anhbocau nói:
Bác Trieupham đã "khai sáng" cho em nhiều điều .
Như vậy , thường thì nhà sản xuất luôn "chừa" lại 1 ít công suất nhằm tăng tuổi thọ , độ bền .
Vì thế , xe ga , cụ thể là xe Like có hiện tượng "dư máy" -----> đi 2 xe đầm hơn , máy ít la hơn ( em đang liên hệ với điều kiện VN ) .
1/Thay bi nhẹ hơn , thì nồi sau phải bắt là dính . Nếu không xe còn la lớn hơn ?
2Thay bị nặng hơn chút , lực máy vẫn còn đủ để quăng bi . Đề pa không thay đổi nhưng khi lăn bánh rồi thì nhích là đi ?
Cả 1 và 2 , phải có nồi sau tốt .
Em suy diễn vậy có đúng không ?
P/S : bác Hồng làm em bị nghi là bồ ruột kìa .
Để trả lời câu hỏi của bác thì mình lại tiếp tục làm thí nghiệm với dây thung và bút bi nhé. Khi bác quay dây thung thì với lực quay bằng nhau thì bác nghĩ xem trường hợp nào cây bút sẽ tạo vòng tròn đường kính lớn hơn (cây bút quăng ra xa hơn) ? Bác thử đi rồi sẽ thấy cây bút nặng sẽ quăng ra xa hơn. Vậy thì với bi nặng nó sẽ bị văng xa hơn bi nhẹ
với cùng lực quay. Nói cách khác nếu thay bi nặng thì cùng mức vặn ga đĩa ly tâm sẽ bị đẩy ra xa hơn so với khi dùng bi nhẹ. Mà nếu đĩa ly tâm bị đẩy ra xa hơn có nghĩa là cua roa bị ép tăng đường kính lên lớn hơn --> giống như xài nhông trước lớn hơn --> tăng tốc độ nhanh hơn nhưng moment xoắn lại nhỏ hơn (theo đúng nguyên lý bảo toàn động năng). Vì thế nếu xài bi nặng hơn thì tăng tốc nhanh hơn nhưng lực tải lại yếu hơn. Do đó nếu xe đi đường đồi dốc hoặc chở 2 chở 3 thì sẽ yếu hơn xe dùng bị nhẹ. Còn nồi sau thì đương nhiên là phải làm ngon lành trong mọi trường hợp dù xài bi nặng hay bi nhẹ chứ không phải xài bi nhẹ thì nồi sau có thể phiên phiến được đâu bác à.
Độ trượt cua roa và độ trượt của 3 càng bố trong vỏ chuông là thủ phạm chính trong việc hao xăng (xăng cháy nổ, máy la rầm trời mà xe hỏng chịu chạy). Nhiều người cứ nói làm 3 càng bố bắt sớm tuy được đề pa thì hỏng nước hậu nhưng theo em suy nghĩ bố 3 càng bắt vào vỏ chuông yếu nhất là lúc đề pa (lúc đó bố mới bung thôi) nhưng khi tua máy lên tầm trung cao rồi thì 3 càng bố tác dụng như một con nêm để nêm cứng vào vỏ chuông thì làm sao mà có chuyện được đề pa mà hỏng nước hậu được. Theo em thì làm bố 3 càng mà đã tốt lúc đề pa rồi thì chuyện càng chạy càng lên sẽ chỉ còn phụ thuộc vào má động của puly nồi sau thôi (nó có trượt nhẹ nhàng để giảm đường kính cua roa xuống mà tăng tốc hay không và cua roa có bị trượt giữa má động và má tĩnh của puly nồi sau làm giảm hiệu suất truyền động moment xoắn từ nồi trước xuống làm mất tốc độ hay không).
Đúng là các hãng có chừa lại một ít công suất để giữ/nâng tuổi thọ xe. Nhưng đó là thời xe 67, Honda dame thôi và cũng chỉ duy nhất hãng Honda thực hiện. Còn lại Yamaha và Suzuki thì tung hết 12 thành công lực ra luôn. Vì thế chỉ có Honda mới có thể tăng nhông trước lên 1 răng và giảm đĩa sau xuống 2 hoặc 3 răng mà xe không bị yếu đi bao nhiêu cả (Ya và Su làm như thế là chạy kg nổi luôn). Và cũng vì Honda giữ lại một phần công suất nên mới bi thanh niên thời nay chê xe Honda cùng phân khối mà lại chạy chậm hơn Ya và Su đấy bác. Honda tức mình nên cũng xài theo bài của Ya và Su (để giành lại thị trường) khi thiết kế động cơ chiếc xe Future Neo, Wave S110 không thèm "để dành" nữa, hehe