Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
imc nói:
SVG: câu này là bác copy ở đâu hay là bác tự sáng tác vậy. Nếu là bác sáng tác thì chứng tỏ bác chả biết gì về ATC nhé.
Bác có biết khi máy bay hk luc cất cánh thì họ phải phát ra tính hiệu gì không?

Bài này em chỉ dịch lại thôi. Bác nói về ATC có phải là Air Traffic Control để quản lý không lưu? Em thì không rành về phương cách quản lý máy bay thương mại, bác có thời gian có thể chia sẽ kinh nghiệm cho mọi người tham khảo? Ví nhiều việc chỉ người trong cuộc mới rành.
Theo em đoán thì máy bay trên trời nó cũng có đường đi, để tránh tông nhau như quốc lộ 1A ở Vn thì nó cũng thông báo khi bay qua mỗi nước, phải đăng ký đường bay...Cụ thể thì ICAO cho ra đời hệ chuẩn mực ATM- Air Traffic Management/ CNS-Communication, Navigation, Serveillance. hệ htống dùng để quản lý không lưu theo chuẩn quốc tế. Còn cụ thể phải thao tác thế nào thì em cũng không biết rõ vì em chưa lái máy bay bao giờ.

Còn về việc máy bay thương mại bị nhầm lẫn ra sao thì em xin mượn bài dịch bên dd nước nga để các bác tham khảo.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bí ẩn vụ máy bay Boing bị bắn rơi ở Sakhalin:
trên vùng trời Liên Xô đã có một trận không chiến?


26 năm trước một tin tức làm chấn động thế giới và ngay lập tức biến Liên Xô thành con ngoáo ộp của thế giới văn minh.
Báo chí phương tây đưa tin: chiếc máy bay Boing 747 của hãng hàng không Hàn Quốc đang thực hiện chuyến bay số 007 New York – Seoul vừa nạp thêm nhiên liệu ở Ancoridge (Alaska) xâm phạm biên giới Liên Xô và bị máy bay tiêm kích xô viết bắn rơi trên đảo Sakhalin.
“Chiến tranh lạnh” đang lúc căng thẳng, và Mỹ mau mắn buộc tội Liên Xô đã lạnh lùng giết hại người vô tội. Liên Xô mãi mãi trở thành “đế chế độc ác” đối với thế giới phương tây.
Báo chí xô viết phủ nhận việc máy bay bị bắn hạ nhưng nhầm lẫn rất nhiều.
Tai nạn này đã trở thành chủ đề đàm luận trong các gia đình Liên Xô trong một thời gian dài. Người ta giận dữ tranh cãi – cái gì quan trọng hơn, bảo vệ lãnh thổ hay sinh mạng con người …
Nhưng không phải ai cũng tin vào tuyên bố của người Mỹ. Chuyên gia hàng không người Pháp Michael Brun chú ý đến những thông tin trái ngược về thảm họa. Ông đã tiến hành cuộc điều tra cá nhân trong suốt hơn mười năm và viết thành cuốn sách “Vụ tai nạn Sakhalin”. Trong đó Brun thu thập và phân tích rất nhiều chứng cứ phủ nhận giả thuyết đã được nhiều người chấp nhận. Theo ông, vào đêm hôm đó đã có một cuộc xâm nhập khiêu khích vào lãnh thổ Liên Xô và kết thúc bằng một trận không chiến thực sự làm ít nhất 9 máy bay bị bắn rơi. Brun công bố giả thuyết của mình đã vài năm trước đây nhưng gần đây cuốn sách của ông mới được xuất bản bằng tiếng Nga (nhà xuất bản Algorit) với tên gọi “Chiến tranh thế giới thứ ba ở Sakhalin hay là Ai đã bắn hạ máy bay Hàn Quốc”.
Biên niên sử chuyến bay mất tích

Chúng ta hãy nhớ lại một cách vắn tắt những sự kiện 26 năm trước đây. Ngày mùng 1 tháng 9 chuyến bay KAL 007 phải đến Soul lúc 6 giờ 05 sáng. Rất đông người đã tụ tập chờ đón ở sân bay. Nhưng 6 giờ 5 phút, 7 giờ, rồi 9 giờ vẫn không có tin gì về chiếc Boing. Cuối cùng 10 giờ sáng Bộ trưởng ngoại giao Hàn Quốc dựa vào nguồn tin của CIA thông báo: “Máy bay đã hạ cánh ở Sakhalin, đội bay và hành khách an toàn”. Đám đông yên tâm tản ra chờ đợi người thân và phó chủ tịch hãng hàng không Hàn Quốc vội vã bay đi Nhật Bản để tổ chức đưa đội bay và hành khách trở về. Tuy nhiên khi ông ta bay đến Tokyo, Bộ ngoại giao Liên Xô chính thức tuyên bố chuyến bay 007 không hề hạ cánh ở Sakhalin và hoàn toàn không biết gì về vị trí của nó hiện nay.
Và bắt đầu một chiến dịch tìm kiếm cứu nạn rất giống với hoạt động quân sự. Hàng loạt hạm đội của Nhật, Mỹ và Liên Xô có không quân hỗ trợ đồng thời cùng tìm kiếm chiếc máy bay.
“Một lực lượng đông đảo được huy động thừa sức cho một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ, tất cả chỉ để thực hiện một hành động nhân đạo là tìm kiếm cứu giúp các nạn nhân của chiếc máy bay chở khách gặp nạn. Cuộc tìm kiếm rộng lớn nhất được tiến hành từ lúc nào đó có sử dụng những phương pháp hiện đại nhất kéo dài suốt hai tháng. Ngày 10 tháng 11 năm 1983 các bên thống nhất chấm dứt công cuộc tìm kiếm. Họ không tìm thấy một mảnh vỡ nào của chiếc máy bay chuyến KAL 007. Độ sâu trung bình của vùng biển này chưa tới 160 mét và đáy biển hầu như bằng phẳng. Sao họ lại không thể thấy chiếc máy bay nhỉ? Chiếc Boing 747 dường như đã bốc hơi” – Brun viết.
Phản ứng chính thức đối với vụ việc là thế này: ngày 3 tháng 9 hãng tin TASS tuyên bố có vi phạm không phận và sau đó máy bay biến mất khỏi màn hình ra đa. Ngày 9 tháng 9 Liên Xô thừa nhận là máy bay chở khách của Hản Quốc bị bắn sau khi cố tình vi phạm không phận để nghiên cứu hệ thống phòng không của Liên Xô ở vùng này. Chiếc máy bay này đã được cảnh báo nhiều lần về hành động vi phạm nhưng nó đã phớt lờ trước khi bị bắn hạ.
Người Mỹ ngay lập tức bày tỏ quan điểm của họ như sau: phi công của chiếc Boing vô tình đi chệch đường bay và bọn xô viết khát máu đã giết họ.
Bắt đầu điều tra
Nhưng thế giới đã chia thành hai phe hoàn toàn quên mất phía thứ ba – Nhật Bản. Thế nhưng chính đất nước mặt trời mọc đang chăm chú dõi theo sự kiện. Và giả thuyết của Nhật Bản ngay từ đầu đã khác với Mỹ. Sau khi nghiên cứu kỹ tin tức ngay những giờ đầu và vài ngày sau tai nạn, Brun kết luận: khi bình luận về vụ việc, chính giới Nhật và Mỹ nói về … hai chiếc máy bay khác nhau.
Người Pháp tò mò này dẫn ra rất nhiều chi tiết, nhưng chủ yếu là trái ngược về thời gian chiếc Boing bị bắn. Theo giả thuyết của Mỹ thì chiếc máy bay bị bắn lúc 3.38 nhưng theo Nhật Bản thì lại sớm hơn 9 phút – lúc 3.29. Hơn nữa, bên nào cũng có số liệu ra đa của mình làm bằng chứng.
“Mùa xuân và mùa hè năm 1985 khi đọc các tập báo trong thư viện quốc gia Nhật Bản, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là sự khác nhau giữa hai giả thuyết này nói lên một điều: không phải chỉ một vụ đánh chặn mà vài vụ, trên bầu trời Sakhalin không phải chỉ có một mà là vài chiếc máy bay bị bắn. Điều này làm thay đổi hoàn toàn bức tranh sự kiện”.
Sau đó …
“Sau khi xem xét tư liệu của báo chí Nhật Bản, chúng tôi tìm thấy ba thời điểm khác khác nhau khi nói về chiếc máy bay Hàn Quốc được coi là bị khống chế, bốn thời điểm tên lửa phóng trúng mục tiêu, bốn thời điểm chiếc máy bay chở khách được cho là biến mất khỏi màn hình ra đa và bốn quãng thời gian rơi khác nhau. Điều đó cho thấy có bốn vụ đánh chặn và có ít nhất bốn hay năm chiếc máy bay bị bắn rơi”.
Chính những mảnh vỡ được tìm được ở nhiều nơi trong những tuần đầu cứu hộ khẳng định giả thiết này. Vấn đề là ở chỗ có rất nhiều mảnh vỡ nhưng không có mảnh nào của chiếc Boing!
Mảnh vỡ số 31 là mẩu cánh tà của chiếc máy bay cỡ nhỏ hay cỡ trung bình, mép trước của nó vuông góc. Loại máy bay duy nhất có mép cánh tà vuông góc là máy bay tiêm kích hai chỗ ngồi F-111 hay anh em sinh đôi của nó có trang bị vũ khí vô tuyến điện tử EF – 111. Một mảnh vỡ khác chỉ có thể là của máy bay quân sự do Mỹ sản xuất. Mảnh này đánh số 31, đó là ghế nhảy dù của phi công loại “McDonnalDouglas” có dấu vết thuốc nổ. Vị chuyên gia của Lầu năm góc khi xem tấm ảnh đã nhận ra chiếc ghế ngay lập tức, thậm chí trước khi tôi kịp nói cho biết là nó được lấy ở đâu ra. Vậy đây là vụ tai nạn máy bay quân sự Mỹ, phi công đã kịp nhảy dù.
Về sau, ngay từ đầu những năm 90 các vận động viên bơi lặn xô viết còn đưa ra những chứng cớ không kém lạ lùng là những mảnh vỡ vớt được ở một nơi khác.
“Suốt hai ngày chúng tôi không thấy một thi thể người nào. Máy bay chất đầy máy móc nhưng tuyệt đối không hề có dấu vết của con người. Không hề có hành lý, thậm chí ngay cả đồ trang sức đeo tay . Thế nhưng lại có rất nhiều thứ mà chúng tôi không ngờ là lại bắt gặp trên một máy bay chở khách… Chúng tôi đã vớt được những cuộn băng dùng cho máy tính và máy ghi”.
“Từ bộ khung này thợ lặn vớt được hai trăm sọt to chừng mét rưỡi đến hai mét đựng đầy tài liệu và thiết bị điện tử. – Brun kể tiếp – Việc tìm thấy nhiều tài liệu và thiết bị điện tử chứng tỏ đó là máy bay do thám loại giống như RC-135 chất đầy tài liệu mật”. Brun cho biết, họ tìm thấy tất thảy 9 bộ khung máy bay ở nhiều nơi khác nhau. Tất cả đều là máy bay quân sự.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trận không chiến ở Sakhalin

Thế là người Pháp này đi đến Nhật Bản để tìm mảnh vỡ của chiếc máy bay Hàn Quốc xấu số. Nó phải ở đâu đó chứ. Và ông đã tìm thấy. Hàng chục mảnh vỡ lớn nhỏ khác nhau có cùng một loại vật liệu xốp dùng làm thân máy bay Boing được Brun tìm thấy ở miền duyên hải Nhật Bản gần thành phố Nigata. Cách nơi mà trước đây người ta đã tìm kiếm chiếc máy bay chở khách về phía nam khá xa (gần 600 km). Sau khi biết rằng ở đây suốt nhiều năm không có vụ tai nạn nào và sau khi nghiên cứu kỹ dòng hải lưu có thể đưa những mảnh vỡ vào gần bờ, ông kết luận: chuyến bay 007 không phải bị nổ ở Sakhalin mà ở ngay bờ biển Nhật Bản.
Nhưng khi ấy đã xảy ra chuyện gì ở Sakhalin? Tên lửa đã phóng vào ai và ra đa Nhật Mỹ đã ghi được dấu vết của ai? Theo giả thuyết của Brun, đêm hôm đó quân đội Liên Xô đã phải chiến đấu thực sự

Không lực Nga vs Mỹ



Cội nguồn của kết luận này là những tài liệu được Nga chuyển cho Hiệp hội hàng không dân dụng quốc tế năm 1993.
“Phần lớn tài liệu của Nga là đoạn giải mã các cuộc trao đổi giữa các cấp chỉ huy mặt đất ở Sakhalin từ Tư lệnh không quân quân khu Viễn Đông đến những sỹ quan cấp thấp hơn…
Tôi muốn tổng hợp các quan sát lại để độc giả có thể hình dung được bức tranh mở ra trước mắt các chỉ huy Liên Xô ở Sakhalin. Họ phát hiện sáu chiếc máy bay vi phạm cùng đồng thời tiến vào đồng thời. Lúc 5.05 là chiếc thứ nhất, 5.07 là chiếc thứ hai. Bốn phút sau, lúc 5.11 phát hiện chiếc thứ ba, cũng ngay lúc đó kẻ xâm phạm thứ tư bị ra đa phát hiện chiếc thứ tư. Cùng lúc đó phát hiện kẻ xâm phạm thứ năm đang cát qua quần đảo Kuril. Và lúc 5.12 ra đa Nhật Bản bắt được kẻ xâm phạm thứ sáu.
Trong hoàn cảnh đó dễ dàng hiểu được tại sao các chỉ huy xô viết quyết định bắn ngay kẻ xâm phạm mà không cảnh cáo dài dòng. Có lẽ họ chỉ đơn giản là thực hiện mệnh lệnh”.

Những bí mật của người Hàn

Như vậy, Brun đã có kết luận gây chấn động: trong số máy bay bị Liên Xô bắn hạ ở Sakhalin không có chiếc Boing tiếng tăm kia! Chuyến bay 007 đã kết thúc khá xa nơi được làm rùm beng. Hơn nữa, phiên liên lạc cuối cùng giữa chỉ huy chiếc Boing và điều độ viên không lưu Nhật Bản diễn ra sau khi chiếc Boing đã “chết” 50 phút. Nhưng ai đã bắn nó? Ai vậy?
“Chiếc Boing đã ở ngoài tầm của máy bay đánh chặn Liên Xô, vậy nên khả năng Liên Xô tấn công là rất ít. Tai nạn do bị máy bay tiêm kích Liên Xô gây ra hư hỏng khi đánh chặn ở Sakhalin cũng rất thấp. Chiếc KAL007 vẫn trao đổi thông báo thông thường, dẫu có hơi lạ lùng với các máy bay khác của Hàng không Hàn Quốc sau khi nó đã bay qua Sakhalin. Nó không hề phát đi tín hiệu gặp nạn, không một lần thông báo có trục trặc. Chiếc máy bay đột ngột biến mất, chỉ vài phút trước khi bay qua Nigata, không có nguyên nhân nào rõ ràng. Hoặc là nó bị người Mỹ bắn rơi … Hoặc là chính người Nhật bắn rơi nó khi họ cho rằng đây là máy bay Liên Xô đang đe dọa lôi kéo Nhật Bản vào cuộc xung đột quân sự sâu sắc giữa Nga và Mỹ”.
Có thể chuyến bay 007 là nạn nhân của một hành động khiêu khích? Brun tin chắc là không phải. Chắc là chỉ huy chuyến bay (trước đó là phi công quân sự Hàn Quốc) cố tình đi chệch đường bay và đã biết hành động đã được người Mỹ chuẩn bị. Anh ta làm thế để nhằm mục đích gì, Brun không biết. Nhưng ông tin chắc một điều: anh ta làm thế thật phí công.
“Nếu như chiếc KAL007 không chệch khỏi đường bay đã định cho nó … thì những nạn nhân đêm hôm đó rất có thể đã được sống. Bao nhiêu người trên chuyến bay KAL007 và trên những chiếc máy bay mà tôi nhắc kể đến và những người có thể đã bay hôm đó, có một điều rõ ràng: họ đã chết vì một hoạt động do thám được lên kế hoạch và tổ chức thực hiện tồi, một việc nói chung không nên làm. Hoạt động này đã cướp đi người thân của rất nhiều người. Và bởi vì tất cả họ đã chết, hành động che giấu sự thật đã làm cho người thân của họ không tìm được thi thẻ và không biết sự thật họ đã chết ra sao. Cho dù họ là ai và họ đã chết như thế nào, bất kỳ cái chết vô ích nào cũng làm chúng ta đau lòng …”

Hỏi chuyện phi công máy bay tiêm kích

Genadi Osipovich: “Tôi vẫn cho là mình đã bắn vào chiếc Boing”
Đại tá Osipovich đã nghỉ hưu đã từ lâu.
Ông hiện đang sống ở Maikop và không thích nhắc đến chuyện nhiều năm trước. Nhưng tất nhiên là Genadi Nhikolaevich Osipovich biết đến cuộc điều tra của Michael Brun …
- Tôi không thể nói chính xác một trăm phần trăm là đã bắn vào chính chiếc Boing, - vị đại tá kể qua điện thoại. – Lúc đó là sang sớm tinh mơ, tầm nhìn kém. Nhưng tuy nhiên tôi cũng thấy hai hàng cửa sổ sáng đèn, có thể là loại máy bay nào nữa kia chứ? Sau khi có lệnh tiêu diệt, tôi phóng vào đó hai quả tên lửa. Một quả trúng vào động cơ, một quả vào bụng. Tôi không nhìn thấy nó rơi, sau khi báo cáo là tên lửa đã trúng mục tiêu, tôi quay trở về căn cứ …
http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=2060
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bài viết trên là dưới góc độ quan sát của 1 người Pháp. Nhiều người sẽ ưự hỏi liệu có pahỉ không chiến xảy ra thật không?
Khả năng xảy ra không chiến không phải là không thể có. Thời Cold War Mỹ và NATO duy trì hoạt động tình báo do thám trên khắp lãnh thổ LX, nhất là những khi LX sắp cho ra đời 1 vũ khí mới. Theo những nguồn tin không chính thức từ các cựu binh thì việc bắn hạ máy bay do thám không phải là hiếm, tuy nhiên cả 2 bên đều không tuyên bố cụ thể.

Năm 1978 có 1 vụ bắn hạ máy bay hành khách khác, thương vong ít hơn.

Không lực Nga vs Mỹ


Không lực Nga vs Mỹ



Sau khi xâm phạm vùng trời Liên Xô, chiếc Boeing của Hàn Quốc đã bị máy bay chiến đấu phản lực của Liên Xô bay theo hộ tống, nhưng phi công của chiếc Boeing đã "không hiểu tiếng Nga" nên cứ đi theo hành trình tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô, nên đã bị bắn cảnh cáo vào cánh trái máy bay và nó bị buộc phải hạ cánh xuống cánh đồng tuyết ở thị trấn Kem tại Karelia, Nga năm 1978.


