afghanistan.
banroi_kienthuc%20%2813%29_apyb.jpg

Thứ 9, máy bay An-30 chuyên thực hiện nhiệm vụ đo đạc và chụp ảnh trên không. Nó có phần mũi được thiết kế khá đặc biệt với rất nhiều khung kính để tạo thuận lợi và tăng độ chính xác cho các thiết bị chụp quang ảnh. An-30 được trang bị 5 máy ảnh cỡ lớn có khả năng chụp ảnh mặt đất với tỷ lệ 1/200.000 khi bay ở độ cao 2.000m và 1/15.000.000 khi bay ở độ cao 7.000m. Có một An-30 đã bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai khi hoạt động tại Afghanistan.
banroi_kienthuc%20%2814%29_vtol.jpg

Thứ 10, cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24, đây là máy bay đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống điện tử chuyển hướng và tấn công kỹ thuật số. Su-24 có khả năng mang theo tới 8 tấn vũ khí kết hợp với tốc độ nhanh và hệ thống điện tử hiện đại biến nó thành một sát thủ cực kỳ lợi hại trên chiến trường.
banroi_kienthuc%20%2815%29_tflx.jpg

Su-24 được NATO đặt cho biệt danh “Kiếm sĩ” bởi khả năng tuyệt vời của nó, trong chiến tranh Afghanistan, Su-24 được sử dụng khá hạn chế và không được chuyển đến một cách chính thức tại chiến trường này. Chỉ có một chiếc Su-24 đã gặp nạn sau khi làm nhiệm vụ chiến đấu tại Afghansitan và dang trên đường trở về căn cứ tại Uzbekistan.


<h2> Những nguyên nhân khiến không quân Mỹ thảm bại trước không quân Việt Nam</h2>Trong chiến tranh Việt Nam, lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ với hàng ngàn máy bay và hàng trăm phi công dày dạn kinh nghiệm trận mạc đã phải chịu những tốt thất nặng nề chưa từng có kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Không lực Nga vs Mỹ

