Hạng B2
19/10/09
450
22
18
18
khâm phục kiến thức về máy bay của bác, cho e hỏi nick bên ttvnol hay quansuvn.net của bác là gì vậy để e tiện theo dõi bài của bác.
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
@SVG : Thấy các bác càng ngày càng mê mấy cái món đồ chơi này hơn xe hơi nhỉ :D , Ngày mai em cũng phải tranh thủ vô 8 với bác chút cho chợ thêm đông bác nhé ...:D
033102beer_1_prv.gif
 
sinhviengià nói:
Bây giờ nói tới kỹ thuật tàng hình.
Nói đơn giản thôi chứ nói thiệt em đọc tài liệu cũng chẳng hiểu bao nhiêu. :D
Đầu tiên là vật liệu tàng hình, tức nó hấp thụ sóng của rađa hoặc có những vật liệu làm sai lệch 1 nửa bước sóng sao cho triệt tiêu tia phản xạ...
Sơn tàng hình cũng là loại mà ngày nay hầu hết các quốc gia sx vũ khí đều dùng. Nó giúp cho vũ khí hay máy bay, tàu chiến, xe tăng...khó bị nhận diện hơn. Sơn cũng giúp làm giảm nhiệt để chống lại vũ khí hồng ngoài tìm diệt...
Ngoài ra còn vô số vật liệu như sợi thủy tinh, polyme composite...tất cả những thứ phi kim loại đều đáp ứng tốt với sự chống phản xạ. Vì vậy cấu trúc của F22 pha tạp rất nhiều thứ.

Hiện nay Mỹ phát triển kỹ thuật tàng hình dựa vào 3 yếu tố chính.
- Thứ nhất là thiết kế hình dáng máy bay đặc biệt để giảm diện tích phản xạ của rađa chiếu tới.
- Thứ 2 là sử dụng vật liệu phi kim loại vì bản chất của nó ít bị phản xạ bởi rađa. Kết cấu của F22 hơn phân nửa là phi kim loại.
- Thứ 3 là sử dụng các loại sơn bề mặt có tác dụng hấp thu sóng điện từ, làm lệch bước sóng....

Yếu điểm của phương pháp tàng hình này chính là phải hy sinh tính cơ động của máy bay. Ví dụ F22 mang vũ khí rất ít, tầm tác chiến cũng chỉ 750km. Nếu ra nước ngoài thì phụ thuộc vào máy bay tiếp dầu rất nhiều.
Thứ 2 là nó đòi hỏi 1 tiêu chuẩn bảo trì cao. Ví dụ B2 phải nằm trong hangar lạnh để lớp tàng hình không bị hỏng. F22 tiến bộ hơn không cần nằm trong tủ lạnh nhưng cũng đòi hỏi bảo trì đặc biệt.
Điểm yếu thứ 3 là nó vẫn không thể tàng hình tuyệt đối. Điều này sẽ đề cập sau.

cái này sao giống vật liệu hấp thụ âm thanh vạy bác SVG:D ---- chính xác Bác chất liệu máy bay tàng hình có khả năng hấp thụ sóng RADA .... cho nên những chiếc F-117 - F B2 Spirit .... của thằng MẼO vượt khỏi tầm kiểm soát RADA...
080402cool_prv.gif
:D
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
http://translate.google.com/translate?sourceid=navclient-menuext&hl=en&u=http%3A%2F%2Fwww%2Ecnr%2Ecn%2Fjunshi%2Fgjjs%2F200912%2Ft20091227%5F505815052%2Ehtml

Tin đồn nóng hổi...Nga đã thử máy bay thế hệ 5. :D
Tầm bay nghe đồn là 5500km, tốc độ 2100km/h.
Cái này dù không đúng sự thật thì chắc chắn nó phải bay xa hơn máy bay F22. Vì học thuyết Nga là như vậy chứ không phải Nga làm cái gì cũng hoành tráng rởm. :D

Nhân tiện nói về tầm xa thì nói luôn lý do.
Các bác cũng thấy rằng tên lửa không đối không của Nga tầm rất xa, trong khi tên lửa Mỹ thì lại ngắn. Không phải Mỹ không làm được tên lửa tầm xa.
Lý do Nga cần loại máy bay tác chiến tầm xa, mang vác nặng cộng tên lửa tầm xa vì Nga nhìn ra yếu điểm của không quân Mỹ quá phụ thuộc vào máy bay cảnh báo sớm (AEWC).
Quả thật ưu thế mà máy bay AEWC mang lại quá tốt. Nhưng vì bản thân nó mang rađa mạnh cho nên nó hầu như không thể tàng hình. Do đó khi Nga muốn diệt nó, họ chỉ cần dùng tên lửa tầm dài. Chỉ cần làm tê liệt hệ thống cảnh báo sớm thì Mỹ sẽ mất ưu thế trên không.

