"xe của em đã có trợ lực dầu rồi" => Chúc bác may mắn trong lần đăng kiểm kế tiếp, he he.
Trợ lực điện có cái hay là:
- Đăng kiểm không phát hiện ra được: mỗi khi vào đăng kiểm thì rút cầu chì của bộ trợ lực ra là lại về xài cơm.
- Nếu trục trặc thì cũng lại về ...nguyên bản, vẫn lái ngon chứ không nặng như trợ lực dầu khi hỏng
- Đỡ hao xăng hơn vì khi cần thì mới chạy, trợ lực dầu lúc nào cũng phải nuôi cái bơm dầu.
Trợ lực điện có cái hay là:
- Đăng kiểm không phát hiện ra được: mỗi khi vào đăng kiểm thì rút cầu chì của bộ trợ lực ra là lại về xài cơm.
- Nếu trục trặc thì cũng lại về ...nguyên bản, vẫn lái ngon chứ không nặng như trợ lực dầu khi hỏng
- Đỡ hao xăng hơn vì khi cần thì mới chạy, trợ lực dầu lúc nào cũng phải nuôi cái bơm dầu.
Chỉnh sửa cuối:
Vấn đề mâm/vỏ (vành/lốp) của Niva là chủ đề khá phổ biến trong giới chơi Niva. Có lẽ ai cũng một lần trong đời mơ ước cho em Niva mình một bộ vó bự hơn và lòi ra ngoài cả tấc cho nó phù hợp với thị hiếu thời trang hiện hành. Tuy nhiên có một số thực tế cần làm rõ trước khi anh em quyết định xuống tay:
1. Lỗ bắt ốc trên Vành (mâm): Niva xài loại mâm với kích thước lỗ bắt ốc là 5 x 139.7mm. Loại này không phải thông dụng cho lắm và chỉ có một số rất ít xe dùng chung loại mâm này. Có thể kể tên vài loại như Jeep A1, Jeep A2, Gaz-69, UAZ-469, Kia Sportage đời '93/’94,... Mấy thằng này phần lớn là mâm sắt, loại phù hợp với thị hiếu hiện hành (tức mâm nhôm đúc) xem ra có mỗi Suzuki Vitara. Tất nhiên trên thị trường cũng có một số loại mâm "độ" có kích thước lỗ bắt ốc này, tuy không nhiều. Nhìn cái mâm trên em đoán là KHÔNG PHẢI.
2. Độ offset của mâm: Nói ngắn gọn có 2 kiểu offset: âm và dương: Off set âm thì hàng họ thò lò ra ngoài và ngược lại. Thị hiếu thời trang hiện tại là khoe hàng càng to, càng dài thì càng đẹp. Tuy nhiên với Niva, nếu không muốn cắt xé hốc chắn bùn thì độ offset nhỏ nhất có thể xài là +30mm (háng bé, quần chật nên hàng to cũng khó xài). Kể cả với các bác sẵn sàng phẫu thuật để được khoe hàng thì cũng chuẩn bị trước tinh thần với vô vàn vấn đề như rớt hàng khi đang chạy nhảy, hàng cọ tùm lum ở một số tư thế không truyền thống. Cái này các bác có thể hỏi kinh nghiệm bác Zero.
3. Đường kính mâm: Niva zin dùng 2 loại mâm là 16 inch (Niva 1600 và 1700i nội địa) và 15 inch (Niva 1700 bản xuất khẩu ở một số thị trường. Nói chung là mâm 16 khó kiếm vỏ (đủ nhỏ để đút vừa) hơn mâm 15. Tuy nhiên cái này phải xem lại sổ đăng kiểm của các bác. Nếu sổ ghi 16 mà đeo hàng 15 thì cứ xác định tư tưởng khi lên thớt 6 tháng 1 lần.
4. Kích cỡ lốp: Lốp zin của Niva 1600 là 175/80R16 loại này kiếm được ở ta thì chết liền. Chủ đề lốp thì chắc phải viết vài trang mới xong nên em chỉ nói ngắn là đường kính ngoài cùng tối đa là 720 cm nếu không muốn cắt háng để nhét vào. Bề ngang thì tùy, tuy nhiên càng bự thì cảm giác càng "phê". Em thuộc tuýp cổ điển, lại thích chơi lâu và chơi nhiều hơn là chơi cảm giác mạnh nên em chọn loại nhỏ xinh nhất mà em có thể kiếm được là 195/75R16.
