Em xin trình bác Đào tiếp ý của em:
5. sau khi thắng quân Minh, xin nhà Minh phê chuẩn làm vua cho Thái Tổ, nhà Minh không cho bảo phải lập con cháu nhà Trần, Lê Thái Tổ sai giết Trần Cao (Thiên Khánh) rồi lập sớ giả bảo là không tìm được con cháu nhà Trần nữa, lúc đó nhà Minh mới chấp nhận. Như vậy là lừa dân, dối giả với "thiên triều", chẳng phải anh minh gì cả.
6. Sau khi lên ngôi vua, Thái Tổ nghi kị công thần, từ từ phế đi những người có công sức lập quốc lúc ban đầu. Nếu là vua anh minh, công bằng và có tình nghĩa, liệu có sử lý như vậy không? Quan trọng hơn là sau khi hành động bất nhân,bất nghĩa như vậy, các "kẻ sĩ, nhân tài" thấy được tấm gương trước mắt như vậy,liệu có tiếp tục ra đóng góp công sức xây dựng đất nước hay không, khi mà đến Ức Trai còn phải về quê câu cá? Những thành tựu đạt được của nhà Lê, hầu hết là do công thần hết công hết sức đạt được, vậy mà đối sử với chân tay mình như vậy, e rằng quá tàn nhẫn...........
7. 100 năm hưng thịnh của Hậu Lê, toàn là ấu chúa lên ngôi, không có bất kỳ đóng góp gì cho sự phát triển của dân tộc, trừ 1 người: Lê Thánh Tông (tự Hồng Đức) - đây mới là chốn minh quân. Dễ hiểu nhất là khi 1 sơn tặc người Mường có được thiên hạ, họ sẽ tha hồ hưởng lạc, xa hoa đồi trụy làm sao có đủ trí, đủ tài để dẫn dắt 1 dân tộc năng động, thông minh vượt lên khỏi hoàn cảnh của lịch sử cuối cùng cũng không tránh khỏi lụi tàn mà thôi.(giống y như nhà Minh tại Trung Hoa, Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương cũng thế).
Đóng góp của nhà Hậu Lê với lịch sử Việt nam là không thể chối cãi, thế nhưng nói Lê Lợi là chốn minh quân theo ý bác Đào, em không đồng ý mong bác xem xét lại, vì những yếu tố trên. Riêng Lê Thánh Tông là chốn minh quân, thiên tử anh hùng, nhân tài kiệt xuất, e xin tách riêng làm 1 bài ca ngợi sau để không nhầm lẫn với Lê Thái Tổ.
5. sau khi thắng quân Minh, xin nhà Minh phê chuẩn làm vua cho Thái Tổ, nhà Minh không cho bảo phải lập con cháu nhà Trần, Lê Thái Tổ sai giết Trần Cao (Thiên Khánh) rồi lập sớ giả bảo là không tìm được con cháu nhà Trần nữa, lúc đó nhà Minh mới chấp nhận. Như vậy là lừa dân, dối giả với "thiên triều", chẳng phải anh minh gì cả.
6. Sau khi lên ngôi vua, Thái Tổ nghi kị công thần, từ từ phế đi những người có công sức lập quốc lúc ban đầu. Nếu là vua anh minh, công bằng và có tình nghĩa, liệu có sử lý như vậy không? Quan trọng hơn là sau khi hành động bất nhân,bất nghĩa như vậy, các "kẻ sĩ, nhân tài" thấy được tấm gương trước mắt như vậy,liệu có tiếp tục ra đóng góp công sức xây dựng đất nước hay không, khi mà đến Ức Trai còn phải về quê câu cá? Những thành tựu đạt được của nhà Lê, hầu hết là do công thần hết công hết sức đạt được, vậy mà đối sử với chân tay mình như vậy, e rằng quá tàn nhẫn...........
7. 100 năm hưng thịnh của Hậu Lê, toàn là ấu chúa lên ngôi, không có bất kỳ đóng góp gì cho sự phát triển của dân tộc, trừ 1 người: Lê Thánh Tông (tự Hồng Đức) - đây mới là chốn minh quân. Dễ hiểu nhất là khi 1 sơn tặc người Mường có được thiên hạ, họ sẽ tha hồ hưởng lạc, xa hoa đồi trụy làm sao có đủ trí, đủ tài để dẫn dắt 1 dân tộc năng động, thông minh vượt lên khỏi hoàn cảnh của lịch sử cuối cùng cũng không tránh khỏi lụi tàn mà thôi.(giống y như nhà Minh tại Trung Hoa, Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương cũng thế).
Đóng góp của nhà Hậu Lê với lịch sử Việt nam là không thể chối cãi, thế nhưng nói Lê Lợi là chốn minh quân theo ý bác Đào, em không đồng ý mong bác xem xét lại, vì những yếu tố trên. Riêng Lê Thánh Tông là chốn minh quân, thiên tử anh hùng, nhân tài kiệt xuất, e xin tách riêng làm 1 bài ca ngợi sau để không nhầm lẫn với Lê Thái Tổ.