Quay lại phần so sánh RCS ở trên. Chúng ta thấy máy bay Su mất điểm vì nó "quá lộ" trên màn hình rađa. Điều đó làm cho nó mất ưu thế dù khả năng cơ động hơn hẳn. Với cuộc chiến ngoài tầm nhìn BVR thì ai thấy đối phương trước, bắn trước thì người đó chiến thắng. Việc Sukhoi bị phát hiện trước làm cho nó mất điểm.
Thật ra không phải người Nga không biết điểm này, nhưng công nghệ rađa trước đây không tạo nên sự khác biệt quá lớn. Trước giờ F18 vẫn dùng APG 73. Nó không tạo nên khác biệt nhiều nên máy bay Sukhoi hay F15 với RCS 10m2 vẫn không có gì lo ngại. Nên nhớ Su 27 và f15 có cùng RCS, hàng Mỹ cũng không hơn Nga bao nhiêu, vì thật sự thì 2 máy bay này mới là cùng hạng.
Sau này, cụ thể là năm tới đây Mỹ mới trang bị hết APG79, đây là rađa quét mạng pha điện tử chủ động (AESA). Ưu điểm của nó là tầm xa hơn, tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. Chống nhiễu tốt hơn và bị phát hiện tín hiệu thấp hơn. Nó là 1 chuẩn mà máy bay thế hệ 4++ phải có. Người Mỹ rất tự hào loại rađa này. Người Pháp cũng vừa thử nghiệm thành công và triển khai vài năm 2011.
Người Nga thì sao, họ cũng rất nhanh tay để ra mắt loại Ibris E Radar. Irbis-E có thể phát hiện, bám 30 mục tiêu bay, trong khi vẫn giám sát không trung, bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó với loại tên lửa active rađa như RVV-AE/R-77 or ramjet RVV-AE-PD/R-77M hoặc 4 mục tiêu mặt đất; phát hiện, lọc, bám đến 4 mục tiêu mặt đất/mặt nước ở chế độ tạo bản đồ ở cự ly đến 400 km trong khi vẫn giám sát không trung và bắt mục tiêu bay nên rất lợi hại khi tác chiến chống tàu nổi được yểm trợ từ trên không.
Cái tiến bộ trong loại rađa AESA là có thể bám mục tiêu và tấn công cả trên không lẫn mặt đất.
Người Nga sẽ trang bị loại Irbis E cho Su 35 mới của họ.
Khả năng phát hiện mục tiêu của nó thì sao? Xem bảng dưới đây
Với những máy bay tàng hình như F35 của Mỹ, Rađa mới của Nga có thể phát hiện ở tầm 50km.
Với những loại tiên tiến thế hệ 4+ như máy bay của NATO hay Rafale của Pháp, F18E/F thì nó phát hiện từ tầm hơn 200km. Về mức độ đó thì nó tương đương với 1 máy bay cảnh báo sớm E3 của Mỹ. Không thể trông mong gì hơn nửa.
Như vậy nói về rađa, Nga không thua kém Mỹ, từ trước tới nay Nga vẫn chiếm ưu thế.
Cái Nga đi khác đường với Mỹ (không hẳn là đi sai) chính là Nga hy sinh tính năng tàng hình để đổi lấy sự cơ động. Vì sao lại như vậy?
Bởi vì Nga đi theo chủ trương tàng hình bằng plasma, với loại tàng hình này thì không sử dụng hình dáng bề mặt để tàng hình. Do đó người Nga tin rằng khi họ thành công với loại này. Họ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối vì vừa có tàng hình, vừa có sự cơ động.
Tiếp theo sẽ nói về trang bị của máy bay.
F22 vì phải thiết kế tàng hình nên chỉ mang được 6 quả tên lửa tầm trung (AMRAAM) và 2 quả tầm ngắn (ASRAAM).
Flanker - như SU27/30/SMK mang được 10 quả AMRAAM, còn như SU35BM thì được 14 quả.
