Thật tế thì máy bay Mỹ cũng không có gì ghê gớm. Qua những lần tập với Ấn, hay từ Mig-29 của Đông Đức cho thấy tính năng của chúng chỉ tương đương.
Xa hơn nửa thì Mig-21 vs F-4. F-4 hơn hẳn, nhưng không phải khi đấu với Mig-21 sẽ không thiệt hại. Ở VN thì Mig-21 vẫn đánh F-4 như thường. Mỹ thiệt hại F-4 và f-105 nhiều quá mới phải dùng chương trình TopGun để nâng khả năng phi công.
Cũng như Mig-15 vs F-86. Mỗi chiếc đi theo 1 tính năng riêng. Cả 2 bên đều coi đó là máy bay chủ lực.
Vài thông tin về cuộc không chiến ở TT.
Nhớ về một thời đã qua, gần đây, cựu chiến binh Boris Abakumov của Nga đã cho ra đời cuốn “Một cuộc chiến tranh ít người biết đến”, hé lộ về quá trình tham chiến bí mật của không quân Liên Xô...
Hơn 50 năm trước, trong Chiến tranh Triều Tiên, vùng trời giữa sông Áp Lục và sông Thanh Xuyên (Ch'ongch'on) là hành lang của những chiếc máy bay Mig. Không quân Mỹ chỉ dám lượn lờ ở bên ngoài mà không dám xâm phạm bởi “ngày thứ 5 đen tối” đã cho họ những bài học không thể quên.
Nhớ về một thời đã qua, gần đây, cựu chiến binh Boris Abakumov của Nga đã cho ra đời cuốn “Một cuộc chiến tranh ít người biết đến”, hé lộ về quá trình tham chiến bí mật của không quân Liên Xô ở bán đảo Triều Tiên. Theo ông Boris, sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, dựa vào ưu thế không quân, đội quân đa quốc gia khoác chiếc áo Liên hợp quốc, do Mỹ đứng đầu đã thổi được ngọn lửa chiến tranh về phía biên giới Trung- Triều.
Nhận được yêu cầu của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Mátxcơva quyết định phái lực lượng không quân tiêm kích và pháo phòng không tham chiến. Tháng 11/1950, sau khi được lựa chọn, những phi công ưu tú của Liên Xô khoác trên mình bộ đồ Tôn Trung Sơn xanh hoặc xám đi tầu sang khu vực đông bắc Trung Quốc dưới danh nghĩa khách du lịch. Tại đây, vào cuối tháng 11/1950, Liên Xô đã cho thành lập khẩn cấp đơn vị tiêm kích số 64.
Cho dù đã cử lực lượng tham chiến, nhưng Mátxcơva vẫn tìm mọi cách tránh nảy sinh xung đột công khai với Washington. Do đó, tất cả binh lính, sỹ quan Liên Xô tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên đều phải mặc bộ đồ, đeo huy hiệu của quân chí nguyện Trung Quốc. Đơn vị tiêm kích số 64 cũng đặt ra không ít quy định đặc biệt.
Các phi công Liên Xô được lựa chọn đều mang một tấm thẻ, bên trên in tên Trung Quốc của mình cũng như những từ ngữ chuyên dùng khi bay bằng tiếng Hán và tiếng Triều Tiên. Trước khi qua biên giới sang đất Trung Quốc, họ đều được nhân viên KGB kiểm tra kĩ càng, giữ lại những vật dụng do Liên Xô sản xuất hay mang đặc trưng của Liên Xô, kể cả kèn ắcmônica, loại nhạc cụ binh sĩ Liên Xô rất thích mang theo bên mình để giải khuây.
