Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Về độ cao của Kargil, tham khảo thêm ở đây. Ở đây rất khó thở, có người bạn em từng leo núi trên này nên em nhớ nó rất cao.
http://exile.ru/articles/detail.php?ARTICLE_ID=7576&IBLOCK_ID=35
It didn’t seem like much to work with, but he promised me there was some pretty intense fighting, "even hand-to-hand combat!" I don’t know why people think hand-to-hand combat is so wonderful. It’s usually a sign that something has gone way wrong in the plan. The whole idea is to destroy the enemy before he gets close enough to grapple with you. And hand-to-hand fighting 18,000 feet up in the Himalayas makes me tired just thinking about it. It must’ve been some pretty slow-motion combat, like Tom and Jerry on valium. Lunge, take a five-minute breathing break, lunge again.

Nếu muốn tìm hiểu chi tiết trận đánh thì bài này ghi khá đầy đủ
http://www.bharat-rakshak.com/IAF/History/Kargil/Shenag.html

Bác Cowar nói cần 15 người thì F-22 chỉ mất 2 giờ bảo trì. Một trận đánh dùng cở 20 chiếc F-22 thì mất bao nhiêu người và bao nhiêu cái 2 giờ . Cái này quan trọng đó bác. :D Nói vậy nhưng thưc tế nhiều khi họ cũng có thể cưỡng ép nó làm việc mà không cần bảo trì.
Túm lại là F-22 rất tốt cho thị trường việc làm. Em nhớ 1 ông quan chức nào đó từng nói không quân không được cắt giảm số F-22, vì nếu giảm đi thì vài chục ngàn người mất việc. Thời gian tiêu tốn nhiều nhất là lớp tàng hình phải thay định kỳ. Bởi vậy em mới nói máy bay Nga cho dù đủ trình độ làm tàng hình thì cũng chẳng đủ tiền để duy trì.

Bán kính chiến đấu là quãng đường từ căn cứ bay đi và có thể quay về. Thông số đó là trung bình cho 1 hành trình tiết kiệm xăng nhất. maximum range là quãng đường bay 1 chiều. Còn thực tế tùy độ cao, tùy vũ khí mang theo.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
em cũng thấy lạ sau lưng Israel cũng có hướng ra biển, xung quanh đất liền là kẻ thù mà lại dùng nhiều F-16 chứ không phải F-15? sao VN mình không mua những máy bay tính năng tương đương F-16 như Mig-29, có thể giá rẻ hơn và bảo dưỡng rẻ hơn?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
@cowardsp: bác làm bác SVG cũng ngại quá, anh em có gì góp ý nhau nhẹ nhàng thôi, em nhớ ko sai thì có vụ rớt máy bay cũng vì nhân viên đổ xăng sai đơn vị liter với gallon mà
@SVG: bác tiếp tục về máy bay đi bác, bác có khen hàng Pháp ngon mà, VN thì chỉ rành về Nga với Mỹ thôi chứ hàng châu Âu ít thông tin quá

Máy bay EU cũng rất khá, nếu tính về công nghệ.
Ngày xưa Pháp sx máy bay chung với các quốc gia như Anh, Đức, ý...Tuy nhiên sau này Pháp hầu như tách rời, kể cả ra khỏi NATO. Lý do chủ yếu vẫn là TT của Pháp Charles De Gaulle cảm thấy Mỹ và Anh nắm quyền kiểm soát NATO, Pháp cũng là 1 quốc gia danh tiếng nhưng bị lép vế. Khi đó trụ sở NATO phải chuyển từ Paris sang Bruxelles. Đến 2009 Pháp mới quay lại làm thành viên chính thức. Trong thời gian Pháp rời NATO thì họ vẫn tổ chức quân đội theo chuẩn NATO.

Máy bay Rafale của Pháp là 1 phiên bản độc lập, cạnh tranh cùng EuroTyphoon của liện hợp Anh, Đức, Ý...Tuy nhiên lúc đầu Pháp, TBN cũng nằm trong đề án này.
Rafale là thế hệ 4+ trang bị radar PESA như của Nga, Thales RBE2 từ nnhững năm 90. Thời kỳ này thì Mỹ cũng trung thành với xoay dĩa để tìm mục tiêu. nếu em nhớ không nhầm thì thời kỳ đầu này radar của họ cũng quét mục tiêu tốt hơn của Nga. lên tới 40 mục tiêu và track 8, tuy nhiên về tầm xa thì thua Nga, do người Nga chú trọng đến tầm quét. Mang radar rất to.
Hiện nay thì họ sẽ thay bằng AESA radar.