5. Gai: Cái này tùy thuộc vào gu mỗi người: bác nào chuyên chơi cảm giác mạnh thì tất nhiên gai lởm chởm sẽ ép phê, có những bác chỉ chơi kiểu truyền thống vẫn thích nhiều gai để thể hiện đẳng cấp. Em chỉ lưu ý các bác là
- Niva ăn vỏ khá ác, đặc biệt là bánh trước, thế nên mấy loại gai lởm chởm mắc tiền sẽ không kinh tế lắm nếu chơi hàng ngày.
- Vỏ gai to đi trời mưa to trên đường nhựa không an toàn lắm.
1. Lỗ bắt ốc trên Vành (mâm): Niva xài loại mâm với kích thước lỗ bắt ốc là 5 x 139.7mm. Loại này không phải thông dụng cho lắm và chỉ có một số rất ít xe dùng chung loại mâm này. Có thể kể tên vài loại như Jeep A1, Jeep A2, Gaz-69, UAZ-469, Kia Sportage đời '93/’94,... Mấy thằng này phần lớn là mâm sắt, loại phù hợp với thị hiếu hiện hành (tức mâm nhôm đúc) xem ra có mỗi Suzuki Vitara. Tất nhiên trên thị trường cũng có một số loại mâm "độ" có kích thước lỗ bắt ốc này, tuy không nhiều. Nhìn cái mâm trên em đoán là KHÔNG PHẢI.
2. Độ offset của mâm: Nói ngắn gọn có 2 kiểu offset: âm và dương: Off set âm thì hàng họ thò lò ra ngoài và ngược lại. Thị hiếu thời trang hiện tại là khoe hàng càng to, càng dài thì càng đẹp. Tuy nhiên với Niva, nếu không muốn cắt xé hốc chắn bùn thì độ offset nhỏ nhất có thể xài là +30mm (háng bé, quần chật nên hàng to cũng khó xài). Kể cả với các bác sẵn sàng phẫu thuật để được khoe hàng thì cũng chuẩn bị trước tinh thần với vô vàn vấn đề như rớt hàng khi đang chạy nhảy, hàng cọ tùm lum ở một số tư thế không truyền thống. Cái này các bác có thể hỏi kinh nghiệm bác Zero.
3. Đường kính mâm: Niva zin dùng 2 loại mâm là 16 inch (Niva 1600 và 1700i nội địa) và 15 inch (Niva 1700 bản xuất khẩu ở một số thị trường. Nói chung là mâm 16 khó kiếm vỏ (đủ nhỏ để đút vừa) hơn mâm 15. Tuy nhiên cái này phải xem lại sổ đăng kiểm của các bác. Nếu sổ ghi 16 mà đeo hàng 15 thì cứ xác định tư tưởng khi lên thớt 6 tháng 1 lần.
4. Kích cỡ lốp: Lốp zin của Niva 1600 là 175/80R16 loại này kiếm được ở ta thì chết liền. Chủ đề lốp thì chắc phải viết vài trang mới xong nên em chỉ nói ngắn là đường kính ngoài cùng tối đa là 720 cm nếu không muốn cắt háng để nhét vào. Bề ngang thì tùy, tuy nhiên càng bự thì cảm giác càng "phê". Em thuộc tuýp cổ điển, lại thích chơi lâu và chơi nhiều hơn là chơi cảm giác mạnh nên em chọn loại nhỏ xinh nhất mà em có thể kiếm được là 195/75R16.
5. Gai: Cái này tùy thuộc vào gu mỗi người: bác nào chuyên chơi cảm giác mạnh thì tất nhiên gai lởm chởm sẽ ép phê, có những bác chỉ chơi kiểu truyền thống vẫn thích nhiều gai để thể hiện đẳng cấp. Em chỉ lưu ý các bác là
- Niva ăn vỏ khá ác, đặc biệt là bánh trước, thế nên mấy loại gai lởm chởm mắc tiền sẽ không kinh tế lắm nếu chơi hàng ngày.
- Vỏ gai to đi trời mưa to trên đường nhựa không an toàn lắm.
@bác lephuong: vụ đăng kiểm mới nhất của bá em có nghe giang hồ đồn rồi. Em hóng bác Mini làm trợ lực điện thế nào rồi đu theo. Của đáng tội giờ em thấy tay lái cũng nhẹ lắm, chỉ hơi mệt lúc vào ra bãi xe thôi.