Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
Hồi bữa đọc bên ttvnol.com có 1 bác nói bên Úc có ông tiến sĩ nào đó làm bên ngành điện tử (chưa từng làm việc có dính dáng tới quân sự) cũng lập website phân tích về SU này nọ dữ lắm nhưng thực ra thông tin của tiến sĩ đó cũng chỉ là thông tin được công khai trên Internet chứ ko phải là thông tin mật gì hết chỉ khác là bác tiến sĩ đó hệ thống nó lại khoa học hơn thôi. Member đó còn nói bên Úc hình như có 2 phe là 1 phe thì ca ngợi tính năng SU-30 hết cỡ như là 1 hiểm họa vậy để chính phủ phải mua F-22 của Mỹ do họ thích F-22 :D, còn 1 phe thì lại thấy F-35 phù hợp với Úc hơn nên ko ca ngợi SU. Các bác confirm thông tin trên giùm em với, nhưng em thấy bác đó nói có lý, tại bên ttvnol.com tranh luận về F và SU còn khí thế hơn bên mình nữa, thậm chí có người còn coi Mig-31 là siêu tiêm kích đứng đầu thế giới và có thể hạ được F-22 (bằng thông số) :D

Việc lựa chọn máy bay thì đúng là có 2 phái. Nhưng nay thì F-22 đã không xuất khẩu, vậy mà cái phái chê F-35 vẫn chưa chịu bỏ đi. :D
Lý do là F-35 thực sự không phải là máy bay chiến đấu thực thụ, nó ban đầu được thiết kế để đi kèm F-22. Nay Úc dùng F-35 làm máy bay chủ lực thì chết là cái chắc.
Những ai ủng hộ F-35 đều nêu ra lý do, nhưng không có lý do nào có thể bác bỏ những ý kiến sau: F-35 ít cơ động, nặng. F-35 ít tàng hình hơn F-22. F-35 có tầm chiến đấu 1000km, cũng hơn F-22 chỉ 700km. Tuy nhiên cả 2 đều phụ thuộc máy bay tiếp dầu.
F-35 chỉ có 6 tên lửa, 2 là tầm ngắn. Bắn hết 6 tên lửa mà bị người ta vây lại thì chạy không kịp. Giao sinh mạng của không lực cho 1 chiếc như vậy cũng đáng lo chứ.

Bài báo dưới đây có tựa. Cơ hội cuối cùng cho quân đội Úc.
http://www.businessspectator.com.au/bs.nsf/pages/Robert_Gottliebsen_Last_Chance_for_Australia_Defence?OpenDocument

Bài báo cho hay Úc vẫn chưa quyết định mua F-35 hay không, họ cho biết F-35 không phải là 1 thiết kế cho không quân Úc. Ở Mỹ nó có F-22 hỗ trợ, về Úc nó chỉ đơn độc. Nhưng không mua nó thì lại không biết mua của ai, có lẽ Euro Fighter là 1 lựa chọn khôn ngoan hơn, tuy nhiên Úc lại không đặt hàng. Nhật thì ngược lại, muốn EU Typhoon mà lại chê F-35. Có lẽ có lý do là vì Nhật đang tự sx máy bay thế hệ 5 riêng cho họ.
Chi phí cho chiếc F-35 theo Úc tính lên đến 200 triệu USD. Con số này có khả năng vì dự án F-35 bị chậm.

Firstly, the development of the JSF might be delayed forcing Australia to repy on the Super Hornet aircraft for a dangerously long period. Even at that time, Super Hornets were no match for Russian Sukhoi aircraft, which were being or about to be used by China, India and Indonesia. The counter argument was that our Super Hornets were being upgraded and would be competitive.

The second risk was that cost of the JSF aircraft would blow out from the estimated $US40/$50 million per aircraft.


Thirdly, the joint strike fighter, when developed, would not give Australia the regional air superiority that we have enjoyed for decades thanks to the F-111. The JSF might let us down because the final aircraft would not match the original hopes or because the Russian aircraft would be able to outperform the American aircraft. Either way it would mean that China, India and Indonesia would be ahead of Australia.

Còn nói về mấy ông Carlo hay Peter Goon thì khó mà đánh đổ kiến thức của họ. Vì thực sự họ không phải là dân bên ngoài đâu. Ông nào cũng có thời gian phục vụ trong không quân Úc. Nhất là Peter Goon, 1 lão làng.
Cho nên người nào bác bỏ lập luận của ông đều nêu những chuyện râu ria. Những cái chính thì không bác bỏ được. Ví dụ tàng hình sẽ bị phát hiện bởi radar thụ động hoặc radar mặt đất. Chả có ông nào bên không quân Mỹ dám nói tàng hình chống lại được radar kiểu đó. Vì vậy họ xoay vấn đề qua tàng hình giữa những máy bay với nhau. Thực sự thì Mỹ có biết vấn đề này, họ rành là đằng khác, nhưng ít phổ biến. Em sẽ trình bày sau. Bây giờ không chừng Mỹ có 1 rừng radar thụ động nhưng họ chưa công bố đó thôi.

@Còn ông nào nói Mig-31 đánh tay đôi diệt được F-22 chắc bị hoang tưởng. Chả có máy bay nào hiện tai đơn độc hoặc số đông hơn mà diệt được F-22. Đơn giản là nếu F-22 thấy không đánh lại, nó chạy thì chả ai làm gì được. Vì nó thấy đối thủ trước khi đối thủ kịp nhìn ra.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
40.gif
vấn đề tàng hình thật là nan giải nhỉ?: không cơ động, chậm chạp, mau hết xăng và tải trọng kém...Không lẽ siêu cường độc tôn đang đi vào sai lầm chết người?!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Hôm nay giới thiệu với các bác bài thuyết trình của RAND National Security Research Division trước quốc hội Mỹ nhằm thông qua ngân sách cho quốc phòng-không quân. Liên quan tới bài thuyết trình này, báo chí Úc đã đăng 1 bài viết về 1 trận đánh nhau giả trên máy tính giữa F-35 và Su-35 tại Hawaii. Họ nói bài họ đăng trên báo là 1 bản dự phòng cho bài thuyết trình của RAND, phía RAND từ chối cho ý kiến đúng hay sai, họ chỉ nói những thông số trên bài báo của Úc đưa ra kém hơn thông số của F-35. Dù đó là chuyện râu ria thôi, nhưng nó phản ánh tình trạng lo lắng của không quân Úc khi bị động trong việc chọn máy bay cho họ. Có tiền cũng đâu phải đã hết lo :D

@Bác Magic: không phải là siêu cường thì không mắc sai lầm :D
Những bài viết của em nhằm chia sẽ góc nhìn khác về siêu cường này. Về kinh tế Mỹ vẫn là siêu cường, nhưng phải ở trong nước Mỹ mới thấy nó lung lay thế nào. Nỗi lo với thế hệ trẻ của Mỹ hôm nay chính là đời sống khi họ về hưu không còn đảm bảo. Những khoaản nợ khổng lồ đang bóp chết nước Mỹ, dù ai cũng cố nghĩ lạc quan rằng ở Mỹ có nhiều chuyên gia nhất thế giới, mọi vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp. Hy vọng là vậy.

Về quân sự thì Mỹ vẫn đứng đầu, nhưng chỉ vài quyết định thiếu hợp lý sẽ làm cho Mỹ thay vì mạnh hơn, họ sẽ tiến chậm lại. Nếu Mỹ để F-35 quyết định số phận của không quân thì người TQ đang rất vui mừng. Lúc này TQ không có máy bay thế hệ 5. Nhưng vì Mỹ dùng F-35 làm chủ lực thì trong tương lai, TQ sẽ dễ thở hơn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Air Combat Past, Present and Future

Từ cuộc chiến Bão Sa Mạc năm 1991, người Mỹ đưa ra chiến thuật mới cho cuộc chiến tương lai. Cuộc chiến của người Mỹ sau này chú trọng vào 4 yếu tố chính:
- Ưu thế của không quân bao gồm máy bay, sân bay
- BVR air ti air combat (không chiến ngoài tầm nhìn)
- Tàng hình
- Precision guided munitions (vũ khí chính xác cao)
Và tất nhiên, các đối thủ cạnh tranh cùng Mỹ sẽ phát triển chiến thuật chống lại 4 ưu thế này của Mỹ.

desertstorm.jpg



Câu hỏi mà RAND đặt ra cho các nhà lập chính sách Mỹ là:
- Những ưu thế về sân bay ở TBD liệu có an toàn?
- Máy ba tàng hình có hiệu quả như quảng cáo?
- Vũ khí ngoài tầm nhìn BVR có như mong đợi
- Liệu không quân Mỹ có thể chống lại đối thủ với số đông quân số và chiến thắng họ?

Người Mỹ củng cố sức mạnh quân sự của họ bằng những căn cứ khắp thế giới và những tàu sân bay. Họ có mặt tại mọi điểm nóng, mọi khu vực đe dọa lợi ích của Mỹ.

usairbaseandaircraftcar.jpg



 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
bác SVG có hình cái máy phóng máy bay trên hàng không mẫu hạm không? nêế có bác share cho em coi với :)
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trong cái nhìn của quân đội Mỹ, họ luôn tìm ra 1 đối thủ để từ đó có lý do cũng cố quốc phòng. Và những thập niên tới, TQ là đích ngắm của người Mỹ.
Những vũ khí của TQ hiện nay đã đủ sức để đe dọa hạm đội Mỹ từ 2000km. Người Mỹ sẽ không thể tự do áp sát vào vùng biển Đông như thời chiến tranh VN. Nếu họ tiến vào, họ phải chịu 1 mất mát nào đó. Nếu không có tàu sân bay, không quân Mỹ giảm đi sức mạnh rất nhiều. Tuy nhiên Mỹ cũng còn Guam và Nhật Bản.


geographyandlandbase.jpg



Không quân Mỹ từ thời WW II đã chỉ chú trọng vào bảo vệ tầm gần ở những căn cứ không quân. Và không ít lần qua6n Đức đã bắn phá căn cứ Mỹ làm họ thiệt hại nặng. Tiêu biểu là trận đánh vào tháng 1 1945: Operation Bodenplatte.
Ngày nay người Mỹ vẫn không thay đổi chiến lược bảo vệ nhiều lắm. Tuy nhiên mới đây, việc thử nghiệm vũ khí laser từ máy bay vận tải thành công mang lại cho Mỹ khả năng phòng vệ từ xa tốt hơn.

Trở lại tình hình hiện tại. Một cuộc tập kích bằng 34 tên lửa mang đầu đạn có thể tàn phá 75% căn cứ Kadena ở Okinawa, Nhật Bản.
Với 1 cuộc chiến mà đối thủ có khả năng như TQ thì việc này không quá khó để thực hiện.

34misisleswithsubmuniti.jpg



Ngược lại, TQ có rất nhiều sân bay nằm kề những hang núi, việc đánh phá nó khó khăn hơn 1 căn cứ như Kadena.

chinabases.jpg



Hiện tại Mỹ chỉ có 1 căn cứ cách Đài Loan 500nm. So với TQ có 27 căn cứ như vậy.
Những thống kê từ các cuộc chiến mà Mỹ tham gia thì bán kính hiệu quả cho không quân Mỹ tác chiến là ~500nm.

ushasonlyonebasewithin5.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Tiếp tục RAND.
Vấn đề tàng hình của máy bay Mỹ. Có phải chỉ có người Nga mới biết công nghệ chống tàng hình?
Thật ra Mỹ biết hết, nhưng họ không hô hào lên vì thế giới chỉ có Mỹ mới có máy bay tàng hình.
Những máy bay tàng hình chỉ hiệu quả nhất với X-Band. Còn có VHF với bước sóng lên tới 3m, và radar thụ động (sẽ đề cập riêng).

howrobustisstealthagain.jpg



howrobustisstealthagain.jpg



stealthaircraftsize.jpg
 
Hạng B2
26/8/04
466
2.901
93
Bác SVG ơi, nm (500nm) có nghĩa là gì vậy, bác giải thích giúp em nhé,
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
tahi2010 nói:
Bác SVG ơi, nm (500nm) có nghĩa là gì vậy, bác giải thích giúp em nhé,


Lỗi đánh máy thôi, Nm là Nautical mile (dặm biển). Chứ chẳng lẽ cách 500 nanometer ? :D