Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nội bộ Quân đội Nga “tranh nhau” tiêm kích MiG-31</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Đại biểu Duma Quốc gia Nga muốn chuyển tiêm kích MiG-31 cho Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ (VKO), nhưng Không quân Nga không chịu.
[*]Đo sức mạnh tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới
[*]Tiêm kích MiG-31 tan xác vì rơi đai ốc
[/list]

Uỷ ban Quốc phòng của Duma (Nga) mới đây đã tiến hành điều trần kín về cải tổ hệ thống Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ (VKO). Trong quá trình thảo luận, các đại biểu của Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) gồm ông Aleksandr Tarnaev và Vyacheslav Tetekin đã đề nghị chuyển việc chỉ huy nhóm máy bay tiêm kích hạng nặng MiG-31 cho VKO. Theo các đại biểu này, việc chuyển giao chỉ huy này sẽ tăng đáng kể tốc độ phản ứng đối với nguy cơ tiềm tàng từ trên không. Tuy nhiên Không quân Nga không muốn bàn giao các máy bay đánh chặn.
“Trong khuyến cáo gửi chính phủ và Tổng thống Putin, chúng tôi có đề xuất chuyển giao toàn bộ nhóm máy bay MiG-31 cho VKO. Tư lện VKO đã có mặt tại cuộc điều trần. Hiện chúng tôi đang hoàn thiện chi tiết đề xuất này”, ông Aleksandr Tarnaev nói.
mig31_kienthuc_4701_cmjh.jpg
Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31.


Thành viên Uỷ ban Công nghiệp - Quân sự bên cạnh chính phủ Mikhail Kashtan và Tư lệnh VKO Aleksandr Golovko ủng hộ ý tưởng của các đại biểu Duma quốc gia tại các cuộc điều trần.
Ý tưởng này đã được đưa ra từ nửa năm trước. Trong quá trình điều trần tại Duma quốc gia hồi tháng 4 năm nay, khi thảo luận vấn đề hiện đại hoá MiG-31, ông Oleg Ostapenko, khi đó là VKO (hiện ông này đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga) đã nhấn mạnh ý nghĩa của sự hiện diện của MiG-31 trong VKO. Song Bộ Tư lệnh Không quân Nga có quan điểm khác, họ ca thán về sự già cỗi của MiG-31 và muốn tiếp tục sử dụng máy bay đánh chặn làm máy bay ném bom.
Trợ lý của đại biểu Duma quốc gia Aleksandr Tarnaev là Nikolai Gamayunov giải thích: “MiG-31 không cần cho Không quân - máy bay này không phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu của họ, nhưng họ cũng không thể để mất chúng. Nếu mất MiG-31, họ chỉ còn không quân ném bom tầm xa, vận tải và Su, mà Su thì chưa hoàn thiện. Họ buộc phải tìm cách làm cho MiG-31 phù hợp với các nhiệm vụ của mình”.
mig31_kienthuc_4702_qsll.jpg
MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó.


Tại các cuộc điều trần hồi tháng 4, đa số những người tham gia đã ủng hộ ý tưởng hiện đại hoá MiG-31. Chống lại chỉ có tư lệnh Không quân NgaVictor Bondarev. Ông này cho rằng MiG-31 đã lạc hậu, cuối cùng đã tuyên bố “không nước nào trên thế giới có thể tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bên ngoài, chống sự tấn công của một đối thủ cỡ như chúng ta”.
Phó chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng của Duma quốc gia Svetlana Savitskaya khi đó đã bày tỏ sự thắc mắc về việc sử dụng MiG-31 hiện nay.
“MiG-31 thậm chí không chỉ là máy bay, đó là một tổ hợp không quân, nó đã được chế tạo chính là cho lực lượng phòng không . Máy bay MiG-31 không phải cho Không quân Nga hiện nay. Đây là máy bay cho Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ (VKO)”, ông này nói.
Phi công thử nghiệm của phòng thiết kế Mikoyan Roman Taskaev nhấn mạnh, MiG-31 dùng để thực hiện những nhiệm vụ khác, chứ không phải như tiêm kích Su siêu cơ động, nhưng không nên loại bỏ bất cứ máy bay nào trong số này, chúng bổ sung cho nhau rất tuyệt vời.
mig31_kienthuc_4704_uxod.jpg
Các chuyên gia cho rằng, MiG-31 không cần thiết cho Không quân Nga, nó cần cho VKO hơn.


