Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Nhân tiện nói về Mig, nếu không đề cập trận chiến ở Bekaa valley 1982 giữa Syria và Israel là thiếu sót. Em sẽ đề cập chi tiết trận đánh này.
Đây được xem là trận không chiến đầu tiên mà người ta dùng công nghệ hiện đại để tham chiến, ví dụ máy bay cảnh báo, máy bay gây nhiễu, decoy làm mục tiêu bay giả, vũ khí AIM-9L mới....
Cũng qua trận đánh này, Mỹ hình thành học thuyết quân sự hiện đại, dùng nó ứng dụng vào Iraq 1991 và vẫn còn hữu dụng cho tới hôm nay.

Con số thiệt hại 2 bên không nhất quán. Israel công bố không mất bất cứ máy bay nào trong không chiến (mất 16 chiếc do phòng không). Họ dùng F-15 và F-16. đây là những trận đánh lớn đầu tiên của 2 loại máy bay này.
Phía Syria thì cho rằng họ hạ 12 chiếc các loại của Israel. Nhưng không có hình ảnh nào ghi lại nên cũng không thuyết phục lắm. Syria dùng Mig-23 là máy bay thế hệ 3.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
bữa nào bác SVG rảnh làm bài về Mig-29 với Mig-35 đi, em cũng kết 2 chíêc đó lắm mà info trên wikipedia thiếu với lung tung quá, toàn phải kiếm tài liệu Eng. mà đọc, thấy specs chíêc Mig-35 có vẻ dỏm hơn SU-35 mà giá tương đương?
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Bác TKM vô Youtube xem Mig-29 thao diễn để ý cái đuôi lửa động cơ phụt ra có màu gì và khói như thế nào so với máy bay Tây Phương thì tự nhiên sẽ có kết luận tại sao nó mau hết xăng :D.
Mig-35 là Mig-29 rename phục vụ hoàn toàn cho xuất khẩu, không quân Nga không mua. Đang dụ Ấn Độ nhưng anh này lưỡng lự vì sản phẩm của Tây Âu và Mỹ chào hàng. Nếu Ấn mua thì sẽ thêm nhiều khách hàng, có thể là VN trong đó. Còn không bán được chắc hãng Mig tiêu luôn!
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
bữa nào bác SVG rảnh làm bài về Mig-29 với Mig-35 đi, em cũng kết 2 chíêc đó lắm mà info trên wikipedia thiếu với lung tung quá, toàn phải kiếm tài liệu Eng. mà đọc, thấy specs chíêc Mig-35 có vẻ dỏm hơn SU-35 mà giá tương đương?

Bác xem chỗ nào mà thấy giá tương đương?
Về tính năng thì Mig-35 có lẽ không bằng ở phần động cơ cũng như phần điện tử. Cái này em chỉ đoán vì Mig bị tụt sau Sukhoi. Tuy nhiên thực tế thì 2 loại máy bay Mig-35 và Su-35 không cạnh tranh nhau. Nó nằm trên 2 phân khúc khác hoàn toàn. Do đó có thể thành tựu từ Sukhoi sẽ chuyển cho Mig và ngược lại. Việc này rất khó xác định.
Có 1 điều chắc chắn là Mig-35 cải tiến rất nhiều, theo công trình sư trưởng thiết kế Mig-35 thì nó trang bị điện tử thế hệ 5. kết cấu khung khí động học theo thế hệ 4++.

Bây giờ em sẽ nói về trận đánh thung lũng Bekaa trước. Có thời gian sẽ cung cấp thông tin về 2 chiếc này sau, có 1 tạp chí viết về Mig-35 thấy cũng hay lắm, nhưng là báo in nên tìm trên mạng thì dễ trích dẫn hơn.
Sau thời Đông Đức thì không ai còn sử dụng máy bay Nga (ngoài Ấn) nên đánh giá sẽ không khách quan như lúc người ta đánh giá Mig-29 từ Đông Đức, vì lúc đó họ bay tập cùng NATO. Tuy nhiên cũng có thể suy đoán Mig-29 đã có những tính năng tốt, không lý gì Mig-35 lại tụt lùi.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trong trận chiến ở Bekaa Valley giữa Israel và Syria. Phía Israel cho biết họ bắn hạ 82 máy bay của Syria mà không bị tổn thất trong không chiến. Những con số này góp phần đưa đến tỷ lệ thành công của máy bay F-15, F-16 lên rất cao.

