Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bác Magic lại dùng F-15 đánh Mig-29. :D
Với lại bác cứ gán cái cơ động cho nó cũng tội. Em thì chưa nghe truyền thuyết nào nói Mig-29 vượt hơn máy bay của Mỹ hay EU, chỉ có nghe Sukhoi mà thôi.
Như em đã nói, người ta đánh giá Mig-29 nổi trội trong cận chiến vì hồi đó nó có trang bị mũ điều khiển góc khóa tên lửa. Phi công thay vì chỉnh góc khóa bằng radar thì chỉ cần nhìn mục tiêu, miễn mục tiêu trong tầm nhìn bằng mắt thường là nó khóa liền. Và góc khóa rộng do đó nó bắn tên lửa nhanh hơn đối thủ. Lúc đó R-37 cũng rất hiện đại, trên cả Mỹ. Sau sự kiện này thì Mỹ mới đầu tư mạnh hơn và sau này EU cũng tham gia vào
Những tính năng này có lẽ Iraq chẳng được LX bán cho.

Còn về trình diễn thì Mig-29 ít đất diễn, do nó nằm trong bờ phá sản, chờ CP Nga cứu. Trình diễn cơ động chỉ có từ thế hệ Su-27 là nổi trội, sau này là Su-30.... Tương lai Mig-35 có cứu vãn thanh danh cho nhà Mig hay không thì chưa biết.

Nhân tiện bác Magic nói về khả năng "cua quẹo". Em sẽ đề cập 1 ít về vấn đề này. Đây cũng nằm trong dự định những bài viết về lái máy bay bằng lý thuyết. Em thấy rất hay, nhân tiện có vài bác là cựu binh nên việc trao đổi sẽ thú vị. Khi nào thời gian cho phép em sẽ bắt đầu.

Vấn đề cua hay ngoặt máy bay. Người ta chia 2 loại.
- Instantaneous turn performance (ITP): Đây là khả năng cua tức thời, tại bất cứ thời điểm nào. Nó tùy thuộc và tốc độ và độ cao. Ở độ cao lớn thì mật độ không khí giảm, làm cho sự ma sát của không khí qua cánh ít hơn, giảm khả năng quay của máy bay.

- Sustained turn performance (STP): Đây là khả năng duy trì việc cua trong 1 thời gian dài. Nó phụ thuộc 3 yếu tố.
+ Load factor, gravity units: Chúng ta hay nghe nói máy bay đạt ngưỡng 9G. Lúc này nếu phi công ngồi trên máy bay thì có trọng lượng nặng gấp 9 lần, sức ép rất nhiều không chịu nổi. Nó cũng đồng thời là giới hạn chịu đựng của thiết bị cơ khí.
+ Turn radius: bán kính vòng quay
+ Turn rate: Khả năng thay đổi hướng quay nhanh chóng cũng như khả năng hoàn tất turn radius nhanh hay chậm.

Trong thực tế, G turn không quan trọng bằng bán kính vòng quay và khả năng đổi hướng linh hoạt. 2 yếu tố này xác định khả năng cua ngoặt "trong lòng" so với máy bay khác.

air_039a_3.gif



Trong hình minh họa bên dưới là 1 ví dụ. Nó liên quan tới việc ứng dụng đúng hay sai việc cua cũng như tính năng G turn.