Không lực Nga vs Mỹ
Nếu so sánh tương quan lực lượng giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Mỹ là quá khập khiễng cả về trang bị, số lượng, kinh nghiệm trận mạc. Tuy nhiên, điều đáng nói là lực lượng không quân non trẻ với những phi công chỉ có vài trăm giờ bay ít ỏi lại giành được những chiến công hiển hách trước Không quân Mỹ.
Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át (các phi công có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ con số 5 trở lên), trong đó có 13 phi công lái MiG-21 và 3 phi công lái MiG-17. Trái lại, lượng phi công Mỹ đạt danh hiệu Át chỉ có 5 người. Vậy đâu là nguyên nhân?
Dưới đây là những câu trả lời, do chính người Mỹ rút ra bài học từ cuộc đối đầu với Không quân Nhân dân Việt Nam:
Sai lầm trong thiết kế máy bay
Từ khi Mỹ bắt đầu chương trình phát triển tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow và tên lửa không đối không tầm ngắn đầu tự dẫn hồng ngoại AIM-9 Sidewinder vào đầu những năm 1960, các nhà thiết kế Mỹ đã vội vàng cho rằng, các cuộc không chiến tầm gần (dogfight) sẽ lùi vào dĩ vãng.
Ở đó, tên lửa tầm xa chính là vũ khí sẽ kết liễu đối phương mà không cần đến các cuộc không chiến ở cự ly gần. Các máy bay chiến đấu được thiết kế giai đoạn đầu những năm 1960 như F-4 Phantom, F-105 Thunderchief không hề được trang bị pháo.
Tuy nhiên, đây chính là sai lầm chết người mà Mỹ phải trả giá đắt tại chiến trường Việt Nam. Những chiếc máy bay cường kích F-105, dù có tốc độ siêu âm nhưng vẫn trở thành miếng mồi ngon cho các tiêm kích nhanh nhẹn của Không quân Việt Nam như MiG-17 và MiG-21.
Bên cạnh đó, các tên lửa lại cho thấy kết quả không như mong muốn và tưởng tượng của các nhà thiết kế. Những chiếc F-4 Phantom không được được trang bị pháo tỏ ra thất thế trước cuộc chạm trán với MiG-17 và MiG-21 trong phạm vi hẹp.
Sự xuất hiện của tên lửa không thể hoàn toàn thay thế vai trò của pháo trong các cuộc không chiến cự ly gần. Trong các chiến dịch leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam từ năm 1965-1969, Không quân Mỹ phải chịu những tổn thất nặng nề. Có đến 11 phi công Việt Nam đạt danh hiệu Át trong giai đoạn này.
Sau thất bại này Mỹ buộc phải thiết kế lại các tiêm kích và trang bị pháo trở lại cho các máy bay. Từ đó cho đến nay, dù đã có loại tên lửa đối không ngoài tầm nhìn, bất kỳ loại tiêm kích nào của Mỹ kể cả tiêm kích tàng hình thế hệ 5 vẫn phải trang bị pháo.
Sai lầm trong huấn luyện
Sự ra đời của tên lửa cùng các phương tiện hỗ trợ chiến tranh khác như, gây nhiễu điện tử, radar và các thiết bị truyền thông khác khiến Không quân Mỹ đề cao quá mức vai trò của máy móc mà coi nhẹ yếu tố con người.
Người Mỹ đã quên mất một điều rằng, sự khéo léo của phi công trong buồng lái quan trọng không kém những vũ khí mà anh ta sử dụng.
Trong khi đó, từ học thuyết quân sự tới thực tế chiến đấu, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng không quân nói riêng lúc nào cũng đề cao vai trò quyết định của người lính. Việt Nam tập trung rất cao vào công tác huấn luyện những phi công của mình với khả năng xoay xở và xử lý tình huống linh hoạt trong các cuộc không chiến.
Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến phi công Việt Nam đạt được nhiều danh hiệu Át hơn Không quân Mỹ.
Khả năng không chiến của các phi công Mỹ tại chiến trường Việt Nam chỉ được cải thiện sau năm 1972 khi họ thực hiện chương trình huấn luyện chiến đấu khác biệt Top Gun.
Chiến thắng về chiến thuật
Sở dĩ các phi công Việt Nam đạt được nhiều danh hiệu Át hơn phi công Mỹ là vì Không quân Việt Nam đã sử dụng một chiến thuật hợp lý.
Các tiêm kích đánh chặn MiG-17, MiG-21 được bố trí tại các sân bay dã chiến và cất cánh đánh chặn các tiêm kích F-4, cường kích F-105 một cách bất ngờ từ phía sau.
Với sự nhanh nhẹn của mình các máy bay MiG-21, MiG-17 nhanh chóng tiến hành đột kích, làm phá vỡ đội hình, buộc các máy bay này phải thả bom trước khi vào vị trí mục tiêu.
Sau khi tấn công tiêu diệt một vài chiếc trong đội hình bay của Không quân Mỹ, các máy bay MiG-17, MiG-21 nhanh chóng rút lui. Chiến thuật “bắn-chuồn” theo kiểu chiến tranh du kích của Không quân Việt Nam phát huy tác dụng rất cao.