Tuy nhiên, các đại biểu Duma quốc gia cho rằng, việc chỉ huy chiến thuật vẫn cần chuyển giao cho VKO để nhanh chóng đối phó với nguy cơ tiềm tàng. Tên lửa hiện đại bay qua khoảng cách 1.000km trong thời gian ít hơn 10 phút. Trong khoảng thời gian đó phải kịp ra lệnh cho máy bay tiêm kích cất cánh và thực hiện lệnh này. Trong trường hợp này sẽ không còn lấy một phút để hiệp đồng tác chiến giữa Không quân Nga và VKO.
Nikolai Gamayunov nói: “Chúng tôi đề nghị giữ lại những gì đã có, để máy bay được bảo dưỡng ở Không quân Nga - họ có đủ cơ sở hạ tầng - nhưng chuyển giao việc chỉ huy chiến thuật nhóm máy bay này cho VKO. Khi chúng tôi đề nghị tiến hành điều trần tại quốc hội về vấn đề này, mọi người đều đã ủng hộ ý đồ này, trừ Không quân Nga”.
Trong các khuyến nghị sau điều trần hồi tháng 11, Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng của Duma quốc gia Vladimir Komoedov nhấn mạnh cần sử dụng MiG-31 để đảm bảo bảo vệ chống lại tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất.
Văn kiện được soạn thảo cho điều trần ghi rõ: “Thành tố không quân của hệ thống VKO đã bị suy yếu. Cơ sở của nó - máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31 đang bị vội vã tiêu huỷ với những lý do khác nhau. Hiện không có gì thay thế ngang sức, chứ chưa nói là khá hơn về khả năng tác chiến nhằm hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu trên không và trong vũ trụ”.
mig31_kienthuc_4703_yahb.jpg
MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.

MiG-31 là tiêm kích đánh chặn tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay (Mach 3) được thiết kế dựa trên tiêm kích MiG-25. MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…).
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Về sức mạnh hỏa lực, MiG-31 có khả năng mang nhiều loại vũ khí không đối không tầm ngắn - trung - xa, mạnh nhất là tên lửa không đối không R-37 đạt tầm bắn tới 398km, tốc độ hành trình Mach 6 được thiết kế để tiêu diệt các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm của đối phương.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga bắt tay chế tạo siêu máy bay ném bom chiến lược PAK DA</h1>Chủ nhật 01/12/2013 16:19

ANTĐ - Nga sẽ bắt đầu sản xuất thế hệ máy bay ném bom chiến lược trong tương lai của mình vào năm 2014, một quan chức cấp cao trong ngành sản xuất máy bay cho biết.

Dự án mang tên PAK DA (máy bay ném bom chiến lược tầm xa trong tương lai) đã được phát triển cách đây vài năm nhưng chỉ chính thức được phê duyệt thiết kế từ giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga hồi năm 2012.
“Quyết định thực hiện đẩy nhanh việc phát triển dòng máy bay PAK DA được thực hiện trong năm nay”, Chủ tịch tập đoàn máy bay Thống nhất của Nga ông Mikhail Pogosyan cho biết tại cuộc họp của lực lượng không quân Nga, dưới sự chủ trì Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Chúng tôi đã hoàn thành điều phối dự án với Bộ Quốc Phòng trong tháng 9 và hiện nay chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng bắt đầu vào việc nghiên cứu và phát triển loại máy bay này trong năm tới”, ông Pogosyan cho biết.

su-pak-da2.jpg

Nga sẽ bắt tay chế tạo PAK DA vào năm 2014



Các phương tiện truyền thông trích dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng, phòng thiết kế Tupolev đã giành được quyền phát triển dự án PAK DA. Đây là loại máy bay ném bom siêu âm có kết cấu cánh đặc biệt nhằm tối ưu hóa khả năng chiến đấu, nâng cao khả năng tàng hình cho máy bay.
Bộ Quốc Phòng nhấn mạnh PAK DA cần được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và được trang bị tên lửa hành trình tầm xa có khả năng mang theo các đầu đạn hạt nhân thế hệ mới, thêm vào một loạt vũ khí thông thường có độ chính xác cao.
Dự án PAK DA được triển khai nhằm phát triển một loại máy bay mới, thay thế cho phi đội 63 chiếc máy bay ném bom Tupolev Tu-95MS Bear già cỗi và 13 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack trong thập kỉ tới.

PAK-DA-c07b9.jpeg

PAK DA được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân



Ông Pogosyan cho hay, các bài kiểm tra sơ bộ đã được hoàn thành đối với máy bay ném bom được hiện đại hóa Tu-160 và Tu-95 và sắp tới sẽ tiến hành hàng loạt các thử nghiệm cấp Nhà nước. Ông cũng không đề cập cụ thể số lượng máy bay hiện đại hóa phải được kiểm tra.
Theo các quan chức công nghiệp quân sự Nga, máy bay ném bom hiện đại hóa được trang bị vũ khí mới, thiết bị điện tử được cải thiện, hệ thống điện từ làm tăng gấp đôi khả năng chiến đấu.
Các máy bay ném bom mới dự kiến sẽ đi vào sản xuất năm 2020 và có thể sẽ được sản xuất tại một dây chuyền lắp ráp máy bay mới tại nhà máy Kazan của Nga.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Tham vọng "Bọ cạp" sánh vai vùng F-35</h1>
(Vũ khí)- Flightglobal đưa tin công ty Textron của Mỹ đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm máy bay cường kích hạng nhẹ Scorpion (Bọ cạp), được kỳ vọng sẽ trở thành bạn chiến đấu của F-35 trong tương lai.
Đây mới là các cuộc thử nghiệm trên mặt đất giai đoạn đầu. Theo đó, mẫu cường kích Scorpion được đưa tới sân bay Wichita của Textron ở Kansas và có cuộc chạy thử nghiệm đầu tiên trên đường băng cất hạ cánh vào ngày 25/11.