Lúc này Israel có F-4, F-111. Tuy nhiên quan trọng nhất là những chiếc F-15 và F-16. Đó là máy bay thế hệ 4 tiên tiến.
Bên phía Syria thì chủ lực là Mig-23. Ngoài ra củng có nhiều Mig-21.

Mig 23 là phiên bản cải tiến cho Mig-21. Mig-21 dù thành công, nhanh nhẹn trong chiến đấu. Nhưng nó có nhược điểm là tầm bay ngắn, mang ít vũ khí, radar rất hạn chế. Mig-23 là bản thay đổi những yếu điểm kia. Nó cũng nhằm đánh bại F-4 đang thống trị của Mỹ.
Về tính năng khi đó thì quả thật nó hơn F-4 vì ra đời sau cả 10 năm. Nó có tầm bay xa hơn, động cơ mạnh hơn. Chịu gia tốc lớn hơn.

Trong trận Bekaa. Phía Israel đã xử dụng những chiến thuật và vũ khí mới hoàn toàn. Nó là tiền đề cho chiến thuật không chiến ngày hôm nay.

- Về vũ khí: Tên lửa AIM-7S dẫn bằng radar, AIM-9L dẫn bằng hồng ngoại. AIM-9L là phiên bản nâng cấp hoàn toàn từ thời chiến tranh VN. Thời VN war nó có tỷ lệ thành công khoảng 15%. Nhưng sau khi nâng cấp đạt tỷ lệ khỏang 80%.
Lý do là nó thay đổi quan trọng ở tính năng all-aspect capability . Có nghĩa là nó có thể bắn từ các hướng khác nhau vào đối thủ mà không cần phải bắn từ phía sau đuôi đối thủ.

Trong khi đó Syria dùng tên lửa K-13 của thập niên 60. Đây là loại mà VN dùng trên Mig-21. Tính năng rất kém so với hàng Mỹ khi đó. Sau này gặp AIM-9L thì khỏi so sánh luôn. Nó chỉ bắn được khi tìm ra nguồn nhiệt phía sau động cơ, ở đó nóng nhất nên nó dễ nhìn. Do đó nếu muốn bắn thì phải lái máy bay làm sao cho mình ở sau đuôi người ta. Không thể bắn trực diện hoặc bắn bên hông như AIM-9L.
Chính lý do này mà những phi công VN war, dù ở trong vòng vây của máy bay Mỹ những vẫn thoát về căn cứ. Vì mặc cho Mỹ đông, không theo đuôi được thì chẳng thể khai hỏa, trừ khi dùng canon. Mỹ thấy hạn chế này nên cải tiến. LX cũng có cải tiến nhưng họ không xuất khẩu những gì ngon nhất của họ.

- Về máy bay cảnh giới: Đây là lần đầu Israel dùng kỹ thuật chỉ huy, điều khiển, kết nối thông tin trong diện rộng. Máy bay AWACS Grumman E-2C Hawkeye được sử dụng.
Nó có thể điều khiển 130 mục tiêu trên không ở tầm 250 miles. Hệ thống ALR-59 thụ động có thể thu nhận tín hệu từ radar của máy bay đối phương từ 500miles. Do đó những máy bay của Syria cất cánh là lập tức bị phát hiện. Israel có thời gian để quyết định cách đánh với đối thủ.