Những chiếc Mig-21 đã được sử dụng với một chiến thuật rất hợp lý điều này đã góp phần tạo nên chiến thắng vẻ vang của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Ngoài ra, sự thành công của chiến thuật phục kích của Không quân Việt Nam có được là nhờ khai thác tối đa điểm yếu của đối phương.
Trong những năm 1966-1967, phi đội F-105 cất cánh làm nhiệm vụ đánh phá Hà Nội, Hải Phòng luôn bay theo một đường bay cố định, vào một giờ cố định và sử dụng một mật mã gọi nhau trên radio cố định.
Chỉ trong tháng 12/1966 các tiêm kích MiG-21 của Trung đoàn 921, đoàn bay Sao Đỏ đã bắn hạ 14 chiếc F-105 mà không chịu bất kỳ tổn thất nào.
Ngoài ra, Không quân Mỹ đã không thành công trong việc tiêu diệt các đài radar cảnh giới và chỉ huy mặt đất của Việt Nam.
Trong khi các tiêm kích Việt Nam hoạt động dưới sự hỗ trợ đắc lực từ đài chỉ huy mặt đất, các phi công Việt Nam biết rõ thời điểm, địa điểm để tập kích các máy bay của Mỹ trong khi phía Mỹ không có được điều tương tự.
Sự khác biệt về số lượng
Điều này thoạt nghe có vẻ vô lý, nhưng chính sự khác biệt về số lượng đã tạo nhiều cơ hội cho các phi công Việt Nam trong việc tiêu diệt các máy bay Mỹ.
Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36 MiG-17 và số lượng tương ứng phi công có thể hoạt động chiến đấu.
Đến năm 1968 số lượng máy bay MiG trong biên chế Không quân Việt Nam khoảng 180 chiếc và có khoảng 72 phi công giỏi. Như vậy, 72 phi công Việt Nam phải đối chọi với khoảng 200 chiếc F-4 của phi đội tiêm kích TFW-8, TFW-35 và TFW-366, cùng với khoảng 140 chiếc F-105 của phi đội TFW-355 và TFW-388.Ngoài ra, còn khoảng hơn 100 máy bay của Hải quân Mỹ như F-8, A-4, F-4, EB-66 thay phiên nhau hoạt động từ các tàu sân bay Mỹ trên vịnh Bắc Bộ.
Như vậy, các phi công Việt Nam sẽ phải hoạt động nhiều hơn so với đối thủ và kinh nghiệm trong các cuộc chạm trán với các máy bay Mỹ cũng vì thế mà trở nên phong phú hơn.
Mỗi lần xuất kích các phi công Việt Nam có quá nhiều mục tiêu để lựa chọn, trong khi đó đối với các phi công Mỹ, mục tiêu máy bay Việt Nam đối với họ là quá nghèo nàn. Phi công Mỹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mục tiêu của mình, các máy bay MiG-17, MiG-21 thì luôn bất ngờ xuất hiện và cũng bất ngờ biến mất.
Bên cạnh đó, các phi công Mỹ còn phải lo đối phó với hỏa lực phòng không mắt đất nên không dễ dàng và rảnh tay để truy tìm đối thủ.
Yếu tố tinh thần chiến đấu
Rõ ràng, các phi công Việt Nam cất cánh, chiến đấu với một tinh thần và lòng dũng cảm khác thường so với phi công Mỹ.
Các phi công Việt Nam chiến đấu ngay trên bầu trời quê hương mình. Họ chiến đấu để bảo vệ sự bình yên cho bầu trời Tổ quốc trước các cuộc leo thang đánh phá của Không quân Mỹ.
Họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bầu trời, cất cánh, chiến đấu đến cùng. Tinh thần này cao đến mức, các phi công sẵn sàng trở thành quả đạn thứ ba, lao thẳng máy bay vào kẻ thù để tiêu diệt chúng. (Tinh thần này đã được lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không Không quân ghi nhận. Tuy nhiên, theo quan điểm của phía Việt Nam, tính mạng mỗi con người nói chung và mỗi phi công nói riêng là phải hết sức giữ gìn. Do đó, đã có lệnh của lãnh đạo không cho phép phi công Việt Nam thực hiện lối đánh cảm tử - LTS).
Trong khi đó, phần lớn các phi công Mỹ đến Việt Nam hoạt động bay chiến đấu theo nghĩa vụ. Họ phải hoàn thành cột mốc 100 giờ bay trước khi được thay thế bằng một phi công khác. Rất ít người trong số họ quay lại chiến trường Việt Nam trong nhiệm vụ thứ 2.
Nỗi ám ảnh các phi công xuất sắc của Không quân Việt Nam khiến các phi công Mỹ đồn tai nhau về một phi công Át có tên là Đại tá Toon, thực ra thì Đại tá Toon chỉ là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ là sự tổng hợp cho các phi công xuất sắc của Việt Nam.
Những lý do trên đây lý giải cho việc tại sao một lực lượng không quân non trẻ, thiếu kinh nghiệm trận mạc như Không quân Việt Nam lại có thể dành được chiến thắng vẻ vang trước lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới.


Quốc giaBinh chủngCon số phục vụChếtBị thươngMất tíchMỹ[6]Lục quân4.368.00038.21896.802 Thủy quân lục chiến794.00014.84051.392 Hải quân1.842.0002.5654.178 Không quân1.740,0002.5871.021 Tổng số8.744.00058.209153.3031.948
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Ấn Độ: tiêm kích Rafale Pháp mang tên lửa Nga</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Nếu Ấn Độ và Pháp ký hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu Rafale, nhiều khả năng mẫu máy bay của Pháp này sẽ được trang bị “móng vuốt” của Nga.
[*]Khám phá máy bay chiến đấu Rafale của Pháp
[*]Ấn Độ tin dùng MiG-21 “già nua” thêm 12 năm
[/list]

Theo ông Boris Obnosov - Giám đốc Tập đoàn Vũ khí Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật (KTRV) của Nga, tập đoàn này sẵn sàng chuyển đổi tên lửa Nga để có thể trang bị cho máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.
Trả lời báo giới tại triển lãm hàng không MAKS tại Moscow, ông Boris cho hay: “Máy bay Pháp có thể được trang bị với tên lửa đối không tầm xa, tầm trung và tầm ngắn, bom dẫn đường. Những vũ khí này của Nga đều có hiệu năng tương đương nếu không muốn nói là tốt hơn vũ khí phương Tây”.
Trong cuộc đấu thầu mua máy bay tầm trung đa năng (MMRCA), Ấn Độ đã đưa ra yêu cầu về việc 18 máy bay đầu tiên phải có khả năng sử dụng các vũ khí được tích hợp. Hãng Dassault tất nhiên sẽ muốn Rafale được trang bị các tên lửa của Pháp, nhưng yêu cầu của Ấn Độ rất rõ ràng là loại máy bay trúng thầu phải có khả năng tích hợp các vũ khí theo lựa chọn của Không quân Ấn Độ.
rafaletenlua_kienthuc_4701_vvww.jpg
Tiêm kích đa năng Rafale của Pháp có thể phải tích hợp vũ khí Nga thay dùng vũ khí của chính nước Pháp.


Một trong những lý do khiến việc ký hợp đồng MMRCA bị trì hoãn là việc sử dụng vũ khí từ bên thứ 3. Tờ Aviation News International cho biết: “Có vẻ Không quân Ấn Độ đang xem xét việc nâng cấp trong tương lai của Rafale. Đây là một trong những lý do khiến Pháp và Ấn Độ vẫn chưa ký được hợp đồng chính thức về Rafale”.
Việc trang bị vũ khí Nga cho các máy bay Pháp đã từng có tiền lệ trước đây. Mẫu máy bay chiến đấu Dassault Mirage F1EQ của Không quân Iraq từng được trang bị tên lửa không đối đất Vympel Kh-29L của Nga. Mẫu Mirage F1 của Không quân Nam Phi cũng từng mang tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel R-73E. Loại tên lửa này cũng từng được bắn thử từ máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas của Ấn Độ.
Ông Obnosov cho biết, người Pháp có một số hứng thú với việc cải tiến các sản phẩm của KTRV nhằm được sử dụng trên máy bay chiến đấu Rafale nhằm chiến thắng trong đấu thầu với Ấn Độ. Ông này nói thêm rằng, việc cải tiến này khá phức tạp và khó có thể giải quyết dễ dàng nhưng KTRV đang trong quá trình làm việc.
Ấn Độ rất ủng hộ cho việc cải tiến này khi nước này có số lượng lớn tên lửa Nga trong kho vũ khí. Ngoài một số tên lửa không đối không MICA đi kèm mẫu máy bay chiến đấu Mirage 2000, Không quân Ấn Độ không có loại vũ khí nào thích hợp với Rafale.
rafaletenlua_kienthuc_4702_pgwd.jpg
Tên lửa đối không R-73E có thể được tích hợp trên máy bay Rafale.


Rào cản duy nhất không chỉ là kỹ thuật mà còn là giá thành. Tờ Defence Industry Daily cho biết Dassault và KTRV sẽ phải phát triển cổng giao tiếp cho các sản phẩm của KTRV cũng như sửa chữa một số loại tên lửa. Việc sửa chữa và tích hợp này sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Ngày nay trong các cuộc không chiến, tên lửa không đối không trở thành vũ khí quan trọng của các máy bay chiến đấu để làm chủ bầu trời. Trước những năm 1980, khi Su-27 Flanker ra đời, người Nga chống lại các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ như F-14, F-15 và F-16 bằng việc phát triển các loại tên lửa. Đây cũng là lý do người Nga làm chủ bầu trời với các tên lửa không đối không. Không quân Ấn Độ cũng hiểu điều này và đang tìm cách ứng dụng chiến thuật kể trên.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Siêu tên lửa phòng không của Mỹ đồng loạt hạ gục 2 mục tiêu
<hr/>Quote:
Ngày 6-11, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung MEADS đã được phóng thử thành công, đánh chặn và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu tấn công từ hai hướng khác nhau, trong một vụ thử cuối cùng trước khi Mỹ rút khỏi chương trình này.