Dự kiến, Scorpion sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 5/12 tới.

images1295854_Scorpion_baodatviet.vn.jpg
Cường kích Scorpion chạy thử trên đường băng

Máy bay cường kích thế hệ tương lai Scorpion do công ty Textron và AirLand Enterprises phối hợp phát triển từ tháng 4/2012. Ngoài ra, tham gia dự án này còn có công ty Cessna phụ trách khâu lắp ráp.

Dự kiến, Scorpion sẽ là ứng viên “giá rẻ” cho Không quân Mỹ để thay thế những chiếc cường kích A-10 Thunderbolt nổi tiếng hiện nay. Scorpion cũng nằm trong tham vọng thay thế những chiếc tiêm-cường kích F-15E Strike Eagle của Mỹ và tham gia thị trường xuất khẩu vũ khí.

Mẫu máy bay cường kích Scorpion là loại 2 chỗ ngồi, 2 động cơ. Máy bay có chiều dài 13,3 m và sải cánh 14,4 m. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay theo thiết kế là 9,6 tấn.

Theo công bố của Textron, Scorpion có tốc độ tối đa 833 km/h và có tầm bay 4.400 km. Máy bay có 6 điểm treo vũ khí bên ngoài dành cho tên lửa, bom các loại với tổng khối lượng 2,8 tấn.

images1295855_Scorpion_nha_may_baodatviet.vn.jpg
Cận cảnh lắp ráp cường kích Scorpion

Trong bối cảnh Mỹ đang tập trung phát triển loại “siêu” máy bay chiến đấu như tiêm kích tàng hình đa năng F-35 và có trong tay những máy bay khủng như F/A-18E/F Super Hornet, F-22…thì nhiều ý kiến cho rằng không có “chỗ” cho Scorpion. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Textron hoàn toàn tự tin vào khả năng Không quân Mỹ sẽ đưa mẫu cường kích này của họ vào trang bị.

Ngoài yếu tố giá rẻ thì CEO của công ty, ông Scott Donnelly cho rằng Scorpion hoàn toàn có thể trở thành đối tác của F-35. Theo ông Donnelly, F-35 sẽ thực hiện các nhiệm vụ khó, mở đường và phần còn lại sẽ do Scorpion đảm trách.

images1295856_Scorpion_Textron_baodatviet.vn.jpg
Hình ảnh đồ họa Scorpion khi bay

Một thông số khác được Textron đánh giá là lợi thế của Scorpion là giá cho mỗi giờ bay của loại máy bay này chỉ vào khoảng 3.000 USD. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các máy bay hiện có trong không quân Mỹ khi biết rằng chi phí cho một giờ bay của F-35A là 24.000 USD, F-22 là 20.000 USD (Washington Post từng trích dẫn một nghiên cứu của Lầu Năm góc cho biết chi phí một giờ bay của F-22 là 44.000 USD). Trong khi đó, chi phí cho mỗi giờ bay của F-16 của Mỹ hiện cũng lên tới 24.899 USD.

Những yếu tố về giá cả và chi phí là thế mạnh của Scorpion trong hoàn cảnh ngân sách quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm, song những “cựu thần” của Không quân Mỹ như A-10 Thunderbolt vẫn không dễ bị thay thế. A-10 vốn được sản xuất từ những năm 1970 và đã chứng tỏ khả năng tác chiến hiệu quả trong nhiều cuộc chiến nhiều thập kỷ qua.

images1295857_A10_thunderbolt_2_baodatviet.vn.jpg
A-10 Thunderbolt II của Mỹ

Hiện nay, A-10 là loại máy bay được sử dụng phổ biến để yểm trợ cho lực lượng mặt đất tại chiến trường Afghanistan và Iraq. Mỹ đang đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa A-10 lên phiên bản A-10C để kéo dài thời hạn phục vụ tới năm 2028 với nhiệm vụ thực hiện các đòn tấn công chính xác cao. Phiên bản nâng cấp sẽ được trang bị hệ thống điện tử mới cùng cải tiến về động cơ.

