xxmagicxx nói:Không biết em có hiểu nhầm không. Đọc từ đầu tới giữa em hiểu là Mỹ thua tuyệt đối về rada. Nga không cần xoay đĩa mà lại tracking được nhiều mục tiêu cùng 1 lúc. Bây giờ mới biết là máy bay Mỹ đã trang bị AESA còn Nga thì chưa. Rada của Nga thì vẫn xoay - dù là loại hiện đại nhất chỉ ở dạng thử nghiệm - thế tại sao cái AESA của F15 lại không cần xoay?.
Công nghệ này không mới. Em nghĩ nếu người Mỹ đã muốn là phải có - kể cả lôi kéo chất xám từ Nga nghèo mạt thời 90s. Còn nói về chất bán dẫn - thành phần lõi của rada - Nga so với Mỹ có khác gì đời Hùng Vương?
bác magic này không chịu hiểu hay chưa đọc bài của em rồi?
Để em nêu từng điểm cho bác clear Chỗ nào chưa đồng ý bác nói nhé.
1. Nga dùng PESA. PESA tức là Passive Electronically Scanned Array. Em biết có chú nào bên TTVN post cái video radar Nga xoay rồi bảo loại đó phải xoay mới scan được. Bác qua đó hỏi chú ấy: chữ Electronically Scan nghĩa là gì?
Đây là hình Mig 31, máy bay đầu tiên thế giới dùng PESA. Sau này Mỹ mới dùng trên B-2, Pháp dùng trên Rafale, hệ thống Patriot, Aegis của Mỹ củng dùng PESA mà không dùng AESA đâu nhé. Nhìn hình này thì Mig-31 xoay radar kiểu nào đây? Đây là sáng chế năm 75.
2. Năm 1980 Mỹ cải tiến APG-63 của F-15 thành APG-70.
Đây là hình APG-70 dùng trên F-15.
Từ 1,2 ta suy ra: PESA không quay cũng scan được? APG-70 dùng xoay dĩa. Không xoay dĩa thì không thể scan. Bác có thể không tin, vì vậy có thể tìm thông tin thế nào là "solid state", thế nào là "non solid state". Từ khóa là "mechanically scan"
Vậy vì sao Mig-31 không cần xoay radar? Vì nó là tiêm kích đánh chặn. Mục tiêu là ai? Là máy bay ném bom, là tên lửa đạn đạo, là máy bay do thám. Nó không đánh chặn xe tăng hay bộ binh, nó không đánh chặn tàu chiến...Nói chung nó chỉ đánh trên trời, không nhìn xuống mặt đất. Do đó radar ngóc đầu lên.
Radar trên video kia xoay vì sao? Vì nó là Su-35 đa nhiệm. Nhiệm vụ của nó là gì? Đối không, đối hải, đối đất.
Khi đối đất, đối hải: chĩa raadr xuống để tăng diện tích quét.
Khi đối không: ngóc đầu lên nhìn cho rõ.
Bác copy bài này xem chú post video kia nói thế nào?
Về AESA US: Hiện Mỹ đang trang bị cho tất cả máy bay, vẫn chưa hoàn tất.
Về AESA Russia: Hiện không phải là demo. Nó dùng trên Mig-35. Mà Mig-35 thì chỉ sx 10 chiếc, vừa bay thử nghiệm vừa giao cho Ấn để chào hàng. Do đó nó không sx đại trà dùng cho Mig-29, dùng vậy thì khác nào xe đạp gắn xe-non.
Lý do vì sao Nga không dùng AESA? Vì PESA phù hợp cho radar lớn, đến khi họ không tăng công suất lên nổi thì phải từ bỏ thôi. Còn hiện nay họ dùng PESA vì họ dùng kiểu nhảy tần, đa tần. Không như tây chỉ dùng 1 tần số có bước sóng 3cm. Nga dùng cả bước sóng cm, dm. Họ thiết kế mũi máy bay to, đường kính hơn 1 mét cho phù hợp PESA.
Vậy PESA và AESA khác nhau ra sao?
Chúng khác nhau về cách tích hợp phần tử mạng pha.
Cùng số lượng phần tử, PESA có tầm quét xa hơn, tín hiệu mạnh hơn và mức độ xử lý tín hiệu cao hơn. Bù lại công suất phát sóng lớn, nguồn điện cung cấp khá tốn kém.
AESA thì tuỳ vào số lượng phần tử có thể chia tìm và xử lý số mục tiêu lớn hơn PESA, nhưng mức độ nhiễu tín hiệu thì cao hơn nhiều. Lý do là nó không dùng bộ lọc như thời trước. Bộ lọc chỉ cho 1 dãi tần hẹp đi qua. Nay AESA phát dãi chùm rộng, lọc thì tín hiệu yếu. Không lọc thì noise.
Trên lý thuyết thì AESA có thể quét tốc độ cực nhanh với góc lớn, vì nó là agile beam, nhưng thực tế phải quét chậm lại để xử lý tín hiệu. PESA thì quét chậm hơn, nhưng nó có thể cùng lúc tạo nhiều dải tần khác nhau, và trên cùng dải tần phát tín hiệu có độ trễ khác nhau, hiệu ứng cũng tương tự như AESA. Để tăng góc quét PESA còn quét dĩa cơ học làm cho góc quét của nó lớn hơn AESA. (Có thể kiểm chứng thông tin trên)
Cả PESA và AESA đều là mạng pha, nghĩa là các phần tử phát sóng cộng hưởng để khuếch đại tín hiệu, cả 2 khi quét radar đối phương đều ko thể biết đang bị chiếu.
Muốn tăng hiệu suất của PESA thì tăng công suất phát. Muốn tăng hiệu suất AESA thì tăng tốc độ xử lý tín hiệu, tức phần mềm. Hiện nay Nga đi theo cách tăng công suất, nó rẻ tiền, đơn giản. Công nghệ phần mềm thì phải đầu tư tốn kém. Bán khó hơn vì đang là buổi đầu công nghệ AESA.
Hiện nay Nga đang thử nghiệm AESA băng tần L-Band trên máy bay thế hệ 5. Thông tin này còn chờ kiểm chứng. Tuy nhiên vì Mig-35 dùng AESA nên việc Su tích hợp vào chỉ là vấn đề thời gian. Lý do chưa tích hợp thì đã nêu trên, chứ không phải không thể làm. 2 việc này khác nhau rất xa. Thôi em chấm dứt vấn đề radar ở đây.