Ngoài ra, nhằm tránh bị lộ chân tướng, trong quá trình tác chiến, khi liên lạc qua vô tuyến điện, các phi công Liên Xô phải dùng tiếng Hán hoặc tiếng Triều Tiên. Ban đầu, phòng trường hợp máy bay Liên Xô bị bắn rơi, phi công bị bắt làm tù binh, đơn vị tiêm kích số 64 chỉ được giao nhiệm vụ bảo vệ các khu hành chính, trung tâm công nghiệp, kinh tế, đầu mối giao thông, cầu đường, trạm điện và những nơi bộ đội tập kết ở khu vực đông bắc Trung Quốc như: Thẩm Dương, Yên Sơn và An Đông (nay là Đan Đông).
Sau đó, do sự phát triển của chiến tranh, phạm vi tác chiến của các phi công Liên Xô được mở rộng sang cả vùng trời Triều Tiên.
Mig-15
Ngày 8/11/1950, lần đầu tiên không quân Liên Xô tác chiến trên chiến trường Triều Tiên. Phi công Shegorev lái chiếc máy bay phản lực Mig-15 bắn rơi một chiếc máy bay trinh sát P-51 của Mỹ trên bầu trời An Đông. Một ngày sau, cũng ở An Đông, họ lại hạ thêm 1 chiếc F- 80 và 1 chiếc F-47 của Mỹ. Ngày 10/11, B-29, chiếc máy bay ném bom được mệnh danh là “pháo đài trên không” của không quân Mỹ cũng trở thành mồi ngon cho những chiếc Mig-15 của Liên Xô. Lo lắng, Lầu Năm Góc đã cho đình chỉ tất cả những chuyến bay chiến đấu dọc tuyến sông Áp Lục.
Tuy nhiên, những cuộc đụng độ giữa không quân hai nước Mỹ và Liên Xô vẫn tiếp tục và kịch liệt nhất là vào ngày 12/4/1951. Hôm đó, Mỹ phái 72 chiếc B-29 thực hiện nhiệm vụ ném bom chiến lược xuống những chiếc cầu sắt bắc qua sông Áp Lục và nhiều mục tiêu gần đó.
Công tác bảo đảm hành lang an toàn cho những chiếc B-29 được giao cho 32 chiếc F-80. Để đối phó, không quân Liên Xô ra lệnh cho 60 chiếc máy bay thuộc 3 trung đoàn không quân xuất kích. Cuộc không chiến kéo dài 40 phút. Phía Liên Xô không phải chịu bất cứ tổn thất nào. Phía Mỹ mất 16 chiếc B-29 và 10 chiếc F-80.
Bầu trời sông Áp Lục hôm đó, chưa bao giờ người ta thấy nhiều phi công Mỹ nhảy dù thoát thân đến thế. Ngày 12/4/1951 trở thành “thứ 5 đen tối” trong lịch sử không quân Mỹ.
Đứng trước sự lớn mạnh không ngừng của “hành lang Mig”, từ tháng 12/1950, Mỹ quyết định điều liên đội F-86 số 4 từ Nhật Bản sang tăng cường cho chiến trường Triều Tiên, quyết tâm giành lại ưu thế trên không.
Ban đầu, do chưa nắm được những tính năng ưu việt của F-86, các phi công Liên Xô vẫn vận dụng cách đánh F-80 để đối phó với F-86, nên hiệu quả rất thấp, thắng ít thua nhiều. Vấn đề đặt ra là phải có trong tay xác một chiếc F- 86 hoặc chí ít là bắt sống được một viên phi công lái chiếc F-86 để lấy thông tin về chiếc máy bay. Nhiệm vụ khó khăn đó được giao cho Thượng tá Pepelyayev, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân tiêm kích số 196.
Ngày 11/7/1951, được tin F-86 xuất hiện, Pepelyayev được lệnh cất cánh nghênh chiến. Bằng kinh nghiệm lão luyện, Pepelyayev đã điều khiển chiếc Mig-15 nhanh chóng áp sát mục tiêu, nhấn nút.
F-86
Một chiếc F-86 như một bó đuốc bùng lên, nổ tung thành trăm ngàn mảnh. Viên phi công bị quân chí nguyện bắt sống. Qua thẩm vấn, viên phi công Mỹ đã tiết lộ những điểm yếu của F-86 như: tăng độ cao chậm, nếu bay cao hơn 10 km, thì lực đẩy của động cơ và tính năng thao tác giảm… Ngày 6/10/1951, Pepelyayev chỉ huy 10 chiếc Mig- 15 lên giao chiến cùng 16 chiếc F- 86 ở độ cao 8.000 m. Sau khi bố trí xong đội hình, Pepelyayev lập tức nhấn nút khai hỏa nhằm vào chiếc F-86 phía trước. Do đã có chủ định, nên ở cự li chỉ khoảng 550 m, Pepelyayev đã đưa được viên đạn vào đúng nơi nó cần tới: khoang lái.
Phi công điều khiển chiếc F-86, Thượng úy không quân Mỹ, Garrett, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ máy bay để chiếc F-86 lao xuống bờ biển phía đông Triều Tiên.
Nhanh như cắt, một chiếc SA-16 lướt tới cứu Garrett mang đi. Nhưng đối với phía Liên Xô, xác chiếc F-86 kia mới thực sự là món quà quý giá. Không thể chậm trễ, đội kĩ thuật lập tức tới hiện trường xẻ xác F-86 chất lên xe về nghiên cứu. Trên đường trở về, đoàn xe bị một tốp B-26 tấn công, may mắn không bị tổn thất gì.
Qua nghiên cứu tỉ mỉ, không quân Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên đã nắm được hết những đặc tính, tính năng của F-86, loại máy bay tân tiến nhất của không quân Mỹ lúc bấy giờ, góp phần quan trọng giảm thiểu tổn thất trên chiến trường.
Theo thống kê của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên, Mát xcơva mất 335 máy bay cùng 126 phi công. Các máy bay của đơn vị tiêm kích số 64 xuất kích 64.300 lần, tham gia vào 1.872 lượt không chiến, bắn rơi 1.106 chiếc máy bay của Mỹ, trong đó có 651 chiếc F- 86.
Điều đáng chú ý là trong cuộc chiến tranh này, Mỹ mất tới 170 chiếc máy bay ném bom B-29, làm tê liệt khả năng tác chiến của lực lượng tấn công hạt nhân của Mỹ ở Viễn Đông, buộc chính phủ Eisenhower phải từ bỏ ý định thả bom nguyên tử xuống Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên.
Một vấn đề đặt ra là người Mỹ có biết quân đội Liên Xô đã tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên? Câu trả lời là có. Ngay từ cuối năm 1950, qua các nguồn tin tình báo, Lầu Năm Góc đã kết luận quân Liên Xô đã tham chiến. Các đài chặn thu sóng vô tuyến điện của Mỹ đã ghi lại được nhiều đoạn đối thoại bằng tiếng Nga của các phi công Liên Xô khi tác chiến trên chiến trường Triều Tiên. Phi công Mỹ cũng nhiều lần nhìn thấy những khuôn mặt da trắng trong buồng lái của máy bay quân chí nguyện.
Tuy nhiên, Washington không một lần đề cập tới việc tham chiến của Liên Xô. Bởi Nhà Trắng biết rằng nếu công bố, nhân dân Mỹ sẽ yêu cầu họ phải có hành động, trong khi họ không muốn đẩy những cuộc đụng độ với Kremli tới bờ vực nguy hiểm của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3.
Hơn nữa, lúc đó trọng điểm chiến lược của Mỹ nằm ở châu Âu, nơi Lầu Năm Góc mới bố trí được 150 chiếc máy bay. Theo đánh giá của giới tình báo, nếu muốn đối kháng toàn diện với Liên Xô, Mỹ phải chuẩn bị ít nhất hai, ba năm.
Đó chính là lý do khiến Nhà Trắng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” trước hành động tham chiến của Liên Xô trong Chiến tranh
Câu chuyện về con số thiệt hại của Mig-15 đã có nêu trong RAND
http://www.otosaigon.com/forum/m1874027-p62.aspx