Một phi công Anh từng bay thử Eafale F3 là loại mới nhất đã phát biểu Rafale là chiếc máy bay tạo cảm giác an toàn, hệ thống điện tử rất hiện đại, so sánh cùng Eurofighter.
Một mặt mạnh của nó là tính bán tàng hình, dùng nhiều hợp kim titan và lớp vỏ phủ composite, cũng như vật liệu kevlar dùng trong thiết bị chống đạn.
Bên dưới thân có thiết bị tái tạo địa hình 3 chiều để bay sát mặt đất cũng như đối đất hiệu quả.
Một thiết bị cũng đột phá là thiết bị dò hồng ngoại ở rước mũi. Nó có thể do tầm xa cũng như có 1 cảm biến để phóng lớn hình ảnh nhằm tránh lầm mục tiêu.
Hệ thống tác chiến điện tử có thể phát hiện góc chiếu của radar đối phương, cảm biến phát hiện tên lửa bao phủ 360 độ quanh thân. Một hệ thống đánh lừa tín hiệu radar địch bằng cách mô phỏng lại tín hiệu nhưng làm lệch bước sóng 1 mức độ nào đó cho triệt tiêu tín hiệu tới. Tuy nhiên gặp phải những radar AESA sau này thì chức năng này mất tác dụng. Tuy vậy nó có tác dụng với những radar tên lửa thường.

Nói chung lại hệ thống điện tử là điểm mạnh của Rafale. Người Pháp không tham gia vào EUrofighter vì họ muốn 1 máy bay phục vụ hải lục không quân. Các nước khác thì không chịu. vì vậy Pháp làm Rafale dùng cho 3 binh chủng.
Về giá thành thì nó ngang ngửa Eurofighter .

Trong đợt đấu thầu từ Ấn, Typhoon của Eu và Rafale là có khả năng thắng cao, nếu tính vào tính năng. Mig-35 có lẽ không thuyết phục bằng 2 chiếc kia nhưng bù lại Nga có thể chia sẽ công nghệ để Ấn tự lắp ráp. F-16 thì pakistan đang dùng, hẳn Ấn không muốn.
Hiện Ấn dùng Su-30 làm máy bay tầm xa, những chiếc đang đấu thầu cùng Mig-29 làm máy bay tầm trung, và dùng phiên bản Tejas nhái Mig-21 làm bản tầm gần.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Lý do F-16 dùng nhiều ở Iarael

The Israel Defense Forces/Air Force (IDFAF) got its first chance to test the Fighting Falcon with the 388 TFW at Hill AFB, which was the first USAF unit operational on type. The IAF test pilot team recommended the purchase of the airplane. Referring to the decisions leading to the acquisition of the F-16s, former IDFAF commander Brigadier David Ivri explains: "The decision to buy the General Dynamics F-16, resulted mostly from the very high price of the McDonnell-Douglas F-15 Eagles". At the F-16 hand-over ceremony (which was held on January 31st, 1980, right after the Iranian F-16 deal was cancelled because of the fall of the Shah), Ivri explained: "After all quantity counts, and it is a major factor in the chances to win, ...so we chose a solution combining quantity and quality".

