Hạng D
3/3/05
1.098
78
48
TKM nói:
vậy là bảng giá trên chưa bao gồm đồ chơi hả bác? có bác nào có giá của máy bay Nga thì share lên với

Cần bán SU 35 với đầy đủ đồ chơi, giá phải chăng, bác nào mua ko ?:D
 
Hạng D
10/8/05
1.216
4
38
124
CLB Xe cổ SG
Thớt này vẫn rất hay, có điều mọi người chủ yếu là đọc vì nếu post linh tinh sẽ làm loãng topic.
Cảm ơn bác SVG!
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Dạo này T-50 của Nga chiếm hết tâm trí của mọi người. Chúng ta quay về cái cổ điển hơn, Su-30, Su-35 và F-35. Trong 10-20 năm tới, 2 đối thủ này mới là chính yếu. Người TQ sẽ không có máy bay thế hệ 5 cho tới 2020. Việc họ làm lúc này là thiết kế thế hệ 4++ đủ khả năng tồn tại và chiến thắng khi đối đầu với thế hệ 5. nếu bước đi này thành công thì mới có thể hy vọng vào máy bay thế hệ 5. Bởi thế hệ 5 cũng là bước kế thừa kỹ thuật từ 4++.
Và mục tiêu mà TQ học hỏi là từ nước Nga, lấy cảm hứng từ Su-27 để cho ra đời J-11B. Vậy cơ hội của Su-30 (35) như thế nào khi đối đầu cùng F-35?
Bài viết của Peter Goon và Carlo Copp lý giải vài tình huống có khả năng xảy ra. Chúng ta đã quen biết Carlo, ông là 1 tiến sĩ nghiên cứu về công nghệ radar, sau này ông mở rộng ra nhiều lĩnh vực của không quân, đồng thời là 1 phi công.
Peter Goon sinh năm 1953. Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí trường công nghệ Queensland năm 75. Post graduate kỹ sư hàng không và làm việc tại officer training của không quân Úc. Tốt nghiệp khóa US Naval Test Pilot School (USNTPS Class 80).
chức vụ cao nhất của ông là từ 1990-2005, làm director AUSTRALIAN FLIGHT TEST SERVICES. Ông là một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực test phi cơ chiến đấu.


Chủ đề đối kháng với máy bay của Mỹ luôn được quan tâm. Ai cũng biết để có thể cạnh tranh quân sự với Mỹ, phải không thua trước không lực nước này. Ngày xưa nước Nhật từng tung hoành TBD vì họ có chiến đấu cơ Zero chiếm ưu thế, họ chiến đấu với máy bay Mỹ như cuộc đi săn vịt trời. nếu để Mỹ kiểm soát bầu trời, họ sẽ áp đặt luật chơi.

Ai cũng biết Sukhoi có thể hạ Super Hornet (F-18), nhưng Sukhoi có thể tiêu diệt F-35 không (sẽ phục vụ trong tương lai gần)
Đây là 1 câu hỏi phức tạp. Bởi F-35 vẫn còn đang phát triển, có thể chỉ đi vào phục vụ phổ biến vào 2017. Tuy nhiên chúng ta có thể đánh giá, F-35 là một máy bay tấn công mặt đất (Strike) hơn là 1 máy bay không chiến (Fighter), nó chậm, thân và cánh mập mạp, giống con chìm bồ câu hơn là chim ăn thịt. Thật sự thì F-35 được thiết kế để chiến đấu cùng F-22.

Lúc này Su-35 đang dùng radar Irbis-E ESA, nó có thể liên kết thông tin với những máy bay đời trước như Su-30, tương tự như Ấn có hệ thống TKS-2 intraflight network để liên kết giữa Su-30MKI với Mig-21.
F-35 sẽ đi vào phục vụ 2015, nó chỉ được trang bị tên lửa tầm ngắn, vì vậy phiên bản D của AIM-120 nhanh chóng được nghiên cứu để tăng tầm tên lửa lên 110km. Động cơ đẩy vẫn là High-performance directed rocket motor, không giống người Nga dùng động cơ Ramjet. (hãng Raytheon đang có kế hoạch để chế tạo động cơ ramjet trong tương lai.)