A-10C sẽ cho phép phi công dẫn bắn và điều khiển hỏa lực tương tự như những chiếc tiêm kích hiện đại. Buồng lái mới của A-10C được trang bị toàn bộ màn hình hiển thị màu với các bộ phận điều khiển đơn giản hơn.

Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của A-10 là khả năng bay thấp với tốc độ chậm cùng vỏ giáp có khả năng chống được các loại vũ khí bộ binh cỡ nòng nhỏ. Tốc độ hành trình của A-10 là 560 km/h, song trên thực tế chúng có thể tuần tra với tốc độ 230 km/h. Hỏa lực của A-10 cũng rất mạnh với pháo nhiều nòng 30 mm (GAU-8 Avenger) cùng 7 tấn bom và tên lửa có thể mang theo.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.506
113
em scorpion khó mà thay thế A 10 dc. Nhìn chi phí 1h bay của mấy chiếc F mà thấy kinh quá. ko hiểu sao chi phí 1h bay của F 16 lại cao hơn F 22 và F35
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Thời của oanh tạc cơ B-52, B-2, Tu-95, Tu-160 đã hết?</h1>
(Kienthuc.net.vn) - “Dù các máy bay ném bom hạng nặng bay ở tốc độ siêu âm hay cận âm, thì chúng cũng sẽ dễ dàng bị bắn hạ”.
[*]Ba oanh tạc cơ chiến lược “khủng” nhất châu Âu
[*]Oanh tạc cơ PAK DA Nga vượt hơn B-2 Mỹ?
[/list]

Đó là nhận định của nhà phân tích quốc phòng Loren Thompson, khi ông này nói về tầm quan trọng của các máy bay ném bom chiến lược ngày nay và chúng đang trở nên lỗi thời cũng như suy giảm khả năng có thể tránh được hệ thống phòng không của các quốc gia thù địch.
Máy bay ném bom chiến lược hết thời
"Nhiều quốc gia như Iran và Syria đã triển khai các hệ thống phòng không tích hợp kết hợp giữa các hệ thống radar cùng với tên lửa đất đối không tiên tiến và chúng có thể bắn hạ bất cứ loại máy bay ném bom nào", Loren Thompson cho biết.
b52_kienthuc_4701_otwt.jpg
B-2 có thể xâm nhập an toàn vào hệ thống phòng không dày đặc của đối phương nhưng nó có nhược điểm khiến giới chức Mỹ đau đầu đó là chi phí bảo dưỡng rất cao.


"Hệ thống phòng thủ trên không ngày nay được thiết kế để có thể chống lại thiết bị gây nhiễu của Mỹ khi lực lượng này xâm phạm vào không phận. Điều này sẽ càng gây khó khăn cho máy bay ném bom của Mỹ thâm nhập vào vùng trời của các lực lượng thù địch trong tương lai, đặc biệt là nếu các máy bay này không có khả năng tàng hình. Trong lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hiện nay chỉ có B-2 là máy bay tàng hình có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công sâu vào trong lãnh thổ đối phương mà không bị phát hiện, mặc dù nó vẫn còn một số khiếm khuyết chưa thể khắc phục được”, ông Loren Thompson bình luận.
Chậm chạp và đắt tiền, đó đặc điểm chung của các loại máy bay ném bom ngày nay và chính điều này khiến những chiếc máy bay ném bom trở thành mồi ngon cho lực lượng phòng không bên dưới mặt đất.
b52_kienthuc_4702_ivbs.jpg
Xác chiếc F-117 bị phòng không dùng tên lửa lỗi thời của Liên Xô bắn hạ - minh chứng rằng công nghệ tàng hình không phải là không thể đối phó.


Việc bắn rơi chiếc máy bay ném bom tàng hình F-117 Mỹ bằng hệ thống tên lửa S-125 cũ kỹ (Liên Xô chế tạo) phòng không Nam Tư (cũ) đã chính minh khả năng giới hạn của công nghệ tàng hình cũng như các hệ thống gây nhiễu của Mỹ và nó càng thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống phòng không ngày càng tiên tiến.
Điển hình với các hệ thống phòng không tiên tiến S-300 và S-400 thì mối đe dọa từ mặt đất ngày càng nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ngoài ra, hệ thống radar mới được phát triển, đặc biệt là ở Nga, được thiết kế để tìm kiếm máy bay tàng hình dễ dàng như các máy bay thông thường.
UAV lên ngôi
Có thế nói máy bay không người lái (UAV) là xu hướng tác chiến mới trong tác chiến trên không trong ngày nay. Học thuyết quân sự này ngày càng định hình rõ nét hơn tầm quan trọng của UAV trong chiến tranh hiện đại mà đi đâu là nước Mỹ.
Nó không những giải quyết được sự thiếu hụt rất lớn lực lượng phi công trong Không quân Mỹ, mà còn giảm gánh nặng về tài chính cho chi tiêu quốc phòng của quốc gia này với ngân sách hàng chục triệu USD cho các hợp đồng thuê phi công hàng năm.
b52_kienthuc_4703_mpfz.jpg
Mỹ đang thử nghiệm UAV X-47B có khả năng mang bom, cất cánh trên tàu sân bay.