Về lý do VN không mua Mig-29, em đoán do thời kỳ đầu Vn bắt đầu mua máy bay thì Su-27 tính năng vượt trội, nhất là dùng trong đối hải. Nó có tầm bay xa để tuần tra tận TS.
Một lý do nửa là Mig-29 ban đầu chỉ có vòng đời 2500 giờ. So với Su-27 là 5000 giờ. Do đó mua 1 chiếc Su-27 có vẻ hà tiện thì kéo dài thời gian phục vụ lâu hơn. Những nước dùng máy bay tầm trung nhiều thường là dùng tuần tra đất liền, không chiến cứ điểm và phòng thủ. VN thì về đất liền coi như thả cửa, chả ai thèm vào, cứ kéo dài Mig-21. Quan trọng là vùng biển Đông phải có máy bay xứng tầm để răn đe.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
máy bay đâu phải chiếc nào củng có cùng số h bay như nhau trong cùng 1 thời điểm đâu bác, phải có sự chênh lệch.. do đó bảo trì vẫn ko có vấn đề gì.. ăn thua là TBO...
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Dạo quanh các forum chuyên về máy bay của nước ngoài thì thấy chủ đề về chiếc Su T-50 rất sôi nổi! Hiện chưa có thông số chính thức từ nhà sản xuất nên các "chiên za" theo kiến thức mà dò dẫm...chưa kể đây mới chỉ là 1 trong 3 mẫu test. Còn nhiều thiết bị dùng lại của Su30-35...
Những điểm chung được nhiều người đồng tình và giống như nhận xét của bác SVG: đây không phải là máy bay tàng hình thực thụ. Động cơ Thrust-vector làm cho máy bay cơ động nhưng lộ RCS rất lớn.
Thắc mắc nhiều nhất là RCS của Su T-50 là bao nhiêu? Nhiều phỏng đoán nó nằm trong khoảng 0,1m - một bước tiến lớn của máy bay Nga. Nhưng hãy xem lại bảng thống kê RCS đầu bài: chỉ tương đương với chiếc Eurofighter mà thôi! Kém luôn F15 Silent Eagle sắp ra mắt - chứ không thể so với F22-35. Bù lại nó là loại "siêu cơ động", vũ khí và radar có tầm rất xa (radar chưa xong
44.gif
)...
Có ý kiến cho rằng đây là chiếc Su35 cải tiến có tính năng tàng hình, và bị pro Nga ném đá rào rào nhưng không phải là không có lý!
Tóm lại, em có cảm giác giống như sự ra mắt cái Ipad của Apple vùa rồi. Kỳ vọng nhiều, thiêu dệt nhiều...cuối cùng chỉ là Ipod Touch phóng to!
21.gif
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Mỹ đang tăng cường hệ thống phi tiễn đánh chặn tại các nước vùng Vịnh phòng Iran trã đũa.. phen này có chuyện đễ bàn rùi... nhất là ko lực Mỹ vs Iran mà đa phần là của Nga, một số cũa Mỹ cũa chính quyền cũ(F 14, C 130)
 
Hạng C
29/1/10
530
43
43
Ấn độ phải mua C17 để bay trên nước nó vì C17 có khá năng hơn ở những vùng cao.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Về radar T-50, nó là dấu hỏi to đùng. Có lẽ chắc chắn nó có 2 radar AESA L band nằm 2 bên cánh, cái này hỗ trợ cho X band trước mũi. Nhưng hiện nay vấn đề gặp phải của dòng AESA là tầm phát, Mỹ đang nghiên cứu để tăng lên tầm 250 dặm. Chưa biết khi nào thì xong. Trong thời gian chờ chính thức phục vụ, Nga còn ngâm cú cho ra.

Về RCS thì em nghĩ nó phải phải nhỏ hơn máy bay đeo vũ khí bên ngoài. Những loại như F-18 dù đã giảm tàng hình nhờ thiết kế cánh đuôi không thẳng đứng như Su-30, tuy nhiên về hình dáng thì vẫn cổ điển. T-50 mang vũ khí trong bụng, cố tạo 1 mặt phẳng tương đối giửa cửa hút gió là thân máy bay. Mũi cũng gần giống F-22. Chỉ có đuôi là lộ ra quá to. Mà cũng không biết nó dùng động cơ loại gì? Có lẽ là của Su-35.
Tóm lại T-50 có hình dáng căn bản giống F-22 để tàng hình, cái còn lại là lớp phủ hấp thụ sóng. Tùy vào chất lượng để coi nó có tàng hình tốt không. Nếu lớp phủ tốt thì nó tàng hình nhất torng mấy loại bán tàng hình. Còn lớp phủ dỏm thì nó sẽ tương tự như EuroTyphoon.
t501.jpg



Bên dưới khoang bụng, thấy nó có 2 rãnh, có lẽ là 2 khoang vũ khí. 2 bên cánh thì không có. Nhưng đáng lý nó phải có chỗ để chứa tên lửa tầm gần vì diện tích nhỏ.
Nhìn từ dưới thì em nghĩ họ phải lắp thêm lớp phủ cho động cơ. hiện nay nó "trần truồng" lắm. Không lý gì mang trẻ sơ sinh này ra sản xuất.
Có điều chắc chắn tàng hình không phải tối quan trọng với T-50. cánh đuôi vuông góc với thân thay vì hình kim cương như F-22. Động cơ có lẽ cũng chỉnh hướng phụt 3D rất khó che kín hoàn toàn. Góc tấn lớn. Điều này giúp cơ động tốt.

Nói chung thì phần động cơ là có thừa kế từ Su. Việc này cũng dễ hiểu, Nga đi sau Mỹ về tính tàng hình, họ không thể dùng 1 ngân sách hẹp để đầu tư 1 máy bay mới 100%. cách an toàn nhất là học theo thiết kế của Mỹ, kế thừa cơ động của Su. Thêm chút mắm muối để hợp nhất 2 thứ này lại, biến thành T-50.
Một lý do nửa mà em nghĩ T-50 không "sống chết" cùng tính tàng hình đó là nhu cầu của Nga vẫn là phòng thủ nội địa. Trong khi Mỹ là tấn công vào phòng tuyến địch. Nơi mà phòng không dày đặc. Lộ liễu càng nhiều càng dễ chết.
Những máy bay như Su-27 hay Mig-31 trang bị radar nặng cả tấn. Thân hình to lớn, cánh đuôi không thèm bẻ nghiêng để giảm phản xạ mà phải thiết kế để di động nhất. Ngày nay T-50 vẫn chú trọng vào tính cơ động.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
JAS-39 Gripen, chiến đấu cơ đặc trưng của Thụy Điển


Dùng động cơ Volvo, thiết bị điện tử của Ericson, máy bay JAS-39 Gripen chứng tỏ năng lực công nghệ quốc phòng của Thụy Điển. Chiếc máy bay này được nhiều quốc gia quan tâm, bất kể trước đó họ quen sử dụng vũ khí của Nga hay Mỹ.

Nguồn gốc ra đời

Đất nước Thụy Điển, nổi tiếng với những sản phẩm công nghiệp được người tiêu dùng ưa chuộng từ lâu như điện thoại Ericsson hay những chiếc xe ô tô mạnh mẽ hiệu Volvo.

Không chỉ vậy, sự tham gia của những công ty này đã cho ra đời một trong những dòng máy bay chiến đấu mạnh mẽ nhất trên thế giới, không thua kém sản phẩm của các ông lớn như Nga, Mỹ hay EU; đó là chiếc JAS-39 Gripen.

KHCN-JG-01.jpg
Máy bay JAS-39 Gripen loại hai chỗ ngồi của không quân Thụy Điển.
Năm 1978, chính phủ Thụy Điển quyết định trang bị cho không quân nước này các máy bay thế hệ thứ tư hiện đại, có thể sánh ngang với F-16 mà Mỹ hoặc loại Mig-29 của Liên Xô.

Tháng 6/1982, nhiệm vụ chế tạo chiếc máy bay này chính thức được giao cho công ty hàng không quân sự SAAB, công ty Ericsson và tập đoàn Volvo. Chiếc máy bay mới được mang mã hiệu JAS-39, với JAS có nghĩa là phòng không (J), tấn công mặt đất (A) và tuần tiễu (S) theo tiếng Thụy Điển.

Sau 14 năm phát triển, chuyến bay thử nghiệm cuối cùng của JAS-39 Gripen đã thành công và chiếc máy bay này chính thức được giới thiệu tháng 12/1996.

Thiết kế nhỏ gọn, đặc trưng Thụy Điển

JAS-39 Gripen được thiết kế là một chiếc máy bay đa nhiệm hạng nhẹ một động cơ, với chiều dài 12 m và sải cánh 8 m, nhỏ hơn chiếc F-16 (dài 14,8 m, sải cánh 9,8 m). Nhẹ hơn F-16 gần hai tấn nên Gripen JAS-39 khi chỉ có thể mang tối đa 6 tấn nhiên liệu và vũ khí, trong khi, F-16 có thể mang tới 11 tấn.

Về tốc độ chiến đấu và tuần tiễu thì hai chiếc máy bay này tương tự nhau về thông số kỹ thuật khi Gripen chỉ được trang bị một động cơ Volvo RM-12 với khả năng hoạt động chưa thực sự ấn tượng.

KHCN-JG-07.jpg
Radar tầm xa Ericsson PS-05/A trang bị được gắn ở phẩn mũi máy bay.
Thiết bị điện tử trên Gripen là sản phẩm của các công ty điện tử hàng đầu châu Âu với radar tầm xa PS-05 do Ericsson sản xuất, có khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng và tự động theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.

Nó cũng có thể dẫn đường cùng lúc cho bốn tên lửa không đối không tầm xa loại hiện đại nhất đang được trang bị cho NATO như AIM-120 AMRAAM, MBDA MICA tấn công bốn mục tiêu khác nhau.

Ngoài ra, hệ thống theo dõi hồng ngoại FLIR hay Saab IRortis IRST cũng cung cấp cho Gripen khả năng không chiến tầm gần mạnh mẽ. Hệ thống phân biệt bạn thù (IFF - Indentify Friend or Foe) TSC-2000 do Thales (Pháp) sản xuất khiến Gripen càng hiệu quả hơn trong những nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến.