(Nói qua về sự khác với của động cơ Ramjet của Nga, nó thường dùng trong động cơ máy bay. Động cơ phản lực thông thường sẽ có bộ phận quạt nén khí, không khí nén sẽ tăng nhiệt độ, đi vào buồng đốt nơi có nhiên liệu được phun vào tạo thành hổn hợp nổ, lúc này thể tích và nhiệt độ tăng cao, sinh ra luồng phản lực đẩy. động cơ Ramjet không có bộ phận nén bằng quạt mà nó nén bằng cơ cấu đặc biệt của buồng hút khí cộng với tốc độ di chuyển cao. Do đó nó không bị thất tốc vào giai đoạn cuối như tên lửa thông thường. Động cơ rocket motor thì tạo lực đẩy bằng hỗn hợp nhiên liệu với chất oxi hóa mang sẵn trong động cơ, ngược với ramjet )

Bây giờ chúng ta thảo luận về 4 phương diện: Phát hiện-Nhận diện-Giao chiến-Tiêu diệt.

1. Đầu tiên là phát hiện. Chúng tôi đã hỏi những đồng nghiệp Nga ở Russian Institute of Radio Physics and Electronics về thông số radio-location reflections. Họ hỏi chúng tôi muốn biết về máy bay nội địa Mỹ hay xuất khẩu. Chúng tôi muốn bản nội địa (vì nếu phiên bản xuất khẩu thì càng dễ bị tiêu diệt hơn).
Và chúng tôi so sánh thông số radio-location reflections với radar Irbis-E và cho ra bảng sau:
Thống kê cho thấy có thể dùng tên lửa R-77M để tiêu diệt mục tiêu ngoài tầm AIM-120D dễ dàng
thngsrcs.jpg



Chiến thuật cũng quan trọng, chúng ta cho 2 chiếc Su-35 bay khoảng cách 60km, sau đó Su-30 bay ở khoảng cách 40km. (Lý do của đội hình bay này là để tận dụng ưu thế quét mục tiêu từ nhiều vị trí. Chúng ta biết máy bay tàng hình tốt nhất là chính diện, nếu 1 radar quét chính diện, 1 radar quét bên hông, so sánh dữ liệu để tìm ra sự chênh lệch tín hiệu phản xạ thì hiệu quả cao hơn. )
Sukhoi hoạt động với radar
Flanker-vs-JSF-TKS-2-2.png


F-35 rất khó phát hiện từ chính diện với radar X-band. Tuy nhiên với những tần số khác thì dễ hơn. Người Úc có Australian JORN ( Jindalee HF band Over The Horizon Backscatter Radar) rất tốt để phát hiện máy bay tàng hình. Những radar sử dụng sóng radio phản xạ cũng phát hiện máy bay tàng hình rất tốt. Lockheed Martin sx máy bay tàng hình, nhưgn họ cũng sx radar phát hiện máy bay tàng hình, họ gọi nó là lính gác thầm lặng.
Sự công hưởng giữa sóng radio phản xạ với chiều dài sải cánh và chiều dài thâm máy bay F-35 cho phép phát hiện nó ở khoảng cách 400km với hệ thống radar Surface Wave Radio Locator. Một hệ thống như vậy có thể đặt trên tàu.
Ngay cả hệ thống radar AESA khi chuyển nhận tín hiệu, nó cũng phát ra xung năng lượng. Những radar như Vera-E của Czech hay Kolchuga của Ucraina dùng hệ thống thụ động sẽ nhận được tín hiệu.

