Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Vấn đề bác Magic nói là đúng sự thật. Ở bài viết của ông thầy dạy lái F-16, họ đề câp tới không chiến không có hỗ trợ từ mặt đất. Với những radar máy bay hiện nay thì ngay cả những thế hệ máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ cũng rất khó phát hiện.
Cho nên trong không chiến diễn tập, tất cả các loại máy bay sẽ không có cơ hội nhìn thấy được F-22 hay F-35. Vì vậy những số liệu như F-22 chiến thắng 100 F-15 không phải là không hợp lý.
Tuy nhiên trong cuộc diễn tập này, chắc chắn 100% máy bay F-15 không trang bị hệ thống cảnh báo hồng ngoại IRST. Thật sự thì Mỹ chỉ mới triển khai việc lắp các cảm biến hồng ngoại sau khi thấy nó đạt hiệu quả cao. Nga và EU đã ứng dụng từ rất lâu. Ban đầu họ dùng để kiểm soát mục tiêu trên mặt đất, lý do là radar bình thường sẽ dễ bị vật cản trên mặt đất gây nhiểu, dùng tia hồng ngoài sẽ tách mục tiêu dễ dàng hơn, nhưng tầm cũng ngắn hơn.
Sau này thì nó phát triển rộng ra để ứng dụng trong không chiến cũng như làm hệ thống cảnh báo nhiệt của động cơ tên lửa.

Một hệ thống IRST sẽ phát hiện mục tiêu như thế này:
http://www.defenseindustrydaily.com/f-18-super-hornets-to-get-irst-03429/
AIR_B-2_Close_View_IR_lg.gif



Như vậy có thể thấy, nếu không dùng cảnh báo hồng ngoài thì không thể phát hiện F-22. Lý do bởi vì F-22 đã biết hướng bay của mục tiêu từ xa. Nó không dại gì đun đầu trực diện với mục tiêu. Nó sẽ né bằng cách tiếp cận từ sau lưng. Đối thủ không hề có radar ở sau đuôi, nó sẽ không biết F-22 đang tiếp cận. Nó chỉ biết nếu sau đuôi có gắn cảm biến nhiệt. Mỗi máy bay khi bay đều tạo ma sát với không khí, nó sinh ra nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
Một vấn đề nửa là hơi nóng từ động cơ, nó đã được trộn chung với luồng khí lạnh từ cửa hút gió. Nhưng vẫn không thể cân bằng nhiệt độ với môi trường bên ngoài.

Trở lại F-22 đánh trận giả. Những máy bay F-15 không thể thấy F-22, vì vậy F-22 bay tới từ sau lưng và có thể bắn hạ bằng súng canon. Một chiếc F-22 không mang quá 10 tên lửa, vì vậy đừng mong nó diệt hơn 10 mục tiêu trong trận đánh thật.
Trong trận không chiến thật, dù không có radar hỗ trợ từ mặt đất thì hệ thống IRST sẽ cho phép nhận ra F-22 bay từ sau lưng. Đối thủ sẽ quay đầu lại để đánh dogfight với F-22.

Một vấn đề cần lưu ý ở đây. Trong buổi giải trình trước quốc hội Mỹ để xin thông qua ngân sách cho F-22, không quân Mỹ đưa ra 1 bí mật: mức độ phản xạ của F-22 bằng 1 quả bi sắt, và của F-35 là bằng 1 quả banh chơi golf. Nó không khác xa với các dự đoán từ trước.
Ở đây cần lưu ý là nó so sánh với radar tần số X-band của máy bay. Không phải so sánh ới những radar VHF. NGười Mỹ chưa từng đề cập tới những radar từ mặt đất trong việc chống lại tàng hình, họ chỉ đề cập trong những trận không chiến giữa máy bay đơn thuần. Và diện tích phản xạ này là chính diện, bên hông và bên cạnh sẽ còn cao hơn. Do đó số liệu từ viện nghiên cứu của Nga đưa ra là chính xác, tư phía sau lưng, F-35 có RCS khỏang 0.5m2. Nhiều người cứ nghĩ góc phản xạ nào cũng như nhau.

