Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@ Hcivic: Để không thể cắm lộn chân relay vào đế, người ta đã thiết kế như trên hình vẽ ở vỏ relay đó bác. Nhìn vào đó, bác sẽ phân biệt được ngay. Thường thì cũng có số dưới phần nhựa sát các chân, nhưng hơi khó thấy.
Còn việc xe nổ máy không tải mà vù ga vài phát thì xe nào cũng có khói ít nhiều. CHK của Asia có bơm xăng tăng tốc ,nếu đạp mạnh chân ga là nó sẽ hoạt động. Đang chạy trên đường thì bơm này giúp tăng tốc nhanh, nhưng đỗ tại chỗ thì sẽ gây dư xăng. Thế nên xe đời mới xịn hơn,nó đâu còn xài cái CHK như Asia nữa, vậy mà khi kẹt đường, nhìn "tụi nó" cũng xịt khói...như mình..!
 
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng F
13/1/06
12.145
2.198
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Cảm ơn bác Thiết ạ!Hôm nay xem kỹ lại em đã hiểu ký hiệu hình vẽ trên thân relay.Đo lại 2 chân 1+3 vẫn thấy kim đồng hồ chuyển động,cả 2 cục mới và cũ đều như thế.Vậy là có bình thường không bác?Hay là đã hư hết cả 2 rồi?Em chưa cắm thử vào dòng điện 12v đâu nha.
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Chân 1+3 là 2 chân vào cuộn dây điện từ, đo phải lên. Nếu đồng hồ tốt,sẽ biết điện trở của cuộn dây. Hai chân này mà đo không lên mới là "tèo".
Loại relay cho xe hiện nay có nhiều và giá cũng rẻ, nếu hỏng thì mua cái khác thay,không ai nghĩ đến việc quấn lại. Hơn nữa, cuộn dây bé xíu,rất khó cuốn. Mà cuộn dây cũng ít khi hư,nó chỉ hay cháy tiếp điểm và chân cắm thôi.
Trong hộp đồ nghề mang theo xe,cũng nên có 1,2 cái relay...phòng khi hư đỡ mất công chạy đi mua.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Hôm nay phát hiện ở bánh sau Asia của mình bị dính 1 con vít 4cm. Thảo nào bánh xe bị non hơi bất thường. Dù xe đang đậu ở nhà thì mình cũng cứ vá "dùi". Kinh nghiệm của mình là nếu đạp đinh hay vít...thì không dùng đến cây dùi để tránh làm lỗ rộng thêm. Hãy bôi nhiều keo cao su vào sợi vá, sau khi rút kim ra, nếu không vội, hãy để đó chừng 30p cho keo khô,chất lượng chỗ vá sẽ đảm bảo kín...như bưng !
Trường hợp hôm nay, còn 1 chai "Quick Flat Fix" đã quá date từ 2007, đem ra xài luôn. Bánh Asia khi dùng chai này, bơm được 1kg/cm2. Với áp suất này, xe đã có thể chạy được dến nơi bơm thêm (nếu không có bơm theo xe). Tất nhiên mình bơm thêm cho đủ 2.2kg/cm2 rồi mới đánh xe đi chơi 1 vòng....

Kiến thức vụn vặt cho xe cũ
 
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng F
13/1/06
12.145
2.198
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Bác Thiết đang nói về keo tự vá phải không ạ?Xe em hôm sau khi đi Thác Mai về cũng bị cán cây vít dài 3cm,xì hơi chậm.Tháo ra đem vá chín mất 20K lận đó bác.
Hôm đi Thác Mai về đường dằn đá nhiều quá (hơn 40Km đi-về) xe em còn bị rơi mất nắp đèn signal bên phụ về đến Dầu Giây dừng nghỉ mới thấy cả cụm đèn rơi ra khỏi hốc treo lủng lẳng gần sát mặt đường...Em tính kỳ này chế luôn 2 bộ signal bằng LED vàng với kích thước vừa bằng hốc đèn signal cũ này,khỏi phải đi mua bộ signal khác.
Kiến thức vụn vặt cho xe cũ


Còn bộ cản trước thì cũng long ốc mất tiêu,hở ra một khỏang thế này bác ah:
Kiến thức vụn vặt cho xe cũ
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@Hcivic: Hiện nay, mình thấy mấy chỗ bán phụ tùng Honda (2B) có bán sẵn đèn Led đã gắn sẵn vào đui đèn phổ thông. Nếu không có thời gian mò mẫm thì bác mua sẵn thứ này lắp vào cho mau. Trước khi thay đèn Led cho Signal, chú ý thử tháo bớt 1 bóng đèn (trước hoặc sau). Nếu tốc độ nháy không thay đổi, tức là "cục nháy" chạy bằng mạch điện tử,thì mới thay bằng Led được.
Asia gin,xài relay signal điện tử,không phụ thuộc công suất đèn nháy. Song vì xe bọn mình đều cũ nên có thể có xe bị thay "cục nháy" khác. Thử trước cho chắc ăn.
Cái cản thì bắt thêm ốc vít là êm thôi. Chính vì long ốc nên cản rung, khiến đèn signal xe bác "nhảy dù" ra ngoài..!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng F
13/1/06
12.145
2.198
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Cảm ơn bác Thiết đã hướng dẫn!Có lần em đã báo cáo với bác hiện tượng cục "kêu" signal xe em kêu nhanh quá...sau đó bác chỉ cách kiểm tra xem có đứt bóng sau không.Đúng là đứt bóng sau ,sau đó thay bóng mới trước khi đi Long Sơn thì nó kêu bình thường lại.Vậy có nghĩa là cục nháy xe em cũng bị thay mất zin rồi bác ạ.Không gắn được đèn LED rồi,buồn 5 phút!
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Sau một thời gian tháo tung bộ chế hòa khí của Asia Towner ra nghiên kíu, nay tui xin post hình cấu tạo của nó để các bác cùng tham khảo. Một số chú thích mang tính "si lựng" không chắc chắn lắm, vì khi tui mua xe về thì các ống hơi "advance"(cải tiến) đều bị bịt kín hoặc bỏ trống và nó hoạt động như một bộ chế hòa khí cổ điển trong khi nó có nhiều tính năng rất thú vị. Sau khi đấu nối lại, nó đã được kiểm chứng trong thực tế (vừa mới đăng kiểm OK hồi đầu tháng 3/09), nhưng không tránh khỏi sai sót, mong các bác thấy có điểm nào sai xin chỉ giúp!
carburetoru.gif

Ghi chú:
Màu xanh là xăng.
Màu vàng là áp âm (vacuum).
1.Ống xăng vào bình xăng con (từ bơm xăng đến).

2.Ống xăng dư, trả về bồn xăng.

3.Ống thông hơi bình xăng con (nối đến bầu lọc gió hoặc bịt đầu luôn cũng được vì bình xăng con có đến mấy đường thông ra bầu lọc gió lận)

4.Phao xăng

5.Bộ ổn định áp suất xăng bơm đến bình xăng con. Khi máy chạy cầm chừng, áp lực xăng lớn (Không biết bao nhiêu, chưa đo thử), làm cho mực xăng trong bình xăng con cao hơn một tí, giúp máy không bị thiếu xăng. Khi máy chạy nhanh, bộ ổn định sẽ xả xăng thừa về bồn xăng(Mực xăng lúc này thấp hơn tí). Nó còn có tác dụng xả khí và ngăn chận khí lọt vào trong ống xăng bơm đến bình xăng con khi máy ngưng hoạt động.

6.Ống xả khí xăng. Ống này được nối đến hộp tích trử hơi xăng (charcoal canister) của hệ thống ngăn chận sự bốc hơi xăng ra môi trường (Evaporative Emission Control) (Sẽ trình bày sau).

7.Valve xả (Purge Valve) thường mở. Khi máy chạy cầm chừng, valve này được cấp điện để đóng lại, giúp máy khởi động tốt hơn. (Sẽ trình bày sau).

8.Bơm xăng phụ. Giúp cho máy hoạt động mượt hơn khi tăng tốc (tức máy chuyển từ việc sử dụng lổ tia phụ sang dùng lổ tia chính). Khi đạp ga, bơm này giúp mực xăng trong giếng xăng lổ tia chính (24) dâng cao hơn trong việc chuyển tiếp từ lổ tia phụ sang lổ tia chính. Bơm này còn giúp cho máy hoạt động ổn định trở lại khi máy hơn cà giựt. (Sẽ bàn kỹ hơn ở phần sau).

9a.Ống áp âm. Ống này nối đến ống 9b để điều khiển bơm phụ.

9b. Xem 9a

10. Lổ phân phối xăng chính. Đảm bảo cho máy không bị dư xăng. Trước đây đường kính lổ này là 1.5mm, tui đã giảm còn 1mm mà vẫn chạy tốt. Không biết máy của các bác là bao nhiêu?

10a. Bù lon bít lổ bình xăng con. Nó giúp tháo lổ phân phối xăng chính 10 dễ dàng. Khi tháo lổ 10, phải tháo 10a trước.
11.Ống điều khiển tỉ lệ của hòa khí tại lổ tia phụ. Ống này là một phần của hệ thống kiểm soát khí thải (Emission Control). Được nối đến một trong hai vale điều khiển bằng động cơ bước thông qua bộ vi điều khiển Emission Control. (Sẽ được trình bày sau).

12.Vít điều chỉnh tốc độ cầm chừng.

13.Lổ tia phụ thứ 2. Nhìn từ bên trong bộ chế hòa khí, nó có hình dẹt chứ không phải lổ tròn, giúp tăng dần lượng hòa khí vào máy khi tăng tốc.

14.Lổ tia phụ thứ 1. Cung cấp hòa khí cho máy khi chạy cầm chừng.

15.Cánh bướm ga.

16a. Ống âm áp nối đến dù trả bướm gió.

17.Cần truyền động cơ khí từ cánh bướm ga đến bơm tăng tốc.

18.Bơm tăng tốc. Khi đạp ga, bơm này phun xăng trực tiếp vào họng gió qua vòi xăng 28.

19.Ống âm áp. Ống này nối đến một "công tắc chênh lệch áp suất" dùng cho hệ thống kiểm soát khí thải (Emission Control). (Sẽ nói sau). Nếu không dùng, có thể bít lại.

20.Ống âm áp. Nối đến van ổn định áp suất xăng bơm đến. (Trình bày ở mục số 5).

21.Ống thông hơi cho phần điều chỉnh tỉ lệ hòa khí khi máy nguội hoặc máy nóng lên. Ống này nối đến một lổ có điều khiển bằng lưỡng kim trên bầu lọc gió.(Sẽ bàn sau).

22. Van điện đóng mở lổ tia phụ kèm theo ống khuyếch tán giúp xăng trộn vào không khí tốt hơn. Khi máy chạy, van này phải được cấp điện. Nếu không, máy không thể chạy cầm chừng được. (Nhưng máy vẫn chạy được ở tốc độ cao, vì lúc này máy dùng lổ tia chính để chạy, chứ không dùng lổ tia phụ). Theo tui nghĩ, van này chống hiện tượng mao dẫn, ngăn xăng không leo ra khi máy ngừng.

23.Bướm gió. Dùng cho việc khởi động máy khi nguội. Bướm gió này có một liên động cơ khí rất thú vị với bướm ga, dây kéo khởi động và dù chống ngộp xăng. Nó có 4 vị trí: Khi kéo hết "dây khởi động"giúp khởi động xe tốt hơn(nhớ phải đạp ga một cái,thì bướm gió mới được gài lại), vị trí kế đó giữ đông cơ hoạt động ở khoảng 1.600v/p, vị trí tiếp theo giữ máy hoạt động ở khoảng 1.300v/p. Vị trí trong cùng là trả trở về, không còn tác dụng nữa. Đồng thời trên dây kéo khởi động này còn có một công tắc nối đến đèn báo trên tap lô và một công tắc nhiệt độ nước trên máy. Khi nhiệt độ nước trên máy tăng lên (khoảng 40-50[SUP]0[/SUP]C, chưa đo thử) thì đèn báo mới cháy sáng. (À, còn một cái thú vị nữa là trong xe, gần bộ relay điều khiển bơm xăng, còn có một cục vuông vuông giống một relay có ghi là "Timer and buzzer". Cục này có hai nhiệm vụ: a: nó là một cái còi báo động (tiếng của nó giống như kèn xe Honda nhưng âm lượng vừa đủ cho tài xế nghe, b: nó là một mạch định thời nhằm làm sáng đèn nhắc nhở "Mangdây an toàn" (trên táp lô) trong một thời gian rồi tắt. Khi kết hợp hai chức năng của nó lại cùng với công tắc ở dây kéo khởi động ta sẽ được một bộ alarm rất hữu ích). Nãy giờ, hơi lạc đề tí. Thôi, việc này bàn sau.

24.Giếng xăng lổ tia chính. Cung cấp xăng cho lổ tia chính. Trong thực tế, giếng xăng này nằm gần lổ phân phối xăng chính hơn giếng xăng lổ tia phụ, nhưng do hình vẽ tui lấy từ một bảng vẽ khác có sẵn rồi sửa lại và thêm chút đỉnh nên nó hơi ngược tí.

25.Ống thông hơi giếng xăng chính. Ống này dùng cho hệ thống Emission Control. Nếu không dùng, phải bịt lại, nếu không, sẽ thiếu xăng khi chạy tốc độ cao. Nó được nối đến 1 trong 2 van còn lại được điều khiển bằng động cơ bước thông qua bộ Emission Control.(Bàn sau)

26.Ống thông hơi xếp bậc. Giúp máy không dư xăng khi chạy tốc độ cao.(Cổ điển).

27.Lổ phân phối xăng cho các lổ tia phụ. Lổ này đường kính 0.7mm, tui đã chêm thêm một sợi dây đồng 0.45mm mà vẫn chạy tốt (Khi máy đã nóng, nhiệt độ nước khoảng 88-90[SUP]0[/SUP]C, máy nguội phải kéo dây khởi động nhưng mấy chừng 2 phút là OK!).

27a. Ốc bít lổ. Bịt lổ cấp xăng cho các lổ tia phụ không cho thông ra ngoài không khí. Muốn tháo 27, phải tháo 27a trước.

28.Vòi xăng của bơm tăng tốc. Nó phun xăng thẳng vào họng hút của máy, khi ga bị đạp đột ngột.

32. Bộ lọc khí phụ, giúp xe khởi động dễ dàng hơn và chống dư xăng khi máy đã nóng lên (nhờ kết hợp với van lưỡng kim trên bầu lọc gió nối với ống 21).

33. Tấm lót cánh nhiệt giữa bộ CHK và cổ góp gió của động cơ. Trên miếng lót này còn tích hợp một điện trở xông (làm nóng) tại lổ tia phụ thứ nhất 14 khi máy nguội.

34. Đầu cắm của điện trở xông khi máy nguội.

35. Ống âm áp. Là nguồn áp âm để điều khiển dù phù ga AC, dù hút khí nóng dưới ghế tài phụ khi nhiệt độ ở đây quá nóng (trong trường hợp xe dừng mà máy vẫn chạy).

36, 37. Ống âm áp dùng đóng mở nguồn điện cho bộ phận đánh lửa (Khi máy không chạy, thì không có áp âm, nó sẽ cắt nguồn cung cấp cho bộ phận đánh lửa, tránh xả điện của bình Accu).

38. Tiếp điểm nhiệt. Cung cấp nguồn điện cho điện trở xông máy 34. Khi máy nóng lên, nó ngắt nguồn.

39. Đầu dây điện của 38.

Hết phần chú thích cấu tạo.

Bi giờ mỏi tay quá, xin được nghỉ một chút.

@ bác Thiết: Bác cho phép tui dùng một số hình trước đây bác đã chụp để tui minh họa cho sinh động hơn được không bác? Vì xe tui đã lắp vào hết rồi mà giờ lại tháo ra để chụp hình thì hơi bị ngán!. Cảm ơn bác trước, nếu bác đồng ý.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng B2
22/8/07
241
7
18
55
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Bác 007 này siêu quá ta, giải thích được luôn hệ thống ống chằng chịt của CHK Asia... Nghe nói bác cũng ở Thủ Đức, khúc nào vậy bác? Bác giúp em phục chế lại hệ thống ống cho vợ 2 của em được hông, của em cũng bị bịt/bỏ nhiều ống lắm.
Bữa nào anh em Thủ Đức off thì mời bác nhé, em cũng cần mở mang kiến thức về em Asia này.
 
  • Like
Reactions: Hcivic