- máy bay gây nhiễu: Boeing 707 được cải tiến làm máy bay gây nhiễu. Nó dùng để chống lại, làm nhiễu tín hiệu từ radar mặt đất của Syria. Dó đó máy bay của Syria không thể kết nối thông tin với radar mặt đất. Trong khi LX lại xây dựng học thuyết quân sự dựa vào mặt đất rất nhiều.
Để chống lại sự gây nhiễu cũng như để ngăn không cho máy bay Syria nghe lén tín hiệu, Israel dùng hệ thống thông tin VHF tần số cao 30-88Mhz. Khi Syria dò ra tần số, chuẩn bị gây nhiễu thì Israel lại đổi tần số. Cho nên khả năng bảo vệ tín hiệu rất tốt.

- Một hệ thống mới nửa của Israel là remotely piloted vehicle (RPV). Đây được xem như máy bay không người lái. Nó tạo những tín hiệu như máy bay thật nhằm đánh lừa phòng không mặt đất. Khi phòng không mở radar quét thì nó xác định vị trí cho máy bay ném bom tiêu diệt.

Tuy có những công nghệ mới, nhưng yếu tố con người lại quan trọng nhất: "Training is of greater importance and significance than the means of warfare, the weaponry systems, and the technology".

Trong trận chiến này, Phía Syria bộc lộ nhiều yếu điểm mà LX nhìn thấy và học hỏi. Thứ nhất là trình độ huấn luyện kém. Thứ 2 là phụ thuộc vào hỗ trợ mặt đất. Nếu phía mặt đất bị rối loạn thì trên không sẽ đơn độc hoàn toàn. Lý do này phái LX không phải không nhìn ra, tuy nhiên xây dựng hệ thống hỗ trợ mặt đất thì rẻ tiền hơn, nhất là phía đồng minh LX toàn nhà nghèo.
Trích dẫn lời 1 phi công israel "They could have flown the best fighter in the world, but if they flew it the way they were flying, we would have shot them down in exactly the same way. It wasn't the equipment at fault, but their tactics".

Từ cuộc chiến này. Mỹ rút ra những bài học và họ xây dựng doctrines dựa vào đó.

- Thứ nhất là sự áp đảo trên bầu trời. máy bay hộ trợ điện tử, gây nhiễu, cảnh báo sớm bắt buộc phải có. Không chỉ không đối không mà cả đối đất , đối hải cũng vậy, trên không phải chiếm ưu thế. It is generally accepted today that to win the land and sea battle, a fighting force must first control the air.
Cùng thời gian này. Hải quân Anh có máy bay cảnh giới E-2C. nếu họ ứng dụng tốt thì nó phát hiện máy bay Argentina từ xa, ngoài tầm tên lửa Ecoxet, lúc đó đánh chặn sẽ dễ dàng. Sẻ không có thiệt hại như HMS Sheffield.

- Thứ 2 là xây dựng hệ thống hỗ trợ trong những chuyến bay dài. Trận Bekaa xảy ra ở Libăng. Nó không xa lãnh thổ Israel.
Năm 1986, Mỹ mở chiến dịch không kích Lybia. Huy động 14 A-6, 6 A-7, 6 F-18, nhiều F-14 và EA6B. Trong đó 4 E-2C cảnh báo sớm. 24 US F-111 hỗ trợ cho hơn 30 máy bay, gồm 5 EF-111 electronic warfare aircraft và 28 KC-135 gây nhiễu, thu thập thông tin, và KC-10 tankers.
Thiệt hại ít nhất 9 chiếc F-111. Lý do là cuộc hành quân quá dài, hơn 14 giờ bay. Lại huy động quá nhiều máy bay vào những vùng trời chưa được "clean". Sau này Mỹ rút ra kinh nghiệm, diệt phòng không trước khi triển khai không quân trên diện rộng. Lúc này những loại bom xuyên bongkee, phá radar được chú trọng. Dĩ nhiên máy bay tàng hình cũng nằm trong đó.

Trong khi ở Bekaa valley, phòng không Syria diễn tập nhiều tháng trên 1 khu vực cố định. Do đó Israel không khó để phát hiện vị trí, theo dõi và tiêu diệt. Sự khinh thường đối thủ của Syria phải trả giá. Người Mỹ đã thấy sự dễ dàng ở Bekaa và họ cũng phải trả giá cho bài học này.

Một phần quan trọng không thể không nói tới trong thành công của Israel chính là trang bị của Syria quá lạc hậu. SAM chỉ có SA 6, 8, Đáng kể là SA 5, tức S-200.

Họ cũng dùng máy bay thế hệ 3, đã vậy đây là phiên bản rút gọn, stripped-down export models.
Đây là đặc trưng của LX, Vn cũng chỉ nhận những vũ khí cũ của LX. Lý do không phải họ chơi đểu, mà vì họ bảo mật. VN thì chia sẽ với TQ. Còn Trung Đông thì không phải đồng minh thân thiết.
Ngược lại khối Warsaw thì được LX quan tâm, trang bị vũ khí tốt nhất trong các nước mà LX xuất khẩu. Nhưgn dĩnhiên không phải là vũ khí tốt nhất của LX.

Israel thì sao? Họ không chê Mỹ "đểu" như LX. Mỹ xuất khẩu vũ khí mới cho israel, nhưng quan trọng hơn, Israel biết cải tiến vũ khí. F-4 hay E-2C đều được cải tạo tính năng tốt hơn hàng nguyên bản.

Tóm lại trận chiến Bekaa valley đã chứng tỏ những học thuyết quân sự mới sau thời WW II. Cũng từ trận này, Mỹ, LX thay đổi nhiều tính năng của vũ khí cũng như quan điểm triển khai vũ khí. Người Mỹ thấy vai trò của tác chiến điện tử. Người LX thấy rõ va trò chống lại chiến tranh điện tử.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
sinhviengià nói:
TKM nói:
bữa nào bác SVG rảnh làm bài về Mig-29 với Mig-35 đi, em cũng kết 2 chíêc đó lắm mà info trên wikipedia thiếu với lung tung quá, toàn phải kiếm tài liệu Eng. mà đọc, thấy specs chíêc Mig-35 có vẻ dỏm hơn SU-35 mà giá tương đương?

Bác xem chỗ nào mà thấy giá tương đương?
Về tính năng thì Mig-35 có lẽ không bằng ở phần động cơ cũng như phần điện tử. Cái này em chỉ đoán vì Mig bị tụt sau Sukhoi. Tuy nhiên thực tế thì 2 loại máy bay Mig-35 và Su-35 không cạnh tranh nhau. Nó nằm trên 2 phân khúc khác hoàn toàn. Do đó có thể thành tựu từ Sukhoi sẽ chuyển cho Mig và ngược lại. Việc này rất khó xác định.
Có 1 điều chắc chắn là Mig-35 cải tiến rất nhiều, theo công trình sư trưởng thiết kế Mig-35 thì nó trang bị điện tử thế hệ 5. kết cấu khung khí động học theo thế hệ 4++.

Bây giờ em sẽ nói về trận đánh thung lũng Bekaa trước. Có thời gian sẽ cung cấp thông tin về 2 chiếc này sau, có 1 tạp chí viết về Mig-35 thấy cũng hay lắm, nhưng là báo in nên tìm trên mạng thì dễ trích dẫn hơn.
Sau thời Đông Đức thì không ai còn sử dụng máy bay Nga (ngoài Ấn) nên đánh giá sẽ không khách quan như lúc người ta đánh giá Mig-29 từ Đông Đức, vì lúc đó họ bay tập cùng NATO. Tuy nhiên cũng có thể suy đoán Mig-29 đã có những tính năng tốt, không lý gì Mig-35 lại tụt lùi.

em thấy trên wikipedia thì giá 2 chíêc khoảng từ $60tr - >$70tr? nếu vậy nó tương tự như Mig-29 với SU-27 hả bác? vậy Mig có chiếc nào tương tự SU-27ko?
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Về giá thì bác TMK đợi em tìm hiểu chính xác đã.

Giờ nói về passive radar. bài viết của trung tá Arend Westra, plans officer at the 3rd Marine Aircraft Wing viết trong Joint Forces Quarterly 55th. Tựa đề Radar versus Stealth.

radar1.jpg

-------------------------------------

radar2m.jpg



Như đã đề cập ở những mục trước. máy bay tàng hình hiện nay chỉ phát huy tác dụng mạnh nhất trong X-Band. tức băng tần của những radar mang trên máy bay. Có nghĩa là dùng radar từ máy bay rất khó phát hiện máy bay tàng hình.
Ngoài X-band có bước sóng cm, còn có radar tần số cao VHF, UHF. Những radar này có bước sóng dm và mét. Những bước sóng này làm cho lớp hấp thụ sóng radar trên máy bay tàng hình ít tác dụng. Nhưng nhược điểm của radar này là không có độ phân giải cao. Nó xuất hiện nhiễu trên màn hình, làm cho việc định vị mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa khó khăn. Tuy nhiên nó phát hiện ra khu vực mà mục tiêu hoạt động.

Ngày nay các cường quốc đều có radar cảnh báo tần số cao, hãng Lockheed Martin cũng như Israel chế tạo Green Pine radar UHF L-band. Nga có hệ thống NEBO VHF dùng công nghệ AESA cũng có khả năng phát hiện tàng hình, tuy nhiên bao xa thì đó là bí mật.

Passive radar: Nó khác với radar thông thường, nó không phát tín hiệu và nhận tia phản hồi. Nó chỉ thu tín hiệu từ máy bay phát ra.
Nó thu tín hiệu radar máy bay, radio, datalink,...từ đó định vị khu vực có máy bay. Nếu triển khai nhiều hệ thống ở các hướng thì cho phép nó định vị hướng bay, độ cao, khoảng cách, đó là bistatic radar. Có 3 thông số này thì việc theo dõi và lock mục tiêu mới khả thi.

Từ khi máy bay tàng hình F-117A bị ơi ở Nam Tư, người ta mới chú trọng vào passive radar.
Dĩ nhiên có radar thì sẽ có việc chống lại radar. Tuy nhiên passive radar rất khó để phát hiện, đo nó không phát tín hiệu. Nên việc định vị rất khó khăn.
Ngày nay passive radar dùng vào việc cảnh báo và phát hiện máy bay. Nó vẫn chưa thể dẫn bắn cho tên lửa. Tuy nhiên việc kết hợp 2 loại radar sẽ giúp việc phòng không thuận lợi hơn.
Trước khi có passive radar thì muốn phát hiện máy bay, trạm radar và tên lửa phải quét liên tục trên trời. Việc này làm cho vị trí khẩu đội tên lửa bị lộ. Người ta sẽ dùng tên lửa định vị GPS để đánh phá.

Khi có passive radar thì khẩu đội tên lửa không phát radar mà chỉ dùng passive radar để tìm mục tiêu. Máy bay đối phương cũng sẽ không biết nơi nào có tên lửa. Chỉ khi nào thuận lợi nhất, khẩu đội tên lửa sẽ mở radar của bàn thân, dẫn bắn cho tên lửa. Sa đó di chuyển lập tức để tránh bị phản công. Việc tồn tại cua 3khẩu đội phòng không sẽ tăng rất cao.
Passive radar ngày nay kết hợp cùng radar cảnh báo sớm, nó sẽ phát hiện những mục tiêu nghi ngờ.

radar3.jpg


-----------------------

raadr4.jpg



Tương tự passive radar, trên máy bay T-50 của Nga có radar L-band và IRST hồng ngoại. 2 hệ thống này cũng có thể phát hiện tàng hình, nhưng nó không đủ chính xác để dẫn bắn cho tên lửa.
Tuy vậy, khi tìm thấy khu vực nghi ngờ, máy bay sẽ bắn tên lửa vào đó. Bản thân tên lửa tự có đầu dò, nó chỉ cần cập nhật vị trí tương đối chính xác để khi tới gần mục tiêu không vượt khỏi phạm vi dò của nó.
Lúc tên lửa tới gần mục tiêu thì máy bay tàng hình hay không đều bị phát hiện. Máy bay phát nhiệt và ở phạm vi gần thì công xuất phát lớn, đủ sức phản xạ về đầu thu tín hiệu.
Do đó việc chống máy bay tàng hình vẫn khả thi.

Lời khuyên của Westra:

radar5.jpg




Như vậy chúng ta thấy máy bay tàng hình không phải là con quái vật quá ghê gớm, không thể đánh bại. Nó chỉ khó phát hiện hơn, và dĩ nhiên, nó khó bị tiêu diệt hơn. Khó và không thể là 2 thái cực khác nhau.
Nếu để ý kỹ thì không bao giờ người Mỹ nói về những radar UHF hay VHF. Họ cũng không nói gì về passive radar. Nhưng họ vẫn nghiên cứu những loại này. Bây giờ im lặng để thuyết phục các nhà chính trị.
Cũng giống như chiếc B-2 ngày xưa, câu dây điện từ máy phát, lắp các panel giả để bộ trưởng quốc phòng đi thăm. Thấy đạt yêu cầu thì mới chi tiếp tiền. Sau này cũng im lặng, ai phạm lỗi thì ra đi, không làm rùm beng mất uy tín ngoài công cộng.

Chiếc B-2 tàng hình vẫn là huyền thoại của Mỹ. Ít ai biết cho đến tận hôm nay, người ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề thăng bằng cho máy bay thật an toàn. Đồng thời về vật liệu của nó rất dễ bị ăn mòn, 20 năm qua chưa tìm ra cách thay thế cho lớp phủ tàng hình tốt hơn. cái giá của tàng hình rất đắt.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
vậy bây giờ cái Mig-29 nào ngon nhất trong dòng của nó vậy các bác? hình như là Mig-29 K? nhưng nó là bản hàng không mẫu hạm mà
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Theo Vịt thì Pháp đề nghị bán Mirage F1 cho Mỹ để thử nghiệm ko chiến vì có một số quốc gia thù địch củng đang xài Mirage .

Pháp đề xuất bán Mirage cho Mỹ
VIT - TTU đưa tin, Pháp đã bắt đầu hội đàm với Mỹ về việc bán từ 10 đến 13 máy bay chiến đấu Dassault Mirage F1. Giá trị hợp đồng tiềm năng này không được tiết lộ cũng như phiên bản của máy bay cũng không được thông báo.
TTU cho hay, máy bay chiến đấu của Pháp có thể thuận tiện cho Mỹ trong việc tiến hành các cuộc tập trận. Chúng có thể được sử dụng như những máy bay của kẻ thù giả định. Hiện nay, Không quân Iran, Iraq, Libya và Marocco sử dụng máy bay Mirage F1.

Mỹ tiến hành mua tương đối nhiều trang thiết bị kỹ thuật của các đồng minh. Đây là những trang thiết bị được kẻ địch tiềm năng sử dụng. Trong năm 2009, Mỹ đã mua của Đức và Moldavia 6 máy bay chiến đấu MiG-29B, 16 chiếc MiG-29UB và 6 chiếc MiG-29C-13. Những máy bay này sẽ được sử dụng tại một thao trường nằm cách không xa căn cứ không quân Nellis ở Nevada. Những máy bay dòng MiG sẽ được sử dụng trong các cuộc tập trận với tính chất là máy bay “của kẻ địch”.

Mirage F1 được chế tạo vào thập niên 1960. Chúng có khả năng bay với vận tốc 2.500km/h và bay với khoảng cách 2.100km. Máy bay được trang bị 2 súng cỡ nòng 30mm và có 9 điểm treo dành cho tên lửa và bom nặng 6,3 tấn.

Mirage F1 được coi là dự án thương mại thành công nhất vì trên thực tế tất cả những quốc gia trang bị loại máy bay này đều đã sử dụng chúng trong các cuộc xung đột vũ trang.
 
Last edited by a moderator: