Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@ Asia Towner: Khâm phục bác đã vẽ đươc CHK Asia khá đầy đủ và chính xác. Những hình ảnh của bác đã mần, cũng như của ace khác post lên diễn đàn, mình nghĩ đã là "tài sản" chung. Mọi người đều có quyền sử dụng với mục đích tốt. Bác không phải "khách sáo". Trên cơ sở bản vẽ CHK Asia của bác, hội Asia sẽ có thêm điều kiện biết rõ hơn về bộ phận quan trọng nhưng khá rắc rối này.
 
  • Like
Reactions: Hcivic
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@ bác CELEPEN: rất sẵn lòng giúp bác những gì mà tui biết về Asia Towner. Không biết xe bác còn đầy đủ đồ không?. Nếu còn đầy đủ thì việc đấu nối và cân chỉnh cũng nhanh thôi vì hình như tui đã thuộc lòng nó luôn rồi!(Bộ CHK).
Đầy đủ thì nó phải có bộ van đôi và bộ Emission Control. Không có hai cái này thì hơi buồn tí, nhưng không sao, nó còn một cái bơm xăng phụ rất độc đáo và một vài thứ khác nữa.
Tui dự định viết tiếp những phần sau (chỉ cho xe Asia Towner vì các xe khác tui không có để mà phá!):
- Vị trí thực tế các bộ phận của bộ CHK Asia Towner để các bác dễ nhận dạng và "tự sướng".
- Cách thức hoạt động của bộ CHK Asia Towner.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát khí thải (Emission Control).
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống ngăn chặn sự bốc hơi của nhiên liệu ra môi trường (Evaporative Emission Control) đồng thời cũng tiết kiệm được nhiên liệu.
Hy vọng, sau khi bác đọc hết những phần này thì có thể tự làm được một cách ngon lành.
À, nhà tui ở phía sau trường ĐHSPKT.

-------------------------------------------------
Thấy các bác khen, tui đây thêm phần phấn khởi và không còn khách sáo nữa nha!
Xin viết tiếp phần "Vị trí thực tế các bộ phận của bộ CHK Asia Towner"
Sau đây là các hình chụp của bác Thiết, tui chỉ sửa số cho tương ứng với hình "Cấu tạo bộ CHK Asia Towner" ở bài trước.
carburetor1.gif

Xin bổ sung thêm:
16a. Ống âm áp nối đến ống 16b của dù "trả bướm gió" chống ngộp xăng khi dây khởi động (Starter) kéo hết. Nó sẽ trả bướm gió về vị trí thứ 3 (tức khoảng 1.600v/p) khi máy đã nổ (Ngay cả khi dây khởi động vẫn còn ở vị trí kéo hết).

16b. Ống điều khiển dù trả bướm gió. Xem 16a.

22a. Lổ ren răng, nơi lắp van đóng mở lổ tia phụ 22.

29. Vít chỏi bướm ga. Dùng cho việc điều chỉnh ga chạy cầm chừng. Trong khi đó, vít 12 chỉnh lưu lượng của hòa khí vào buồng đốt khi máy chạy cầm chừng. Cần kết hợp việc điều chỉnh cả hai vít 12 và 29 để đạt được chế độ chạy cầm chừng tốt nhất (hơi khó, nhưng không sao, tui sẽ trình bày cách chỉnh trong phần "Cách thức hoạt động của bộ CHK Asia Towner". Theo tui thấy, bộ CHK này còn một cái dở là không có vít chỉnh tỉ lệ hòa khí cho lổ tia phụ. Do vậy, tui phải chêm lổ phân phối xăng cho lổ tia phụ bằng một sợi dây đồng 0.45mm.

30. Dù bù ga khi mở máy lạnh.

31. Vít chỉnh cho phần khởi động bằng dây khởi động (Starter). Đồng thời nó còn điều chỉnh số vòng tua máy ở hai vị trí giữa của dây kéo khởi động (1.600v/p và 1.300v/p). Có thể dùng nó để điều chỉnh cho hai vị trí này có số vòng tua cao hơn và dùng cho việc leo dốc mà không cần giữ chân ga. Nhưng số vòng tua cũng không được quá cao, có thể gây dư xăng do cánh bướm gió đóng lại ở mức trên 30[SUP]o[/SUP]. Và cũng không được quá thấp, vì khi đó máy không đủ lực hút điều khiển "dù trả bướm gió" về vị trí thứ 3 được sẽ làm cho máy ngộp xăng, khi khởi động bằng Starter. Do vậy, theo tui, cách chỉnh tốt nhất là: số vòng tua thấp nhất khi máy vừa khởi động lên đủ sức làm cho "dù trả bướm gió" tác động làm cho bướm gió rớt lại vị trí thứ 3 (1.600v/p). Và đó cũng chính là kết quả có được hai vận tốc 1.600v/p ở vị trí 3 và 1.300v/p ở vị trí 2 của dây khởi động.
Tui giải thích lằng ngoằn quá, không biết các bác hiểu ý không?

Sau đây là một số bộ phận khác của bộ CHK:
carburetor2.gif

Ở bơm phụ 8 có một cái lò so, xe tui trước đây thợ lắp nó nằm trong phía chứa xăng thay vì lắp bên ngoài, phía không khí. Do đó, trước đây bơm không có tác dụng gì cả. Các bác xem lại coi có bị lộn giống như vậy không? (Cũng xin đừng nhằm lẫn nó với bơm tăng tốc 18. Bơm này cũng có một lò so, nhưng lại nằm trong phía chứa xăng). Bơm phụ nằm gần thân bộ CHK hơn và dùng chung mấy con ốc khi lắp vào cùng với bơm tăng tốc. Cũng vì vậy mà có thể lầm tưởng nó chỉ là một bơm tăng tốc mà thôi!
Các bác xem lại hình cấu tạo để thấy rõ (về vị trí hai lò so). Hình vẽ cấu tạo, vẽ hai bơm cách xa nhau, nhưng trên thực tế nó ở sát bên nhau dùng chung vít, vách ngăn và đường ống xăng nữa!
carburetor3.gif

Lưu ý ống 9b rất dễ bị nghẹt do nó nằm ở phía đáy của họng hút (có lẽ vì vậy mà khi chế tạo người ta cố né sang một bên thay vì ở giữa,là vị trí thấp nhất).Khi tháo ra, đường này bị nghẹt, tui phải dùng sợi cước soi cả buổi mới thông được nó.
Nó nghẹt bởi một ít xăng phun ra từ vòi xăng tăng tốc không kịp bốc hơi trộn với muội than từ ống của hệ thống chống bay hơi ở cạt te (Crankcase emission control system).

Chà, lại thêm một hệ thống nữa mà quên kể với các bác. Gọi là hệ thống, nhưng thực chất nó chỉ là một ống thông hơi từ nắp đậy xú páp đến cái bao tử của bầu lọc gió thôi. Theo sách vở, thì có một cái lọc cho đường này, nhưng xe của tui không có cái lọc này và trước đây ống ở phía bầu bao tử thì bít lại còn phía nắp xú páp thì thông ra khí trời!. Không biết xe các bác có cái lọc cho đường này không. Nếu có thì rất tốt vì nó sẽ giữ lại muội than, không cho lọt vào bộ CHK, khỏi lo nghẹt đường này.
Chắc phải chế một cái quá. Nếu không thì lâu lâu phải tháo nó ra ngâm cứu tiếp cho khỏi quên!.

Xin nói thêm về "Crankcase emission control system". Ở máy nổ, dù máy có mới thế nào đi nữa thì vẫn bị xì hơi xăng ở kỳ ép và khí đã cháy ở kỳ nổ xuống cạt te. Vì vậy, ống dẫn khí từ cạt te trở về đầu hút của bộ CHK sẽ có đến 3 tác dụng sau:

a. Thu hồi hơi xăng bị xì, không cho thải ra môi trường đồng thời tiết kiệm được nhiên liệu.

b. Một phần khí cháy được quay về làm giảm nồng độ O[SUB]2[/SUB] trong khí hút vào sẽ giảm được lượng NO thải ra ở khí thải. (Lượng NO này còn được giảm bởi qua hệ thống giảm bớt độc hại của khí thải (Three-way catalytic converter system) nhưng phải nhờ đến một phần khí cháy trở về buồng đốt mới hoạt động hiệu quả. Trời, lại thêm một hệ thống cho việc kiểm soát khí thải nữa! (Sẽ trình bày sau nhe các bác). Hay ở chổ là Asia Towner có đủ cả.

c. Vì khí trả về từ cạt te nên một phần nó giúp giải nhiệt cho máy (tí thôi). Phần còn lại là: khí này nóng lên nên nó giúp cho xăng ở bộ CHK bốc hơi dễ dàng, bù lại sự mất nhiệt do xăng bốc hơi ở lỗ tia chính và lổ tia phụ. Nhất là lúc máy chạy cầm chừng (Khi rút ống này ra thấy máy chạy không được ngọt, chí ít là xe của tui, không biết xe các bác ra sao). Trước đây, có bác nào đi xe Honda 66 hoặc 67 sẽ thấy hiện tựơng bình xăng con rất lạnh (có khi đổ mồ hôi) trong khi máy thì nóng (các xe khác có vè che mất bình xăng con nên khó kiểm tra! nhưng mà nó vẫn cứ lạnh bất kể xe nào!).

Thật là tuyệt vời phải không các bác.

Đến đây xin tạm nghỉ. Và sẽ post tiếp nhe các bác.
Nếu có gì sai sót, xin các bác chỉ giùm nha.
 
Hạng F
13/1/06
12.145
2.198
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Cảm ơn bác Asia Towner007 rất nhiều!Bài của bác cũng rất trực quan công phu và bổ ích,đặc biệt là đối với anh em đang chạy xe Asia Towner.Bác Thiết có đồng minh đồng chí ý hợp tâm đầu lắm đây!
Có lẽ mình phải in những "tài liệu" này ra giấy rồi lần mò theo mà cắm ống lại như nguyên thủy bác nhỉ?[8D] Tự làm mà không cần nhờ thợ có được không bác?;)
 
Hạng B2
28/6/07
163
13
18
57
Xứ Dừa
google.com.vn
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Wa!!! quả là tuyệt vời!!!, cảm ơn bác Asia Tơner007 đã giúp cho hội Asia Towner có thêm nhiều kiến thức vô giá về vợ hai yêu quý của mình, em mà có dịp về TP là em kiếm bác mí được
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@ bác Hcivic: thực ra trước đây tui chưa từng vọc một chiếc 4B nào cả (chỉ 2B mà thôi). Nhưng vì sự say mê về “kỉ thực” nên tìm sách đọc và lên mạng tìm tài liệu đọc rồi làm thôi. Về hình vẽ cấu tạo và hình minh họa thực tế thì chính xác, còn phần đấu nối các ống là do suy luận mà có chứ không biết có đúng với nguyên thủy không, tui không dám bảo đảm! Vì trong một thời gian khá dài để tìm tài liệu cho Asia Towner, tui chỉ tìm được mỗi một bảng thông số về đường kính piton = 70mm, dung lượng máy= 843cc, và một số hình ảnh về ron nắp culate của chính hãng Asia Motors mà thôi. Nhưng lại được biết thêm khá nhiều về các hệ thống phục vụ cho việc kiểm soát khí thải của các hãng xe khác, từ đó rút ra nguyên lý hoạt động cho Asia Towner. Việc đưa bài viết lên đây cũng nhằm nhờ bác nào thấy được chổ sai của nó để sửa lại cho hoàn thiện hơn. Do vậy, nếu bác tin tưởng vào những điều tui viết ra thì hãy làm theo, còn không thì nên …. hỏi lại thợ cho chắc!.
Nếu bác tự làm thì nên làm theo các bước sau:
1. Vẽ lại hiện trạng các đường ống đang sử dụng, để khi đấu ống lại mà máy hoạt động không được thì phải trả lại như cũ (trong trường hợp không có thời gian để mò tiếp). Việc này bắt buộc phải làm, nếu không, máy chạy không được, cần đi công chuyện gấp, bác có chửi tui, thì tui chỉ có nước cười hì hì với bác mà thôi!
2. Hiểu về nguyên lý hoạt động của nó. Khi bác hiểu về nguyên lý hoạt động thì khả năng đấu ống sai, sẽ rất thấp.(Nhưng cũng có thể bỏ qua bước này, nếu bác cảm thấy quá rối rắm)
3. Kiểm tra xem tất cả các đường ống của bộ CHK có bị nghẹt, bị sửa đổi, hay bị bịt kín hay không?, kiểm tra bơm phụ, bơm tăng tốc còn hoạt động không? Tức là phải kiểm tra xem bộ CHK còn nguyên thủy, không bị sửa đổi. Việc này cũng hơi khó, vì phải tháo tung cả bộ CHK ra để kiểm tra! (Do vậy bước này cũng có thể bỏ qua). (Có thể kiểm tra sơ sơ các đường ống, bằng các dùng một ống cao su dài khoảng 0.4m, cắm vào các đường ống và thổi xem nó có nghẹt không?).
4. Đấu nối các đường ống. Kiểm tra lại một lần nữa cho chắc chắn không lộn.
5. Cho máy chạy thử. Lúc đầu chắc phải tăng ga hơi cao để máy không tắt, sau đó chỉnh ga xuống thấp dần dần, kết hợp hai vít 12 và 29 để đạt được chế độ chạy cầm chừng tốt nhất. Lưu ý là chỉnh máy khi nước giải nhiệt đạt đến nhiệt độ ổn định, vì máy thường xuyên hoạt động trong trạng thái này (khoảng 80-90[SUP]o[/SUP]C). Còn lúc máy nguội thì có thể hoạt động không tốt, nhưng nhờ vào một số bộ phận bù bổ sung (như van điều khiển bằng lưỡng kim trên nắp bộ lọc gió, dây Stater, điện trở xông (làm nóng) tại lổ tia phụ thứ nhất sẽ giúp máy hoạt động trong giai đoạn khó khăn này, nhưng nó cũng chỉ thoáng qua khoảng 2 phút thôi, nếu van nhiệt của nước giải nhiệt và công tắc nhiệt độ nước điều khiển quạt gió két nước còn tốt).
6. Nếu không chạy được thì lặp lại bước 3. Nếu không có thời gian thì trả đường ống lại như cũ, chờ cơ hội khác làm tiếp (nếu bác còn cảm thấy hứng thú).
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Từ hình vẽ của bác Asia Towner 007 ,mình vẽ bổ sung thêm tí:
Thực ra, xăng từ thùng xăng được bơm lên ngăn chứa liền trên CHK. Trong ngăn này có 1 cái lọc xăng bằng nilon chừng phi 8x15mm. Xăng sẽ qua lọc này để đến buồng phao và chịu sự điều tiết bởi kim phao. Lượng xăng không xài hết (trước lọc) sẽ theo đường hồi về lại thùng xăng. (hình vẽ phụ).
Chính nguyên lý hoạt động kiểu này phù hợp với bơm ly tâm, giữ được áp suất đều và không quá lớn,giúp mức xăng trong buồng phao luôn ổn định.
Khi thay bơm ngoài,loại khác. Nếu bịt ống hồi xăng thì việc điều tiết của kim phao sẽ "vất vả" hơn. Còn nếu không bịt đường xăng hồi thì bơm dạng màng (nghe tiếng bập bập) sẽ phải làm việc với nhịp độ tối đa. Dù cách nào cũng không "ngon" bằng bơm gin ngâm trong thùng xăng.
Cũng liên quan đến CHK, cái van điện (22) tác dụng nhiều ở vòng tua thấp. Trong điều kiện bình thường (gin) nếu mất nguồn cấp cho van này thì đề rất khó nổ nếu không nhồi ga cho bơm tăng tốc chạy và rất dễ chết máy khi buông chân ga. ( Mình đã bị rồi, sau đó phải giải quyết thêm dây phụ cho cái van này).
Nguyên thuỷ, CHK Asia còn có 2 bộ tiếp điểm lắp ở vị trí tăng hết ga và giảm hết ga nữa.
Riêng ống thông từ nắp máy (miệng châm nhớt) đến họng hút CHK có qua 1 van PCV.
Hệ thống ống hơi liên quan đến CHK của Asia nhiều "vô kể", có nhiều chỗ nối với nhau bằng ngã 3, ngã 4..."loạn xà ngầu". Sau nhiều năm, qua nhiều tay thợ, những ống này được nối lung tung hoặc bỏ bớt khá nhiều. Hiện tại,khó tìm được xe nào "gin" để mà so sánh, chỉnh sửa lại cho thật đúng..!
Kiến thức vụn vặt cho xe cũ
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
12.145
2.198
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Cảm ơn bác đã hướng dẫn chu đáo!
080402cool_prv.gif
Hấp dẫn quá bác ui![8D]
Ngòai lề tý:Hình như khi bác reg nick,do vôi vàng hoặc bàn phím bị hư chữ S nên tên nick của bác đã trở thành Aia Towner mất rồi?
tongue4.gif
 
Hạng B2
24/2/09
239
33
0
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@ bác Thiết : Cảm ơn bác đã bổ sung thêm cho đầy đủ. Riêng phần bộ ổn định áp suất xăng (có điều khiển bằng áp âm) (5), ở xe của bác lắp phía trước ống (1) à, sao xe tui thì lắp sau ống trả xăng về bồn (2) vậy cà. Mà,… sau khi xem lại một số sơ đồ của xe khác thì thấy nó cũng nằm bên phía ống trả xăng về bồn! Ở xe tui, bộ ổn định áp suất xăng này nằm dưới bộ lọc nhớt máy (hơi xéo xéo một tí), đường ống của nó cũng có vẻ hợp lý lắm. Theo tui nghỉ, nó nằm ở đường trả xăng về thì hợp lý hơn đó bác.
Tui suy luận như thế này:
- Khi máy chạy cầm chừng, đường điều khiển bộ ổn định áp suất (20) không có áp âm, do nó nằm trước bướm ga (bướm ga chưa mở), làm cho bộ này (5) ổn định xăng ở áp suất cao, giúp mực xăng trong bình xăng con cao hơn. Điều này cũng giúp cho máy hoạt động dễ dàng hơn, vì lúc này mực xăng trong giếng xăng lổ tia phụ cũng cao hơn. (Thông thường, khi máy chạy vòng tua thấp sẽ có khuynh hướng thiếu xăng, mực xăng cao hơn chút nào thì đở chút đó).
- Khi máy được tăng ga, cánh bướm ga mở ra và đi qua lổ 20, làm cho lổ này rơi vào vùng âm áp. (Trong hình vẽ cấu tạo không diển tả được chính xác vị trí của lổ 20, trên thực tế thì lổ này ngang hàng với lổ tia phụ thứ hai (13), ống 13, 19 và 16a (xin xem lại các hình phần “Vị trí thực tế các bộ phận của bộ CHK Asia Towner”). Lúc này mới có âm áp đưa đến bộ “ổn định áp suất xăng” (5), làm cho bộ này ổn định áp suất xăng ở một giá trị thấp hơn. Điều này làm cho mực xăng trong bình xăng con cũng hạ xuống một ít. (Khi máy chạy nhanh, thường có khuynh hướng dư xăng, mực xăng được hạ xuống sẽ góp một phần chống hiện tượng dư xăng này. Còn cách chống nữa là ống thông hơi xếp bậc 26 và van đôi của bộ Emission Control). (Mặc dù mực xăng được định bởi phao xăng, nhưng áp suất cấp xăng đến cũng có ảnh hưởng đến mực xăng này).
- Khi máy ngừng hoạt động, bộ (5) sẽ tự động khóa đường xăng trả về bồn xăng. Lúc này, do ống dẫn xăng đến bộ chế hòa khí cao hơn bồn xăng, nên xăng có khuynh hướng chảy ngược về bồn xăng qua đường bơm xăng. Kết quả là tạo một âm áp hút lấy kim xăng giữ mực xăng trong bình xăng con và triệt tiêu được áp suất sinh ra trong bồn xăng (do bốc hơi) có thể đẩy xăng ra ngoài (mặc dù lúc này bơm xăng không còn hoạt động nữa). (Khi đổ xăng, ta thường thấy một tiếng xì nhỏ ở nắp xăng, thật sự thì áp suất trong bồn xăng đã được giảm nhờ một van của hệ thống chống bốc hơi xăng ra môi trường gọi là Evaporative Emission Control, nếu không chắc nó xì lớn lém đó).
Vài dòng suy luận gởi bác, không biết có đúng không!
À, bác cho hỏi cái này. Xe bác có cái bơm “gin” chìm trong bồn xăng phải không? Trước đây bác có đo thử dòng tiêu thụ (điện) của nó là bao nhiêu không? Nếu có, bác cho tui xin số liệu này. Hôm trước, tui đi tìm mua cái bơm này, nhưng không có của Asia, đành mua của Toyota (người bán nói, tui cũng không biết đúng không), lắp vào bồn xăng, nó bơm phà phà (quá mạnh), nhưng mà đo dòng tiêu thụ thấy đến 2.7A lận (chạy thực tế trên động cơ), chưa dám cho nó làm việc dài hạn(vì nó ngâm trong xăng, cũng hơi ngán). Trước đây, xe được gắn bơm ngoài, loại “bặp bặp”, đo dòng chỉ khoảng 1A, nhưng nó kêu còn lớn hơn tiếng máy chạy garenti nữa, nên tui bỏ ra, dùng một bơm điều khiển điện tử êm hơn, dòng cũng chỉ 1.2A (Cái này bị vô nước, hư, tui cưa ra, sửa lại, nên cũng không biết “gin” là bao nhiêu nữa. Khi mua xe, người bán xe khuyến mãi cho cái bơm xăng hư!). Cảm ơn bác nghen.
@ bác Hcivic : Cám ơn bác đã quan tâm! Lúc đầu, do chân ướt chân ráo đến với diễn đàn, phần gỏ Tiếng Việt ở chế độ Tổng hợp, khi gỏ Asia nó thành Aia, đúng là hơn hồ đồ. Tới chừng đăng ký được rồi mới thấy Aia chứ không phải Asia, định sửa lại, mà không biết làm sao! ... Nhưng nghỉ cho cùng thì thấy, tên cũng không quan trọng mấy, vì nó cũng chỉ giúp phân biệt giữa người này với người khác thôi mà! (cũng hơi ngụy biện tí). Chỉ có điều hơi khó đọc (người ngọng sẽ đọc chính xác hơn người bình thường), bác thông cảm nghen!
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

Hè hè...vừa tắm gội,thay đồ xong lại phải chun gầm để kiểm tra lại. Đúng là mình "phát biểu" có chỗ không chính xác. Đúng là van áp âm nằm trên đường hồi xăng. ( Cho mình sửa sai nha!).
Bản vẽ phụ vẫn đúng. Đường xăng lên vào khoang chứa, qua lọc nilon rồi mới vào buồng phao. Phần lớn lượng xăng quay về thùng qua đường hồi ( cái bơm li tâm bơm "dữ" lắm).
Hình chụp khoang chứa xăng và các chi tiết liên quan. Trên nắp khoang chứa,mình khoan và "ta rô" bắt vít, để có thể kiểm tra bơm xăng khi nghi ngờ có sự cố :

Kiến thức vụn vặt cho xe cũ
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
Re: RE: Kiến thức vụn vặt cho xe cũ.

@ Asia Towner 007: Không biết đồng hồ đo của bác có đúng không? Mình vừa đo dòng (không tải) của 1 cái bơm hiệu Daewoo : 1.25A. (cái này hồi trước chạy trong Asia của mình, hình như "độ" rồi.