Hạng D
5/4/07
1.809
5.491
113
Cuộc khởi nghĩa Lam SƠn diễn ra trong 10 năm (1418-1427), tuy nhiên thực ra thì nhà vua Lê Thái Tổ đã tổ chức hội thề Lũng Nhai cùng 18 chiến hìu khác năm 1416, cách đó 2 năm, kiểu như là họp trù bị vậy.
Vốn Tiên chủ khởi nghĩa từ năm 1418 mà cứ bị giặc đánh vây mãi. Đến chiến dịch Nghệ an năm 1424 là bước ngoặt lớn để thành công.
Có 3 mốc lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
1. Chiến dịch giải phóng Nghệ an
2. Trận Tốt Động - Chúc Động
3. Trận CHi Lăng - Xương Giang

I- Chiến dịch giải phóng Nghệ an
Tiên chủ đóng quân ở thanh hoá, mặt bắc và mặt nam đều có giặc, mỗi khi xuất binh bị 2 cánh quân đánh kẹp vào giữa nên ngài đã chủ động đánh mặt nam, ko đánh mặt bắc do giáp biên giới tầu.
Sau khi đánh chiếm Nghệ an, nhà vua đánh nốt Quảng Bình, Thuận Hoá và hoàn toàn chủ động từ vùng đất Thanh Hoá đổ vào.
Nổi bật trong chiến dịch này là 2 trận đánh
1. Trận Bồ Đằng( Nguồn: Wikipedia):
Quân Việt theo đường núi Bồ Lạp ở lưu vực sông Hiếu, sông Consông Lam thuộc huyện Quỳ Châu ngày nay, tiến tới đánh thành Trà Lân. Quân Minh chia làm 2 cánh chặn đầu và chặn đuôi quân Việt. Cánh chặn đầu do Sư Hựu (người Minh, giữ chức đồng tri), Cầm Bành (người Việt, giữ chức tham tri phủ châu Trà Lân), Cầm Lạn (người Việt giữ chức tri phủ ở Quỳ Châu) chỉ huy có 5 nghìn quân. Cánh chặn hậu do Trần Trí (tổng binh), Lý An, Phương Chính, Thái Phúc (đều là người Minh) chỉ huy dẫn quân từ thành Tây Đô tới.
Cánh chặn hậu của quân Minh bị quân Việt phục kích đánh thua ở Bồ Đằng (Quỳ Châu), phải rút lui. Trận này, quân Việt tiêu diệt trên 2000 quân địch, chém được Trần Trung (hoặc Trần Quý) là đô ty người Minh.[5] Cánh chặn đầu của quân Minh không dám đánh nữa, mà rút về lập trại ở Trịnh Sơn để bảo vệ thành Trà Lân

2. Trận Khả Lưu - Bồ Ải ( Nguồn: Wikipedia)
Trần Trí tiến quân đánh chiếm Trà Lân.[8] Từ thành Nghệ An tới thành Trà Lân phải đi qua ải Khả Lưu, cách thành Trà Lân khoảng 40 km.[10]
Lê Lợi dẫn quân tới ải Khả Lưu, cho làm các hoạt động nghi binh tại ải này, và bố trí trận địa mai phục ở sau ải. Mặt khác, ông phái một cánh quân tinh nhuệ đến phục ở Bãi Sở (Long Sơn, Anh Sơn), sát trại Phá Lũ của quân Minh.
Quân Minh đánh ải Khả Lưu, quân Việt giả vờ thua chạy nhử địch vào trận địa mai phục rồi ập lại đánh. Trong khi đó, cánh quân Việt ở bãi Sở đánh úp, chiếm được doanh trại Phá Lũy. Hai trận này, quân Minh bị thiệt hại rất nặng.[11] Tuy nhiên số quân Minh còn lại tiếp tục lập trại trên các núi để ngăn chặn quân Việt. Lê Lợi bèn cho đốt phá trại ở Khả Lưu rồi rút quân về ải Bồ (Đức Sơn, Anh Sơn) và bố trí một trận mai phục ở đây. Quân Minh thấy quân Việt rút liền truy kích nhưng lại rơi vào ổ mai phục, bị thiệt hại nặng; đô ti Chu Kiệt bị quân Việt bắt, và tiên phong Hoàng Thành bị tử trận. Trần Trí phải rút tàn quân về thành Nghệ An cố thủ.
Dùng lối đánh bao vây và mai phục, chỉ trong vài tháng, quân Việt đã giành được những thắng lợi quan trọng, giải phóng các miền Nghệ An, đưa các thành Nghệ An và Diễn Châu vào thế bị cô lập. Nghệ An trở thành căn cứ quan trong, bàn đạp lợi hại để giải phóng các vùng khác của đất nước, trước hết là Thanh Hóa và Tân Bình-Thuận Hóa.[15] Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành ở đây, nhưng bị chia cắt và cô lập hoàn toàn, không ứng cứu được cho nhau
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.491
113
II- Chiến thắng Tốt Đông - Chúc Đông:
Sau khi đánh xong Nghệ an, nhà vua làm chủ mảnh đât từ Thanh Hoá vào đến Thuận Hoá, binh đông , nhiều lương và bắt đầu xuất quân ra bắc đánh bao vây Vương Thông. Lúc này coi như là đấu ngang cơ với quân Minh
Đêm ngày mùng 6 rạng sáng ngày 7 tháng 11 năm 1426, quân Lam Sơn chủ động nổ súng. Cánh quân Minh do Vương Thông chỉ huy lúc đó đi đến Tốt Động tưởng pháo lệnh như đã hẹn nên vội vã tiến lên, bị quân Lam Sơn mai phục ập lại đánh cho tan tác. Trong khi đó, chỉ huy cánh quân Minh đánh tập hậu khi thấy có pháo hiệu đáng lẽ phải do mình thực hiện đã nghi ngờ và cử quân đi trinh sát, nhưng thấy Cao Bộ vẫn yên ắng nên cũng không phản ứng gì. Đến khi nhận được tin rằng cánh quân của Vương Thông bị tập kích ở Tốt Động và đã tháo chạy, thì cánh quân tập hậu mới vội vàng rút chạy về hướng Chúc Động. Cánh quân của Vương Thông bị quân Lam Sơn từ 3 mặt: mặt trước (phía Nam) từ bờ sông Yên Duyệt (tức sông Bùi hay còn gọi là, phía Tây từ bờ đầm Rót (vị trí các thôn Thanh Nê, Tử Nê, nay thuộc xã Thanh Bình huyện Chương Mỹ), và các làng xung quanh Tụy Động ở phía Đông đường tiến quân của Vương Thông, kéo ra đánh cho tan. Cánh quân Vương thông phải tháo chạy về hướng Chúc Động. Tại Chúc Động, cả cánh quân tập hậu lẫn hậu quân của cánh Vương Thông lại bị quân Lam Sơn mai phục đổ ra đánh tiếp. Ninh Kiều - cầu bắc qua sông Đáy - bị quân Lam Sơn chặt đứt.
<h2><span style=""color: #888888;"">5 vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn quân Minh bị bắt sống. Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức "làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang Các chỉ huy của quân Minh là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận.</span></h2> Ức Trai viết về chiến thắng trên:
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.809
5.491
113
III- Trận CHi Lăng - Xương Giang:
Sau thất bại của Vương Thông tại Chương Mỹ, vua Minh cử Liẽu Thăng, Mộc Thạnh đem 15 vạn quân sang đánh nc ta
- Trận Chi Lăng:
Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường Quang Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát cùng Lê Văn Linh,Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh.
Mười ngày sau khi thành Xương Giang thất thủ, tức ngày 8 tháng 10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào Việt Nam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 (10/10 dương lịch), hai bên lại đụng nhau ở Chi Lăng, Trần Lựu lại thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên tiến lên trước, Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn 1 vạn quân Minh.