Sukhoi hoạt đọng với hệ thống kiểm soát hồng ngoại IRST:
Flanker-vs-JSF-TKS-2-1.png


Điểm yếu của F-35 là động cơ rất nóng, nóng hơn 160 độ C so với động cơ máy bay chiến đấu bình thường. Nó tạo thành 1 vì sao sáng trên trời với 1 chuỗi dài sau đuôi. Người Nga có kinh nghiệm để phát hiện tên lửa đạn đạo ICBM từ máy bay chiến đấu. Và OLS-35, hệ thống Infra-Red Search and Track Set có thể phát hiện máy bay bình thường ở tầm 50km (bất kể máy bay tàng hình hay không thì cũng sinh nhiệt khi ma sát không khí, tuy nhiên máy bay tàng hinh sẽ được đầu tư để cách nhiệt cao hơn). Thế kỷ tới, những công nghệ IRST này sẽ tiến bộ hơn để tăng tầm quét.

Góc không phải là thước đo duy nhất, một đội hình bay rộng có thể trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy bay thông qua TKS-2 network, từ đó máy tính sẽ phân tính lượng giác để tìm ra khỏang cách.
Ý tưởng thiết kế hệ thống cảm biến đa quang phổ để pát hiện F-35, sau đó chuyển vị trí F-35 cho Sukhoi để nó tiến lại gần, dùng hệ thống cảm biến trên máy bay để tiêu diệt F-35.

Washington-DC-ADIZ-1S.png



2. Việc nhận dạng máy bay cũng khó khăn, rất tệ nếu bắn nhầm máy bay chở khách, tuy nhiên đôi khi máy chiến đấu ẩn mình dưới dạng máy bay chở khach lớn. Có thể đề xuất 1 dạng Air Defense Identification Zone (ADIZ) như ở Washington, đó là hành lang cấm bay. Đồng thời có thể sử dụng logic - nếu chúng ta phát hiện AEW&C sau đó trông đợi máy bay chiến đấu ở vùng không trung giữa AEW&C và Sukhoi, khi đó có thể chia bầu trời thành vùng và sử dụng radar và cảm biến hồng ngoại để tìm kiếm khu vực.

3. Giao chiến. Tên lửa R-77m có thể bay 160km với thời gian 120 giây, nhưng vấn đề xảy ra là nếu trong hành trình bay này, F-35 đổi hướng hoặc bị giảm tín hiệu, lúc đó khả năng bắn hạ rất thấp. Lúc này hãy giữ tín hiệu dẫn đường tới vị trí cuối cùng mà còn tín hiệu phản xạ, sau đó bắn 2 tên lửa, 1 cái dẫn đường chủ động active radar và 1 cái dẩn bằng hồng ngoại. Tín hiệu radar phát đi từ tên lửa có thệ bị F-35 phát hiện, nó sẽ quay đầu bỏ chạy trước, lúc này tên lửa bằng hồng ngoại sẽ dễ dàng phát hiện mục tiêu, chúng dùng công gnghệ nhận dạng bằng hình ảnh để tránh bị flare đánh lừa.

Thông số khoảng cách tên lửa R-77M có thể lock F-35
thngsrcs2.jpg


4. Tiêu Diệt.
Sukhoi có đủ xăng để chơi trò mèo vớn chuột cùng F-35. nếu Sukhoi phát hiện tín hiệu nhiệt từ tên lửa AIM-120 của F-35, nó sẽ bỏ chạy, thoát khỏi tầm lock của tên lửa, nó lại quay về đuổi tiếp F-35.
Không phải tất cả Sukhoi đều bỏ chạy, chỉ những chieếc bị lock bởi tên lửa. Đồng thời gian này, những Sukhoi khác trong đội hình có vị trí thuận lợi hơn, nhân lúc F-35 mở buồng vũ khí để bắn hạ.
nếu F-35 quay về tàu sân bay, đó cũng là cơ hội tốt để bắn hạ do luồng nhiệt sau động cơ.
F-35 cũng chứa ít vũ khí hơn, nó sẽ mau chóng bị tiêu diệt nếu chiến đấu quần vòng tầm gần với Sukhoi.
Cách an toàn nhất để tiêu diệt F-35 chính là đợi lúc nó quay về tàu sân bay. Bằng tên lửa hay bằng súng, tất cả đều giống nhau, tốc độ F-35 không thoát khỏi Sukhoi.