Bây giờ cùng đọc 1 bài viết khác qua góc nhìn của người Nga, cũng là vụ bắn hạ máy bay Nam Hàn, hơi khác 1 chút so với cái nhìn cuủa người Pháp. Đó là họ không nói gì về những vụ không chiến cả. Chỉ đề cập lý do bắn hạ. và người Nga công nhận chính họ bắn chứ không phải ai khác. Nhưng có phải vô tình máy bay hành khách đi lạc, hay là 1 âm mưu được dàn dựng để LX mất uy tín?
Hầu như trong vòng 20 năm sau tai nạn bi kịch đối với chiếc máy bay dân dụng của Nam Triều, đã có rất nhiều câu hỏi cốt yếu được đặt ra, nhưng những chuyên gia lão luyện nhất vẫn chưa có lời giải đáp. Có một câu hỏi đwocj đặt ra là, nếu như chiếc phản lực cơ hành khách cố tình lạc đường bay vào không phận của Liên Xô.

Cách đây không lâu, tờ “Facti” cũng đã đăng tải một tin tức là, có một vụ đánh bom khủng bố trên một chiếc Boeing dân dụng 737 tại sân bay Bangkok, làm chết một hành khách và làm bị thương 7 người khác đang có mặt trên máy bay. Trong sự kiện bi kịch vào năm 1983, một chiếc máy bay chiến đấu của Xô Viết đã ngăn chặn bằng cách phóng tên lửa không đối không vào một chiếc Boeing 747, làm 269 hành khách và phi hành đoàn bị tử nạn, thi thể của họ cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Phóng viên của “Facti” đã phỏng vấn một số nhân viên của tổ điều tra tấn thảm kịch
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Chiếc máy bay hành khách, y hệt như một chiếc máy bay do thám.

Trung tướng Valeri Kaminski, tổng tham mưu trưởng kiêm chỉ huy phó lực lượng phòng không Ukrainia, ông cũng nguyên là tham mưu trưởng một sư đoàn phòng không trên các chiến dịch quân sự vùng viễn đông của Xô Viết hơn hai mươi năm trước đây:

- Bất cứ ai muốn biết về lý do chiếc phản lực cơ hành khách của Hàn Quốc bị bắn rơi, thì ít nhất cũng đều nhận biết được một cách tổng quát về tình hình thực tế của các lực lượng phòng Xô Viết thời bấy giờ. Năm 1978, một chiếc Boeing 707 cũng của hãng hàng không Hàn Quốc, đang trên đường bay từ Paris đến Seoul qua Anchorage, chiếc máy bay này đã lạc vào không phận của Liên Xô trên bán đảo Kola. Chiếc Boeing của Hàn Quốc đã bay vào các căn cứ hải quân bí mật của hạm đội Biển Bắc Liên Xô. Một chiếc máy bay chiến đấu SU-15 TM của Xô Viết lập tức cất cánh, để bắn chặn hai quả tên lửa không đối không vào chiếc máy bay của Hàn Quốc, và làm bị thương cánh trái của nó, buộc nó phải hạ cánh khẩn cấp xuống cánh đống tuyết ở thị trấn Kam, Kem tại Karelia. Sau vụ tấn công trên không đó, có hai hành khách bị tử nạn, và làm bị thương một số người khác.


Vào mùa xuân năm 1983, chiếc hàng không mẫu hạm USS Midway của Mỹ đã tiến đến sát quần đảo Kuril, tại đây những chiếc máy bay Mỹ đã được phóng lên, và bay cắt qua biên giới để thọc sâu vào không phận của Liên Xô. Những chiếc chiến đấu cơ phòng không của Liên Xô, đã không thể cất cánh đột ngột từ các sân bay của họ để ngăn chặn, do sương mù dày đặc. Do đó, một ủy ban quốc gia của nhà nước, đã hai lần từ Moskva đến tận nơi để tiến hành điều tra vụ việc. Bất chấp bên quân sự không có một sai sót nào, một số các sĩ quan cấp bậc cao thuộc các lực lượng hải quân, và phòng không đều bị đưa ra kỷ luật do có tình trạng trên xảy ra. Tôi cũng phải gánh chịu một sự trừng phạt, bằng cách ghi vào thẻ đảng cá nhân với một lỗi lầm là "Có những hành động không thỏa đáng về vấn đề máy bay không được cất cánh để ngăn chặn địch".

Ngày 1 tháng 9 năm 1983, một sĩ quan có trách nhiệm theo dõi các hoạt động trên không, đã báo cáo rằng, có một chiếc máy bay do thám RS-135 của Mỹ đã cắt ngang biên giới Liên Xô trên bán đảo Kamchatka, và đang bay trên bầu trời Sakhalin thuộc vùng biển Ochotsk. Tôi nghĩ, "Được rồi, mọi việc đã kết thúc. Trong đầu tôi không thể còn một cách nào khác, mà chỉ làm mọi việc bằng chính sức mạnh cuối cùng của mình". Lúc này vào khoảng hơn 4 giờ sáng. Khi tôi chuẩn bị bước lên xe, tôi nghe có ai đó gọi tên tôi. Đó là sư trưởng sư đoàn phòng không,anh ấy quyết định đi cùng với tôi. Ngay khi chúng tôi đã lên xe, một người đàn ông cao gày trông giống như Triều Tiên xuất hiện ngay bên cửa xe. Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao anh ta lại đến đây sớm như vậy. Người đàn ông giải thích rằng, anh ta vốn là một lái xe tải, anh ta đang đưa những tân binh trên đường đi đến bãi tập luyện. Hiện giờ anh ta bị lạc đường, và đến hỏi xem chúng tôi có giúp đỡ được gì không. Sau này, khi nhớ lại sự kiện này tôi cảm thấy đây như là một điềm không lành đã bỗng nhiên xuất hiện.


Viên sĩ quan chịu trách nhiệm các hoạt động trên không của sư đoàn chúng tôi, lại báo cáo tình hình, vậy là chúng tôi tăng tốc độ và khi đến vị trí thì không ít hơn một giờ đồng hồ. Vào tại thời điểm này, chiếc máy bay do thám RS-135 của Mỹ đã bị phát hiện từ khoảng cách 450Km. hai chiếc máy bay chiến đấu SU-15 TM và MIG-23 lập tức cất cánh để ngăn chặn. Họ đã được dẫn đường đến mục tiếu chiếc máy bay Mỹ. Chỉ huy đội bay là chiếc chiến đấu cơ SU-15. Mọi người có mặt dưới mặt đất, tất cả đều chắc chắn đó là một chiếc máy bay do thám của Mỹ. Trên thực tế, chiếc máy bay do thám RS-135 và chiếc Boeing 747 hoàn toàn giống nhau như đúc.

Chỉ khác là chiếc 747 có cái "bướu" ở trên thân. Sự khác biệt này không thể quan sát được trên màn hình Rada, và cũng rất khó nhận biết bằng mắt thường. Là một người đã tham gia trong sự kiện đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng, các sĩ quan chỉ huy của các đơn vị phòng không địa phương, họ đã tập trụng mọi nỗ lực để làm sáng tỏ tình hình. Phi công của chiếc SU-15, thiếu tá Osipovitch đã báo cáo về đài kiểm soát mặt đất,

"Tôi đã nhìn thấy bóng dáng của một chiếc máy bay lớn, có hàng đèn tín hiệu ở ống xả từ động cơ của nó". Đài kiểm soát mặt đất hỏi lại, " Anh có nhìn thấy cửa sổ cabin hành khách không?". Anh ấy trả lời, "Không".

Lúc này là thời gian vẫn còn qua sớm, hành khách nhất định phải đi ngủ, do vậy các cánh che cửa sổ đã bị đóng xuống. Sau đó, báo cáo từ đội bay thông báo về là, chiếc Boeing không bật tín hiệu hàng không. Một tiêu đề của một bài báo đã viết là "Chiếc Boeing Không có Đèn tín hiệu Hàng không". Đó không phải là sự thật. Chiếc Boeing có bật đèn tín hiệu, nhưng ở đây có một sự khác biệt nhỏ. Một chiếc máy bay do thám RS-135 cũng có thể có đèn tín y hệt để cải trang thành một chiếc máy bay dân dụng. Sĩ quan phi công Osipovich trên chiếc máy bay đánh chặn, đã quyết định bắn cảnh cáo bắng súng máy gắn trên máy bay. "Mục tiêu cố tình lẩn tránh" – Sĩ quan phi công của chiếc máy bay đánh chặn báo cáo về. Tại đúng thời điểm đó, phi cơ của anh ấy đang bay với tốc độ cao và đã bay qua chiếc máy may xâm phạm. Ngay vào thời khắc này, đài kiểm soát mặt đất đã ra lệnh phá hủy mục tiêu. Osipovich vốn không phải là một phi công điêu luyện, nên chiếc RS-135 có thể chạy thoát. Nhưng anh ấy vẫn có thể điều khiển được máy bay của mình và cũng có thể phóng được tên lửa. Một trong những quả tên lửa đã bắn trúng động cơ trái của chiếc máy bay xâm phạm, và đập vỡ phần cánh, trong đó có một tiếng nổ khác đánh trúng phần đuôi của nó. Vào lúc 6 giờ 47 phút chiếc Boeing rơi xuống theo hình xuắn ốc, chiếc máy bay to lớn rơi từ độ cao 11000 mét chỉ trong vòng 14 phút. Một tiếng nổ lạnh lùng nữa phát ra, khi chiếc máy bay rơi xuống mặt nước, và chiếc máy bay tung ra từng mảnh.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Một số mảnh vụn của chiếc máy dân dụng đã được lưới đánh cá vớt lên.

Đó là một chiếc máy bay hành khách đã bị rơi tại Sakhalin, mà quân đội Xô Viết mới được biết từ đài truyền hình Nhật Bản đưa tin. Chương trình truyền hình đưa tin rằng, một chiếc Boeing dân dụng đang trên đường bay từ New York đến Seoul qua Anchorage, chiếc máy bay này chuyên chở 269 hành khách và phi hành đoàn đã bị mất tích vào thời gian nó phải hạ cánh, trên máy bay này còn có rất nhiều du khách Nhật Bản. Chương trình này còn đưa tin rằng, chiếc máy bay đã hạ cánh khẩn cấp xuống một trong những sân bay quân sự của Liên Xô.

Khi đó tôi đã nghe được mọi tin tức đó, tôi lại nhớ đến cuộc gặp gỡ với người lái xe, trông giống như người triều Tiên vào buổi sáng hôm tại nạn, đó thực sự là một điềm gở. Vào thời gian này, ngoại trưởng Mỹ George Schultz đã phát biểu có hàm ý, cục tình báo Mỹ đã phát hiện ra chiéc Boeing đã bị phòng không Liên Xô bắn hạ. Sau đó, tổng thống Mỹ Ronald Regan cũng tuyên bố rằng, mọi người trên toàn thế giới đã bị choháng váng trược sự kiện này. Những người phản đối đã đem đột những lá cờ đỏ trên khắp các đường phố ở Nhật Bản. Tờ Pravda của Xô Viết chính thức đưa tin về tai nạn với hàm ý, máy bay chiến đấu của phòng không Xô Viết, một vài lần đã đánh chặn một chiếc máy bay lạ. Theo như TASS (một hãng thông tấn chính thức của Xô Viết) đã tuyên bố những chiếc máy bay đánh chặn chỉ bắn một vài phát Canon cảnh cáo. Một cuốn băng ghi âm về những báo cáo của các phi công máy bay chiến đấu Xô Viết truyền về đài kiểm mặt đất, mà cục phòng vệ Nhật Bản thu được, đã được đem ra phát lại tại kỳ họp của Liên hiệp Quốc. Trong cuốn băng nêu ra, chiếc máy bay bay cùa Hàn Quốc đã bị bắn rơi. Moskva xác nhận, thực sự chiếc máy bay đã bị bắn hạ muộn nhất là vào ngày 6 tháng 9, khi đó chiếc máy bay xâm phạm đã "Cố tình khiêu khích" nhằm mục đích "chạy đua vũ trang chưa từng thấy". Moskva cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc đã sử dụng máy bay dân sự và mục đích tình báo.


Tại thời điểm này, đơn giản là những phán quyết cuối cùng chỉ có thể đưa ra sau khi "Hộp đen" của chiếc máy được tìm thấy. Những chiến hạm của Xô Viết, Mỹ và Nhật Bản bắt đầu tập trung tìm kiếm tại vị trí máy bay rơi. Tại vùng lân cận của sân bay quân sự Sokol, nơi mà chiếc chiến đấu cơ SU-15 cất cánh vào đêm xảy tai nạn, có một số người trông như người Triều Tiên đã đến tìm để thẩm vấn phi công Osipovich. Nhưng anh ấy vội vàng chuyển đi. Để chuyển anh ấy vào đất liền, người ta đã phải dùng đến một chiếc máy bay Ilyshin Il-76. Người phi công yểm trở của Osipovich trên chiếc MIG-23 vào đêm xảy ra tai nạn, cũng được đi ngay sau đó. Một vài cuốn hộ chiếu được cột lại với nhau, và một cánh tay phụ nữ đã tìm thấy tại nơi máy bay rơi ngay sau đó. Sau nó được xác nhận, đó là một nữ chiêu đãi viên trên chiếc máy bay của Hàn Quốc. Không một thi thể nào được tìm thấy. Khoảng 30 mảnh của phụ nữ và đàn ông cùng với một chiếc giày trẻ em được tìm thấy.

Ông Gennadi Klimov giám đốc GNPP ‘Morskie Technologii” nhớ lại:

- Tháng 9 năm 1983, chiếc tàu tìm luồng cá “Gidronavt” của Xô Viết, được trang bị tàu lặn TINRO-2 đang đợi ở cảng Vladivostok để tiếp nhiên liệu. Vào ngày 8 tháng 9, có một vài chiếc Volga màu đen đõ lại bên canh chiếc tàu đang neo đậu. Những người từ trong những chiếc Volga đều mặc quân phục, họ đến nói chuyện với thuyền trưởng, rồi đến ngày hôm sau chiếc tàu rời khỏi cảng và chạy đến eo biển Tatar. Chúng tôi biết ngay là mình đang có niệm vụ đi tìm những mảnh vụn của chiếc Boeing,

Ông Vladimir Bondarev, nhà nghiên cứu Aquanaut nhớ lại:

- Họ nói với chúng tôi rằng, chiếc hộp đen thực tế được sơn màu da cam. Chúng tôi được thông báo qua sóng vô tuyến rằng, vần quan tâm đến mọi thứ ở dưới mặt nước. Công việc được chúng tôi thực hiện ở dưới độ sâu từ 150 đến 400 mét. Để đánh lạc hướng các phương tiện theo dõi của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực, các chuyên viên quân sự Xô Viết đã lập ra một mật mã vô tuýen đặc biệt. Tất cả các bộ phận, và mọi vật thể có liên quan khác của chiếc máy bay, đều được mang mật hiệu của các loài cá… Mật hiệu "Cá bống biển" được dùng cho "hài cốt của người". Trên thực tế, nhiều tình thế ngớ ngẩn lại xuất phát ra nhiều hơn so với dùng một loại mật hiệu. Tại mội vị trí, tôi nhìn thấy một cánh tay của người nào đó nằm dưới đáy nước. Tôi liền thông báo "Tôi nhìn thấy một con Cá Bống Biển", bộ phận kiểm soát phía trên liền hỏi: "Đó là một con", tội liền trả lời: "không chỉ một phần thôi". Chúng tôi tìm được nhiều mảnh vỡ không lớn lắm của chiếc máy bay. Tại một điểm khác, chúng tôi nhìn thấy nhiều tờ giấy bạc một trăm Đôla nằm rải rác dưới đáy. Chúng tôi còn nhìn thấy cả những mảnh hành lý, đồ chơi và một vài chiếc áo lót. Ở dưới đáy còn có rất nhiều những bộ da lông thú. Chúng tôi thực hiện 17 đợt lặn, nhưng không thể tìm thấy chiếc hộp đen. Sau đó họ lại thực hhiện các đợt lặn tìm kiếm ở Murmansk.

Sau khi tai nạn xảy ra đối với chiếc máy bay hành khách của Hàn Quốc, đã có một số lời giải thích khác nhau. Theo như lập luận của Michael Brun, một cựu phi công và là một chuyên gia hàng không của Pháp, Phía Xô Viết có ý định bắn rơi một chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ, trong khi đó thì chiếc vận tải của Hàn Quốc lại mắc sai lầm, hành động giống như một chiếc máy bay của không lực Mỹ, và nó lập tức phải bị bắn hạ. Lạp luận của ông ta có thiên hướng về "sự áo giác của của phía Xô Viết. Còn theo như lập luận của John Koppel, một cựu nhân viên bộ ngoại giao Mỹ, thì cả hai chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ (RC-135 và EF-111A Raven) đều bị phòng không Xô Viết bắn vào đêm đó



Chiếc máy bay của Hàn Quốc không có một cơ hội.

Theo phía quân sự Xô Viết, thì tai nạn đối với chiếc máy bay của Hàn Quốc có một hậu quả nhỏ. Osipovich đwocj trao tặng huân chương Cờ Đỏ, và người sĩ quan có trách nhiệm quan sát hoạt động trên không vào đêm tai nạn cũng được trao tặng huân chương Sao Đỏ. Những người tham gia khác trong tại nạn này đều được nhận phần thưởng bằng tiền lương. KGB đã hủy toàn bộ tài liệu và giấy tờ có liên quan đến vụ tai nạn nói trên. Tất cả những thứ còn lại, chỉ là một vài băng ghi âm về những cuộc liên lạc giữa đài kiểm soát mặt đất với các phi công đánh chặn.

Vấn đề này vẫn còn nằm trong bí ẩn, là đã xảy ra như thế nào đối với phi hành đoàn và những hành khách. Theo như một giả thuyết đã đưa ra ngay sau khi có tiếng nổ của tên lửa, các phần đuôi và mũi của chiếc máy bay hành khách đã bị gãy ra, và thân giữa của chiếc máy bay chở thành một phần đường hầm thông gió, do vậy mọi người đã bị gió quét nằm rải rác khắp mặt đại dương. Vẫn chưa có một thi thể nào được tìm thấy, trong mọi hoạt động tìm kiếm. Câu hỏi được đặt ra, thực sự đã xảy ra như thế nào đối với mọi người có mặt trên máy bay sau khi bị bắn hạ, hiện vẫn chưa có bất kỳ một câu trả lời rõ ràng nào
Ông Valeri Kaminski nhớ lại:

- Vào năm 1992, khi tổng thống Boris Yeltsin chuẩn bị có chuyến thăm đến hàn Quốc. Một ủy ban đặc biệt được thành lập, theo sự chỉ đạo của tổng thống, để timg hiểu lại tai nạn đối với chiếc Boeing 747 của Hàn Quốc. Tôi cũng là một thành viên của nhóm điều tra. Sau khi điều tra kỹ lưỡng toàn bộ những bằng chững có sẵn, bao gồm cả dữ liệu của chiếc hộp đen trên máy bay đã ghi lại. Tôi đi đến một kết luận rằng, chiếc máy bay vận tải hành khách của Hàn Quốc không thể có một cơ hội nào. Hàng loạt những sự kiện bị kịch được bắt đầu bằng việc, một chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ đã hoạt động quanh bán đảo Kamchatka vào đúng ngày tai nạn. Nó đã bị theo dõi, và sau đó biến mất khỏi một trạm rada của Xô Viết. Sự thực là, chiếc máy bay này đang làm nhiệm vụ do thám, và được xác nhận chính thức bởi nó đã thông tin truyền qua sóng vô tuyến với đài kiểm soát mặt đất. Chiếc RC-135 đã từng bị biến mất khỏi màn hình rada, rồi lại xuất hiện dấu hiệu của chiếc vận tải Hàn Quốc. Đây là một sô mệnh trùng hợp hay là mục đích của một người nào đó thì chưa biết được.

Bên cạnh đó, nó còn bộc lộ một điều rằng, ngay sau khi chiếc máy bay của Hàn Quốc cất cánh khỏi sân bay, nó đã bị mất liên lạc với các trạm kiểm soát mặt đất. Hơn nữa, những thông báo về vị trí bay của nó trong hành trình bay, đều phải truyền qua một phi hành đoàn của một chiếc máy bay khác của hãng. Chỉ vài giây trước khi Osipovich nhấn nút tên lửa, phi hành đoàn của Hàn Quốc đã liên lạc vô tuyến với trạm kiểm soát mặt đất ở Nhật Bản, để xin phép được thay đổi cấp độ bay của nó. Khi đã nhận được phép, chiếc máy bay hành khách ngay lập tức chuyển hướng, làm cho phi công của máy bay đánh chặn Xô Viết nghĩ rằng nó đang tiến hành lẩn tránh. Một thông báo thời gian hạ cánh ở Seoul, được nghe thấy trong hộp đen vài giây trước khi bị tên lửa bắn, tteo sau là một tiếng la lớn "Lực nén", sự việc này có liên quan đến việc mất áp suất trong Cabin do phi công thông báo sau khi tên lửa bắn trúng vào chiếc máy bay. Những tiếng ồn ào cũng được ghi lại trong gây lát trước khi chấm hết.

Trong hộp đen cũng ghi lại chiếc Boeing bị lạc đường bay, do hệ thống tự động lái của nó được kết nối với một la bàn. Một chuyến bay thử nghiệm của chiếc Il-76 đã được thực hiện, nó bay dọc theo hành trình của chiếc vận tải Hàn Quốc. Chuyến bay thực nghiêm này đã bộc lộ ra rằng, phi công Hàn Quốc sẽ bị che mờ, và không quan sát được máy bay của anh ta đã bay vào lạc vào đất liền, thay vì phải bay trên vùng biển, do đó các hệ thống rada rất dễ phát hiện ra.

Một vài lời cần phải nói thêm rằng, trong cuộc điều tra tai nạn của ICAO với sự tham gia của các chuyên gia Nga, Mỹ, Hàn Quốc và Pháp năm 1993. ICAO đã kết luận rằng, "phi hành đoàn của máy bay dân dụng Hàn Quốc, đã không thực hiện theo đúng các điều lệ hàng không" (sic) và không nhận biết được "sự lệch hướng của máy bay trong hành trình bay" (sic) điều đó chứng tỏ rằng "các sự phối hợp và nhận thức ở mức độ thấp đối các hoạt động trên máy bay"(sic).
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
vậy ko biết lỗi phi công Liên Xô ko biết tíêng Anh để nói chuyện với phi công Hàn Quốc hay phi công Hàn Quốc ko biết tíêng Nga để nói chuyện với phi công Liên Xô? sau vụ này tổng thống Mỹ đã cho phép máy bay dân dụng sử dụng GPS quân sự để dẫn đường, không biết cảm giác rớt từ độ cao hơn 10km xuống đất sẽ như thế nào? hy vọng mọi người đã ngất xỉu ko còn nhận thức nữa để bớt kinh hoàng hơn
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
vậy ko biết lỗi phi công Liên Xô ko biết tíêng Anh để nói chuyện với phi công Hàn Quốc hay phi công Hàn Quốc ko biết tíêng Nga để nói chuyện với phi công Liên Xô? sau vụ này tổng thống Mỹ đã cho phép máy bay dân dụng sử dụng GPS quân sự để dẫn đường, không biết cảm giác rớt từ độ cao hơn 10km xuống đất sẽ như thế nào? hy vọng mọi người đã ngất xỉu ko còn nhận thức nữa để bớt kinh hoàng hơn

Bài dài quá nên bác không chịu đọc kỹ rồi, đừng đọc lướt qua se không hiểu đâu :D
Vấn đề trao đổi thông tin mà bác nói cũng rắc rối. Thời LX, có 1 thời gian máy bay quân sự của họ dùng tần số khác với máy bay thương mại. Do đó họ không "bắt sóng" nhau mà chỉ bắn pháo hiệu. Nếu máy bay hành khách biết nhầm đường thì liên lạc trạm mặt đất để xác định lại hướng bay. Không tỏ thái độ khiêu khích. Cũng giiống như máy bay B52 bay tuần thì súng ở đuôi phải hạ để tránh dấu hiệu "gấy hấn". Nói chung khi đã không nói chuyện được với nhau thì đừng chứng tỏ dấu hiệu nào nguy hiểm.

Ở vụ bắn lầm trên, thực sự có 1 máy bay do thám của Mỹ, hình dáng rất giống máy bay chở khách của Hàn. Nó xuất hiện trên radar rồi biến mất.
Ở bài viết của người Pháp thì họ nói có ít nhất 3 chiếc bị hạ, F-111, EF-111 do thám, và 1 chiếc RC-135 do thám. Chính chiếc RC-135 này nhìn rất giống chiếc Boeing.

Ở bài vết của tờ báo Nga thì họ không nói gì tới những máy bay kia, chỉ nói 1 chiếc Boeing chở khách bị bắn. Lý do là khi trên màn hình radar xuất hiện 1 máy bay do thám được cho là RC-135, khi máy bay LX lên đánh chặn thì chiếc RC-135 này không thấy, lại thấy 1 chiếc Boeing. Phi công LX nhầm lẫn Boeing này là do thám, thường thì máy bay chở khách có tín hiệu đèn và ánh sáng từ cửa sổ. Nhưng chiếc này đóng cửa do an đêm, đèn hiệu cũng không rõ vì sao gây nhầm??? Vì vậy theo đúng chỉ dẫn từ mặt đất cho phép bắn hạ.
Một lý do mà họ đề cập là không rõ vì sao máy bay chở khách xin phép trạm không lưu đổi hướng đột ngột, gây hiểu lầm là chạy trốn trên tín hiệu radar của LX trên mặt đất. Vì vậy họ bắn hạ không có gì sai.
Hiệp hội hàng không vào điều tra cũng công nhận những tín hiệu nhầm lẫn này.