Trong bài viết ban đầu topic, đã có số liệu về những radar X-band có thể phát hiện F-22 ở tầm gần 20-30km.
Lý do chính là F-22 vẫn có diện tích phản xạ chứ không phải có thể hấp thu hết sóng radar. Vậy tại sao nó lại không bị phát hiện xa hơn?
Chúng ta hãy hình dung 1 máy bay thường là 1 bức tường gạch. Chúng ta đứng cách bức tường 10m, ném 1 trái banh vào tường, nó sẽ dội lại chúng ta. Ở đây lực ném banh được xem như công súât phát, nếu ném mạnh thì banh bật ra mạnh, ta chụp được trái banh phản xạ, tức radar từ máy bay nhận ra được mục tiêu do tín hiệu phản hồi.

Máy bay tàng hình không giống 1 bức tường gạch đơn thuần, nó là bức tường phủ 1 lớp nệm mềm. Chúng ta ném hết sức vào bức tường này thì trái banh vẫn không thể bật mạnh vệ phía chúng ta, do bức tường mềm hấp thu lực ném, làm cho sự phản xạ yếu đi. Tia radar cũng vậy, sẽ bị lớp RAM phủ trên máy bay làm suy yếu. Nó không thể hấp thụ hoàn toàn tia radar tới, nhưng nó làm cho tia phản xạ yếu đi, máy bay phát tia radar không thể nhận được tín hiệu phản hồi, nên nó không thấy mục tiêu.

Vì vậy nếu máy bay tiến tới đủ gần để công suất phát đủ mạnh, khoảng cách gần sẽ giúp máy bay thu được tia phản hồi. Đó là lý do vì sao máy bay bình thường nếu tiếp cận gần F-22 thì sẽ thấy được nó.
Tuy nhiên F-22 đã nhìn ra mục tiêu từ hàng trăm km, tại sao nó lại để cho đối phương bay trực diện lại gần được? Chính vì vậy những chiếc F-15, F-16 sẽ không bao giờ có thể dùng radar của mình để đánh nhau với F-22 được, chỉ cần F-16 chuyển hướng là F-22 nhận biết và né ngay. Nó giống như việc ta bịt mắt mà cầm khẩu súng, không bao giờ đánh lại 1 kẻ cầm dao nhưng sáng mắt, vì ta dịch chuyển thế nào cũng bị đối phương nhận ra phương diện.

Mặc dù lớp RAM hấp thu sóng radar được, nhưng với sóng VHF dài hơn mét thì nó không thể hấp thu. Do đó với radar mặt đất thì nó có thể nhận ra máy bay tàng hình, nhưng không thể chính xác để có thể lock mục tiêu. Người Mỹ không nói về những radar loại này. Chỉ 1 lần duy nhất 1 quan chức hải quân khoe rằng hệ thống Aegis của hải quân phát hiện được máy bay tàng hình.

Ở bài phía trên , ông Pierre nói rằng trong cuộc chiến thật, F-22 không dễ chiếm ưu thế chính là bởi vì F-22 không biết radar mặt đất quét từ góc độ nào, và chủng loại của radar mặt đất. Không quan chức hải quân hay chuyên gia nào có thể đánh đổ lập luận này. Vì nó là lý thuyết của sóng radar, bước sóng dài không thể bị hấp thu, nó phản xạ được trên mặt đất, lan truyền trong không gian. Bước sóng ngắn nếu chiếu xuống mặt đất sẽ bị hấp thu, nhiễu loạn, do đó 1 máy bay không chiến thì nhìn mục tiêu vài trăm km, nhưng để diệt 1 chiếc tank to đùng trên mặt đất thì chỉ có tầm nhìn 20km. Không ai hỏi tại sao chiếc tank lại khó thấy hơn 1 chiếc máy bay?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Một dự án của NASA, ứng dụng kính thiên văn quan sát bằng hồng ngoại để theo dõi vật thể trong vũ trụ. Nó là 1 ứng dụng tốt để phát hiện máy bay tàng hình.

Airborne Infrared and Supersonic Stealth [/H3]
Interestingly an airborne SOFIA-class Infrared threat model against a supersonic stealth platform (for which the F-117 and B-2 are not) is - totally absent - from seemingly comprehensive analysis of F-22 Raptor capability?

sofiainflightM.jpg

The NASA SOFIA (Stratospheric Observatory for Infrared Astronomy).

If the Stratospheric Observatory For Infrared Astronomy, (SOFIA) is flown altitudes of over 41,000 feet - nearly the entire Infrared Spectrum will reach it’s telescope and measurement sensors.

When one moves the Infrared Search and Track (IRST) discussion out of military circles and into a different scientific discipline, in this case airborne infrared astronomy - then the entire subject matter shifts with respect to what is possible.

The higher an IR sensor is flown, the more - the lower - transmittance %, (Y-axis) can reach the IR sensor.

atmos_trans.gif



Comparison (see below) of the atmospheric transmission between the Mauna Kea observatory at 4480m (one of the best infrared ground-based sites) and SOFIA at 13200m altitude. Note the vastly expanded red-pink areas of SOFIA over the Mauna Kea line - both on - and extending off to each side - of the chart. F-22 Raptor IR signature will have no place to hide from a high-flying military IR sensor.


Sofia-Mauna.jpg



Combat aircraft like Typhoon (PIRATE), Advanced Flanker Series, (OLS) and F-35, (DAS/ EOTS) infrared search and track (IRST) sensitivity will also be more akin to an airborne SOFIA?

Stealthy F-22 may have little defense against detection (from an IRST flown at high altitudes) if Raptor is to be flown at high speeds, and altitudes due to frictional heating of her airframe and canopy and exhaust heat plumes in surrounding air temperatures of -30F, -40F, -50F, -60F degrees below zero.

Integrated IRST effectively allows the radar to switch (focus its power) straight into powerful-narrow beam(s) directly at the target – ‘straight to target-track-mode’ rather than remain in a broader ‘search’ mode. This is consistent with public information reporting that Stealth: “prefers hostile scanning-radar over hostile tracking-radar.”

Target RCS (see below) is determined by: 1) the power transmitted in the direction of the target. 2) The amount of power that impacts the target and is reflected back in the direction of the radar. 3) The amount of reflected power that is intercepted by the radar antenna. 4) The length of time in which the radar is pointed at the target.

detection_time.jpg



Some in the DoD would be quick to point out that the F-14A Tomcat IRST (the AN/ALR-23) was of limited range, limited quality and misidentified source of IR emissions. A much improved system was fitted to later USN Tomcats, the Northrop AN/AXX-1 Television Camera Set (TCS). The TCS could be "slaved" to the radar to follow whatever the radar was tracking, and the radar could be slaved to the TCS to track whatever the IR camera "sees"... so in effect 'Time on Target' (see "4" on graphic).

PIRATE (IRST) on Typhoon
pirate.jpg


Keep in mind that fighters like Flanker could employ their IR-version of the R-77 ‘Adder’ medium range missile; regardless of what happening (or not happening) in the radio spectrum, read: with less regard to RCS.

Also Flanker does not use radar to track an aggressively maneuvering dogfight target for it's gun firing solution. Only its IRST w/laser rangefinder is needed. So it’s a fair statement to say Flanker's IRST has a robust air-to-air capability (IRST OLS on Flanker is NOT THE SAME unit as MiG-29).

Some might argue that SOFIA looks-up into space while an IRST must look-out across the airspace for a stealth target in atmosphere. The problem is distance. SOFIA looks at celestial objects - millions or more miles away - while IRST targets need only be 50-100 miles away.

Historical accounts over the Baltic in the mid-late 1980s suggest that this is – indeed – the case. Soviet Mig-25 ‘Foxbat’ (and in particular the MiG-31 ‘Foxhound’) interceptor(s) would routinely tracked American SR-71 “Blackbird’ reconnaissance flights using only their MiGs infrared (IRST) channel. They would simply lock onto the immense thermal signature of an SR-71 flying at speed – reportedly from ranges of over 100km (62 mi). Both MiGs could attack a Blackbird with the long-range infrared homing R-40T missile, or radar-radio weapons or both: had orders been given to do so.

Whether supersonic Raptor can close and maneuver into firing position unseen by a modern/future IRST system will be a source of debate and secrecy for some time. These new IRST systems are so sensitive that even weapon release of an opponent’s missile round can be detected from its rocket plume and its own nose cone heating. Suffice it to say that IR sensor improvements and design-cycles will certainly - outpace - stealth airframe changes/modifications.

The IRST ‘fishbowl’ (below) on this Flanker is clearly visible just ahead of the front canopy. The sensor is fully integrated into the weapons-system and can cue thermal targets for the radar, pilot or both. During helmet-sighting: sensors, radar and missile seeker heads - look wherever the pilot looks.

IRST_Flanker.jpg


The IRST might also use its own stored 'Atmospheric Propagation Model' to effectively “make an educated guess” as to target(s) relative range, aspect and velocity – without the radar or laser rangefinder. In effect the sensors own performance is characterized to construct a sensitivity model against known objects at known distances and velocities. Then during wartime when IRST sees something - it compares its own “known” internal Atmospheric Propagation Model - and the weapons system then extrapolates target range and bearing.

John C. Mather, Senior Astrophysicist at the Goddard Space Flight Center, Mars Society, University of Maryland 31-July, 2009 during his remarks on Doppler (red/blue) shift detection resolution-granularity in discussing astrophysics of celestial objects: “…we are able to see the velocity of a star down to one (1) meter per second.”

Advanced Flanker IRST Doppler-shift sensitivity will not require the granularity of astrophysics, because an F-22 Raptor traveling at Mach 1.1 will be moving at approximately 374 meters per second.

This would seem to fall well within - the definition of ‘military useful’ sensitivity.

So in effect Advanced Flanker variants could affect engagement (with IR seeker R-77 class missile) of a supersonic radio-spectrum airfoil (an F-22) using - all available sensors - in five (5) ways:

1.)True-Positive (Doppler): IRST uses infrared Doppler-shift w/APM to determine target range.
2.) True-Positive (Laser): IRST uses infrared and verifies range to target with laser range-finder.
3.) True-Positive (Radar): IRST uses infrared and verifies range to target with radar.
4.) True-Positive (Cycle): IRST uses infrared and verifies range to target by cycling thru steps 1-2-3-repeat.

And finally...
5.) Conceptually one can act on a - 'False-Positive' - even if stealth is 100% effective in the radio spectrum:

a) IRST picks something up.
b) Point your radar at it.
c) No (or strange) radar return? = stealth.
d) We don't have stealth
e) Select R-77 IR weapon - 'Fox!’

This discussion is in a way - academic. The Russians have already identified two main areas to exploit supersonic Raptor.

They revolve around, and loop back into these two issues:

a.) F-22 Primary weapon.
b.) F-22 Thermal signature


F-14 Tomcat w/the Northrop AN/AXX-1-TCS.
axx-1.jpg


The F-14D Tomcat had been slated to stay in service until 2008. However was retired from USN service in mid-2006 under former Defense Secretary Donald Rumsfeld. The Tomcat aircraft (and manufacturing dies) were summarily shredded-destroyed for reasons allegedly involving Iran. However, the Iranians had already been producing their own F-14 spares & electronics for their F-14A-GR fleet, since the mid-1980s with US assistance via The Iran Contra Scandal.

The 1st Fighter Wing at Langley Virginia, declared their F-22 Raptors operational on 12-Dec, 2007.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Em xin lược qua vài ý chính ở bài trên. Dự án SOFIA không liên quan gì tới việc phát hiện tàng hình, nhưng nó còn cao cấp hơn, dùng tia hồng ngoại có gắn kính thiên văn để quan sát vật thể trong vũ trụ. Tầm bay 12km cho phép máy bay quan sát mọi vật thể mà không bị mây và hơi nước từ mặt đất hấp thu sóng hồng ngoại.

Trở lại bài viết. Có chi tiết thú vị về SR-71. máy bay nay rất kinh khủng, bay tốc độ khoảng 3,500km/h, tức khoảng Mach 3 liên tục, chưa có máy bay nào như nó.
Để đạt tốc độ này, nó dùng xăng đặt biệt, động cơ đặt biệt và vật liệu khung bằng titan. Chi phí duy trì đội bay năm 1980 là 266 triệu, 1 giờ bay tiêu tốn 50,000USD theo ABC news thống kê.
Người Mỹ dùng nó để chụp ảnh do thám, nhưng nó lại phụ thuộc môi trường, ví dụ mây mờ che phủ thì nó chịu thua. Vì vậy Mỹ cho ngưng hoạt động, dùng vệ tinh ngon ăn hơn.

