Có việc search google, lại ra threat này, đọc từ đầu tới cuối chưa thấy bác nào giải thích nên em mạo muội khai quật nó và giải thích hầu các bác trong phạm vi của em.
1. Không thể có kính giảm tốc và càng không thể chấp nhận kính xe "đẩ vật ra xa hơn" để mình thấy nó chậm hơn (như vậy thì có mà đụng chết người). Kính càng tốt thì ở nhửng chỗ cong hình ảnh phải cho ràng thật.
2. Tại sao ngồi trong ôtô cảm nhận tốc độ chậm hơn ngồi xe máy? Nguyên nhân là do kính hay do nguyên nhân gì khác? Ở đây thớt này có bác giải thích là do tiếng gió, em nghĩ đó cũng là một phần, nhưng phần chính là do kính. (kính trước và các kính xung quanh xe).
Kính xe hơi khác với các tấm kính trong suốt mình dùng trong xây dựng ở hai điểm căn bản.
A. Đó là dạng kính phân cực (thế nào là phân cực ánh sáng xin các bác google dùm em). Nó chỉ cho ánh sáng có một dạng phân cực nhất định đi qua (thường là các photon ánh sáng có phân cực song song với mặt ngang của kính, chặn các photon phân cực vuông gốc với mặt đường (là dạn ánh sáng bị phản chiếu nhiều nhất, làm chói mắt nhất).
Đển biết vì sao xin các bác đọc thêm:
http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/dien-quang/355-su-phan-cuc-anh-sang
Điều này giải thích vì sao các bác chạy xe hơi giữa trưa nắng không thấy như có nước (lấp lánh, chiếu chiếu) trên mặt đường trong khi đi xe máy thì thấy (nhưng có cặp kính phân cực Rayban (hay quản cáo chạy đêm) thì không thấy nữa) vì phần phản chiếu chủ yếu là ánh sáng phân cực vuông gốc với đường.
Chính vì có lớp kính phân cực này mà ánh sáng vào xe không còn bị chói (chá) mắt nữa và trở nên "nhẹ" hơn (chỉ còn là ánh sáng một cực) nên cảm nhận của người trong xe dể chịu hơn (mắt phản ứng ít hơn) và do dó thấy "chậm hơn).
Việc phân cực này của kính xe cũng giải thích là đố bác nào lấy cái tấm kính thường mà chạy xe được (nhức đầu chết luôn) vì mắt phải luôn phản ứng rất mạnh. Ngay cả kính hậu của xe cũng vậy nha các bác, không thể lấy kính tráng thủy thường mà nhét vào được vì khi đó nhìn vào kính hậu nó rung dũng lắm, không thấy gì.
Ứng dụng ánh sáng phân cực này là TV 3D của LG (còn gọi là 3D thụ động) và các loại 3D dang có ở các rạp chiếu tại Việt Nam (kính không cần pin vì nó là hai tấm kính phân cực vuông gốc với nhau, mỗi mặt một cực). Nó có nguyên lý khác với các bác xài 3D của Sony, Samsung.... hay các hãng khác (kính có cục pin sạc)
Túm lại, chúng tay thấy chậm vì ánh sáng đã bị giảm chói (chính xác là giảm ánh sáng theo hướng vuông gốc với mặt đường) nên mắt giảm điều tiết và không cảm thấy "nhanh". Chạy xe máy muốn có cảm giác như ngồi trong ôtô thì các bác mua kính Rayban xin, loại có phân cực (Polarize) là OK.
B. Kính xe hơi còn phải đảm bảo an toàn khi bị vỡ. Để giải quyết vấn đề này trước giờ có hai cách.
B1. Cách thứ nhất là cường lực (Tempered) để làm cho kính bị bể thành hạt lựu (cường lực bằng cách làm nguội nhanh kính sau khi nung nên tiếng anh nó có chữ Tempered). Với kính đã Tempered thì khi bể sẽ tạo thành hạt nhỏ như sẽ văng tứ tung. Cái này thường gắn ở các kính bên hông xe và kính sau (Bác nhìn dưới góc của tấm kính sẽ thấy chữ Tempered (hoặc Laminated, em nói sau) là kính này.
Một số xe rẻ tiền và đời cũ thì kính lái (kính trước) cũng là loại Tempered này.
B2. Cách thứ hai là làm kính 2 lớp dán lại với nhau bằng lớp keo trong suốt (gọi là kính Laminated). Cách này làm cho khi vỡ mảnh vỡ không bị văng ra vì bị lớp keo giữ lại. Theo đánh giá chung thì kính Laminated an toàn hơn (vì kính tempered các hạt vẫn văng ra). Kính laminated khi bể thì vẫn bị xé như kính thường, không bể hạt lựu. Kính Laminated thường lắp cho kính lái, em ít thấy lắp cho kính sau hay kính ở cửa.
Các bác có thể kiểm tra loại kính của mình trên mỗi tấm kính vì hình như có quy định phải đóng dấu khi bán. Chắc chắn kính xe của các bác (kinh lái và các kính khác) phải in ở góc dưới là Laminated hoặc Tempered.
Hết một buổi chiều chủ cho nghỉ làm của em, mong nhận được góp ý trao đổi của các bác.