Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
bác sinhviengia làm bài so sánh apache vs MI của Nga luôn đi.. nói máy bay fighter hoài chán gùi
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
tearx4hire nói:
cowardsp nói:
bác này hồi xưa chắc học dở môn lịch sữ lắm... 42 năm trước Tết mà còn quánh nhau chấn động TG kìa

Thử coi mùng 1 tết năm nay bác đang ôm gái ăn nhậu thằng nào tới đốt nhà bác coi bác có vui không nhé!


Hehe, nghĩ đang chuẩn bị ăn nhậu chơi bời mà bị phá đám thì cũng điên máu thiệt ha mấy bác :D


Nhưng mà LS Việt Nam hơi bị nhiều trận đánh nổi tiếng diễn ra vào lân cận hay ngay dịp Tết, đã gọi là "binh bất yếm trá" thì cỡ nào cũng phải uýnh thôi :D


- Trận Như Nguyệt, quân Tống tấn công phòng tuyến của Đại Việt từ 18/1/1077, xuân Đinh Tỵ, kéo dài đến cuối tháng 2 mới chịu thua rút về.
- Trận Bình Lệ Nguyên xuân Mậu Ngọ, 1/1258, kỵ binh quân Nguyên vượt sông Hồng tấn công quân nhà Trần.
- Trận Vân Đồn cũng Tết Mậu Ngọ 1258, thủy quân nhà Nguyên vượt biển vào Đại Việt, Trần Khánh Dư thua trận đầu trước đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi, nhưng thắng trận sau trước đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Trận Đa Bang 1/1407, Đinh Hợi, quân Minh tấn công thành Đa Bang của quân nhà Hồ, nhà Hồ thua trận.
- Trận Rạch Gầm Xoài Mút, xuân Ất Tỵ ,1/1785, quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm.
- Trận Đống Đa 1/1789, xuân Kỷ Dậu, quân Tây Sơn đại phá quân Thanh.


Và trận gần đây nhất mà bác Cowardsp có nhắc được một số nhà nghiên cứu đưa vào danh sách 50 trận đánh làm thay đổi lịch sử thế giới. Đó là trận duy nhất của VN được đưa vào danh sách này. :D


Nói vậy chứ Tết nhất nghe tiếng pháo hoặc tiếng hát vẫn hay hơn tiếng súng phải không các bác. :D
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Tí dê nói:
tearx4hire nói:
cowardsp nói:
bác này hồi xưa chắc học dở môn lịch sữ lắm... 42 năm trước Tết mà còn quánh nhau chấn động TG kìa

Thử coi mùng 1 tết năm nay bác đang ôm gái ăn nhậu thằng nào tới đốt nhà bác coi bác có vui không nhé!


Hehe, nghĩ đang chuẩn bị ăn nhậu chơi bời mà bị phá đám thì cũng điên máu thiệt ha mấy bác :D


Nhưng mà LS Việt Nam hơi bị nhiều trận đánh nổi tiếng diễn ra vào lân cận hay ngay dịp Tết, đã gọi là "binh bất yếm trá" thì cỡ nào cũng phải uýnh thôi :D


- Trận Như Nguyệt, quân Tống tấn công phòng tuyến của Đại Việt từ 18/1/1077, xuân Đinh Tỵ, kéo dài đến cuối tháng 2 mới chịu thua rút về.
- Trận Bình Lệ Nguyên xuân Mậu Ngọ, 1/1258, kỵ binh quân Nguyên vượt sông Hồng tấn công quân nhà Trần.
- Trận Vân Đồn cũng Tết Mậu Ngọ 1258, thủy quân nhà Nguyên vượt biển vào Đại Việt, Trần Khánh Dư thua trận đầu trước đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi, nhưng thắng trận sau trước đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Trận Đa Bang 1/1407, Đinh Hợi, quân Minh tấn công thành Đa Bang của quân nhà Hồ, nhà Hồ thua trận.
- Trận Rạch Gầm Xoài Mút, xuân Ất Tỵ ,1/1785, quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm.
- Trận Đống Đa 1/1789, xuân Kỷ Dậu, quân Tây Sơn đại phá quân Thanh.