Vấn đề nhiễu điện tử thì sao, nhiều nguồn tin nói Nga dùng pod gây nhiễu của Israel, giống su-30MKI. thật ra Nga cũng có những pod riêng của họ. Việc thử nghiệm cũng rất tốt.
Việc tiêu diệt F-35 cũng có thể dùng sóng ngắn viba. Những tên lửa như R-37 hay R-172 mang đầu đạn phát xạ sóng viba, bay đến gần điển phản xạ hồng ngoại sẽ kích nổ. Về lĩnh vực sóng microwave hay sung điện từ thì LX có kinh nhgiệm rất tốt.

Kết luận cuối cùng là F-35 sẽ khó bị tiêu diệt hơn F-18. Nhưng Su-35 thiết kế mới có tính năng tốt hơn, tầm bay xa và nhiều nhiên liệu. Một chiến thuật tốt để chống lại F-35, không phải chiến thắng tất cả mọi trận, nhưng sẽ thắng phần nhiều. Trừ khi F-35 được bảo vệ bởi đàn anh - F22.

JSF-Proto-AA-1-First-Flight-5.jpg



Su-35S-KnAAPO-2P-1S.jpg
 
Last edited by a moderator:
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
bác SVG dạo này bận rộn sắm Tết lắm nên thấy ít post bài vậy? :D so về thông số F-18 ko bằng F-16 với F-15 vậy Mỹ chế F-18 ra chi uổng vậy các bác?
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
TKM nói:
bác SVG dạo này bận rộn sắm Tết lắm nên thấy ít post bài vậy? :D so về thông số F-18 ko bằng F-16 với F-15 vậy Mỹ chế F-18 ra chi uổng vậy các bác?

1 câu hỏi có lẽ chỉ có mấy sếp ở Pentagon hay thực tế chiến trường mới trả lời được! Nói chi F18, mà tất cả các chiến đấu cơ Mỹ xét về thông số đều thua đồ Nga hết.

Youtube=http://www.youtube.com/watch?v=65UF2me7oPI

Những đoạn video như vậy minh chứng thêm cho lập luận trên.
Thế nhưng còn những thắc mắc không biết trả lời ra sao?!
- Máy bay Nga ăn được trong dogfight trận giả đều nhờ tính cơ động cao hơn - động cơ Thrust vector. Loại động cơ này người Mỹ phát triển trước người Nga và đã thử nghiệm trên F16, F15. Chúng thao diễn rất tốt, thậm chí còn hơn cả Su. Vậy thì tại sao họ từ bỏ?
- Tên lửa tầm xa: Nga có tên lửa air to air tầm rất xa như R77, R37...Liệu chúng có tiêu diệt được phi cơ chiến đấu đối phương? Nếu được thì cần chi siêu cơ động? cần chi động cơ thrust vector? Nếu cộng với radar vượt trội ngoài tầm của đối phương thì em nghĩ chả cần chi máy bay chiến đấu cho tốn kém. Cứ gắn chúng lên mấy chiếc máy bay dân dụng Airbus, Boeing mà dùng có kinh tế hơn không?
21.gif
Sẽ không có dogfight nào hết!
- Người Nga đã ưu thế trong hiện tại, đã trị được tàng hình thì cớ gì đeo đuổi công nghệ này cho tốn kém? Cứ radar, tên lửa vượt tầm, cứ siêu cơ động, tốc độ, tầm bay vượt trội mà phát huy.
Tí nữa quên: Tại sao nhiều nước vẫn mua máy bay Mỹ F15, F16 thay vì máy bay Nga ngon hơn và rẻ hơn?
...............................................
 
Last edited by a moderator:
imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
"2. Việc nhận dạng máy bay cũng khó khăn, rất tệ nếu bắn nhầm máy bay chở khách, tuy nhiên đôi khi máy chiến đấu ẩn mình dưới dạng máy bay chở khach lớn. Có thể đề xuất 1 dạng Air Defense Identification Zone (ADIZ) như ở Washington, đó là hành lang cấm bay. Đồng thời có thể sử dụng logic - nếu chúng ta phát hiện AEW&C sau đó trông đợi máy bay chiến đấu ở vùng không trung giữa AEW&C và Sukhoi, khi đó có thể chia bầu trời thành vùng và sử dụng radar và cảm biến hồng ngoại để tìm kiếm khu vực.
SVG: câu này là bác copy ở đâu hay là bác tự sáng tác vậy. Nếu là bác sáng tác thì chứng tỏ bác chả biết gì về ATC nhé.
Bác có biết khi máy bay hk luc cất cánh thì họ phải phát ra tính hiệu gì không?
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
imc nói:
"2. Việc nhận dạng máy bay cũng khó khăn, rất tệ nếu bắn nhầm máy bay chở khách, tuy nhiên đôi khi máy chiến đấu ẩn mình dưới dạng máy bay chở khach lớn. Có thể đề xuất 1 dạng Air Defense Identification Zone (ADIZ) như ở Washington, đó là hành lang cấm bay. Đồng thời có thể sử dụng logic - nếu chúng ta phát hiện AEW&C sau đó trông đợi máy bay chiến đấu ở vùng không trung giữa AEW&C và Sukhoi, khi đó có thể chia bầu trời thành vùng và sử dụng radar và cảm biến hồng ngoại để tìm kiếm khu vực.
SVG: câu này là bác copy ở đâu hay là bác tự sáng tác vậy. Nếu là bác sáng tác thì chứng tỏ bác chả biết gì về ATC nhé.
Bác có biết khi máy bay hk luc cất cánh thì họ phải phát ra tính hiệu gì không?

lâu quá ko thấy lão pilot lên chơi... bác iMC này là sư phụ bay đêm.. chỗ lão bay đầy máy bay hành khách nên mấy vụ này bác cái procedures này bác IMC rành như cơm bữa.
F 35 có nhiều khuyết điểm dù giá thành rất cao thế thì tại sao Mỹ ko dẹp project này đi. sx máy bay tương tụ Su 35 cho nó lành??
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
xxmagicxx nói:
Thế nhưng còn những thắc mắc không biết trả lời ra sao?!
- Máy bay Nga ăn được trong dogfight trận giả đều nhờ tính cơ động cao hơn - động cơ Thrust vector. Loại động cơ này người Mỹ phát triển trước người Nga và đã thử nghiệm trên F16, F15. Chúng thao diễn rất tốt, thậm chí còn hơn cả Su. Vậy thì tại sao họ từ bỏ?
- Tên lửa tầm xa: Nga có tên lửa air to air tầm rất xa như R77, R37...Liệu chúng có tiêu diệt được phi cơ chiến đấu đối phương? Nếu được thì cần chi siêu cơ động? cần chi động cơ thrust vector? Nếu cộng với radar vượt trội ngoài tầm của đối phương thì em nghĩ chả cần chi máy bay chiến đấu cho tốn kém. Cứ gắn chúng lên mấy chiếc máy bay dân dụng Airbus, Boeing mà dùng có kinh tế hơn không?
21.gif
Sẽ không có dogfight nào hết!
- Người Nga đã ưu thế trong hiện tại, đã trị được tàng hình thì cớ gì đeo đuổi công nghệ này cho tốn kém? Cứ radar, tên lửa vượt tầm, cứ siêu cơ động, tốc độ, tầm bay vượt trội mà phát huy.
Tí nữa quên: Tại sao nhiều nước vẫn mua máy bay Mỹ F15, F16 thay vì máy bay Nga ngon hơn và rẻ hơn?
...............................................

Những thắc mắc của bác Migic là hợp lý. Em xin võ đoán để trả lời thử.
1. Em nghĩ bác công nhận máy bay Sukhoi cơ động hơn. Và Mỹ cũng có thể chế tạo máy bay cơ động như vậy, nhưng họ không làm. Như vậy có thể kết luận: tính cơ động là không cần thiết trong không chiến ngày nay. Việc này đúng hay sai thì em không rõ, nhưng trước nhất chúng ta có thể rõ ràng Sukhoi cơ động hơn (nhưng có ích hay không thì không biết).