Hệ thống vũ khí hiệu quả

Hệ thống vũ khí của Gripen bao gồm một khẩu pháo Mauser 27 mm do Đức sản xuất với 120 viên đạn được gắn trong thân máy bay có khả năng ngắm bắn tự động bằng radar. Ngoài ra, 7 mấu cứng trên cánh và thân có thể gắn các loại tên lửa, bom, thùng dầu phụ hay thiết bị đối kháng điện tử.

KHCN-JG-02.jpg
Một chiếc Gripen trang bị đầy đủ vũ khí
KHCN-JG-03.jpg
[class="cms_imgcaption"] Vũ khí trang bị trên Gripen cực kỳ đa dạng.​
KHCN-JG-04.jpg
Tên lửa chống hạm RBS-15 có tầm bắn 250 km được phóng đi từ JAS-39 Gripen.
KHCN-JG-05.jpg
[class="cms_imgcaption"] Tên lửa đối đất tầm xa Taurus KEPD 350 được trang bị trên máy bay Gripen.​
Gripen hoàn toàn tương thích với các loại tên lửa đối khônng của phương Tây như AIM-120B AMRAAM, AIM-9L Sidewinder của Mỹ; MBDA MICA của Pháp hay RB-74 do Thụy Điển tự sản xuất.

Trong các nhiệm vụ tấn công trên mặt đất và trên biển, Gripen có thể sử dụng loại tên lửa chống hạm “nội địa” Saab RBS-15F với tầm bắn lên tới 250 km (tương đương với phiên bản tên lửa Harpoon hiện đại nhất của Mỹ và còn vượt hơn một chút so với tên lửa Kh-41 Moskit của Nga) hay tên lửa đối đất Taurus KEPD - sản phẩm hợp tác của Thụy Điển và Pháp có tầm bắn lên tới 350 km.

KHCN-JG-08.jpg
Buồng lái hiện đại và thân thiện với phi công.​
Giống như các dòng máy bay khác của châu Âu như Eurofighter Typhoon, buồng lái của Gripen được bố trí hết sức thân thiện với phi công khi trang bị các màn hình LCD cỡ lớn hiển thị rõ ràng các thông số kỹ thuật cùng một màn hình gắn trên mũ bay (HUD).

Thích nghi với hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt

Điểm mạnh nhất của JAS-39 Gripen là giá thành bảo trì rất thấp so với các máy bay cùng loại của Mỹ hay Nga. Điều này cho phép máy bay có độ tin cậy cao trong các cuộc chiến khi điều kiện bảo dưỡng khó khăn hơn rất nhiều so với ngày thường.

Không những thế, Gripen có thể cất cánh và hạ cánh trên những đường băng gồ ghề chỉ dài 800 m và rộng 9 m, rất thích hợp cho các tình huống khẩn cấp khi các sân bay bị đánh phá nặng nề.

KHCN-JG-06.jpg
Máy bay JAS-39 Gripen có thể hạ cánh với đường băng cực ngắn, chỉ dài 800 m và rộng 9 m.

Vì những khả năng ưu việt của mình nên mặc dù rất đắt tới 55 triệu USD, Gripen vẫn nhận được rất nhiều hợp đồng cung cấp. Cụ thể, khách hàng chính là không quân Thụy Điển đã ký hợp đồng mua 204 chiếc Gripen, trong đó có 28 chiếc loại hai chỗ ngồi. Khách hàng trong khối NATO là Hungari và Séc cũng đã mua mỗi nước 14 chiếc Gripen để thay thế loại Mig-21 cũ.

Ngay cả những quốc gia ở xa như Nam Phi hay Thái Lan cũng tỏ rõ sự quan tâm của mình tới chiếc máy bay này. Nam Phi ký hợp đồng mua 26 chiếc, giao hàng từ năm 2008 đến 2012 và Không quân Hoàng gia Thái Lan mua 6 chiếc, bắt đầu giao hàng từ năm 2011 để thay thế các biên đội F-5 do Mỹ trang bị hết hạn sử dụng.

Đúng theo khẩu hiệu của chiếc máy bay: “Dù trước đây bạn sử dụng thứ gì, thì tương lai bạn vẫn có thể sử dụng hiệu quả Gripen” (Whatever Your Past The Future Is Gripen), Saab không giấu giếm tham vọng khi tiếp tục tìm hiểu xâm nhập các thị trường tiềm năng hơn như Ấn Độ, Philippin, Brazil hay Croatia... những khách hàng cũ của cả Liên Xô và Mỹ.