Ở thời điểm 1:1. Tên lửa hướng từ trên xuống. Máy bay chọn cách tránh tên lửa bằng cách quẹo phải, nhằm làm cho tên lửa vượt quá đà ở sau lưng.
Ở thời điểm 2:2, tên lửa đã ở sau lưng. Nhưng ở vị trí gần nên đầu dò nó hoạt động hiệu quả, nó sẽ đổi hướng phụt hy bẻ cánh lái để quay theo máy bay. Chúng ta thấy máy bay có góc quay nhỏ hơn tên lửa. Bởi 3 yếu tố kể trên. G turn, bán kính quay và thiết kế máy bay có linh động hay không. Lúc này thì G turn lại quan trọng, do mình bẻ ngoặt quá sẽ vượt giới hạn chịu đựng.
Ở thời điểm 3:3, nếu máy bay cua lên trên là chết vì giới hạn vòng quay thua tên lửa. Nhưng nếu bẻ ngoặc xuống bên dưới, tên lửa mất đà, mất góc khóa. Máy bay thoát.


fig102.jpg



Chúng ta thấy việc máy bay cơ động hay không thì ở hướng cua lên trên đều chết. Lúc này ăn thua khả năng xử lý của phi công. Thực tế cuộc chiến nó không dễ như trên hình để phi công chọn hướng. Nó có thể là 2-3 tên lửa, máy bay báo động bị khóa liên tục làm phi công không biết chính xác cách xử lý, nhất là phi công bay tập chay.
Chưa kể cua hướng này thì ở hướng khác lại bị khóa do tên lửa nó tiến tuần tự. cái tiến trước bị lỡ đà thì cái tiến sau đã chỉnh hướng bay. Lúc này quân số lại rất quan trọng. Nôm na là thiên la địa võng.
Tóm lại là torng không chiến, đó là sự kết hợp giữa tính năng máy bay, khả năng phi công, thiết bị hỗ trợ cùng với chiến thuật phối hợp. Do đó không quân Israel không phải nói dóc, đưa máy bay nào ở khối Arập cho họ thì họ đều chiến thắng hết.
Ở link trên kia chúng ta thấy Mig-29 của Nga mỗi năm được tập 50 giờ, lúc đó LX vừa vỡ, thiếu ngân sách. Sau này có khá hơn thì không rõ có lên nổi 100 giờ chưa. Chứ NATO là chuẩn 180 giờ/năm.
VN thì đươc 50 giờ là ngon rồi. Lâu quá em không nhớ chính xác nhưng có người từng nói phi công bay Su-27 kinh nghiệm thuộc dạng lão làng ở Vn hình như có 350-400 giờ bay. Bằng 2 năm bay tập của NATO mà ở VN là lão làng. Thật ra cũng nên thông cảm vì bay tập cũng tốn tiền lắm.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/8/08
665
62
43
cowardsp nói:
Bác Tide oi, cho em hỏi VN mình hiện còn xài Mig 23 ko


Hehe, theo em biết KQVN chưa bao giờ sở hữu MiG 23. Hồi xưa thỉnh thoảng cũng xuất hiện MiG 23 trên bầu trời VN nhưng là của KQ LX đóng ở Cam Ranh. :D
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Em nghĩ rằng Mig-29 là loại rất cơ động chứ:

Youtube=http://www.youtube.com/watch?v=iK-cWOFtiJc

Nó trình diễn được tất cả những động tác khó của Su-27. Leo dốc, ngoặc gấp...rất ok. Quan trọng là khi thực chiến có phát huy được hay không.
Thử so vài thông số kỹ thuật em mượn tạm Wiki:
Mig-29:
F-15:
  • Vận tốc cực đại:
    • Cao độ thấp: Mach 1.2 (900 mph, 1.450 km/h)
    • Cao độ cao: Mach 2.5 (1.875 mph, 3.018 km/h)
  • Tầm bay xa: 5.600 km (3.000 nm, 3.500 mi) với thùng nhiên liệu phụ
  • Trần bay: 20.000 m (65.000 ft)
  • Vận tốc lên cao: 254 m/s (50.000 ft/min)
  • Áp lực cánh: 358 kg/m² (73.1 lb/ft²)
  • Lực đẩy/khối lượng: 1.12 (-220), 1.30 (-229)
Mig-29 trội hơn. Trọng lượng nhẹ hơn thì đương nhiên phải linh hoạt hơn. Chưa kể thiết kế của nó thiên về tính cơ động giống như Su-27.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
túm lại chỉ khi nào có đụng trận mới biết ai hơn ai..
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
xxmagicxx nói:
Em nghĩ rằng Mig-29 là loại rất cơ động chứ:

Nó trình diễn được tất cả những động tác khó của Su-27. Leo dốc, ngoặc gấp...rất ok. Quan trọng là khi thực chiến có phát huy được hay không.
Mig-29 trội hơn. Trọng lượng nhẹ hơn thì đương nhiên phải linh hoạt hơn. Chưa kể thiết kế của nó thiên về tính cơ động giống như Su-27.

Bác Magic bị mấy cái video nó hành rồi :D
Đầu tiên để em up lại ảnh này
relativevisualrange3.jpg


Chúng ta thấy Mig-29M trên bảng tốt hơn cả Su-27 và Su-30. Người ta cho nó tương đương với F-16C.
Mig-29M Fulcrum E, là phiên bản nâng cấp của Mig-29 Fulcrum A.

Nó là 1 thiết kế gần như mới hoàn toàn, phần khung và điều khiển bay từ cơ khí chuyển qua fly by wire. Động cơ cũng là phiên bản mới nhất của RD-33. Đó là lý do mà trên bảng đánh giá kia cho điểm khá cao. Còn việc nó có hơn Su-30 hay không thì không chắc chắn, nhưng đánh giá trên kia là đáng tin cậy vì họ là người có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Ở bảng này, Su-35 đột biến. thật ra cũng hợp lý. Từ Su-27 không có cánh canard, Su-30 lại có cánh này, sang Su-35 lại bỏ. Những quá trình thay đổi này dẫn tới cấu trúc air-frame cũng đổi theo. làm máy bay thay đổi tính năng khá nhiều.


Bảng so sánh của bác Magic là thông số Mig-29M đấy. Trong 3 yếu tố cơ động: airframe, wing loading và thrust/weight. Air-frame thì chúng ta không rõ, thrust/weight thì tương đương với F-15. Nhưng wing loading thì thua hẳn.
Trong sự cơ động thì 3 yếu tố trên là hàng đầu, dĩ nhiên cách kết hợp giữa chúng cũng rất quan trọng.

su30mk16_c1.jpg


Bây giờ nói về hình phía trên. Nó là của Sukhoi nhưng Mig cũng vậy. cả 2 máy bay đều có thể leo dốc, nhưng chiếc mạnh chiếc yếu. Nếu xem video thì làm sao biết chiếc nào leo tốt hơn?
Đây là lúc mà các thông số trên giấy làm việc. Và người ta mua hay bán máy bay cũng có 1 danh sách dài những thông số này. :D

và bên dưới là bảng thông số Climb rate của Su-27. Nó leo dốc tốt hơn F-15. Trong 1 thời gian ngắn, nó đạt vị trí tốt hơn, nó có thể ứng dụng để lock on đối thủ như hình bên trên. Nếu chỉ nhìn video thì chiếc nào cũng leo dốc được, máy bay cánh quạt cũng biễu diễn rất tốt. Hay L 39 huấn luyện cũng có nhiều video bay rất đẹp.

Nếu nhìn nó trình diễn sẽ không biết tính năng. Sự trình diễn chỉ nhằm quảng cáo nó làm được các chức năng này, và làm tốt.
Chẳng hạn turn radius. Chiếc nào cũng có thông số này, nhưng có chiếc có vòng cua nhỏ hơn. Cũng như xe, chiếc nào cũng cua được cả, nhưng có chiếc có vòng cua hẹp hơn, đằm hơn. Có chiếc cua dễ lật nhào. Người ta biễu diễn trong air show để trình diễn, không ai mua máy bay bằng nhìn air show cả. Ở Mỹ các show cũng trình diễn rất đẹp chứ không phải chỉ có sukhoi mới biết diễn đâu.


su30mk20_c1.jpg


Liên quan đến turning, ngoài bản thân sự cơ động máy bay còn có khoảng cách giửa 2 máy bay. Dù 1 máy bay có cơ động tốt bao nhiêu thì nó không thể vượt ngưỡng giới hạn.

Hình bên dưới minh họa khỏang cách 2 bên là 2nm. Máy bay đỏ turning 4G và 7G. Sự khác nhau là bán kính vòng cua. Nhưng máy bay đen vẫn nằm trong vòng cua máy bay đỏ, và máy bay đỏ không thể bắn trả. Nếu chỉ nhìn video thì chúng ta khó biết chính xác khả năng của mỗi loại máy bay vì chúng đều có thể turning.
Trong thực tế thì vai trò phi công càng quan trọng. Trong hình ở dưới, máy bay đen phải phán đoán động thái máy bay đỏ. Còn nhiều tình huống nửa mà phải dùng kinh nghiệm để đoán. Dù kiểu nào thì máy bay đỏ cũng bất lợi. F-22 vào vị trí này cũng chết như thường. Quá giới hạn G turn là phi công không chịu nổi.
air039a9.gif



Cuối cùng là trích dẫn

"It's an exceptional airplane," Nunnally said. "It performs very, very well. It met most of my expectations about the airframe." "It was exhilarating because you go through the training with all the intelligence and so forth, and you figure out how you'll be able to identify him in the air," the major said. "Then, as you start your first fight, you look out there and see it really is a MiG." For some 510th flyers, getting familiar with the Fulcrum went a step further -- flying it -- as did Capt. Mike McCoy who enjoyed some stick time in a two-seat version, putting the jet through F-16-type maneuvers. "It (the flight) answered so many questions pilots had about the Fulcrum's unknowns -- how it maneuvers, what to expect in a dogfight, especially up close in what we call 'phone booth' fighting," McCoy said. "What really impressed me was the MiG 29's maneuverability at slower airspeeds. They have a lot of energy, but the F-16's a real nice jet, too, with lots of power -- we were able to outpower the MiGs, which makes me real happy."

Its drawbacks? Ergonomics and avionics, McCoy said. "The limited visibility and cockpit ergonomics were way out there compared to what we're used to," he said. "It seems like it would take a long time to be able to find out where all the switches are. It takes a lot of effort, and you can get cockpit saturated very easily in the MiG 29."

http://aeroweb.lucia.it/rap/RAFAQ/Buzzards.html

"Could you possibly give me some numbers, references etc. whith would have comparison of AIRFRAMES of F-16 and MiG-29. Untill now from the literature I have got an idea (perhaps uncorrect one) that at least airframe of MiG-29 is better than one of F-16. That is how many Gs it can pull, aerodynamic properties. MiG-29 may lag in avionics, FBW, engines but NOT airframe.
I believe that there are no G-limiter on MiG-29, because pilot will pass away at much lower Gs than would harm the airframe. There was at least one ocasion when MiG-29's arframe was deformed after pulling some large Gs (12?) but a/c was capable of coming back to the base. Being later design (and more progressive lifting/blended body design) than F-16, Mig-29's airframe at my opinion is superior to F-16's."

Link này cũng trích dẫn từ những người có kinh nghiệm:
http://www.16va.be/mig-29_experience.htm
Họ nói về ưu và nhược điểm. Chúng ta xem ưu điểm là gì?

"But when all that is said and done, the MiG-29 is a superb fighter for close-in combat, even compared with aircraft like the F-15, F-16 and F/A-18. This is due to the aircraft’s superb aerodynamics and helmet mounted sight.
Inside ten nautical miles I’m hard to defeat, and with the IRST, helmet sight and ‘Archer’ I can’t be beaten. Period. Even against the latest Block 50 F-16s the MiG-29 is virtually invulnerable in the close-in scenario. On one occasion I remember the F-16s did score some kills eventually, but only after taking 18 ‘Archers’. We didn’t operate kill removal (forcing ‘killed’ aircraft to leave the fight) since they’d have got no training value, we killed them too quickly. (Just as we might seldom have got close-in if they used their AMRAAMs BVR!) They couldn’t believe it at the debrief, they got up and left the room!


Những nhận xét trên phần nhiều là người trong cuộc, họ có kinh nghiệm bay nhiều loại máy bay nên sự so sánh chính xác hơn là dùng 1 trận đánh nào đó để đánh giá 1 máy bay.
Những trận đánh tập cũng quan trọng không kém đánh thật, vì 1 máy bay kém thì đánh trận giả cũng không thể nào thắng được.
Mig-29 đã như vậy, khả năng của Sukhoi có thể tốt hơn.

Mig-29 đã bị những phi công nửa vời làm ô danh. Những phi công bay thử Mig-29 đều khen, họ là những người có kinh nghiệm. và quan trọng nhất là họ không đi chào hàng Mig-29, vậy họ khen Mig-29 làm gì?. Có ai giải thích giúp :D
Chỉ đơn giản là thử tính năng. Có cả cái hay lẫn cái dỡ. Còn việc những phi công Iraq chết trận thì khỏi bàn làm gì. Lý do chắc ai cũng hiểu.

Nhưng chúng ta cũng không nói máy bay của Mỹ kém. tất cả đều là máy bay tốt, lúc này vai trò phi công quan trọng nhất.

Is fighter X better than fighter Y?

First, best for what? Every fighter is designed with a particular set of requirements in mind. "Fighter" is a fairly general term that covers a multitude of missions. A Tornado F.3 or a MiG-31 is an excellent long-range interceptor, but you wouldn't want to send one of them up against an F-16 or an Su-27 in a dogfight.


Second, the aircraft itself isn't the only factor involved, or even the most important one. Put two aircraft of similar (or even somewhat different) capabilities up against each other, and by far the most important factor is the relative skills of the two pilots. It's widely believed that superior pilot training was the main reason why American F-86 Sabres consistently gained air superiority over technically superior Russian MiG-15s in the Korean War.


Third, even apparently identical fighters can differ enormously in their electronics fit; and in modern fighters, the electronics is at least as important (not to mention expensive) as the airframe. Export versions of fighters are normally much less capable in the electronic sphere than the equivalent models for the home air force, even when the aircraft have the same designation; does anyone expect the F-16Cs exported to, say, Egypt to be anywhere near the capability of the F-16Cs in USAF service? Older aircraft can be upgraded to modern electronic standards at a fraction of the cost of new fighters, an option increasingly popular in these days of tightened defence budgets (for example, the RNZAF recently upgraded its Skyhawk fleet with a radar and avionics suite equivalent to that of the F-16A).


Most of the modern generation of fighters are fairly similar in performance. Leaving out specialised interceptors such as the Tornado and MiG-31 mentioned above, if almost any two modern fighters came up against each other in a dogfight, pilot skill would certainly be the main deciding factor. We can (and certainly will) argue endlessly about the relative merits of, say, F-16 vs Sea Harrier, or F-22 vs Su-35 (both the subject of recent discussion on this newsgroup; Harriers versus conventional fighters is a particularly hardy perennial), and there are real differences there; but such technical details are not the most important thing in combat.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Bác SVG quên yếu tố quan trọng là trọng lượng. Trọng lượng lớn thì quán tính cao, ảnh hưởng đến khả năng đổi hướng đột ngột. Su-27 hay F-15 là loại máy bay lớn thì không thể "lắc léo" bằng mấy anh nhỏ con như Mig-29 hay F-16. 1 chiếc Bentley có cùng thông số tăng tốc sẽ không thể lạng lách đánh võng bằng 1 chiếc Ferrari được. Đáng lý ở trận dogfight giữa F-15 và Mig-29, chiếc Mig phải cua tốt hơn chứ? Cho nên có quyền nghi ngờ những gì mà người Nga công bố.
Có những anh đá bóng đá vỉa hè rất hay, vẽ vời rất đẹp. Nhưng không đá sân lớn được, mấy chiêu đó vô dụng. Em mường tượng ra như thế.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trọng lượng một phần phản ánh trên diện tích cánh đó bác. Những máy bay lớn thì họ làm cánh lớn, nó phải tương xứng, nếu không sẽ không thể cơ động. bên cạnh đó là sức đẩy động cơ.
Ví dụ F-35 thiết kế bay dài, chứa nhiều xăng và mang bom, động cơ chỉ có 1 nên nó kém cơ động. Không thể kéo cánh to hay dài quá vì lúc này nó lại phản tác dụng.

Những đánh giá trên không phải người Nga nói mà là người Đức nói. Vì vậy có gì đó thiên vị cho Nga chẳng? Mà diễn tập thì Đức-Mỹ tham gia nên khả năng quảng cáo cho Nga là rất khó xảy ra.

Như phần link ở trên, em xin trích dẫn phần mở đầu bên dưới: Nước Đức thống nhất thừa hưởng Mig-29 từ Đông Đức. và NATO cũng như Mỹ dùng Mig-29 để huấn luyện phi công của họ. Không gì tuyệt vời bằng dùng chính máy bay đối thủ để bay tập. Sau này Mỹ mua 2 chiếc Su-27 của Ucraina? cũng cùng chung mục đích.

Oberstleutenant Johann Koeck là chỉ huy phi đội Mig-29 của nước Đức, ông đồng thời là phi công F-4 nhiều kinh nghiệm. và để so sánh máy bay phương Tây với Mig-29, ông này là người hiểu rõ nhất. Vậy chúng ta lý giải làm sao khi ông đánh giá cao Mig-29 trong đánh tầm gần?


"But when all that is said and done, the MiG-29 is a superb fighter for close-in combat, even compared with aircraft like the F-15, F-16 and F/A-18.


Về việc bác so sánh F-15 thì nó tùy vào tình huống, trong link bác đưa là quảng cáo tính năng đối không, đối đất của f-15. Họ cũng sẽ có nhiều video như vậy để nói về F-18 hay F-16. Vì trong các trận chiến của Mỹ không có trận nào Mỹ bị thua vì máy bay đối phương. nếu lấy đó để so sánh thì máy bay Mỹ sẽ không có tỷ lệ bị rớt. và máy bay các nước còn lại không có khả năng đánh lại máy bay Mỹ.

Những trận không chiến của Mỹ rất thành công. Họ không bao giờ đánh mà không hiểu rõ đối thủ. Đối thủ của Mỹ thì chiếc máy bay cảnh giới AEW&C hình thù ra sao họ còn không biết. Chẳng ai sở hữu loại này cả. Khi đó đánh nhau, họ bay mù, trong khi Mỹ biết hướng bay, biết bao nhiêu chiếc...từ 400km. Lúc này Mig-29 còn mò mẫm trong bóng đêm. Rồi đùng 1 cái, bị bao vây. Mà đã để đối thủ vây thì như bác coi mấy hình minh họa ở trên, cứ vào thế là chết chứ không lạng láchi gì được.

Những chiếc mig-29 rơi ở Iraq toàn bị hạ bởi đối thủ đông hơn. Không có 1vs1 đâu. vì như thế sẽ mạo hiểm. Do đó nói người Nga nói quảng cáo thì cũng hơi ép họ. Vì Đức đâu có thân Nga?