Hệ thống tên lửa phòng không MEADS do một liên doanh giữa Lockheed Martin của Mỹ và tập đoàn MBDA của Đức và Italia, mang tên MEADS International, phát triển. Vụ thử được tiến hành tại bãi thử tên lửa White Sands ở bang New Mexico – Mỹ là màn trình diễn chưa từng có tiền lệ khi hệ thống được sử dụng để tiêu diệt đồng thời hai mục tiêu bay đến từ hai hướng khác nhau.
Giám đốc cơ quan quản lý chương trình MEADS của NATO Gregory Kee khẳng định: “Không có hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động mặt đất chiến trường nào có thể đồng thời tiêu diệt được các mục tiêu bay đến từ hai phía, như MEADS làm được ngày hôm nay.”
Trong vụ phóng thử này, các bộ phận của hệ thống được thử nghiệm bao gồm: một radar giám sát 360 độ, một hệ thống quản lý chiến đấu, 2 bệ phóng phóng tên lửa PAC-3 và radar kiểm soát hỏa đa năng 3600.
Tenlua_MEADS.jpg

Hệ thống tên lửa phòng không MEADS hiển thị uy lực
Mục tiêu đầu tiên bị đánh chặn và tiêu diệt là một máy bay không người lái QF-4, một phiên bản không người lái của máy bay chiến đấu F-4 Phantom. Trong khi, mục tiêu thứ hai là một tên lửa đạn đạo chiến thuật Lance, tấn công đồng thời từ hai hướng.
MEADS là một hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không cơ động mặt đất nằm dưới sự quản lý của NATO để thay thế hệ thống tên lửa phòng không Patriot đang được quân đội Mỹ và Đức sử dụng và hệ thống phòng không Nike Hercules đang trong biên chế của quân đội Italia.
Trong thập kỷ qua, Mỹ, Đức và Italia đã chi 3,4 tỷ USD để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa MEADS thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, nhưng năm ngoái Mỹ đã quyết định rút lui sau khi chương trình phát triển này hoàn thành do ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Sieu-ten-lua-phong-khong-cua-My-dong-loat-ha-guc-2-muc-tieu/523368.antd

S-300 có vẻ tiện hơn, vừa có radar di động, lại thêm khả năng xoay 360 độ. Trong khi PAC, MEADS thì ko
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
LOS (line-of_sight) & FOV (fiel-of-view) của radar Nga luôn vượt trội so với radar Mỹ, cả bệ phóng tên lửa cũng cơ động cơ rất nhiều. Về Phòng Không Nga luôn đi trước Mỹ

Misiles+Patriot.jpg


51833662.png

 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.523
113
thống kê máy bay bị hạ bên Aphú Hãn đúng ra phải nhắc đến MI 24..
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
SA-16/18 Grouse: Nga gọi loại này là Igla 9K38 với tên lửa 9M39.
Để chống lại các loại MANPDAS của LX, lúc này trên các máy bay của Mỹ, Nato đã dùng những hệ thống gây nhiễu hồng ngoại kiểu như: AN/ALQ-144 Hot Brick, Strela-3 không đủ sức để thắng những hệ thống tương tự. Chính vì vậy mà Igla (SA-18 Grouse) đã ra đời, so sánh 9K38 với 9K36 thì có khá nhiều chi tiết giống nhau, ví dụ như chúng cùng dùng loại pin nhiệt/bình ga (khí nito). Tuy nhiên, tên lửa 9M39 thì lại có thiết kế hoàn toàn mới với tầm bắn và vận tốc tăng đáng kể. Đầu tìm mới có khả năng chống được thiết bị gây nhiễu quang điện tử kiểu Hot Brick, có khả năng công kích theo mọi hướng. Loại đầu tìm này về công nghệ tương tự loại AN/DAW-1B trên tên lửa MIM-72C Chaparal của Mỹ.
Phiên bản Hải quân của Igla là SA-N-10 Igla-M.
Strelets_control_equipment_and_launching_module_unit_for_Igla_Igla-S_SA-24_SA-18_missile_system_640.jpg

Những thông số chính:
- Dài: 1,7m.
- Đường kính: 0,72m.
- Nặng: 11kg.
- Đầu đạn: 2kg HE
- Tốc độ: 600m/s.
- Tầm bắn: max 5200m.
- Tầm cao: max 3500m.
Loại Igla hiện nay có khá nhiều biến thể như: Igla-D dùng cho lực lượng đổ bộ đường không, nó chỉ dài có 1,1m do có thể tháo rời thành hai phần. Igla-N dùng đầu đạn nặng hơn (4,2kg) nhằm tăng khả năng sát thương nhưng lại làm giảm tính năng khí động, tốc độ giảm 5%.
Mới nhất hiện nay là loại Igla-S hay còn gọi là Super Igla, các thông số về nó còn tương đối ít, chỉ biết nó sử dụng đầu tự dẫn bằng laser.
Các bác cho ý kiến :D nghe nói Sa-16 từng bắn rơi AH-64D có đeo ALQ-144A(V)3 bên Iraq đây

1459308_762075707152997_269774754_n.jpg

 
Last edited by a moderator: