TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
xxmagicxx nói:
Em góp ý 1 chút: Trận không chiến giả định này cố tình quên rằng Taiwan có hệ thống phòng không rất hiện đại và nhiều máy bay chiến đấu? Tên lửa Patriot tầm rất xa và hiệu suất đã được kiểm chứng. F16 em nghĩ vẫn hơn Jxx của Khựa chứ?

em tính nói thì bác nói trước rồi, Không lực Đài Loan cũng ko phải đồ bỏ
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
TKM nói:
xxmagicxx nói:
Em góp ý 1 chút: Trận không chiến giả định này cố tình quên rằng Taiwan có hệ thống phòng không rất hiện đại và nhiều máy bay chiến đấu? Tên lửa Patriot tầm rất xa và hiệu suất đã được kiểm chứng. F16 em nghĩ vẫn hơn Jxx của Khựa chứ?

em tính nói thì bác nói trước rồi, Không lực Đài Loan cũng ko phải đồ bỏ

Không những không phải đồ bỏ mà là cực mạnh. Đài Loan giàu, ngân sách quốc phòng khá cao. Nếu chia theo bình quân đầu lính thì thuộc loại vip rồi. Chỉ hạn chế ở lệnh cấm vận của TQ nên mua bán khí tài khó khăn. Về không quân thì Khựa không ăm hiếp được. Phofng không chủ lực là các hệ thống Patriot thì khỏi bàn. Có thể so sánh với Iphone bên điện thoại:p: Anh nào chế ra cũng hô hào "Patriot killer" giống "Iphone killer" vậy
21.gif
.
Em có đọc đâu đó bảo rằng RCS thật của Su-30 lên tới 20m2 lận!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Nhân tiện bác magic đề cập em cũng nói thêm về bài báo cáo này của RAND.
Mỗi khi muốn thông qua ngân sách quốc phòng thì các quan chức lại lên đăng đàn diễn thuyết. Thời Cold War thì có LX để đem ra làm đối thủ, khi LX mất thì họ mất đi đối thủ tiềm tàng, nay thì có TQ thế chỗ. Nhưng chẳng nhẽ Mỹ lại đổ bộ vào TQ đánh nhau, chí có chết chứ không phải là bị thương nửa. Vì vậy viễn cảnh dễ xảy ra là xung đột hạn chế, mà vấn đề Đài Loan là dễ gây xung đột nhất.

Thực sự thì khả năng xung đột sau này của Đài Loan với TQ là rất thấp. TQ càng mạnh thì họ càng không cần dùng vũ lực.
Xu hướng của Đài Loan là ngày càng gần TQ, về kinh tế thì Đài Loan ngày càng đi về đại lục. Về chính trị thì mới đây TT xứ Đài được cho là thân TQ.
Quay về cuộc xung đột năm 95-96, khi TQ thử tên lửa ở eo biển Đài Loan thì thị trường CK xứ Đài tụt chóng mặt, nhà đầu tư có xu hướng bỏ chạy. Điều đó cho thấy nền kinh tế thời nay "dị ứng" với chiến tranh.
Thời xưa có 2 phe tư bản và cộng sản, phe nào cũng được đàn anh bảo hộ. Ngày nay thế giới tự do, nếu không đầu tư ở Đài thì qua Sin, qua Mã, qua Thái...Không việc gì phải chịu đấm ăn xôi ở xứ Đài.
Do đó người Đài chả dại gì vì anh Mỹ ở xứ nào đó mà gây hấn với TQ. Sau thời kỳ Tưởng Giới Thạch thì tư tưởng thù địch chống TQ ngày càng giảm. Lúc này phải chờ xem nguười TQ dùng "phép" gì với ĐL?
Sau sự kiện 95-96 thì TQ cũng thay đổi chiến lược, họ dùng ngoại giao nhiều hơn. Chỉ cần TQ đủ mạnh thì lời nói tự nhiên có trọng lượng.
Mới đây TT Mỹ tiếp Đạt Lai Lạt Ma, nhưng không phải ở phòng bầu dục, vì nó mang tính biểu tượng cao, sợ TQ phật lòng, họ cũng không cho truyền thông vào.

Quay về báo cáo trên, người Mỹ vẽ ra 1 sự cạnh tranh để Mỹ có chiến lược với TQ. Dĩ nhiên mọi chuyện không đơn giản như vậy, những tổ chức tình báo có những báo cáo riêng. Chúng ta biết nhiều về việc này qua những giải mật thời Mỹ cạnh tranh cùng LX.

Mục đích chung của báo cáo kiểu này là đưa ra cái nhìn tổng quát. Chẳng hạn 187 máy bay F-22 thì chả thấm béo gì cho 1 đối thủ mạnh như TQ. Còn như những đối thủ cò con thì F-5 thời VN war chắc cũng dư khả năng. Người Mỹ cứ bắn tên lửa vào mục tiêu là xong.

Ở ví dụ trong cuộc chiến 2020, Mỹ không thể triển khai HKMH. Lý do là nó chịu nguy cơ từ tên lửa DF-31 tầm 2000km. Trong thực tế thì sống chết gì Mỹ cũng phải mang HKMH vô gần TQ, nếu không thì họ ở thế thua khi chưa bắt đầu cuộc chiến.
Nhưng bản báo cáo này chỉ nói về không quân, không phải nói về chiến lược chiến tranh của Mỹ do đó họ bỏ những hỗ trợ từ hải quân, chỉ nói đơn thuần về không quân, về tính năng máy bay.

Họ thừa nhận không quân chỉ chiếm ưu thế khi có sân bay đủ gần, có tàng hình và có VBR.
Về BVR thì chúng ta cũng biết nó không đạt tơi 100%, về tàng hình thì cũng vậy, không phải vô hình.
Phẩm chất của nó có hơn đối thủ, nhưng để chống lại số nhiều thì vất vả. Tóm lại là Mỹ cần mua thêm F-22 bên cạnh khoảng 2000 chiếc F-35. Đó là mục tiêu của bản báo cáo.

Trong tình hình hiện nay, em thấy Mỹ triển khai kế hoạch này rất phù hợp. Hiện tại TQ không cạnh tranh trực tiếp với Mỹ, họ chỉ là đối thủ tiềm tàng. Do đó việc mua F-22 có thể hoãn. 5 năm sau mua tiếp thì F-22 cũng chả mất đi đâu. Lúc này nhiệm kỳ TT mới rồi. Hiện tại kinh tế khủng hoảng, chi tiền cho F-22 là tối kiến, dĩ nhiên Obama nhận ra việc này.

Về F-35, nếu không bắt nó không chiến thì nó là máy bay tuyệt vời. Thật sự thì khi thiết kế, người ta không đòi hỏi nó không chiến chủ lực. Chỉ vì Mỹ ngưng F-22 nên người ta đặt lên vai nó gánh nặng quá sức này. Chỉ tạm thời là vậy.
Một phần nửa là Mỹ muốn bán cho đồng minh máy bay này,
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Thấy 2 bác quan tâm ĐL em xin giới thiệu về khả năng phòng thủ của họ.

ĐL cách TQ khoảng 200km, chịu hàng ngàn tên lửa và máy bay chỉa vào, do đó phòng không là việc sống còn của họ.
Chiến lược phòng thủ ĐL ra đời thập niên 50. ban đầu Mỹ triển khai 4 khẩu đội Nike-Hercules ở bờ biển phía bắc. Sau này ĐL tiếp quản và mua thêm 1 khẩu đội nửa. Nó về hưu năm 96.

Đa phần hệ thống phòng không được đặt ở phía bắc của hòn đảo, tức chỉa về TQ. 11 cơ sở radar cảnh báo sớm giám sát vùng trời. Tấn công mục tiêu là nhiệm vụ của 22 khẩu đội cố định, gồm Hawk, Patriot và Tien Kung.
Tầm hoạt động của các hệ thống này lần lượt và 40km, 160km và 200km. Ngoài ra, còn có 22 hệ thống phòng không tầm gần Skyguard bảo vệ các trung tâm dân cư lớn và căn cứ quân sự, một số được trang bị RIM-7M Sparrow , tầm 18km. Hình dưới đây là sơ đồ tổng quan hệ thống phòng không DL.


Hình ảnh triển khai SAM.
Radar cảnh báo màu xanh
Căn cứ thử tên lửa hình vuông màu nâu
Tên lửa đối không hình tam giác

Cam: Hawk
Vàng: Patriot
Đỏ: Tien Kung
Xanh lục: Sparrow
Trắng: không hoạt động


67868966.jpg


HAWK

ĐL mua hệ thống MIM-23 HAWK SAM từ những năm 60. Hiện có tổng cộng 13 vị trí có triển khai các khẩu đội Hawk. hệ thống này bao phủ chồng lấn ở những khu vực quan trọng.
Hệ thống được đánh dấu màu vàng bên dưới

dl2iq.jpg




TIEN KUNG

Hệ thống Tien Kung do ĐL tự chế tạo Được phát triển từ những năm 80, gồm 2 phiên bản TK-1 và TK-2, TK-3 chuyên dùng để chống tên lửa đạn đạo đang trong quá trình phát triển.
Năm 2006 hệ thống TK I về hưu, TK II đang phục vụ.
Hệ htống TK I có thể di động, TK II chỉ bố trí cố định. Gồm 6 vị trí.

Tên lửa chứa trong hầm chứa như loại tên lửa đạn đạo. Mỗi hệ thống như vậy gồm 5 hầm ngầm kết hợp, tổng cộng 80 tên lửa cho mỗi căn cứ.
Hình dưới là 1 căn cứ cải tạo lại từ hệ thống Nike

dl3q.jpg



Ngoài ra còn 2 căn cứ ADAR-1 radar.

dl4.jpg



Khả năng bao quát của radar

dl5.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
PATRIOT

ĐL mua 3 khẩu đội MIM-104 Patriot SAM và triển khai hoàn chỉnh năm 1998. Đây là loại cũ PAC-2, mục đích nhằm chống tên lửa đạn đạo và bảo vệ thủ đô.
Trang bị kèm AN/MPQ-65 radar có độ bao phủ 120 độ góc phương vị.

dl6.jpg



SKYGUARD-SPARROW

Hệ thống RIM-7M Sparrow SAM dùng để bảo vệ cứ điểm.

dl7.jpg



Hiện nay có khỏang 1300-1500 tên lửa đạn đạo cùng khoảng 100 máy bay tấn công mặt đất của TQ đang nhắm vào ĐL.
Như vậy ĐL không thể triển khai 1 hệ thống phòng thủ tương xứng với đối thủ. Nhưng hệ thống pk của ĐL có thể đảm bảo cho họ khả năng tồn tại để tránh trả mà không bị tiêu diệt bởi đòn phủ đầu của đối thủ. Do đó thuật ngữ integrated air defense system (IADS) ra đời. Nó là hệ thống phòng thủ chồng lấn nhằm hỗ trợ lẫn nhau. TQ cũng triển khai xu hướng như vậy, bậc thầy của nó là LX. Hệ thống dành cho các quốc gia phòng thủ.

Ở ĐL, Hệ thống Tien Kung tầm 200km sẽ đánh chặn máy bay từ xa, hạn chế bớt sức mạnh không quân TQ. Những hệ thống tầm gần sẽ đảm nhiệm phòng thủ cứ điểm. Tuy nhiên khả năng đánh chặn 1300 tên lửa ập tới quả thật vô phương chống đỡ.

Patriot của Mỹ là hệ thống có khả năng đánh chặn tốt. Nhưng nó ưu tiên bảo vệ thủ đô khỏi tên lửa đạn đạo từ TQ. Do đó các căn cứ quân sự có chống nổi hay không phần lớn phụ thuộc vào hệ thống tầm gần.

Tổng quan hệ thống phòng thủ ĐL

dl8.jpg



Trong tương lai, việc đánh chặn sẽ diễn ra chủ yếu nhằm chống tên lửa đạn đạo. ĐL đang triển khia TK III, cũng như mới mua thêm Patriot thế hệ mới PAC_3.
ĐL cũng tiến hành nâng cấp hệ thống Patriot cũ lên PAC-3.
Tầm bao phủ của PAC-3

dl9f.jpg



ĐL cũng có hệ thống tên lửa đất đối đất Tien Chi, dựa trên Tien Kung. tầm bắn 320km. Đủ đe dọa TQ
Dĩ nhiên TQ cũng thấy điều này và họ ưu tiên 3 khẩu đội S-300 PMU1 gần ĐL.

dl10h.jpg



Nhìn chung khả năng phòng không của ĐL là tốt, triển khai theo IADS, tuy nhiên nó vẫn quá ít so với TQ.
Một đảo quá nhỏ thì khó mà che dấu mọi căn cứ.
Điều này dẫn tới việc ĐL càng ngày càng ít khả năng xung đột cùng TQ.

Việc Đài mua Patriot gần đây chẳng qua cũng là 1 đòn gió của Mỹ. Đài xin mua từ lâu, nhưng Mỹ dùng nó để đong đưa với TQ mà không bán. Nay họ thay đổi chiến thuật, 1 thời gian ngắn quay mũi dùi vào TQ: hợp tác hạt nhân cùng Ấn, bán tên lửa cho Đài...
Thật sự thì mấy khẩu đội tên lửa phòng thủ không làm cán cân thay đổi bao nhiêu.
 
Last edited by a moderator:
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Trường em có mấy đứa Taiwan thì nó hay nói nó là Replubic of China chứ ko phải là China mọi người vẫn nghĩ, chứng tỏ tư tưởng nó còn cứng lắm, Đài Loan là đồng minh của Mỹ vậy sao Mỹ từ chối bán F-16 cho Đài Loan vậy các bác?
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Thật ra thì cuộc tập trận 1995-1996 eo biển Đài Loan không có gì ghê gớm. Em còn nhớ chính báo ANTG còn đăng vụ TQ bắt 1 tướng lĩnh hàng đầu về tội bán tin tức cuộc tập trận đó cho Đài Loan. Hoá ra là chủ yếu dàn cảnh trên TV. Quân đội ĐL cũng báo động chiếu lệ rồi thôi. Chỉ có thị trường chứng khoán là thiệt hại nặng!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Cuộc tập trận đó thì cũng giống những cuộc tập trận bình thường thôi. So với những cuộc chiến trên các đảo Kim Môn, Mã Tổ còn thua xa.
Khi tập trận thì TQ đóng hải phận, không phận eo biển Đài Loan. cái này mới quan trọng, 1 năm nó tập 3 lần thì chắc chết. Đó là lý do không ai muốn TQ tập trận, chứ không phải Đài sợ TQ bắn tên lửa vào.
Mỹ phản ứng quá yếu năm 95 nên TQ lập lại trò chơi năm 96. Tới khi có 2 HKMH đi vào thì TQ mới ngưng dở trò.

Giả sử bây giờ TQ lại tập trận thì Mỹ có phản ứng giống ngày xưa không?
Mới đây tàu thăm dò đại dương Mỹ bị TQ ép sát. Chứng tỏ TQ chả ngán nửa rồi. NHưng TQ không muốn động tới ĐL lúc này do tình hình đang thuận lợi, TT của Đài thân TQ. Khả năng thống nhất và trao cho Đài 1 quyền tự trị là không có gì thiệt hại cho Đài. Giống như HK vẫn giữ vững vị thế của họ sau khi về TQ.

Ngày nay chính trị bị mấy đại gia nắm trong tay, bên nào lợi thì họ theo. Chống TQ không có lợi gì cả. Giả sử Đài về TQ thì Mỹ có cấm vận không? Nếu cấm vận Đài thì chả khác nào cấm vận TQ.
Đã không cấm vận nổi thì Mỹ không ép được ĐL, thực chất dân Đài cũng là dân tàu. Cái ông TT thân TQ lên ngôi chứng tỏ dân Đài cũng ngán cảnh đôi co Trung-Mỹ rồi.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Theo em thi ko nên cho DL về TQ.. bao nhiêu vũ khí của DL do Mỷ cung cấp TQ sẽ copy hết.. dưng điều đáng lo ngại nhất là DL về TQ chả khác nào chấp cánh cho con cọp Trung Hoa