TRong bài trên có đề cập tới việc SR-71 bị lock bởi tên lửa hồng ngoại LX, nhưng quyết định bắn hạ không được đưa ra.
Tầm phát hiện là 100km.
Chi tiết này trùng hợp với bài phỏng vấn cha đẻ Su- 27, ông Mikhail Simonov. Ông nói rằng máy bay Su-27 đã dùng hệ thống hồng ngoại để phát hiện mục tiêu. Dĩ nhiên LX cũng phải biết trước SR-71 để đón lỏng. Lần đầu SR_71 bay qua LX, không máy bay nào cất cánh kịp để đánh chặn.
Nói thêm về SR-71, nó không thể chiến đấu, thiết kế tốc độ cao nên nó cứ bay thẳng thật nhanh, không phải là 1 chiến đấu cơ.

"When American SR-71 strategic reconnaissance planes were visiting us from the direction of Norway, Su-27s and Su-30s were positioned along the entire coast up to Novaya Zemlya to guard our northern airspace. When the SR-71 appeared once again our fighters were already in the air. We decided to play a trick on the Americans and did not engage onboard radars, instead relying on optical detection systems, which can "see" targets at considerable distances in infra-red spectrum. When the SR-71 and our fighters were closing in on opposite courses, we were able to track the SR-71 at a great distance. The "American" did not violate our airspace, but we still kept it in the crosshairs."


Chi tiết thứ 2 trên bài em tô đỏ chính là chiến thuật dùng IRST để hạ tàng hình. cái ày em cũng đã nói trong bài trước đó.
Vì IRST ở tầm xa sẽ không đủ chính xác để lock mục tiêu, nó cũng tươgn tự radar VHF, không đủ chính xác để lock. Nhưng lúc này họ sẽ dùng datalink.
1. Đầu tiên IRST phát hiện tín hiệu yếu, không biết chính xác.
2. Máy bay chiếu radar về hướng đó
3. Nếu có phản hồi thì nhìn rõ, không thấy phản hồi thì nó chính thị là tàng hình.
4. Bắn tên lửa tầm nhiệt về hướng đó, dùng datalink để cập nhật vị trí mục tiêu. (Dù không định vị chính xác mục tiêu nhưng vì tên lửa tự dò bằng nhiệt, nó chỉ cần mục tiêu trong góc nhìn hiệu quả thì sẽ tự làm việc.)

Người Nga thiết kế máy bay mang nhiều tên lửa chính là để bắn 1 lúc vài quả. Quả đầu bị towed decoy đánh lừa thì quả thứ 2 sẽ khá hơn, nếu chẳng may bị ECM gây nhiểu thì quả thứ 3 dùng hồng ngoại. Dù không bắn trúng thì cũng làm đối thủ bay loạn xạ trong đội hình để né tránh. Những đồng đội khác dễ tiếp tục nhiệm vụ.

Như vậy F-22 cũng rất vất vả để không chiến chứ không phải nhạn hạ bắn 100 mục tiêu như quảng cáo.
Vì vậy ông tiến sĩ Carlo của Úc mới nói mua F-35 sẽ rất sai lầm. Phải dùng F-22 để nếu không dùng đến tên lửa thì còn dogfight. Chứ F-35 mà dogfight thì chết sớm. Nó chỉ có 6 quả tên lửa, bắn hết thì chạy cũng không kịp. Với lại nó ược thiết kế để đánh mặt đất, strike chứ không phải fighter.
Chúng ta bàn về thiết kế của F-35 ở phần sau.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
nói gì thì nói em vẫn khoái F 22 hơn F 35. Bên Không quân Mỹ cũng vậy.. họ đòi sx thêm F 22 nhưng cha nội sinh viên mới tập làm TT Obama ko chịu..đòi chuyển sang tập trung phát triển F 35. Nói chung Obama lên thì bên các nhà thầu QS sẽ có 1 mớ công nhân thất nghiệp. C17 mà chả còn đòi ngưng sx trong khi quốc hội phản đối
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Em tính tiếp về radar thụ động chống tàng hình nhưng ăn 1 món dễ bội thực :D
Giờ chuyển qua F-35. Nhà sx khen máy bay này hết lời. Nó có hệ thống điện tử tiên tiến, tàng hình và cơ động cao.
Về hệ thống điện tử, những máy bay EU, Nga cũng có. nếu có khác nhau chỉ là độ bền và tin cậy cao hơn. Tiêu biểu của nó có Distributed Aperture System (DAS), bao gồm 6 cameras quanh máy bay, hiển thị ảnh hồng ngoại nhẳm cảnh báo sớm tên lửa đang tiến lại gần, bao quát 360 độ.
Hệ thống electro-optical targeting system (EOTS) giúp tìm kiếm mục tiêu trên không và mặt đất với độ phân giải cao, tầm xa hơn. Những hệ thống này có thể lắp trên F-15 hay F-18 vẫn được.

Bây giờ nói về cơ động. Có 3 yêu tố chính ảnh hưởng tính cơ động. Airframe, T/W ratio (Thrust to Weight, tức sức động cơ đẩy trên trọng lượng máy bay. Nếu T/W > 1 thì nó có khả năng đẩy máy bay lên thẳng đứng mà không cần lực nâng hổ trợ). Wing loading (tức trọng lượng trên diện tích cánh, con số càng nhỏ thì máy bay càng cơ động).

- Airframe: bao gồm thiết kế khí động học, cánh đuôi rudders, góc tấn, cánh canards, thrust vector control...F-35 đã tối ưu giữa tính cơ động và tính tàng hình.
- T/W ratio: F-35 có dry thrust là 28,000lbf. Afterburner 43,000lbf. T/W ratio là 0.84
- Wing loading: 446kg/m2

So cùng máy bay khác:
F-15 có T/W ratio: 1.12
Wing loading: 358kg/m2

Su-35 T/W ratio: 1.14
Wing loading: 408kg/m2

Rafale T/W ratio: 1.13
Wing loading: 326kg/m2

Typhoon T/W ratio: 1.25
Wing loading: 307kg/m2

Mig 29 T/W ratio: 1.01
Wing loading: 442kg/m2

F-16 T/W ratio: 1.09
Wing loading: 430kg/m2

Ta thấy F-35 có sức đẩy động cơ trên trọng lượng kém. Lý do là nó thiết kế mang tải nặng, động cơ chỉ có 1 cái. Do đó nó không linh động.
Tỷ lệ Wing loading của nó lại cao.

Máy bay Su đặc biệt, nó có trọng lượng rất nặng, to hơn cả F-15. Do đó nó có tỷ lệ wing loading cao, không cơ động. Người Nga phải tìm cách nâng tính cơ động cho Su bằng cách thiết kế khoảng cách giữa 2 động cơ cách xa nhau. Lúc này nó hình thành 1 cái cánh thứ 3 để tăng sức nâng. Dĩ nhiên cái cánh này không tính vào tỷ lệ wing loading dù thực tế nó giúp máy bay cơ động hơn.
Còn Typhoon có thiết kế cánh tam giác, nó có diện tích lớn do đó tính linh động cao. Tỷ số Wing loading của Typhoon là thấp nhất trong các loại.

Hãy nghe người Mỹ nói gì về thiết kế của F-35
http://www.cdi.org/program/document.cfm?documentid=4370&programID=37&from_page=../friendlyversion/printversion.cfm

It gets even worse. Even without new problems, the F-35 is a 'dog.' If one accepts every performance promise the DoD currently makes for the aircraft, the F-35 will be: "Overweight and underpowered: at 49,500 lb (22,450kg) air-to-air take-off weight with an engine rated at 42,000 lb of thrust, it will be a significant step backward in thrust-to-weight ratio for a new fighter. " At that weight and with just 460 sq ft (43 m2) of wing area for the air force and Marine Corps variants, it will have a 'wing-loading' of 108 lb per square foot. Fighters need large wings relative to their weight to enable them to manoeuvre and survive. The F-35 is actually less manoeuvrable than the appallingly vulnerable F-105 'Lead Sled' that got wiped out over North Vietnam in the Indochina War.

With a payload of only two 2,000 lb bombs in its bomb bay – far less than US Vietnam-era fighters – the F-35 is hardly a first-class bomber either. With more bombs carried under its wings, the F-35 instantly becomes 'non-stealthy' and the DoD does not plan to seriously test it in this configuration for years. As a 'close air support' attack aircraft to help US troops engaged in combat, the F-35 is a nonstarter. It is too fast to see the tactical targets it is shooting at; too delicate and flammable to withstand ground fire; and it lacks the payload and especially the endurance to loiter usefully over US forces for sustained periods as they manoeuvre on the ground. Specialised for this role, the air force's existing A-10s are far superior. However, what, the advocates will protest, of the F-35's two most prized features: its 'stealth' and its advanced avionics? What the USAF will not tell you is that 'stealthy' aircraft are quite detectable by radar; it is simply a question of the type of radar and its angle relative to the aircraft. Ask the pilots of the two 'stealthy' F-117s that the Serbs successfully attacked with radar missiles in the 1999 Kosovo air war.

Người ta chê nó kém linh động để không chiến, nhưng nó lại quá nhanh để thay thế A-10 tấn công hổ trợ mặt đất. Quả thật đem 1 máy bay tàng hình đi hỗ trợ mặt đất thì rất hài. Người Mỹ tính cho thay thế A-10 vì họ muốn ngân sách tăng cho F-35. Chứ thực tế thì tới lúc cần họ đẻ thêm phiên bản mới cho A-10, nhưng lúc này chuyện đã rồi cho F-35.
 
Tập Lái
21/3/08
3
1
3
Em thấy bài này hay nếu không có member "Ti de" vào ném bom, chắc là sống ở nước ngoài nên chê Việt Nam.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
maiuymy nói:
Em thấy bài này hay nếu không có member "Ti de" vào ném bom, chắc là sống ở nước ngoài nên chê Việt Nam.

Bác chưa biết đó thôi, dăm bữa nữa là bác thích xem bác Tí Dê "ném bom" ngay thôi ! Vì bác ý hay chơi "smart bombs" nên tỷ lệ thả trúng mục tiêu là rất cao đấy ạ ! Bác ý cũng ko sống ở "ngoải" và cũng chẳng chê bai ai hết ! Cứ relax & enjoy đi bác ! :)
 
Last edited by a moderator:
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Hồi bữa đọc bên ttvnol.com có 1 bác nói bên Úc có ông tiến sĩ nào đó làm bên ngành điện tử (chưa từng làm việc có dính dáng tới quân sự) cũng lập website phân tích về SU này nọ dữ lắm nhưng thực ra thông tin của tiến sĩ đó cũng chỉ là thông tin được công khai trên Internet chứ ko phải là thông tin mật gì hết chỉ khác là bác tiến sĩ đó hệ thống nó lại khoa học hơn thôi. Member đó còn nói bên Úc hình như có 2 phe là 1 phe thì ca ngợi tính năng SU-30 hết cỡ như là 1 hiểm họa vậy để chính phủ phải mua F-22 của Mỹ do họ thích F-22 :D, còn 1 phe thì lại thấy F-35 phù hợp với Úc hơn nên ko ca ngợi SU. Các bác confirm thông tin trên giùm em với, nhưng em thấy bác đó nói có lý, tại bên ttvnol.com tranh luận về F và SU còn khí thế hơn bên mình nữa, thậm chí có người còn coi Mig-31 là siêu tiêm kích đứng đầu thế giới và có thể hạ được F-22 (bằng thông số) :D
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
TKM nói:
Hồi bữa đọc bên ttvnol.com có 1 bác nói bên Úc có ông tiến sĩ nào đó làm bên ngành điện tử (chưa từng làm việc có dính dáng tới quân sự) cũng lập website phân tích về SU này nọ dữ lắm nhưng thực ra thông tin của tiến sĩ đó cũng chỉ là thông tin được công khai trên Internet chứ ko phải là thông tin mật gì hết chỉ khác là bác tiến sĩ đó hệ thống nó lại khoa học hơn thôi. Member đó còn nói bên Úc hình như có 2 phe là 1 phe thì ca ngợi tính năng SU-30 hết cỡ như là 1 hiểm họa vậy để chính phủ phải mua F-22 của Mỹ do họ thích F-22 :D, còn 1 phe thì lại thấy F-35 phù hợp với Úc hơn nên ko ca ngợi SU. Các bác confirm thông tin trên giùm em với, nhưng em thấy bác đó nói có lý, tại bên ttvnol.com tranh luận về F và SU còn khí thế hơn bên mình nữa, thậm chí có người còn coi Mig-31 là siêu tiêm kích đứng đầu thế giới và có thể hạ được F-22 (bằng thông số) :D
Tại vì bên TTVNOL có cả pro Nga và pro Mỹ và cả hai đều có khả năng "ném bom". Còn ở đây chỉ có pro Mỹ "trẻ" >< toàn pro Mỹ "già" .................
24.gif
24.gif