Tuy nhiên em nghĩ giả thuyết của người Pháp có lý hơn. Đó là có thể nhiều máy bay đã xâm nhập lãnh thổ LX, khiến họ phải phái máy bay đánh chặn. Xui xẻo cho chiếc máy bay hành khách là nó quá giống máy bay do thám RC-135, lại đi lạc đúng vào hành lang xâm nhập để do thám, do đó người LX bắn hạ không cần suy nghĩ, và phi công lẫn trạm radar mặt đất còn dược thưởng vì bắn trúng máy bay hành khách, đơn giản là họ không có lỗi.
Bên cạnh đó chuyên gia người Pháp còn đưa ra chứng cớ về mảnh vỡ của EF-111. Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ thì thừa nhận 2 chiếc RC-135 và EF-111 bị hạ. Điều này chứng tỏ không phải chỉ 1 chiếc Rc-135 do thám. Và có thêm 1 chiếc RC-135 nửa (thực chất là máy bay chở khách) thì LX cũng không ngạc nhiên và hạ luôn.
Việc Mỹ do thám LX không phải là hiếm, những thiệt hại của Mỹ củng có nhưng 2 bên thống nhất là im lặng.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Nhân chuyện bác Magic đề cập về động cơ chuyển hướng phụt Thrust vectoring. Em nhớ người Nga chế tạo đầu tiên trên Sukhoi. Sau khi tìm các dữ liệu thì chỉ đúng 1 phần.
Trước nhất nói về cội nguồn, tên lửa do người TQ phát minh ra. Cuối tk 19 thì người Nga nghiên cứu về việc đổi hướng tên lửa, sau này chính là thrust vector. Sang đầu thế kỷ 20 thì 1 nhà khoa học Mỹ mới tìm cách ứng dụng vào thực tế. Nhưng chính người Đức mới đem vào thực tiễn đầu tiên với tên lửa V-2 có thể chỉnh hướng nhờ thay đổi hướng phụt.

Sau này những máy bay cất cánh thẳng đứng ứng dụng công nghệ này, người Mỹ làm đầu tiên, sau này LX có những bản Yak-xx.
Tuy nhiên nếu kể về máy bay chiến đấu siêu âm có thể chỉnh hướng phụt thì Nga làm đầu tiên trên bản Su-30.
Người Mỹ có ý tưởng này nhưng phải đến phiên bản F-16D mới bắt đầu thử nghiệm năm 1991. Đây là bản có sự nghiên cứu của Israel. Tuy nhiên kế hoạch không triển khiai sx đại trà. Họ không nói cụ thể lý do, nhưng em phỏng đoán vì F-16D là bản nâng cấp chút ít của bản ban đầu, mà ban đầu nó không phù hợp với sự cơ động cao của động cơ thrust vector.

Đồng thời gian, 1991 F-15 có phiên bản F-15 S/MTD (Short Takeoff and Landing/Maneuver Technology Demonstrator ), họ chỉ sx 1 chiếc duy nhất dùng để thử nghiệm cất cánh trên đường băng ngắn. Sử dụng trust vector và cánh canard như phiên bản Su-30. Tuy nhiên vấn đề có lẽ là sự cơ động ở tốc độ cao vẫn không đạt yêu cầu? Họ chỉ thử nghiệm 1 chiếc và chấm dứt.
Cũng trong khoảng thời gian này NASA cũng có sở thích về thrust vector, X-31 ra đời năm 1990 vì lý do đó. họ chỉ sx 2 chiếc và chấm dứt đề án.

Như vậy thrust vector không phải người Mỹ không thích, nhưng cho tới khi F-22 ra đời, họ chưa sx đại trà 1 lọai nào, dù đã thử nghiệm 1 phiên bản mới X-31, 1 phiên bản củ trên F-16 và 1 phiên bản trên F-15.

Hiện nay động cơ chỉnh hướng phụt 3D chỉ có Nga làm, Mỹ có 2D dùng trên F-22. Thực ra tàng hình mà chỉnh 3D sẽ phức tạp hơn để dấu tín hiệu.

Châu Âu cũng thích tìm hiểu, nhưng cuối cùng họ từ bỏ. Lý do là nó làm máy bay khó điều khiển hơn.
http://www.encyclopedia.com/doc/1G1-8341907.html


Những thông tin tham khảo thêm
http://www.f-16.net/f-16_versions_article19.html
http://www.scribd.com/doc/20400973/Thrust-Vectoring
http://www.electronicaviation.com/articles/Military/146
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
bác SVG dạo này bận rộn sắm Tết lắm nên thấy ít post bài vậy? :D so về thông số F-18 ko bằng F-16 với F-15 vậy Mỹ chế F-18 ra chi uổng vậy các bác?

Lúc này hơi bận :D
Nói về F-18 và F-16, cách đây khá lâu em có đọc 1 bài trên tạp chí hàng không, họ nói lý do của việc chế tạo F-18 thay vì 1 phiên bản trên F-16. Em tìm không ra tờ báo đó, nhưng đại khái trong quân Mỹ cũng cạnh tranh giữa hải quân và không quân. Khi không quân có F-16 thì hải quân cũng muốn có 1 máy bay riêng của họ. Nhũng nhà thầu cũng chạy theo 2 phe, 1 phe thì theo không quân, 1 phe thì theo bên hải quân. Nói chung bên nào cũng ủng hộ gà nhà. Ai cũng biết biết hải quân mua máy bay rất nhiều dùng trên tàu sân bay. Do đó để bên không quân trúng thầu thì họ được chi rất nhiều tiền. Bài báo chủ yếu nói về vận động hành lang để cuối cùng hải quân có 1 nhà thầu riêng sx máy bay. Đó là lý do F-18 ra đời, do hãng McDonnell Douglas sx. hãng này ban đầu cũng tính cải tiến F-15 dùng cho hải quân , nhưng giá quá cao.
Lockheed Martin là hãng sx F-16, bây giờ là F-22, F-35.