Lực lượng không quân thế kỷ 21 đang dần thay đổi với sự xuất hiện ngày càng nhiều các thế hệ UAV mới tiên tiến hơn cũng như đa năng hơn với khả năng chịu đựng được mọi điều kiện thời tiết, và nó chỉ bị giới hạn bởi thời gian tác chiến hạn chế do hạn chế nguồn cung cấp nhiên liệu hay nguồn điện dự phòng. Nhưng với khả năng được tiếp nhiên liệu trên không trong tương lai không xa thì giới hạn này hầu như bị xóa bỏ.
Thêm vào đó, với chi phí thấp và không gây nguy hiểm với người tham gia điều khiển trực tiếp thì UAV sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc thay thế các máy bay ném bom tốn kém, cũng như hạn chế được phí dành cho các hệ thống bảo vệ phi hành đoàn trên máy bay.
b52_kienthuc_4704_ewui.jpg
Tuy nhiên, việc dùng UAV trong chiến đấu cũng khiến các tổ chức nhân quyền phản ứng gay gắt.


Tuy nhiên, theo Tạp chí Không quân Mỹ, việc duy trì máy bay ném bom tầm xa không người lái sẽ khó thành hiện thực vì nó có quá nhiều hệ lụy nhất là vấn đề về chính trị. Khi các tổ chức nhân quyền cũng như người dân nước này lo lắng về việc các máy bay ném bom chiến lược bay trên đầu họ mà không có ai điều khiển, đó sẽ là một thử thách lớn cho các hệ thống UAV trong tương lai.
Việc sử dụng các máy bay ném bom không người lái thay vì các máy bay ném bom truyền thống có thể mở ra một chương mới trong tác chiến không trong chiến tranh hiện đại. Nhưng cả Nga và Mỹ đều có thể tránh được việc chi tiền cho các dự án này nếu họ vẫn tiếp tục duy trì các phi đội máy bay ném bom hiện tại dù vai trò của chúng ngày nay không còn quan trọng như trước đây.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
grenade nói:
Mig 25 hay 31 vận ko hạ nổi SR 71 hồi xưa
Vì SR-71 thấy MiG-31 đã quay đầu tháo chạy rồi còn đâu và giờ MiG-31 còn hoạt động, SR-71 thì ở viện bảo tàng
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Lý do khiến Mỹ “lạnh gáy” với Iskander của Nga</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Tàng hình, khả năng bay lượn như chim, độ chính xác cao và gần như không thể đánh chặn là những lý do khiến Mỹ khiếp sợ tên lửa đạn đạo Iskander.
Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận việc triển khai tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K720 Iskander-M đến Kaliningrad nhằm đáp trả việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa tại Đông Âu. Mặc dù việc điều Iskander đã nhiều lần được nhắc đến như một tùy chọn nhưng đây là lần đầu tiên sự có mặt của tên lửa này tại Kaliningrad được xác nhận một cách chính thức.
Ngay khi việc triển khai Iskander được phía Nga xác nhận, Mỹ và một số nước phương Tây đã lập tức bày tỏ sự quan ngại của mình đối với sự có mặt của Iskander tại sát nách NATO. Điều gì khiến Mỹ và một số nước NATO tỏ ra “sợ hãi” khi hay tin tên lửa Iskander được triển khai sát nách của họ?
iskanderm_kienthuc_4701_augs.jpg
Bệ phóng tự hành hệ thống Iskander có thể chứa 2 đạn tên lửa tầm ngắn.


9K720 Iskander (NATO định danh SS-26 Stone) là một loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật di động. Nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao nhằm vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của đối phương.
Với mục tiêu như vậy nên các nhà thiết kế Nga đã trang bị cho nó những công nghệ tiên tiến nhất của Nga cũng như của thế giới. Iskander được trang bị động cơ nhiên liệu rắn 2 giai đoạn. Động cơ được trang bị khả năng kiểm soát vector lực đẩy giúp tên lửa cơ động hơn.
Động cơ mới cho phép tên lửa đạt tốc độ đến Mach 7(khoảng 7.700km/h). Các hệ thống đánh chặn tiên tiến hiện nay trên thế giới gần như bất lực với các tên lửa có tốc độ siêu thanh. Không dừng lại ở đó, điểm tạo nên sự đáng sợ nữa của Iskander chính là quỹ đạo bay không thể xác định trước của nó.
iskanderm_kienthuc_4702_schp.jpg
Iskander-M trang bị một tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.


Iskander có thể “bay lượn như chim” để tránh các hệ thống phòng thủ của đối phương, bản thân Iskander là một tên lửa “bán đạn đạo” nó chỉ hoạt động ở độ cao tối đa 50km cách mặt đất. Các tên lửa đạn đạo đều có quỹ đạo bay hình vòng cung nên khi tên lửa lên đến độ cao nhất định quỹ đạo bay của nó có thể bị đọc bởi các radar phòng thủ tên lửa.
Nhưng với Iskander do quỹ đạo bay của tên lửa khá bằng phẳng cùng khả năng cơ động nên việc đọc quỹ đạo bay của nó trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Một khi không thể đọc được quỹ đạo bay của tên lửa thì việc đánh chặn là một “nhiệm vụ bất khả thi”.
Một tính năng “đỉnh” khác của Iskander là khả năng tàng hình, khi đến gần khu vực mục tiêu, Iskander tung một loạt các mồi bẫy điện tử đánh lừa hệ thống đánh chặn của đối phương. Trong khi radar của đối phương đang loay hoay với mớ hỗn độn các loại mồi bẫy điện tử thì Iskander đã áp sát, việc đánh chặn lúc này gần như vô nghĩa.
iskanderm_kienthuc_4703_zeow.jpg
Iskander-M trang bị công nghệ dẫn đường tinh vi, rất khó đánh chặn nó.


Công nghệ dẫn hướng cũng chính là điều góp thêm sức mạnh cực đỉnh cho Iskander. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa tên lửa được cập nhật thông số về mục tiêu bằng vệ tinh và giai đoạn cuối tên lửa sử dụng đầu đạn có hệ thống quang học để tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu ( tuy nhiên chỉ có biến thể sử dụng cho Quân đội Nga mới được trang bị loại đầu đạn quang học).
Đầu đạn quang học của Iskander có thể được điều khiển bằng sóng radio mã hóa từ các máy bay chỉ huy và kiểm soát trên không hay UAV. Một khi hình ảnh về khu vực mục tiêu được đầu đạn quang học ghi nhận và khóa vào hệ thống điều khiển của nó thì mục tiêu coi như “cá nằm trên thớt”.
Việc xác nhận mục tiêu được thực hiện bằng các bức ảnh chụp không ảnh quét vào hệ thống điều khiển hay chỉ thị từ các lính trinh sát pháo binh, hoạt động tình báo. Iskander có thể tái nhắm mục tiêu trong quá trình bay đến mục tiêu để truy theo các mục tiêu di động.
Trang bị những công nghệ dẫn hướng tinh vi đó giúp Iskander có thể tấn công mục tiêu với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ 5-7m. Với đầu đạn nặng 480kg thì không mục tiêu nào có thể thoát khỏi sự công phá của nó.
iskanderm_kienthuc_4704_kgqq.jpg
Một tên lửa đã khó đánh chặn, nếu Nga phóng hàng loạt Iskander-M thì đó thực sự là "cơn ác mộng" với lưới phòng thủ của NATO.


Iskander đang được sản xuất với 2 biến thể gồm: Iskander-M sử dụng cho Quân đội Nga với tầm bắn tối đa 500km, Iskander-E dành cho xuất khẩu với tầm bắn 280km và không có đầu đạn quang học.
Tên lửa Iskander bố trí ở Kaliningrad có thể kiểm soát toàn bộ biển Baltic và phần lớn lãnh thổ Ba Lan nơi Mỹ định đặt cơ sở phòng thủ tên lửa của mình. Những tính năng kỹ chiến thuật cực đỉnh của Iskander chính là lý do khiến Mỹ lo sốt vó khi hay tin nó được triển khai sát nách NATO.
Iskander là một vũ khí mang tầm chiến lược có thể làm thay đổi cán cân quân sự nơi nào nó được triển khai. Mặc dù Nga hiện nay không còn là một nửa của thế giới như thời Liên Xô nhưng trong tay họ lúc nào cũng có những vũ khí đủ để làm thay đổi mọi tính toán của Mỹ và NATO.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga phát triển biến thể 'thợ săn đêm' Mi-28N tàng hình</h1>(Vũ khí)- Nga đang phát triển một biến thể tàng hình của loại trực thăng "Thợ săn đêm" Mi-28N, Giám đốc điều hành Tổng công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopters JSC) Andrei Shibitov tiết lộ hôm 19/12.
"Tôi nghĩ rằng, chúng tôi sẽ cần không quá 3 năm để phát triển một phiên bản hiện đại hóa (Mi-28NM) của trực thăng Mi-28N", ông Shibitov nói với hãng tin RIA Novosti.

Theo vị quan chức này, sau khi được hiện đại hóa, biến thể trực thăng tàng hình Mi-28NM sẽ đạt chuẩn trực thăng thế hệ thứ năm. Công việc phát triển sẽ bắt đầuvào năm 2014 và sẽ hoàn tất sau thời gian không quá 3 năm. Theo kế hoạch, vào năm 2017, nguyên mẫu Mi-28NM tàng hình sẽ bắt đầu thử nghiệm.

Tuy nhiên, ông Shibitov không tiết lộ các thông số kỹ thuật của loại trực thăng tấn công tương lai, nhưng cho biết rằng, trực thăng tấn công thế hệ thứ năm phải có khả năng tàng hình (độ bộc lộ tín hiệu radar thấp), tầm hoạt động lớn, trang bị hệ thống điều khiển vũ khí tối tân, có khả năng chiến đấu với cả các máy bay phản lực và đạt tốc độ lên tới 600km/giờ.
images1304209_do_hoa_baodatviet.jpg
Đồ họa của dân mạng về biến thể trực thăng Mi-28 tàng hình
Nhưng cần lưu ý thêm rằng, tên biến thể trực thăng hiện đại hóa Mi-28NM đã từng được giới truyền thông Nga nhắc tới trong tháng 10 vừa qua.
Khi đó, báo Nga dẫn lời Đại tá Andrei Popov, chỉ huy Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đào tạo phi công thuộc lực lượng không quân của lục quân Nga nói rằng, Mi-28NM sẽ có hệ thống lái kép sẽ giúp hoa tiêu (phi công điều khiển vũ khí) có thể điều khiển trực thăng trong trường hợp phi công bị thương hoặc thiệt mạng.

Đại tá Popov cũng tiết lộ thêm rằng, ông đã nhìn thấy mẫu trực thăng hiện đại hóa này. Nó có bề ngoài khác biệt so với Mi-28N thông thường và thậm chí có thể phân biệt rõ bằng mắt thường. Các loại vũ khí và thiết bị trên khoang của nó cũng đã thay đổi gần như hoàn toàn.

Mi-28N hiện là một trong 3 loại trực thăng tấn công chủ lực của Nga, cùng với Mi-35 và Ka-52 Alligator. Mi-28N được phát triển từ nửa cuối những năm 1990 với chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu (Mi-28A) vào tháng 11/1996.
Tuy nhiên phải tới tháng 12/2008, Nga mới hoàn tất các cuộc thử nghiệm cấp quốc gia đối với loại trực thăng này và đưa vào trang bị cho quân đội theo một sắc lệnh của Tổng thống Nga vào ngày 15/10/2009.

Mi-28N được trang bị đạt tốc độ tối đa là 320 km/h. Trực thăng có thể mang theo nhiều loại vũ khí tấn công đa dạng như tên lửa chống tăng 9M120 Ataka (đạt tầm bắn xa 8km), tên lửa đối không Igla và một khẩu pháo 30 mm Shipunow 2A42 phía dưới mũi.

Hiện nay, hai nhà thiết kế trực thăng lớn nhất của Nga là Mil và Kamov đang độc lập phát triển các phiên bản khác nhau từ các trực thăng cánh truyền thống một rotor của Mil, trong khi Kamov phát triển phiên bản cánh quạt đồng trục.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Moscow-1: đài trinh sát thụ động số 1 của Nga</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Đài radar thụ động Moscow-1 có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay, tên lửa ở cách xa 400km, miễn nhiễm hoàn toàn với tên lửa diệt radar của đối phương.
[*]Siêu “mắt thần” bắt máy bay tàng hình của VN
[*]“Tất tần tật” mạng lưới radar Việt Nam
[/list]

Theo tờ Izvestia, Quân đội Nga đã nhận được hệ thống radar thụ động nhìn xa gấp 2,5 lần thế hệ trước. Bộ Quốc phòng đã đưa vào trang bị đài trinh sát vô tuyến điện tử và điều khiển Moscow-1. Hệ thống này quét không gian và khi phát hiện trang bị kỹ thuật có các phần tử vô tuyến điện tử của đối phương, sẽ chuyển tin có được cho các phương tiện tác chiến điện tử (REB), phòng không (PVO) và không quân (VVS) để vô hiệu hóa mục tiêu. Khác với các radar thông thường, Moscow-1 làm việc ở chế độ thụ động - nó chặn thu các tín hiệu phát xạ của chính mục tiêu, còn bản thân radar sẽ không bị đối phương phát hiện.
Moscow-1 do Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử (KRET) - công ty con của tập đoàn Rostekh (Công nghệ Nga) chế tạo. Vụ trưởng Vụ đặt hàng quốc phòng của KRET Vladimir Mikheev cho báo biết, đài radar thụ động này có thể phát hiện phát xạ của máy bay và tên lửa hành trình từ hơn 400km, xác định loại mục tiêu và mức độ nguy cơ.
moscow1_kienthuc_4701_rbuf.jpg
Mô hình đài trinh sát vô tuyến điện tử và điều khiển Moscow-1.


Mikheev giải thích: “Ví dụ, tên lửa hành trình khi bay nó phát đi 5-6 tín hiệu một lúc gồm: duy trì liên lạc vô tuyến điện với đài điều khiển nó; quét địa hình bằng máy đo độ cao vô tuyến điện; liên lạc với các hệ thống dẫn đường vệ tinh, ví dụ GPS; ở hành trình cuối cùng dùng thiết bị xác định mục tiêu. Và đài của chúng tôi ghi nhận mỗi giai đoạn hoạt động này, giải mã và cung cấp tin tức cho chỉ huy ra quyết định - tiêu diệt mục tiêu hay cho nó bay tiếp nếu nó không đe dọa gì”.
Ông này nói thêm, là cơ sở dữ liệu của Moscow-1 có số lượng lớn các mục tiêu, kể cả của nước ngoài. Cơ sở dữ liệu này thường xuyên được cập nhật trên cơ sở tin tức tình báo và các đơn vị của Bộ Quốc phòng. Nếu mục tiêu bị phát hiện chưa có trong danh mục thì nó sẽ hiện trên màn hình của các trắc thủ với ánh sáng đặc biệt.
Mikheev chỉ rõ: “Ngay khi xuất hiện tin về một sản phẩm mới hoặc radar thu được mục tiêu chưa được định dạng, các chuyên gia của chúng tôi sẽ vào cuộc. Chúng tôi sẽ nhận được dữ liệu về loại vũ khí mới - nó sẽ làm việc trong dải tần phát xạ nào, “định dạng” vô tuyến điện từ của nó ra sao và sẽ đưa các dữ liệu này vào hệ thống”.
moscow1_kienthuc_4703_jpxe.jpg
Moscow 1 có thể phát hiện tên lửa hành trình cách xa 400km, đặc biệt nó miễn nhiễm hoàn toàn với vũ khí chống radar của đối phương.


Quá trình điều khiển tổ hợp có “1-0-2” này này giống như chiến lược máy tính. Tình hình không phận được hiển thị trên một số màn hình, mỗi cái trong đó có thể nhận chế độ hiển thị khác nhau. Trắc thủ lựa chọn phương tiện đánh trả trên máy tính bảng chuyên dụng và chỉ thị mục tiêu cần tiêu diệt. Mọi việc còn lại hệ thống tự thực hiện.
Giá của tổ hợp không được công khai, vì các cuộc thương lượng về việc mua nó đang được tiến hành với các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Theo tin của báo Izvesstia, hệ thống có thể có giá từ 300 triệu đến 1 tỷ Rub phụ thuộc vào cấu hình.
Chuyên gia quân sự, tác giả sách giáo khoa về vô tuyến điện tử Valeri Nikolaev giải thích, đài trinh sát vô tuyến điện tử thế hệ trước Avtobaza phát hiện phần lớn mục tiêu ở cự li 120-150km.
Chuyên gia này giải thích: “Cự li phát hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ cao của mục tiêu, loại mục tiêu… Với cùng điều kiện, Moscow-1 phát hiện mục tiêu ở cự li xa gấp 2,5 lần so với Avtobaza. Đây là thành tựu đáng kể”.
moscow1_kienthuc_4702_shma.jpg
Trắc thủ tác chiến điện tử làm việc.


Theo Mikheev, phần linh kiện chủ yếu của Moscow-1 là do Nga sản xuất, tuy nhiên khoảng 2% là mua của Ukraine và Belarus. Đồng thời toàn bộ các linh kiện nhập khẩu được cơ quan tiếp nhận quân sự Nga cấp phép.
Mikheev giải thích: “Đó là diot dải siêu cao tần SVCh, tranzistor, vi mạch. Chúng không phải là không thể thay thế để đài hoạt động, nhưng mua thì rẻ hơn là tự lo sản xuất ở Nga”.
Theo Nikolaev, việc dùng linh kiện vô tuyến điện của nước ngoài là biện pháp bắt buộc mà trong tương lai phải bỏ.
Nikolaev giải thích: “Không thể để tái diễn tình thế mà Nam Tư đã gặp phải. Các tổ hợp phòng không Roland của Đức mà Nam Tư mua đã không hoạt động trong thời gian NATO tiến hành chiến dịch chống nước này. Chúng đã bị đánh hỏng từ xa nhờ các linh kiện đã được lắp đặt từ trước trong thiết bị điện tử. Chúng ta, đương nhiên, mua linh kiện điện tử ở các nước không phải đối thủ tiềm tàng của mình, nhưng dẫu sao thay hàng nhập khẩu vẫn là nhiệm vụ rất quan trọng”.
Ông này nhấn mạnh, là đài trinh sát vô tuyến điện tử và điều khiển tác chiến điện tử cần thiết sống còn cho quân đội trong điều kiện chiến tranh kỹ thuật số, khi tốc độ cập nhật thông tin vượt quá khả năng con người rất nhiều.