Đó là lý do LX phát triển những chiếc Mig 25, Mig 29 mà thiên hạ chê là hàng dỏm. Khi Đông Đức xụp, Mỹ có cơ hội thử Mig 29, trong tác chiến tầm trung không máy bay nào hạ nổi Mig29.
LX đã tính tóan rất kỹ. Họ biết nếu chiến tranh xảy ra thì cuộc chiến đó do NATO, Mỹ xâm lược LX chứ LX không tham vọng xâm lược Mỹ.
Nếu cuộc chiến xảy ra trên đất LX thì sau khi LX diệt xong AEWC, họ sẽ dùng những chiếc Mig 25 tốc độ cao, dễ sx, dùng số đông áp đảo máy bay Mỹ.

Học thuyết quân sự Mỹ chú trọng vào kiểm soát không phận. Họ phải sx những máy bay tàng hình như F22 để đi sâu vào đất địch ném bom, diệt trạm rađa. Do đó F117, B2 ra đời.
Trong khi đó LX phát triển học thuyết dựa vào sự phòng vệ là chính. Khi không quân đối phương tiến vào, họ dùng số đông đáp trả cộng với sự hỗ trợ từ rađa mặt đất. Khi không quân đối phương không kiểm soát được bầu trời thì bộ binh và tank Nga sẽ làm thịt hết địch thủ với ưu thế số đông, sân nhà.
Vì vậy Nga không có tham vọng làm B2 hay F117 như Mỹ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
pual_waker nói:
cái này sao giống vật liệu hấp thụ âm thanh vạy bác SVG:D ---- chính xác Bác chất liệu máy bay tàng hình có khả năng hấp thụ sóng RADA .... cho nên những chiếc F-117 - F B2 Spirit .... của thằng MẼO vượt khỏi tầm kiểm soát RADA...
080402cool_prv.gif
:D

Nó vượt tầm kiểm soát của rađa máy bay đối phương thôi. Chứ rađa mặt đất sẽ bắt nó dễ dàng (trong 1 tầm nhất định tùy loại). Vấn đề này dài dòng nên thong thả hẵng bàn. :D
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
em ko rành về CN Plasma dưng đến khí Nga sx được lọai này và chính thức đưa nó vào họat động trong không lực thì người Mỷ đã chế tạo thứ khác hiện đại hơn nhiều.. chẳng hạn chừ Nga sắp ra lò 1 phiên bản tàng hình thì Mỷ đả cho về hưu F 117.
F 18 ko phải là lọai interceptor như F 14 do đó ko cần phải quá cơ động hay bay thật nhanh.
Theo theo như nhửng gì bác sinh viên gia trình bày thì có vẻ như Ngưởi Mỷ theo học thuyết phòng thủ, tấn công từ xa chứ ko " bám lấy thắt lưng địch mà quánh" như thời VN war hay WW2. nên ko cần phải sx máy bay đua tranh tính năng như của Nga .
Nhân tiện, bác sinhviên già cho bíet luôn TBO của SU, MÌG so với của Mỷ và phương tây..
 
Hạng D
23/12/08
2.807
122
63
59
TPHCM
Hay quá , tiếp đi bác . Em được mở rộng tầm mắt . Ngày xưa em bỏ phí cơ hội để trở thành phi công . Không biết là may hay ...rủi:D
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TBO của Su 27 em từng post trên đây rồi nhưng không biết giờ nó lạc nơi nào. Nếu em nhớ không nhầm thì loại động cơ mới sau này là 117S được 1000 giờ. Loại đầu tiên Al31 hình như chỉ đạt 1/2. Mig 29 thiết kế với service life là 2500 giờ. Sau này bản nâng cấp lên 4000 giờ.
Nói chung là không bằng phương tây. Mig thì càng tệ hơn sau khi bị Sukhoi qua mặt. Chỉ đến phiên bản Mig 35 đang cạnh tranh bên Ấn là dùng động cơ mới nên không biết có khá hơn không.