2. Tên lửa tầm xa: Người LX trước kia và Nga ngày nay không dùng tên lửa tầm xa diệt fighters, nó chống lại máy bay tiếp dầu, AEW&C.... Đó là lý do người Mỹ bỏ tên lửa tầm xa sau khi LX tan rã, vì đối thủ của Mỹ lúc này không có những loại máy bay chậm chạp như trên. Tương lai nếu có thay đổi thì chỉ do TQ mà thôi.
Vì vậy không nên nghĩ gắn tên lửa tầm xa vào Boeing 747. Chúng ta nhìn vào Mig-31 sẽ thấy triết lý của Nga, dùng radar nặng cả tấn để dẫn đường cho tên lửa tầm xa. Vì tầm xa mà để nó tự dẫn thì thất bại, ngay cả dùng để bắn máy bay vận tải, đừng nói chiến đấu cơ nhanh hơn.

3. Lý do vì sao Nga vẫn muốn có máy bay tàng hình: Trước tiên cần nhận ra: tàng hình thì có vô hình không? nếu nó vô hình thì chúng ta không còn gì để lo lắng rồi.
Còn nếu hiểu nghĩa tàng hình là khó nhận ra. vậy thì 1 máy bay lồ lộ từ khoảng cách 400km, ba đội hình 8 chiếc. Đối phương phái lên 16 chiếc đánh chặn.
Và 1 kịch bản khác, 1 đội hình 8 chiếc ập tới chỉ bị phát hiện từ khoảng cách 150-200km.
Vậy kịch bản nào tốt hơn.
Đó là chúng ta nói về phòng thủ, dùng radar mặt đất để theo dõi. Còn nếu đánh nhau với nước khác, không có radar mặt đất hỗ trợ thì khoảng cách phát hiện máy bay tàng hình còn ngắn hơn. Trước khi mình thấy được máy bay tàng hình thì nó đã tránh khỏi tầm quét cua mình, quay vòng đánh lén từ sau lưng. Như vậy không khó nhận ra ưu thế tàng hình là không chối cải được.


Về ýy do nhiều nước mua F-15, F-16, có 2 lý do: Chúng ta cần nhìn lại bản đồ, lọc hết những quốc gia theo NATO. Khi đó còn lại rất ít nước sở hữu máy bay số lượng lớn, phần nhiều là làng nhàng như VN. Chủ lực vẫn là khối NATO, họ chẳng mua Sukhoi làm gì.
Lý do thứ 2 là máy bay Nga vẫn không có tuổi thọ cao hơn Mỹ, triết lý thời LX là sx nhiều, rẻ, dùng số lượng chiếm ưu thế. Chỉ sau thời Nga thì mới bắt đầu thay đổi. Cụ thể là Mig-29 lúc đầu chỉ có 2,500 gơờ bay. Sau này nâng lên 4,000 giờ. Su-27 lúc đầu cũng chỉ 5000 giờ bay, sau này có thể nâng lên 6000-8000 giờ. F-16 lúc đầu hình như đã thiết kế 6000 giờ bay, nay nâng lên 8000giờ.
Mỗi nước có cái mạnh và yếu riêng, máy bay Nga rẻ thì tuổi thọ ngắn.

Cũng như ở đây chúng ta bàn về chiến lược mỗi nước, Nga-Mỹ khó có thể đi chung đường, vì đường đi của Mỹ là con nhà giàu. Nga muốn cạnh tranh thì chỉ có chống lại chứ không thể đi nhanh hơn tren con đường đó. Mỹ làm lá chắn tên lửa thì Nga không thể làm theo, họ mở cửa không phận, nhưng lại chế tạo tên lửa để vượt qua lá chắn Mỹ, coi như hiệu qả như nhau nhưng chi phí rẻ hơn.