Ký hiệu trên công tắc ,cũng như mô tả trong SHDSD :
-Nấc 1 - daylight / nấc 2 - chiếu gần (cos) / nấc 3 - auto
- Kéo về hướng tài : đá pha. / chiều ngược lại: bật pha
- Xoay vòng tròn phía trong : đèn sương mù .
Em nghĩ phải có tắt/mở độc lập , ko thể mặc định daylight trên star/stop vì ko phải ai cũng thích lúc nào cũng daylight ,với lại khi phải dừng xe thời gian tương đối lâu ,tắt máy daylight vẫn sáng (cảnh báo an toàn, mức tiêu hao ắc- qui rất ít so với xi-nhan)
Daylight là gọi tắt của Daytime running lamp (DRL) là đèn luôn sáng khi xe chạy bất chấp công tắt đèn đóng hay mở. Nó dùng để tăng cường sự rõ ràng và dễ nhận dạng xe ở điều kiện ánh sáng ban ngay. Nó thường được yêu cầu bắt buộc ở những quốc gia vùng ôn đới, hàn đới, thường có nhiều sương mù (bắc Âu) hay nhiều bụi cát (như Trung Đông). Xứ nhiệt đới và đồng bằng như Việt Nam thì không có nhiều ý nghĩa và chỉ để làm trang trí là chình, nhưng nguyên tắc hoạt động sẽ không thay đổi.
Còn dailight mà gắn vào nất 1 của công tắc đèn thì nó không còn ý nghĩa của dailight nữa mà chì là đèn sương mù hay là dùng để nhận dạng khi chạy trong điều kiện trời mua hay ánh sáng yếu.
Khi ở nất 1 thì đã có bóng nhận dạng (sường mù) trong ổ đèn pha và đèn đỏ sau sáng rồi.
Ký hiệu trên công tắc ,cũng như mô tả trong SHDSD :
- Xoay vòng tròn phía trong : đèn sương mù .
Nó là đèn gầm và là đèn phụ dùng để chiếu sáng ngay trước đầu xe để thấy rõ những chướng ngại ở cự ly gấn (vd: ổ gà, ...). Nhiều xe không có đèn này vì không phải là yêu cầu bắt buộc.
Dĩ nhiên nó cũng có tăng tác dụng chiếu sáng môi trường nhiều sương mù cho cự ly gấn.