Following the re-unification of Germany, Luftwaffe inherited a number of East Germany's MiG-29 fighters. It was decided to incorporated these fighters into the Luftwaffe and make them as much "NATO-compatible" as possible. These aircraft were later used for a number of training exercises, including simulated air combats against American F-16 fighters. Many weaknesses and advantages of the MiG-29 were discovered. The wild interest in the West toward MiG-29 was caused by the results of these exercises in which MiG-29 proved to be a far superior fighter in close combat than any Western type. Many people continue to argue about advantages and flaws of MiG-29 and, of course, I can add a few dozen kilobytes of my own thoughts to that argument.

However, fortunately for you, I am not feeling particularly patriotic this night and so I decided to quote Luftwaffe's Oberstleutenant Johann Koeck, who for many years was an F-4 pilot and who has first-hand experience flying MiG-29 as the commander of Luftwaffe's MiG-29 squadron. If anyone is qualified to compare MiG-29 to Western fighter aircraft it would be Johann Koeck. I organized his evaluations of the aircraft's performance - everything from dogfighting to maintainability - into two categories: flaws and advantages
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Em post đánh giá của ông chỉ huy người Đức kia cho các bác dễ theo dõi. Nếu bác nào muốn em dịch thì em sẽ phục vụ.

Negatives

"The employment of the MiG-29 suffers from severe inherent constraints. The most obvious limitation is the aircraft’s limited internal fuel capacity of 3500-kg (4400 kg with a centreline tank). We have no air-to-air refuelling capability, and our external tank is both speed and manoeuvre limited. We also have only a limited number of tanks.


"But if we start a mission with 4400-kg of fuel, start-up, taxy and take off takes 400-kg, we need to allow 1000-kg for diversion to an alternate airfield 50-nm away, and 500-kg for the engagement, including one minute in afterburner. That leaves 2500-kg. If we need 15 minutes on station at 420 kts that requires another 1000-kg, leaving 1500-kg for transit. At FL200 (20,000 ft) that gives us a radius of 150-nm, and at FL100 (10,000 ft) we have a radius of only 100-nm.


"Our navigation system is unreliable without TACAN updates and is not very accurate (I’d prefer to call it an estimation system). It relies on triangulation from three TACAN stations, and if you lose one, you effectively lose the system. We can only enter three fixed waypoints, which is inadequate. We also can’t display our ‘Bullseye’ (known navigation datum, selected randomly for security). For communications we have only one VHF/UHF radio.


"The radar is at least a generation behind the AN/APG-65, and is not line-repairable. If we have a radar problem, the aircraft goes back into the hangar. The radar has a poor display, giving poor situational awareness, and this is compounded by the cockpit ergonomics. The radar has reliability problems and lookdown/shootdown problems. There is poor discrimination between targets flying in formation, and we can’t lock onto the target in trail, only onto the lead. We have only the most limited autonomous operating capability.


"We don’t have the range to conduct HVAA attack missions - and we’re effectively limited from crossing the FLOT (Front Line of Own Troops). Our limited station time and lack of air-to-air refuelling capability effectively rules us out of meaningful air defence missions. Nor are we suited to the sweep escort role. We have a very limited range, especially at high speed and low altitudes, and are limited to 540-kt with external fuel. We have navigation problems, Bullseye control is very difficult and we have only one radio. So if I talk, I ‘trash’ the package’s radios!


"The only possible missions for NATO’s MiG-29s are as adversary threat aircraft for air combat training, for point defence, and as wing (not lead!) in Mixed Fighter Force Operations. But even then I would still consider the onboard systems too limited, especially the radar, the radar warning receiver, and the navigation system as well as the lack of fuel. These drive the problems we face in tactical scenarios. We suffer from poor presentation of the radar information (which leads to poor situational awareness and identification problems), short BVR weapons range, a bad navigation system and short on- station times."

Positives:


But when all that is said and done, the MiG-29 is a superb fighter for close-in combat, even compared with aircraft like the F-15, F-16 and F/A-18.
This is due to the aircraft’s superb aerodynamics and helmet mounted sight.
Inside ten nautical miles I’m hard to defeat, and with the IRST, helmet sight and ‘Archer’ I can’t be beaten. Period. Even against the latest Block 50 F-16s the MiG-29 is virtually invulnerable in the close-in scenario.

On one occasion I remember the F-16s did score some kills eventually, but only after taking 18 ‘Archers’. We didn’t operate kill removal (forcing ‘killed’ aircraft to leave the fight) since they’d have got no training value, we killed them too quickly. (Just as we might seldom have got close-in if they used their AMRAAMs BVR!) They couldn’t believe it at the debrief, they got up and left the room!


"They might not like it, but with a 28deg/sec instantaneous turn rate (compared to the Block 50 F-16's 26deg) we can out-turn them ( Tính năng này có nói ở mấy bài trước, có vài so sánh cụ thể của Mig-23 cũng thú vị, em sẽ post sau). Our stable, manually controlled airplane can out-turn their FBW aircraft. But the real edge we have is the ‘Archer’ which can reliably lock on to targets 45deg off-boresight.


"I should stress that I’m talking about our Luftwaffe MiG-29s, which are early aircraft. They also removed the Laszlo data link and the SRO IFF before the aircraft were handed over to us, so in some respects we’re less capable than other contemporary MiG-29s. From what we hear the latest variants are almost a different aircraft. I’d like to see our aircraft get some of the updates being offered by MiG-MAPO.

The more powerful engines, better radar, a new navigation system, a data link and an inflight refuelling probe. If we got the new ‘Alamo-C’ that would also be an improvement - even a two nautical mile boost in range is still ten more seconds to shoot someone else! We won’t get many of those improvements, though we are getting a new IFF manually selectable radio channels, and improvements to the navigation system, including the integration of GPS. Most of our aircraft will be able to carry two underwing fuel tanks, which will also help."
 
Last edited by a moderator:
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
em ko hiểu qua bao đời Mig-29 rồi mà cũng cái vụ thiếu xăng nên tầm bay thấp hoài? sao nó ko nghiên cứu động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Mig-29 thiếu xăng là ở bản Fulcrum A, đó là thiết kế ban đầu. Sau này thay đổi nhiều, nhưng lớn nhất là phiên bản Fulcrum E, tức Mig-29M.
Nó thay đổi gần hết kết cấu khung, thiết kế lại cửa hút gió. Làm tăng thêm 40% khả năng khí động học. Thay động cơ tuổi thọ bền hơn gấp rưỡi. Thay hệ thống điều khiển bay cơ khí bằng điều khiển điện tử. Thay luôn radar và hệ thống điều khiển vũ khí. Lượng xăng tăng thêm 1 nửa so với bản đầu tiên.

Những phiên bản đầu của Mig-29 kém về điện tử, đó là tình hình chung của không quân LX. Ngoài tính năng hiển thị mục tiêu trên mũ phi công và lock on bằng mũ, lúc này Mỹ hay tây gì cũng chưa có. Đó là 1 ngạc nhiên từ phía LX. làm cho không chiến gần không chiếc nào đánh lại.
Gây nhiễu điện tử ECM, khả năng radar lúc đó là hạn chế của Mig-29.

Những đánh giá của người Đức là nói về Fulcrum A, lúc đó LX bán cho Đông Đức.

Mig-29 xuất khẩu toàn là từ thời LX, sau khi LX rã thì không còn ai nhập loại này. Lý do là những nước chuyên nhập hàng LX giờ chuyển qua TB, những nước TB thì thù địch, lại nằm trong khối NATO nên không lý gì đi mua Mig. Từ đó Mig đến bờ phá sản do không quân Nga cũng không đủ tiền mua thêm máy bay. Sau này kinh tế khá hơn nên Mig-35 ra đời để vực lại uy tín.
LX xụp đổ làm cho hàng không Nga chững lại khá lâu. Nếu không thì họ cũng có máy bay thế hệ 5 sớm hơn lúc này.