Theo truyền thống của Nga, họ sẽ bắn nhiều loại tên lửa được dẫn đường bằng nhiều phương pháp sao cho hệ thống đánh lừa điện tử của đối phương mất tác dụng. Máy bay Mỹ khó làm như vậy vì nó mang qua ít tên lửa.
Ai đúng ai sai quả thật không thể nói được vì ai cũng có lý cả.
Nói về tên lửa không đối không thì Nga có tên lửatầm xa hơn hẳn Mỹ.
Khi Mỹ cho ra mắt loại tầm trug AIM 120 mà em đã post trong bảng các nạn nhân ở Kosovo. Đó là loại tên lửa hoạt động ở 2 phase.
Đầu tiên khi máy bay tìm thấy mục tiêu, nó sẽ nạp thông tin để tên lửa dùng chế độ dẫn đường quán tính bay tới mục tiêu. Trong thời gian này máy bay phải tiếp tục cập nhật tọa độ để tên lửa điều chỉnh.
Khi tới 1 khoảng cách nhất định, tên lửa sẽ khởi động quá trình dò tìm bằng nhiệt ở đầu tên lửa. Ở đây là dò bằng ảnh nhiệt, Do đó đối thủ tung ra nguồn nhiệt giả thì nó vẫn nhận biết đâu la máy bay, đâu là nguồn nhiệt giả. Nói chung không đánh lừa theo kiểu thông thường được.
Trong khi Nga cũng tương tự, phát triển loại AMRAAMSKI đó là những loại như R73, R77...tầm xa hơn hẳn hàng Mỹ, có laọi tới 300km. Nguyên lý hoạt động vẫn tương tự Mỹ. Pha đầu vẫn dẫn bằng quán tính, pha sau nó có 2 chế độ dẫn. Ở 20km cuối nó sẽ dùng active rađa ở đầu tên lửa. Nếu máy bay đối phương có nhiễu điện tử thì nó sẽ chuyển qua tìm bằng nhiệt. Trước đây hàng Nga vẫn tìm nhiệt bằng tia hồng ngoại. Nó không biết đâu là nguồn nhiệt chính, nếu người ta thả ra 1 nguồn nhiệt phụ lớn hơn nhiệt từ máy bay thì nó sẽ chạy đi tìm nguồn nhiệt lớn kia.
Nói thua hnàg Mỹ ở chỗ Mỹ sài ảnh nhiệt, nhìn hình ảnh để tìm mục tiêu. Tuy nhiên có lẽ Nga sẽ thay đổi phương pháp thôi, không quá khó thể thay.
Như vậy xét về tính năng thì tên lửa Mỹ có ưu thế hơn do tìm bằng ảnh nhiệt. Nhưng xét về độ dài thì người Nga có khả năng bắn ở khoảng cách gấp đôi Mỹ.
Hẳn nhiều người sẽ nói máy bay Mỹ tàng hình thì tầm xa của tên lửa Nga ăn nhậu gì ở đây?
Bây giờ vấn đề quay về tàng hình. F22 tàng hình tuyệt đối chứ? Thật ra nó chỉ tàng hình ở 1 bước sóng nhất định thôi.
Đó là lý do khi Mỹ triển khai ném bom bằng máy bay tàng hình như F117, họ phải triệt hạ hết rađa của đối thủ.
Như vậy cho tới lúc này có thể rút ra 1 chút kết luận để chấm dứt sự so sánh về Sukhoi Flanker và Super Hornet.
- Máy bay Nga có tính cơ động hơn hẳn, không riêng với F18, mà cả F15. F16.
- Máy bay Nga có tầm rađa và tầm tên lửa dài hơn. Mang nhiều vũ khí hơn.
- Máy bay Nga hiện nay không cải tiến về tính năng tàng hình (ít nhất là cho tới mẫu Su 30) do đó sẽ bị phát hiện sớm hơn.
Bài sau sẽ nói về lý do Nga hy sinh tính năng tàng hình. Liệu F22 có phải là chúa tể không thể bị đánh bại hay không?