Ngày xưa LX phát triển máy bay với tiêu chí rẻ, dễ sử dụng và bảo quản. Nói chung là tính thực dụng cao. Vả lại muốn màu mè cũng khó mà theo.
Cũng theo truyền thống LX thì mỗi đời máy bay do 1 công trình sư đảm trách. Ông này có tài thì được nhờ, còn ổng mà dựa hơi thì coi như xong đời 1 thế hệ máy bay. May mắn là nền khoa học LX dư nhân tài nên những công trình sư của họ đều giỏi.
Su 27 lúc đầu gặp khó khăn và sau 1 vụ tai nạn năm 78 thì bị khai tử. Một công trình sư mới được bổ nhiệm là Mikhail Somonov đã thay thế hầu như toàn bộ thiết kế cũ.

Ngày nay thì Nga đã thay đổi phương thức thiết kế. Không còn chú trọng vào tính dễ sử dụng và rẻ nửa. Vì cuộc cuộc đua kỹ thuật không có chỗ cho công nghệ lạc hậu. Lấy ví dụ tính tàng hình. Dù sống chết gì Nga cũng phải đu theo chứ không thể trơ mình chịu đòn. Nếu Plasma mà không thành thì họ sẽ theo Mỹ ứng dụng công nghệ vật liệu. (Chúng ta chờ năm sau họ công bố thế hệ 5 là biết, có vẻ tia plasma vẫn chưa ổn)
Nga đi sau được cái lợi là những tính năng nào Mỹ sử dụng rồi họ sẽ học theo. Bớt 1 khoảng tiền cho việc chứng minh 1 nguyên lý nào đó mà kẻ đi tiên phong phải chịu. Bù lại họ sẽ luôn chậm hơn Mỹ.

Nghe nói hiện nay chi phí cho 1 chiếc Su 30 không rẻ hơn hàng Mỹ. Vì nó đã bắt đầu theo chuẩn hiện đại rồi. Thời gian duy tu bão dưỡng đòi hỏi nhiều hơn.
Người ta thường nghĩ công nghệ Nga đi sau Mỹ, nhưng khi Nga cho ra đời rađa Irbis E và công nghệ AESA ở những loại S 400 thì họ không còn cách biệt với phương tây. Về mặt này Nga phải chạy đua, và xưa nay Nga vẫn có thành tựu về thiết kế tên lửa.
Thật ra LX ngày xưa không chú trọng vào công nghệ tàng hình, chỉ sau năm 91 Mỹ đánh iraq thì Nga mới bắt đầu chú trọng cuộc chiến chống tàng hình. Và ngày nay có những tiến bộ đáng kể. Do họ nắm bắt được mấu chốt của việc chống tàng hình này nên họ không đi theo hướng phát triển công nghệ tàng hình bằng vật liệu. Họ tìm hướng đi riêng với plasma.

Ngày nay Mỹ thay đổi học thuyết quân sự sau khi LX xụp đổ. Cuộc đua trở nên buồn tẻ và đối thủ trở nên bất đối xứng. Chính F22 là ví dụ. Nó được thiết kế vào những năm 80 với mục đích xâm nhập hậu tuyến địch. Do đó khi LX không còn thì nó bơ vơ, các loại tên lửa tầm trung nó không phù hợp phải cải tạo lại. Vì bản thân nó dùng tên lửa tầm xa.
Rồi việc liên kết hiệp đồng tác chiến cũng kém, vì nó tác chiến độc lập sau hậu tuyến địch. Nay muốn đồng bộ với học thuyết mới cũng phải cải tạo lại. Những việc này khiến nó đội giá lên cao.

Trong tương lai học thuyết của Mỹ sẽ xoay quanh tác chiến từ xa. Ứng dụng bom thông minh để tiêu diệt những rađa phòng không trước tiên. Dĩ nhiên nó sẽ còn sót lại rất nhiều nên máy bay tàng hình sẽ làm nhiệm vụ tiếp theo. Cuối cùng là nhiệm vụ của những loại ít tàng hình hơn. cách triển khai này sẽ giảm tổn thất, tránh dư luận như thời VN war.
Một vị tướng không quân từng nói cuộc không chiến trong tương lai là cuộc chiến không có người lính. Điều này chắc phải đến nhưng không biết gần hay xa thôi.
Có điều chắc chắn là càng đi về sau , những nước có tiềm lực mạnh càng đi nhanh. Nga thì tiềm lực ít hơn, họ chỉ có cách phòng vệ. Dù sao phòng thủ thì ít hao của hơn là tấn công.