Và trận gần đây nhất mà bác Cowardsp có nhắc được một số nhà nghiên cứu đưa vào danh sách 50 trận đánh làm thay đổi lịch sử thế giới. Đó là trận duy nhất của VN được đưa vào danh sách này. :D


Nói vậy chứ Tết nhất nghe tiếng pháo hoặc tiếng hát vẫn hay hơn tiếng súng phải không các bác. :D

Cái này ta thì gọi là "Mục đích biện hộ phương tiện", Tây thì "The ends justify the means", trong chiến tranh khái niệm nhân đạo hay đạo lý đều chỉ có ý nghĩa tương đối và đc các bên nhào nặn sao cho có lợi cho mình !
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Tí dê nói:
tearx4hire nói:
cowardsp nói:
bác này hồi xưa chắc học dở môn lịch sữ lắm... 42 năm trước Tết mà còn quánh nhau chấn động TG kìa

Thử coi mùng 1 tết năm nay bác đang ôm gái ăn nhậu thằng nào tới đốt nhà bác coi bác có vui không nhé!


Hehe, nghĩ đang chuẩn bị ăn nhậu chơi bời mà bị phá đám thì cũng điên máu thiệt ha mấy bác :D


Nhưng mà LS Việt Nam hơi bị nhiều trận đánh nổi tiếng diễn ra vào lân cận hay ngay dịp Tết, đã gọi là "binh bất yếm trá" thì cỡ nào cũng phải uýnh thôi :D


- Trận Như Nguyệt, quân Tống tấn công phòng tuyến của Đại Việt từ 18/1/1077, xuân Đinh Tỵ, kéo dài đến cuối tháng 2 mới chịu thua rút về.
- Trận Bình Lệ Nguyên xuân Mậu Ngọ, 1/1258, kỵ binh quân Nguyên vượt sông Hồng tấn công quân nhà Trần.
- Trận Vân Đồn cũng Tết Mậu Ngọ 1258, thủy quân nhà Nguyên vượt biển vào Đại Việt, Trần Khánh Dư thua trận đầu trước đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi, nhưng thắng trận sau trước đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Trận Đa Bang 1/1407, Đinh Hợi, quân Minh tấn công thành Đa Bang của quân nhà Hồ, nhà Hồ thua trận.
- Trận Rạch Gầm Xoài Mút, xuân Ất Tỵ ,1/1785, quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm.
- Trận Đống Đa 1/1789, xuân Kỷ Dậu, quân Tây Sơn đại phá quân Thanh.


Và trận gần đây nhất mà bác Cowardsp có nhắc được một số nhà nghiên cứu đưa vào danh sách 50 trận đánh làm thay đổi lịch sử thế giới. Đó là trận duy nhất của VN được đưa vào danh sách này. :D


Nói vậy chứ Tết nhất nghe tiếng pháo hoặc tiếng hát vẫn hay hơn tiếng súng phải không các bác. :D
@Tide: Hồi MT thì MB thua xét về mặt QS dưng do nhờ khéo léo nên đã biến nó thành 1 lợi thế c tr sau này , có lẽ đó là điều bác muốn nói.

Em nhớ hồi đó MB có câu tiếng hát át tiếng bomb..

BTW, hôm rùi em có xem film gì ( xem giữ a chừng nên ko biết tên phim) nói về ám sát Hitler do Tom Cruise đóng vai chính, vai đại tá mất 1 mắt, mất 1 bàn tay phải, mấy ngon tay trái do trúng bomb Mỹ ) dưng lại quyền hành ghê ghớm đến nổi các ông tướng phãi nghe theo ông ta.. tiếc là bomb ko đủ mạnh để giểt Hitler nên cuộc đão chính thất bại, kết cục mấy chục ông tướng, si quan cao cấp bi tử hình-9 tháng sau Hitler chết.
Sẵn dịp, bác sinhvien bình lựn luôn B27, B 29 trong WW2 đi
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
cowardsp nói:
BTW, hôm rùi em có xem film gì ( xem giữ a chừng nên ko biết tên phim) nói về ám sát Hitler do Tom Cruise đóng vai chính, vai đại tá mất 1 mắt, mất 1 bàn tay phải, mấy ngon tay trái do trúng bomb Mỹ ) dưng lại quyền hành ghê ghớm đến nổi các ông tướng phãi nghe theo ông ta.. tiếc là bomb ko đủ mạnh để giểt Hitler nên cuộc đão chính thất bại, kết cục mấy chục ông tướng, si quan cao cấp bi tử hình-9 tháng sau Hitler chết.
Sẵn dịp, bác sinhvien bình lựn luôn B27, B 29 trong WW2 đi

Đó là phim về 1 âm mưu đảo chính có thật của 1 số sĩ quan cao cấp QĐ Đức nhằm giết chết Hitler và đưa nc Đức ra khỏi cuộc chiến vô vọng. "Operation Valkyrie", bộ phim do Tom Cruise thủ vai viên Đại tá Claus von Stauffenberg. Hitler đã thoát chết do: 1-Trời quá nóng nên phòng họp đáng lẽ diễn ra trong bunker bê tông kín ko cửa sổ thì đc chuyển ra phòng họp trên mặt đất, 2- Viên đại tá chỉ sử dụng 1 khối thuốc nổ trong khi theo kế hoạch là 2 khối, 3- Chiếc cặp đựng thuốc nổ đã bị vô tình dịch chuyển từ vì trí sát Hitler ra phía sau chân bàn. Chính cái chân bàn ấy đã cứu Hitler khỏi cái chết chắc chắn do vụ nổ ! Một loạt các yếu tố ngẫu nhiên đã giúp Hitler sống thêm đc 9 tháng nữa, và 9 tháng đó đồng nghĩa với gần 10 triệu ng nữa thiệt mạng trong cuộc chiến !

([link]http://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Valkyrie[/link] )
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
Hehe, chuyện các trận đánh "mừng xuân" ở VN, ngoài lý do chủ quan chọn thời điểm bất ngờ (rõ nhất là hai trận Kỷ Dậu và Mậu Thân), còn có lý do khách quan là do mùa khô tại VN là thời gian thuận tiện nhất để tác chiến. Trong chiến tranh Đông Dương hiện đại, các chiến dịch Thu Đông, Đông Xuân bao giờ cũng ác liệt. Ngay cả quân đội Mỹ tại VN cũng dự định giải quyết chiến tranh bằng các chiến dịch mùa khô 66-67. Mùa khô VN thường từ tháng 11 đến tháng 4 Dương lịch nên các trận đánh lớn xoay quanh Tết Nguyên Đán là đương nhiên. Có lẽ các trận đánh từ xưa cũng không nằm ngoài quy luật này.

Trở lại với chuyện trên trời, nhưng liên quan tới chàng Tom Cruise, (ngoài lề chút là thú thật đến lúc coi Valkyrie em mới biết chiến dịch này chuẩn bị công phu và có quy mô ghê gớm như vậy. Trước đây em chỉ biết lớt phớt qua phim Giải phóng của LX). Nhân dịp năm hết Tết đến, mời các bác thư giãn với một số bài hát trong phim Top Gun, bộ phim về chàng phi công trẻ lái máy bay bà già :D

Highway to the Danger zone
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=V8rZWw9HE7o[/tube]

Berlin - Take my breath away
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=DARX9nzNE3E[/tube]
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
phuocgia nói:
các bác ơi, đây là topic về máy bay chứ ko phải chỗ cãi nhau, mong các bác thông cảm
@SVG: ko xem được hình bác ơi, bác up lại được ko, chứ ko thấy hình nên em chẳng hiểu gì cả

Hình này đuôi gì, có lẽ vì vậy bác không xem được. Em không có phần mềm đổi sang Jpeg. Em thử up lại, nếu không được thì thua rồi.:D

Bay Cobra
cobramaneuver2.gif



Bay Kulbit
kulbit.gif



Mượn hình bác Tý để minh họa khả năng leo dốc tốt thì dùng vào việc gì?

su30mk16c18ly.jpg



Bảng so sánh khả năng leo dốc. Trong thời gian ngắn nhất, Su leo đến độ cao lớn nhất, F-15 cũng gần tương đương.

su30mk20_c1.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Đầu xuân khai trương chủ đề về máy bay Mẽo. Mở đầu xin giới thiệu bài viết của 2 tác giả Pierre Sprey và James Stevenson. Mục đích chỉ là đưa vấn đề tàng hình ra xem xét. Em xin lược dịch những ý chính. Ngày mai tỉnh bia bọt sẽ đi vào chủ đề chính. Năm mới chúc các bác xay xỉn nhưng tỉnh táo tối đa :D
link nguyên bản

Đầu thế kỷ 21, Mỹ trình làng F-22 ới lời giới thiệu: tàng hình, hệ thống điện tử tối ưu, tốc độ siêu âm supercruise.
Tuy nhiên có những vấn đề phải xem xét. Trước hết những kinh nghiệm từ thực tế cho chúng tôi 1 kết luận thế này: Trong không chiến có 5 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả.

1. Khả năng phi công
2. Nhìn trước đối thủ và bắn trước
3. Chiếm ưu thế về quân số
4. Cơ động vượt trội (cũng như chiến thuật hợp lý)
5. Cơ hội tiêu diệt mục tiêu cao (nhờ vũ khí vượt trội...)

F-22 chỉ có khả năng tốt ở 4,5. Những cuộc chiến lớn và nhỏ tỏng quá khứ chứng minh yếu tố quan tọng nhất là phi công. Không lực Isarel (IAF) từng hạ những Migs của Syrian năm 82 với tỷ lệ 82-0. Tham mưu trưởng IAF nói với người Mỹ nếu đảo vị trí phi công giữa 2 bên thì kết quả vẫn không thay đổi.
Trong thời gian những năm 75-80 Navy Fighter Weapons School (được biết với tên TOPGUN, những phi công từ trường này đã làm Bắc Việt bất ngờ) có thời gian bay tập 40-60 giờ/ tháng. Ngày nay F-22 chi phí quá cao neên phi công chỉ có quỹ thời gian 12-14 bay tập /tháng.

Người Mỹ chi hàng tỉ đô để phát triển tên lửa tầm xa (BVR), họ hứa hẹn nó sẽ có tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu 80-90%. Khi đi vào thực tế, nó chỉ thành công 10% (hiện nay Mỹ bỏ luôn tên lửa tầm xa). Hiệu quả nhất hiện nay là tên lửa tầm trung và gần.
Hệ thống Identification friend or foe (IOF) nhằm giúp máy bay nhận ra nhau khi không chiến. (Mỹ từng bị mất 1 F-18 vì bị Patriot bắn nhầm). Nay thì máy bay tàng hình không có hệ thống này, do nó làm lộ máy bay. (Có thể tàng hình thì không ai nhìn thấy, việc gì phải gắn IOF? Tuy nhiên phải biết tên lửa dò bằng nhiệt và radar tracking bằng nhiệt thì nó không biết ai là tàng hình, ai không. Nó chỉ biết tìm nguồn nhiệt mà hạ).

Trong chiến dịch Bảo Sa Mạc 1991, Mỹ thống kê máy bay tàng hình F-117A không hiệu quả bằng các loại máy bay khác.
Trong cuộc chiến Serbia, F-117A bị rớt. Đồng thời 1 chiếc F-16 cũng bị hạ. Tuy nhiên theo tỷ lệ thì F-16 thực hiện nhiều phi vụ hơn F-117. Do đó tỷ lệ rớt của nó thấp hơn F-117.

F-22 sẽ không thể tàng hình torng cuộc chiến thực sự, vì nó không thể lựa chọn góc bị chiếu và lựa chọn loại radar. (Máy bay tàng hình bị lộ nhiều hơn nếu bị quét từ cạnh và sau lưng. Những loại radar sóng dài có thể phát hiện tàng hình).

Một rào cản khác của F-22 là giá. Hơn 350 triệu 1 chiếc. (kết quả là không ai dám mua 750 chiếc như dự ính lúc đầu. Họ cắt xuống còn 450 chiếc. Nhưng chi phí bảo trì cũng rất cao. Hiện tại trước mắt thì chốt con số 187 chiếc.)

Việc theo đuổi tàng hình làm cho F-22 pahỉ h sinh những thiết kế tối ưu, làm cho nó mập hơn, to hơn. Trong khi cuộc chiến thực tế vẫn là cuộc chiến trong tầm nhìn. (Những tính năng tàng hình sẽ ít hiệu quả vì tầm gần sẽ bị hồng ngoại phát hiện, chưa kể radr thụ động...). Do đó chân lý từ trường TOPGUN dạy rằng: "Mục tiêu to nhất trên trời là mục tiêu bị hạ trước nhất"

Cuối cùng tính năng tàng hình nên phải giấu vũ khí trong thân. (Bất chấp tốc độ nó mở khoang vũ khí nhanh thế nào, nó vẫn phải chậm hơn là treo bên ngoài.)

Chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu những điều tôi nói trên là sai. Và F-22 sẽ là ông vua trên bầu trời.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Quên nói về tác giả, 2 ông này cũng gọi là lão làng trong nghề.
Pierre Sprey là 1 trong 3 người thiết kế F-16. Đồng thời là trưởng nhóm tư vấn kỹ thuật cho phiên bản A-10, (nó hiệu quả tới nổi lính Mỹ không cho về hưu, theo em nhớ thì thời gian nó kéo dài sứ mạng phải lên gần gấp đôi so với thiết kế, đến 2030) . Báo Washingpost có 1 bài viết về ông này. Họ nói lý do ông rời Bộ quốc phòng vì bất đồng với kế hoạch tiêu tiền cho những vũ khí "trời ơi" của Mỹ. Chủ trương của ông là thực dụng.

James Stevenson là chủ bút tạp chí Navy Fighter Weapons School's TOPGUN Journal. tác giả của The Pentagon Paradox and The $5 Billion Misunderstanding.

Qua bài viết này, nhiều người hình dung ông tác giả là kẻ bất mãn với "chế độ" nên viết bậy. Thực sự thì không quân Mỹ cũng lên đài phát biểu để dập lại ông này. Nhưng họ chỉ nói việc râu ria như máy bay tàng hình là công nghệ mới nhất, hệ thống điện tử cao cấp...không hề đả động gì tới những vấn đề ông tác giả nếu.

Thứ nhất, nó có phải tàng hình trong cuộc chiến thực không (cuộc chiến htực là cuộc chiến mà ta không biết hướng quét của radar đối thủ, không biết họ dùng loại radar gì). Không hề có ông nào bên không lực Mỹ dám lớn tiếng bào nó không bị phát hiện. Họ nhẹ nhàng nói rằng : rất khó phát hiện ra. Ừ thì thà bảo như vậy còn hợp lý.

Chúng ta từng nghe tiến sĩ Carlo Kopp (1 người nghiên cứu về hệ thống thông tin của radar) kết luận rằng những radar sóng ngắn sẽ phát hiện máy bay tàng hình. Nay thì thêm ông già Pierre, và sẽ còn nửa, chưa hết....

Để dễ hiểu cứ nghĩ lớp phủ tàng hình là 1 lớp rỗng như tổ ong, thật sự thì lớp sơn cũng có cấu trúc như vậy, phủ bằng những chất liệu siêu nhỏ. Khi sóng radar X-Band, (loại hay dùng trên máy bay) gặp phải lớp tổ ong này, nó bị hút vào, triệt tiêu tín hiệu. Vì sóng ở băng tần này chỉ là bước sóng cm.

Khi người ta dùng sóng VHF thì bước sóng dài cỡ mét trở lên. Không vật nào hấp thụ nổi bước sóng này, nếu muốn phải trét lớp tàng hình thật dày, máy bay sẽ không bay nổi. Nhược điểm của radar VHF là nó to và nặng như xe tank, chỉ có đặt trên mặt đất. Một nhược điểm thứ 2 là nó không quét rõ chính xác máy bay, cụ thể là nó không thể hiển thị nhuyễn như sóng ở X-Band. Dùng radar này để dẩn bắn chính xác thì không được. Nhưng nó có thể biết vị trí máy bay, hướng bay... Kết hợp nhiều hệ thống radar để quét và so sánh lượng giác, họ biết khá đầy đủ thông số mục tiêu, nhưng vì nó vẫn không hiển thị nhuyễn nên vẫn không lock được mục tiêu.

Lúc này là việc của datalink, thông số từ radar mặt đất sẽ gửi lên máy bay của ta. Ta sẽ không còn sợ tàng hình địch tập hậu sau lưng. ta vẫn chưa thấy địch rõ ràng nhưng nhờ mặt đất, ta biết hướng bay, khoảng cách, cao độ. Lúc này ta có thể dùng đội hình hay biện pháp nào hợp lý mà diệt. Dù mắt ta "mù" nhưng ta phóng tên lửa dẫn đường bán chủ động, ta phóng tên lửa tầm nhiệt tới vị trí địch, tên lửa sẽ tự đảm nhiệm việc kết thúc. Trong khi tên lửa bay ta sẽ nhờ datalink để cập nhật vị trí cho nó bay gần mục tiêu, khỏi bị góc chết.

Nói nôm na là vậy, viễn cảnh đánh nhau trên sân nhà được lợi là vậy đó. Còn việc có duy trì nổi đài radar to đùng kia hay không thì lại là chuyện khác. Ở đây chúng ta chỉ bàn tàng hình liệu có bị phát hiện hay không mà thôi. Về mặt công nghệ radar, việc phát hiện tàng hình là có thể.
Ngoài ra còn radar thụ động, sẽ có bài viết riêng.

Vấn đề thứ 2 ông Pierre đề cập là quân số, là không chiến trong tầm nhìn. Không ai trả lời ông cả. 1 chiếc F-22 có mạnh hơn máy bay khác, có khả năng diệt 1000-0 thì nó cũng chỉ có 8-10 tên lửa đối không (8 AIM 120 và 2 AIM9x). Nó gặp 1 nhóm máy bay đông hơn là chết toi liền.
Lý do là mỗi máy bay địch ít nhất mang 1 towed decoy để lừa radar tên lửa, 1 mớ chaff, flare và hệ thống ECM gây nhiễu. Máy bay Sukhoi có thể phát hiện nguồn nhiệt từ tên lửa ở tầm 50km, còn phía sau đuôi thì lên tới tầm 90km. Lúc này tha hồ mà suy nghĩ biện pháp đối phó.
Vấn đề lúc này là tỷ lệ kill ratio của tên lửa. Để diệt máy bay không đã khó, để diệt máy bay với hệ thống gây nhiễu hỗ trợ còn khó hơn nửa. Người Mỹ có thống kê tỷ lệ hết cả. Để hôm khác ta bàn tiếp.

Vấn đề hôm nay chỉ chốt lại ở chỗ máy bay tàng hình chỉ khó phát hiện, chứ không phải không thể phát hiện.
Vấn đề sẽ còn dài vì người Úc cũng dùng máy tính để đánh lọan xạ giữa F-35 với Su-30, nhằm tìm khả năng chiếm ưu thế của F-35 trước khi quyết định mua.

Riêng cá nhân em vẫn ủng hộ kế hoạch cắt giảm F-22, giảm luôn F-35 cũng tốt. Đơn giản là Mỹ chỉ đối diện cuộc chiến phi đối xứng trong vòng 20 năm tới. Nhưng về lâu dài thì F-22 phải được sx nhiều. Mà cái chi phí lúc này khó đảm trách nổi, tuy nhiên có thể công nghệ tương lai sẽ làm giảm chi phí.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
@ Bác SVG: trong cái link em dẫn http://www.popularmechanics.com/technology/military_law/4311433.html, vị giáo viên đào tạo phi công F16 có nói:
"My F-16 is still a formidable weapons system in its own right. But it is not even in the same league as an F-22," Brenton says. "Technology keeps the F-22 a virtually undetectable and untouchable regime. It is fair to say that unless an F-22 driver makes a mistake, or has a critical system failure, I will always lose a fight against him. That is a good thing. As a nation, we want it this way. We also want him to be able to handle two, six or eight of us completely on his own."
Như vậy, phát hiện máy bay tàng hình không phải dễ dàng ngay cả trong dogfight. Chỉ còn cách phóng tên lửa hú hoạ hên xui hoặc diệt bằng súng máy:D (Hình như trong cuộc tập trận ở Alaska, có 1 F18 super hornet ghi bàn khi thực hiện 1 cú nhào ngoạn mục và "kill" F22 bằng súng máy)