-Trận Xương Giang:
Quân Minh tuy thua nhưng còn đông và mạnh. Thôi Tụ dự tính vào thành Xương Giang làm nơi trú quân để phối hợp với Vương Thông, nhưng khi tiến đến gần Xương Giang mới biết là thành đã bị quân Lam Sơn hạ. Thôi Tụ phải đóng quân ngoài cánh đồng Xương Giang tại nơi nay có thể là xã Tân Dĩnh (Bắc Giang) và xung quanh, cách thành Xương Giang khoảng 3 km, đắp lũy đất để phòng thủ.
Quân Minh ở đóng quân trong một vị trí mà phía Nam là thành Xương Giang kiên cố. Phía Tây Bắc, Tây và Tây Nam là sông Thương. Phía Đông Nam có sông Lục Nam. Phía Bắc, các đơn vị của Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lý, Lê Văn An, sau trận Phố Cát tiếp tục bám lưng đối phương. Quân Lam Sơn còn cử các đơn vị thủy quân lên bố trí trên sông Thương và sông Lục Nam.
Vì quân Minh vẫn còn mạnh, quân Lam Sơn chủ trương không tiến công ngay mà bao vây và gửi thư gọi hàng. Nhưng Thôi Tụ không chịu khuất phục. Có lần Thôi Tụ giả xin hòa, nhưng là để tìm cách vượt qua sông Lục Nam vào thành Chí Linh. Quân Lam Sơn điều thêm Lê Khôi, Nguyễn Xí, Phạm Vấn, Trương Lôi đem 3.000 quân thiết đột (là đội quân xung kích tinh nhuệ nhất) và 4 voi chiến lên Xương Giang. Ngày 3 tháng 11, quân Lam Sơn mới tổng tấn công. Sau một ngày chiến đấu, nghĩa quân đã giành được thắng lợi giòn giã: tiêu diệt 5 vạn địch, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng hơn 3 vạn quân, bao gồm toàn bộ tướng chỉ huy của họ. Đạo viện binh chủ yếu của nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Nguồn: wikipedia
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Tôi có một sở thích từ bé là xem phim chiến tranh , các cuộc chiến từ thời Sa hoàng , Napoleon , Pie đại đế hay là các cuộc thánh chiến Trung cổ , sau này phim về Chiến tranh Thế giới 1 rồi 2 cùng các cuộc chiến cận đại ở Việt nam , Afganistan , Trung đông ..vvv đều tìm hay chờ xem cho được , xem nhiều lần có khi còn cất phim coi lại , nhưng riêng về các cuộc chiến thời xa xưa của nước Việt thì chưa xem được nhiều , hoặc phim sạn quá mà không theo dõi hết , cho nên không hình dung ra cách bài bố , chuyển quân , hành quân , tấn công , hậu cần như thế nào , phương thức tiếp cận chiến đấu là cái rất hay mà chỉ thấy múa múa chém chém ngã lăn ra đất là xong , không có phim nào cho cái nhìn toàn diện ví như Watterlo chẳng hạn.
Bác nào có sử liệu mô tả chiến trận của ông cha ta đưa lên cho anh em học hỏi thì hay quá !
 
Last edited by a moderator:
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
Chiến thắng tốt động chúc động dài và hay lắm, Couto viết lại có mấy chữ; làm lại đi bác.
 
3ms confirmed
Hạng D
16/4/11
1.941
432
83
có bác nào nghe vụ này dùm em, em nghe 1 bác người Nhật kể rằng, Nhật có 1 nhà nghiên cứu sử đưa ra giả thiết:

Tổ tiên của vua Hùng chúng ta xuất phát từ nước Việt nằm ở phía bắc Thượng Hải bây giờ, thời bấy giờ nước Việt rất phồn thịnh, kinh thành là trung tâm văn hoá, kinh tế của 1 vùng rộng lớn của phía đông Trung Quốc. Nước Việt tồn tại khoảng hơn 200năm thì bị mất nước. SAu khi bị mất nước thì con cháu người Việt tại Kinh thành lúc bấy giờ chia nhau ra chạy theo nhiều hướng khác nhau, có người chạy theo đường bộ, có người theo đường thuỷ. Một trong số đó chạy theo hướng Nam, chạy đến nơi nào có địa thế hiểm trở thì dùng lại dựng thành để mưu tính lấy lại nước, nhưng quân địch truy sát quá, nên họ dời thành và chạy mãi
Cuối cùng sau gần 100năm họ dừng lại ở CỔ Loa. Sau đây là vài bằng mà nhà nghiên cứu đưa ra:
1. Do Vua Hùng chúng ta nhớ về lịch sử ngày xưa của nước Việt cũ. tổ tiên là là những kinh thành lich sự, văn minh. Nên Vua Hùng lấy dân tộc KINH để nhắc nhở con cháu rằng chúng ta là những người ở kinh thành lich sự, văn minh.
2. Kinh nước Việt bị mất, Sau cuộc chạy loạn chia nhau ra chạy theo nhiều hướng. Đây có thể là xuất phát của truyên con Rồng, cháu tiên có 100 ng con, 50 lên rừng, 50 xuống biển

còn riêng em thì không biết có phải nước Việt xưa này có phải có Câu Tiễn và nàng Tây Thi không. Vì em thấy phụ
nữ Việt Nam đẹp nhất khu vực:D
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
75.944
113
Quỳnh Rùa nói:
Dạ, Em mới tìm thấy cái bản đồ thời Bách Việt-Mân Việt-Ngô Việt (thời Lạc Long Quân). Cũng dễ hiểu vì sao trống đồng có mặt tại Vân Nam vì nó nằm trong vùng đất của nước Xích Quỷ (Viêm Việt) của dân tộc ta.
Trống Đồng: Nhiều nhất, to nhất, đẹp nhất, tinh xảo nhất, phân bổ rộng nhất lại nằm ở Vân Nam, bởi vì gốc tích xuất phát trống đồng nó nằm ở đó. Chẳng qua TQ nó có nhiều thứ để Show ra nên Trống Đồng chưa được diện "Hàng Hiệu" như mình được.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.552
113
Der Fahrer nói:
Tôi có một sở thích từ bé là xem phim chiến tranh , các cuộc chiến từ thời Sa hoàng , Napoleon , Pie đại đế hay là các cuộc thánh chiến Trung cổ , sau này phim về Chiến tranh Thế giới 1 rồi 2 cùng các cuộc chiến cận đại ở Việt nam , Afganistan , Trung đông ..vvv đều tìm hay chờ xem cho được , xem nhiều lần có khi còn cất phim coi lại , nhưng riêng về các cuộc chiến thời xa xưa của nước Việt thì chưa xem được nhiều , hoặc phim sạn quá mà không theo dõi hết , cho nên không hình dung ra cách bài bố , chuyển quân , hành quân , tấn công , hậu cần như thế nào , phương thức tiếp cận chiến đấu là cái rất hay mà chỉ thấy múa múa chém chém ngã lăn ra đất là xong , không có phim nào cho cái nhìn toàn diện ví như Watterlo chẳng hạn.
Bác nào có sử liệu mô tả chiến trận của ông cha ta đưa lên cho anh em học hỏi thì hay quá !

Dạ, theo lệnh bác Der, khi nào viết tới Quang Trung Hoàng Đế, em sẽ có 1 bài chi tiết, rõ ràng cụ thể về cuộc hành quân thần tốc từ Nam ra Bắc, vừa đi vừa tuyển vừa huấn luyện quân, trong vòng 2 tháng tuyển thêm gần 7 vạn quân thiện chiến của thiên tài quân sự này.
Có lẽ trên thế giới duy chỉ có 1 người sánh đươc với Quang Trung, đó chính là Napoleon Bonapart. 2 thiên tài đều si tình, 2 thiên tài đều có cá tính mạnh mẽ quyết đoán và rất ngoan cường. Chỉ tiếc, trời không thương lấy mất tuấn kiệt nước nhà lúc 39 tuổi.
 
Hạng B2
9/10/08
197
0
16
41
Hà Nội
Quỳnh Rùa nói:
Der Fahrer nói:
Tôi có một sở thích từ bé là xem phim chiến tranh , các cuộc chiến từ thời Sa hoàng , Napoleon , Pie đại đế hay là các cuộc thánh chiến Trung cổ , sau này phim về Chiến tranh Thế giới 1 rồi 2 cùng các cuộc chiến cận đại ở Việt nam , Afganistan , Trung đông ..vvv đều tìm hay chờ xem cho được , xem nhiều lần có khi còn cất phim coi lại , nhưng riêng về các cuộc chiến thời xa xưa của nước Việt thì chưa xem được nhiều , hoặc phim sạn quá mà không theo dõi hết , cho nên không hình dung ra cách bài bố , chuyển quân , hành quân , tấn công , hậu cần như thế nào , phương thức tiếp cận chiến đấu là cái rất hay mà chỉ thấy múa múa chém chém ngã lăn ra đất là xong , không có phim nào cho cái nhìn toàn diện ví như Watterlo chẳng hạn.
Bác nào có sử liệu mô tả chiến trận của ông cha ta đưa lên cho anh em học hỏi thì hay quá !

Dạ, theo lệnh bác Der, khi nào viết tới Quang Trung Hoàng Đế, em sẽ có 1 bài chi tiết, rõ ràng cụ thể về cuộc hành quân thần tốc từ Nam ra Bắc, vừa đi vừa tuyển vừa huấn luyện quân, trong vòng 2 tháng tuyển thêm gần 7 vạn quân thiện chiến của thiên tài quân sự này.
Có lẽ trên thế giới duy chỉ có 1 người sánh đươc với Quang Trung, đó chính là Napoleon Bonapart. 2 thiên tài đều si tình, 2 thiên tài đều có cá tính mạnh mẽ quyết đoán và rất ngoan cường. Chỉ tiếc, trời không thương lấy mất tuấn kiệt nước nhà lúc 39 tuổi.
:D em đang chờ đây bác, bao giờ em đc đọc ạ