Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bây giờ nói tới kỹ thuật tàng hình.
Nói đơn giản thôi chứ nói thiệt em đọc tài liệu cũng chẳng hiểu bao nhiêu. :D
Đầu tiên là vật liệu tàng hình, tức nó hấp thụ sóng của rađa hoặc có những vật liệu làm sai lệch 1 nửa bước sóng sao cho triệt tiêu tia phản xạ...
Sơn tàng hình cũng là loại mà ngày nay hầu hết các quốc gia sx vũ khí đều dùng. Nó giúp cho vũ khí hay máy bay, tàu chiến, xe tăng...khó bị nhận diện hơn. Sơn cũng giúp làm giảm nhiệt để chống lại vũ khí hồng ngoài tìm diệt...
Ngoài ra còn vô số vật liệu như sợi thủy tinh, polyme composite...tất cả những thứ phi kim loại đều đáp ứng tốt với sự chống phản xạ. Vì vậy cấu trúc của F22 pha tạp rất nhiều thứ.

Hiện nay Mỹ phát triển kỹ thuật tàng hình dựa vào 3 yếu tố chính.
- Thứ nhất là thiết kế hình dáng máy bay đặc biệt để giảm diện tích phản xạ của rađa chiếu tới.
- Thứ 2 là sử dụng vật liệu phi kim loại vì bản chất của nó ít bị phản xạ bởi rađa. Kết cấu của F22 hơn phân nửa là phi kim loại.
- Thứ 3 là sử dụng các loại sơn bề mặt có tác dụng hấp thu sóng điện từ, làm lệch bước sóng....

Yếu điểm của phương pháp tàng hình này chính là phải hy sinh tính cơ động của máy bay. Ví dụ F22 mang vũ khí rất ít, tầm tác chiến cũng chỉ 750km. Nếu ra nước ngoài thì phụ thuộc vào máy bay tiếp dầu rất nhiều.
Thứ 2 là nó đòi hỏi 1 tiêu chuẩn bảo trì cao. Ví dụ B2 phải nằm trong hangar lạnh để lớp tàng hình không bị hỏng. F22 tiến bộ hơn không cần nằm trong tủ lạnh nhưng cũng đòi hỏi bảo trì đặc biệt.
Điểm yếu thứ 3 là nó vẫn không thể tàng hình tuyệt đối. Điều này sẽ đề cập sau.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Vậy người Nga thì sao? Họ cho rằng phương pháp tàng hình hiện nay của phương Tây và Mỹ theo đuổi quá tốn kém so với hiệu năng mang lại. Do đó họ đi theo 1 loại hình khác, đó là tàng hình bằng tia plasma.
Nếu thành công thì máy bay vừa có sự cơ động vừa tàng hình.
Tia plasma nhờ những nguyên tử chứa nhiều động năng đủ sức triệt tiêu hoặc tán xạ những sóng rađa. Sự hấp thụ sóng vô tuyến đã được người ta nhận ra khi tàu vũ trụ bay vào tầng khí quyển, tốc độ cực cao cộng với ma sát không khí tạo nên 1 lớp tường plasma bao phủ. Khi đó tàu bị mất liên tạc vô tuyến với bên ngoài.
Nếu một máy bay có thể bay với vận tốc gấp 8 lần âm thanh thì nó cũng coi như tàng hình, có điều con người chưa làm được như vậy.

Câu hỏi đặt ra là khi máy bay được bao phủ tia plsama thì nó làm sao liên lạc với bên ngoài, hay dùng rađa tìm đối thủ? Vì bản chất tia plasma là triệt tiêu mọi tín hiệu sóng điện từ. Chắc người Nga có lời giải của họ vì đây là câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi phát triển công nghệ. Vấn đề Nga gặp có lẽ là năng lượng của máy phát.
Máy bay thế hệ 5 của Nga sắp ra đời, họ phải có bài toán tàng hình vì nếu càng trì hoãn thì Mỹ càng tiến xa. Còn nếu không thể tàng hình thì coi như tiêu.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
tiếp đi bác Sinh viên già ơi, hay quá